Monday, October 29, 2012

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ÂU CHÂU - NỬA CÔNG NỬA TƯ và CƠN HỒNG THỦY TÀI CHÍNH NỢ NẦN


European Central Bank headquarters

(NKPTC cập nhật bổ xung 25-11-2011)
Trong tuần qua nước Đức, nền kinh tế lớn nhất và vững nhất Âu Châu và Khu Vực đồng Euro đã bắt đầu thấm ướt làn sóng khủng hỏang tài chính nợ nần, dù trong hai năm qua từ 2008, đã cố gắng be bờ đắp đê dựng đập tiền tệ ngăn ngửa. Công Trái phiếu của Nhà Nước Đức bán ra đã bị chậm hẳn lại, nghĩa là tài chính chi dụng và khả năng trả nợ gối đầu của nhà nước Đức bắt đầu thấm mệt!
(Ở đây phải mở ngoặc ghi chú để độc giả hiều rõ là  món nợ của nhà nước vay là do bán các công trái phiếu ra thị trường, thường là các đại công ty tài chính, ngân hàng, và ngân  hàng trung ương mua những công trái phiếu này- từ đó Nhà nưóc lấy tiền này CHI DỤNG, và sau trả lại bằng TIỀN THUẾ THU ĐƯỢC TỪ QUẦN CHÚNG.
Như vậy để cân bằng  sổ sách chi dụng  (fiscal policy) của mình,  Nhà Nước có giải pháp một là cắt giàm CHI RA để có tiền trả nợ - và làm cho số NỢ NHỎ LẠI -  hai là TĂNG THUẾ để có thêm tiền trả nợ.
TĂNG THUẾ chỉ hiệu nghiệm khi nền kinh tế đang có đà phát triển đúng với thu nhập của quần chúng cũng như doanh thương tăng trưởng- Nhưng Tăng thuế- sẽ  trở nên TAI HẠI khi nền kinh tế đang suy đồi-  vì tăng thuế  trong hoàn cảnh này sẽ làm cho LẠM PHÁT (giá cả gia tăng)  mức tiêu thụ bị ngưng trệ và nền sản xuất đầu tư  bị co rút đình chỉ)
Nước Đức đang nối bưóc các nhà nưóc "Con Lợn" (Pìigs) Bồ Đào Nha, Ý,  Ái Nhĩ Lan. Hy Lạp và Tây Ban Nha trong nan đề kinh tế này.
Và sự rạn nứt trong khối Khu Vực đồng Euro đang diễn ra khi phải tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn nạn khủng hoảng tài chính nợ nần.
Pháp và các nưóc khác đề nghị ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) "in thêm tiền" qua việc sử dụng biện pháp (QE=Quantative Easing) “một cách điện tử"- nghĩa là "viết thêm số vào sổ sách”  các ngân hàng, cơ quan tài chính số lượng tiền mới- (credit entry) trong nguyên tắc mua những chứng khoán  tài chính của các  ngân hàng này - trong mục tiêu  “cứu nguy” như trưòng hợp ngân hàng Liên Bang Mỹ (FED) vẫn hay sử dụng. Và thêm một đề nghị của một số thành viên Liên Âu là tthành lập một ủy ban cứu nguy tài chính hay quĩ  cứu nguy tài chính Âu Châu.
Nhà nưóc Đức , Angela Merkel phản đối mạnh mẽ, nhất định gìũ đúng nguyên tắc đã ký kết trong hiệp ưóc Âu Châu là  CHỈ CÓ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ÂU CHÂU  (ECB) mới được độc quyền và độc lập thi hành chính sách tiền tệ- Và sẽ không in tiền (mua công trái phiếu từ các nhà nước) để cứu bất cứ nền kinh tế suy sụp  nào do chính sách CHI  DỤNG của nhà nưóc đó gây ra. Thái độ của Angela Merkel với lý cớ "bảo vệ sự độc lập và độc quyền của ECB" - gần giống như nhóm bảo vệ ngân hàng liên bang Mỹ khi có đề nghị kiểm toán và tước bớt quyền của nó.
Có thât sự Angela Merkel gìn giữ  “lý tưởng” tài chính (chính sách tiền tệ chủ động và độc lập) này hay vì lý do nào khác? Trưóc tiên hãy nói qua về ECB:  European Central Bank -Ngân hảng trung ương Châu Âu.
Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu ECB, đại bản doanh nằm tại Franfurt Đức, Về hình thức nó cũng chỉ là một tòa cao ốc như bao nhiêu tòa cao ốc khác. Thế nhưng theo hiệp ước Âu Châu nó nắm quyền sinh sát 17 quốc gia hội viên của Khu Vực đồng Euro. Nói dễ hiểu là quốc gia nào dùng đồng tiền EURO thì đều mất quyền thực thi chính sách tiền tệ-  chính sách tiền tệ ( qui định lãi xuất, tỉ giá hối đoái,  lượng tiền in ra thâu vào của quốc gia mình)  của 17 thành  viên, hay lượng tiền chi dụng của 17 nước này do một mình ngân hàng ECB quyết định độc quyền và độc lập! Y như ngân hàng Liên Bang Mỹ độc quyền và độc lập hẳn nhà nưóc Mỹ vậy.
Ngân hàng ECB ra đời năm 1998-  kết quả của hiệp ước Amsetrdam 1997 để  điều chỉnh và bổ xung những hiệp ứơc cũ Liên Âu trước đó. Theo nguyên lý pháp luật "công quĩ, ngân hàng ECB là công quĩ  của 17 thành viên- nhưng lại hoạt động theo lối công ty "tư hữu" có nghĩa là cũng chia thành nhiều khẩu phiếu và bán mua những khẩu phiếu này. Cho nên khởi đầu dù chỉ do 17 nước thành viên (Austria, Belgium, Cyprus, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Ireland, Italy, Luxembourg, Malta, the Netherlands, Portugal, Slovakia, Slovenia, và Spain)  tham dự góp vốn - mỗi phần vốn  được tính tùy theo dân số và GDP của thành viên - Nhưng sau này dưới nguyên tắc hệ thống  ESRB (Eurpean System of Reserve Bank-hệ thống  dự trữ Liên Âu)  ECB lại được chìa khẩu phiếu bán ra cho tất cả 27 nước thành viên của Liên Ấu- gồm thêm 10 nưóc thành viên LIÊN ÂU- nhưng không gia nhập khu vực đồng Euro (Eurozne) - không dùng đồng Euro (như Anh, Thụy Điển v.v)- Nghĩa là chủ nhân thật sự của ECB là 27 ngân hàng quốc gia của 27 nước thành viên Liên Âu.
Ngay ở điểm này, chúng ta đã thấy một điểm mâu thuẫn trớ trêu. Vận mạng của 17 quốc gia hội viên khu vực đồng Euro-và nền kinh tế của họ được "tư hữu" hóa và  chịu ảnh huởng và chia tiền lời từ những thành viên khác (10 nưóc không dùng EURO) có quyền THAO TÁC đồng tiền riêng của họ trong việc đối trọng với đồng EURO, trong khi những nhà nưóc thnàh viên của đồng EURO lại không có khả năng thao tác chính sách tiền tệ này nữa!!!
Điểm thứ hai, ECB là ngân hàng trung ương theo nguyên tắc "công quĩ"- Theo nguyên tắc công bố thôi- sự thật chưa hẳn như vậy- là do các nưóc hội  viên góp vốn  tiền thuế của quần chúng lập thành- nên đương nhiên về mặt chủ quyền- Nó nắm ĐỘC QUYỀN IN TIỀN GIẤY EURO-như một ngân hàng Nhà Nưóc- mà các chính phủ thành viên không có quyền hạn chi phối hay tạo áp lực-  (Ngân hàng quốc gia của 17 thành viên được quyền in phát  hành tiền cắc - nhưng số lượng phải được ECB đồng ý và cho phép) - Cho vay (qua việc mua bán công trái phiếu) - nhưng vẫn hành xữ theo nguyên lý ngân hàng tư nhân- nghĩa là CHO VAY và LẤY LÃI từ những chương trình mua bán công trái-  Và số "tiền lời từ ngân hàng quốc gia chung này (seigniorage) sẽ được chia cho các cổ phần viên gồm 27 ngân hàng thành viên Liên Âu- Những Ngân Hàng Quốc Gia này lại cho Nhà nưóc và dân chúng VAY để lấy tiền lời) -  Chúng ta thấy rõ ngay sự chồng chéo phi lý và mâu thuẫn lớn trong vị trí của ECB và mục tiêu phục vụ của nó- Nó không nằm hẳn trong "quyền lợi quốc gia" hay quyền lợi quần chúng! Mà còn năm lơ lửng trong quyền lợi "tư" của các ngân hàng quốc gia khác!
Nêu một khác biệt rõ rệt khi so sánh ECB và "the FED" của Mỹ chúng ta sẽ có cơ may hiểu rõ hơn.  Già thiết  "vì quyền lợi kinh tế quốc gia" ngân hàng Liên Bang Mỹ và  nhà  nưóc Mỹ  có thể thực hiện những chính sách giao chuyển nguồn vốn và lợi tức từ các tiểu bang giầu có như California, Texas, Newyork v.v để bù đắp cho các tiểu bang nghèo có lợi tức thấp như  Arkansas, Missuori, Goergia v.v để ổn định tình hình kinh tế chung cho 50 tiểu bang.
Nhưng ECB không thể có những chính sách hay đối sách "giao chuyển" trợ  cấp nguồn vốn lợi nhuận của những nưóc giầu mạnh như Đức để bù đắp cho những nưóc khó khăn yếu kém khác như Ý, Hy Lạp !!! Vì Đức là Đức và Ý vẫn là Ý-, Hy Lạp vẫn là Hy Lạp- và chủ nhân là 27 ngân hàng quốc gia thành viên, trong đó có 10 ông chủ ngân hàng đứng từ ngoài khu vực đồng Euro, với mục tiêu lợi nhuận có thể hoặc không đồng bộ với quyền lợi của khối dùng đồng Euro hay cá nhân một quốc gia thành viên.
Đây chính là một trong những lý do chính mang tính chính trị  bề nổi của việc Angela Merkel nhất định không ủng hộ việc các thành viên khác yêu cầu ngân hàng ECB "in thêm tiền" hay thành lập bất cứ  một định chế nào để điều chỉnh chính sách tiền tệ ngoài ECB. Vì như vậy "nguồn tài nguyên tài chính của Đức sẽ coi như được chuyển đi một thành viên khác! Vấn đề này mang tính chính trị nhiều hơn thật sự về tài chính!
Nhưng thực tế nó có khác, vì trong ngôn ngữ lắt léo của "tài chính và ngân hàng" ở điều khoản 1 của ECB- có cho phép ngân hàng ECB "mua giấy nợ, trái phiếu rẻ" của các thành viên ở "thị trường thứ cấp" (secondary market) nghĩa là buốn bán giấy nợ -công trái phiếu giữa các ngân hàng và công ty tài chính với nhau- mà ECB mỹ miều gọi nó là  "chương trình thị trường công trái " SMP (Securities Market Programme), (Under the terms of this Decision, Eurosystem central banks may purchase the following: (a) on the secondary market, eligible marketable debt instruments issued by the central governments or public entities of the Member States whose currency is the euro; and (b) on the primary and secondary markets, eligible marketable debt instruments issued by private entities incor­porated in the euro area.) (xem chi tiết cước chú -1)
Mà thực chất nó chính là "in tiền một cách điện tử- hay thêm số vào tín mục sổ sách của các nhà nước đang nợ nần. Ngân Hàng ECB đã và đang tiến hành thực hiện điều này từ lâu. Tính đến nay đã "in ra" hàng trăm tỉ!  Nghĩa là cũng "in tiền điện tử" ra mua công trái phiếu nợ cho các nhà nưóc quốc gia thành viên khác.
Chẳng hạn cụ thể như Chính phủ Hy Lạp  phát hành Công Phiếu Hy Lạp với lãi xuất cao vào thị trường chính (Primary Market) cho giới tư nhân mua- nên nhớ hiệp ước cấm ECB mua ở thị trường chính này- Giới đầu tư tư nhân (công ty tài chính) đem bán lại cho ECB- ở đây gọi là thị trường thứ cấp (secondary market)- vì công phiếu Hy Lạp  đã "qua tay"  thị trường chính rồi !!! (mẹ bố khỉ)- ECB dùng tiền Euros tự "đẻ ra" để mua những Công phiếu này- Như vậy coi như vừa đã "cứu mua giúp" chính phủ Hy Lạp, mà còn giúp làm giầu  cho đám ngân hàng công ty đầu tư tài chính tư nhân- vì đã trả thêm tiền lời khi mua lại số "giấy nợ " này-  từ  đám đầu tư tài chính trung gian!
Chưa hết! - Ngay sau đó, bọn phù thủy ngân hàng này còn đẻ ra cái gọi là "chương trình ngăn chặn nẩy nở" lạm phát (sterilisation operation) với muc tiêu "giả định" rằng  biện pháp này sẽ vô hiệu hóa việc mua lại công trái vừa qua- bằng cách  "tráo đổi đánh tháo" chính số tiền mà chương trình thị trường công trái  (SMP) đã tung ra, để ngăn cản số tiền này luân lưu trong thị trường- bằng cách lấy số lượng tiền này ra khỏi hệ thống ngân hàng.- Nghĩa là sau khi ECB mua lại "những công trái Hy Lạp" từ "thị trường thứ cấp" tức là từ những kẻ trung gian- ngay sau đó ECB đưa ra một chương trình nhận tiền KÍ GỬI (deposit) vào trương mục của ECB có % tiền lời- để thu vào số lượng tiền mà ECB vừa bỏ ra- (số lượng tiền euro mà ECB đã tung ra để mua Công  Trái Phiếu Hy lạp trong SMP!!) (Mẹ bố khỉ !!!)
Như vậy giả  thiết số tiền ECB "đẻ ra" là 1000 euros khi mua lại công phiếu Hy Lạp- đã đẻ ra thêm  "tiền lời" trả cho đám đầu tư  trung gian!
Sau đó qua chương trình "Kí Gửi" thâu nhận số tiền 1000 euros vào trở lại cho ECB- Nghĩa là số lượng tiền lưu hành trong thị trường vẫn không tăng thêm 1000 euros- vì đã được "ngăn chặn nẩy nở"- Nó trở lại nàm trong ECB dưới dạng KI GỬI (DEPOSIT) rồi! (Tiên sư cái sự đời!!!)
-Và đến khi Chính phủ Hy Lạp đến hạn trả nợ thu hồi lại Công Trái- sẽ  phải trả 1000 euros + tiền lời lại cho ECB!
-Rồi đến khi số tiền ký gửi được đám tư nhân đầu tư đến hạn rút ra - ECB cũng phải trả 1000 euros + % tiền lời!
Chúng ta thấy từ "hư vô" số tiền được ECB đẻ ra, rồi nó lòng vòng qua hai cái tên "biện pháp tài chính" (Security Market Program SMP và Sterilisation Operation) để làm giầu cho bọn "đầu tư"- đúng ra là "đầu cơ"- mà không tạo sản phẩm nào hết cả! (NKPTC)
Ngay cả cái gọi là "nới lỏng số lượng tiền" (QE) cũng chỉ là những trò chữ nghĩa bịp bợm của bọn ngân hàng tài chính. Nó cũng chỉ tạo ấn tượng sai lầm  là IN THÊM TIỀN ra thị trường qua việc tạo thêm TRỮ LƯỢNG cho ngân hàng để ngân hàng có thêm khả năng cho vay. Thức tế là mua gánh những món nợ cho Ngân hàmg và bọn Tài Chính, mà vấn nạn vẫn chẳng giải quyết được! Đó là chưa nói khả năng mà ECB đã có thể làm như Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã từng bí mật "in điện toán" (nhấn nút thêm số vào sổ sách chi dụng - Credit entry)  16 ngàn tỉ phân phát cho các ngân hàng lớn khắp thế giới trong 3 năm thời George Bush !!!
Đây mới chỉ là một vài thủ đoạn gian lận, chữ nghĩa phù thủy của hệ thống ngân hàng tài chính- Chúng tạo ra phức tạp để không ai nghĩ đến được mà đòi công bằng! Và đây cũng chính là lý cớ bọn nhà nưóc và ngân hàng tài chính đưa ra mỗi lần có cao trào đòi CẢI CÁCH - rằng  Hệ Thống rất PHƯC TẠP không dễ thay đổi như mọi người  tưởng!!!
Có  ba thực tế  về  ngân hàng tài chính chúng ta cần khẳng định:
1-      Ngân hàng TRUNG ƯƠNG có toản quyền in tiền vô hạn định- trừ các ngân hàng trung ương đã gia nhập Khu Vực Đồng Euro. Khả năng "in tiền" này của Ngân hàng Trung Ương chỉ bị giới hạn bởi nỗi lo KHỦNG HOẢNG LẠM PHÁT, nếu sản phẩm kinh tế không đủ bảo chứng hay bắt kịp luợng tiền in ra.  Nỗi lo sợ lạm phát mà ngân hàng Liên Bang Mỹ trong hoàn cảnh độc quyền in bản vị quốc tế không phải lo nghĩ đắn đo gì hết- ECB không thua Ngân Hàng Liên Bang Mỹ xa lắm về mặt này -vì đồng Euro cũng được dùng trao đổi mua bán kể cả dầu hỏa khá rộng rãi.
2-      Ngân hàng và các công ty tài chính  khi đăng ký chính thức với nhà nước- họ có  đặc quyền "chỉ số nhỏ trữ lượng" cho vay (fractional reserve) - Nghĩa là QUYỀN CHO VAY mà không cần có trữ lượng hoăc chỉ cần có trữ lượng nhỏ 1$ là có thể cho vay ra 100$- vì cho vay ra chỉ là giấy nợ có số mà thôi (credit entry)-  Ngân hàng chỉ cần tiền trữ lượng cho nhũng khách hàng nhỏ dùng dịch vụ rút tiền mặt ra tiêu dùng hàng ngày- Nếu thiếu trữ lượng tiền cho dịch vụ này- Ngân hàng vay muợn ngắn hạn lẫn nhau  khi cần, - Như thế  Ngân Hàng thực tế hầu như KHÔNG BỊ GIỚI HẠN KHẢ NĂNG CHO VAY vì lý do thiếu tiền như nhiều ngưòi lầm tưởng - Mà phần lớn KHÔNG CHO VAY RA ĐƯỢC chính là vì KHÔNG CÓ hoặc QUÁ ÍT NGƯỜI ĐI VAY CÓ KHẢ NĂNG TRẢ ĐƯỢC NỢ.. Đây chính là nguyên nhân tại sao càng "nới lỏng số lượng" với lãi suất gần như zero để KHUYÊN KHÍCH NGÂN HÀNG CHO VAY  mà vẫn không giải quyết được- Đơn giản vì  không có đủ người đi vay!
3- Một "NGÂN HÀNG" THỰC TẾ không cần "đồng tiền" hay quí kim gì làm vốn, chỉ cần QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ hay là có được một giấy phép hành nghề NGÂN HÀNG là xong!  Đúng như Sir Josiah Stamp, nguyên giám đốc Ngân Háng Anh Quốc nhận định:
"..Hệ thống lề lối làm ăn của ngân hàng được thai nghén trong bất công  bất chính và ra đi trong tội lỗi, Bọn ngân hàng nó sở hữu cả trái đất này. Lấy đi  tài sản của nó, những nếu vẫn để cái quyền in ra tiền lại, thì với một cái quẹt của ngòi bút bọn ngân hàng sẽ làm ra đủ số tiền ký quĩ để mua lại hết..Tuy nhiên nếu tưóc mất cái quyền in tiền của họ, thì tất cả những gia sản lớn như của Tôi đây cũng biến mất, và nó nên biến mất đi mới phải vì điều này sẽ làm cho thế giới tốt hơn và hạnh phúc hơn để sống. Dù vậy, nếu quí bạn vẫn muốn làm nô lệ cho đám ngân hàng và trả tiền phí tổn cho việc bị làm nô lệ này, thì cứ đ cho bọn chúng in ra tiền" (Banking was conceived in iniquity and was born in sin. The bankers own the earth. Take it away from them, but leave them the power to create money, and with the flick of the pen they will create enough deposits to buy it back again. However, take it away from them, and all the great fortunes like mine will disappear and they ought to disappear, for this would be a happier and better world to live in. But, if you wish to remain the slaves of bankers and pay the cost of your own slavery, let them continue to create money.”  – Sir Josiah Stamp, Director of the Bank of England (appointed 1928). Reputed to be the 2nd wealthiest man in England at that time.- Tham Khảo the Master of Money và Inside Job)
Thí dụ "NGÂN HÀNG QUỐC GIA"  chỉ cần một nhà máy IN và đám cảnh sát quân đội với đôc quyền bạo lực áp chế, thì  NHQG này tư "đẻ ra tiền giấy" và  "Giấy Nợ" - mọi người mặc nhiên bị ép phải chấp nhận nó làm đơn vị trao đổi lao động hàng hoá - và đóng thuế-  Nó in bao nhiêu tiền cũng được- Đây chính là hệ thống ngân hàng hiện nay của thế giới Lạm phát triền miên.
Ngân hàng không thể tồn tại nếu chúng ta không đến MƯỌN TIỀN hay cho NÓ VAY qua việc chúng ta KÍ GỬI-  Đó là lý do PHÁP LUẬT một cách gián tiếp BUỘC MỌI NGƯÒI PHẢI XỬ DỤNG NGÂN HÀNG trong các sinh hoạt  hàng ngày - Và lấy đủ lý cớ đưa ra luật giới hạn và làm khó dể việc lưu giữ tiền mặt- để buộc mọi người sử dụng ngân hàng và hệ thống tín dụng!
Hành xử  và quyết định của các nhà nưóc Âu Mỹ hiện nay, và nhất là Angela Merkel của Đức, phần lớn đi từ "lý tưởng" chủ trương tiền tệ tư bản" mà IMF đã đề ra cho họ theo lý thuyết tiền tệ của Milton Friedman-  Nhưng sự thật, chỉ là  cốt làm sao BẢO VỆ QUYỀN LỰC của nhóm ngân hàng tài chính đã bảo trợ vai trò chính trị của nhà nước hiện đại- tức là CÁI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ HIỆN TẠI- Bởi ngay chính các "nhà kinh tế" điều hành các Ngân Hàng Trung Ương cũng không nắm vững và đủ khẳng định hệ quả của những chính sách tiền tệ này sẽ như thế nào- Họ thi hành, đã thấy vô hiệu như ở Mỹ, và đã làm suy bại nhiều quốc gia trên thế gới- Những quốc gia cưỡng lại được áp lực thực thi chính sách tiền tệ IMF thì lại khá ra- Như Mã Lai, Ecuador, Iceland-  Thế nhưng họ vẫn tiếp tục!!!  Như vậy phải chăng "các lãnh đạo quốc gia" vì quyền lợi của riêng phe nhóm 1% của họ hay vì "quyền lợi kinh tế quốc gia dân tộc" như trên cửa miệng và trong văn bản chính thức nêu ra ???
Đồng tiền giấy có thể bị thao túng sửa giá, in thêm hay đốt đi, nhưng một NỀN KINH TẾ THẬT trường tồn vẫn phải là KHẢ NĂNG SẢN XUÁT HÀNG HÓA và  KHẢ NĂNG TIÊU THỤ của người dân trong xã hội - thị trường cả NỘI ĐỊA lẫn XUẤT CẢNG.
- Sự thật, Lạm Phát và khủng hoảng hiện nay- nguyên nhân của nó, chính vẫn là nền SẢN XUẤT chung  (CUNG) không có khả năng bắt kịp với NHU CẦU TIÊU THỤ  chung (CẦU)-  Tổng dân số nhân loại đã 7 tỉ người!
Nguyên Nhân:
- Phần lớn năng lực thành quả khoa học và tài nguyên thiên nhiên đã đổ dồn vào mục tiêu chạy đua quân sự- Phí phạm vào bom mìn, thuốc độc, và vũ khí lẫn lực lượng cảnh sát quân đội đàn áp quần chúng giết người!
- Tài nguyên thiên nhiên lại càng ngày càng khan hiếm, và trở nên đắt đỏ!
- Hơn nữa, ngày nay có cả một KỸ NGHỆ TÀI CHÍNH TÍN DỤNG -ngồi bấm máy, tung tin đồn lừa dảo qua lãi xuất và buôn bán chỉ số mạo hiềm của giấy nợ nần- ĐÃ VÀ ĐANG làm giầu nhanh hơn THIẾT LẬP một kỹ nghệ sản xuất các mặt hàng khác phục vụ đời sống con người! Và điều này đã TÁC ĐỘNG RÁT MẠNH vào khả năng đầu tư sản xuất, khai thác tài nguyên, cũng như tiêu thụ của mọi người! Nó làm nền sản xuất , khai thác và tiêu thụ mất cân bằng qua những cuộc đầu cơ tạo bong bóng lợi nhuận ảo  rồi vỡ- Cái tên gọi đẹp đẽ "chu trình Kinh tế" (boom bust) nó cứ ngắn lại và nhanh gọn dần!
Đây là điều nghịch lý , những món lời và lợi nhuận này, lại hoàn toàn trông đợi vào sự thành công lao động và tài nguyên của những kỹ nghệ sản xuất, hầm mỏ, và  nông gia v.v Thế nhưng con số tiền ảo do NỢ chồng lên nhau, bắt chéo qua nhau, một mặt tạo áp suất tiêu cực  lên ngành đầu tư sản xuất hàng hóa thật sự- một mặt khiến số nợ bong bóng nó tăng bội, nở phồng  hơn giá trị thành phẩm có trên thị trường (tổng sản lượng thế giới hiên nay là khoảng 60 ngàn ti- trong khi tổng số nợ đã lên đến hơn 100 ngàn tỉ đến năm 2020 có khả năng là 210 ngàn tỉ Mỹ Kim- Và con số tiền giao lưu trong thị trường chứng khoán nợ nần hiện nay "trị giá" (chồng chéo)  khoảng  791 ngàn tỉ Mỹ kim!!!  (Quarterly Review Statistical Annex – December 2008". Bis.org. September 7, 2008. Retrieved March 5, 2010.). Và khi thị trường sụp đổ, hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ, hàng ngàn tỉ, "giá trị nợ" này,  nó "BỐC KHÓI"  về khoảng không chỉ trong vòng vài giờ, là như vậy! Chỉ có những ngưòi đầu giây là những cá nhân gửi tiền vào những nhóm đầu tư là mất trắng tay!
TẠM QUI KẾT
Nhìn lại toàn bộ tranh cãi gấu ó, biểu quyết v.v từ  của quốc hội Mỹ, Anh, Úc. ý Hy lạp v.v mục tiêu chung vẫn không  ngoài việc bảo vệ bọn chủ nợ lớn, những tên trong tập đoàn đại bản tài chính, chứ không phải là bảo vệ giới sản xuất công kỹ nghệ, hay đòi sống an sinh hay tài sản của quần chúng đã bị cướp sống qua cái gọi là cuộc "khủng hoàng" do bọn tài chính ngân hàng mua bán mạo hiểm giấy nợ gây ra (derivatives)
Áp lực đằng sau lưng Obama,  Angela Merkel, không phải là nhân dân Mỹ hay  Đức, mà chính là một bọn đầu cơ tài chính đang thất chặt gọng kềm kiểm soát toàn bộ khối lượng tiền giấy và những con số ảo điện toán mà chúng độc quyền in ấn - để nắm quyền điều khiển sinh mạng đời sống cũng nhu kỹ nghệ sản xuất con người.
Bản chất của bọn "cho vay cắt cồ", nhỏ hay to, cổ hay kim, đều là chúng nó không muốn mất độc quyền thu lợi nhuận mà không cần phải suy tính sản xuất lao động  gì.
Tại nước Mỹ, nơi tập trung mẫu mực sinh hoạt KINH TẾ TƯ BẢN của thế kỷ này đã và đang thất bại- khủng hoảng đang tiếp diễn- Đời sống an sinh quần chúng, giới 99% càng ngày càng bấp bênh chật vật- phẩm chất đời sống, từ vật chất đến ý nghĩa tự do nhân phẩm con ngưòi, đang xuống cấp thảm hại- Trong khi thế lực giới 1% nhà nưóc và bọn tài chính lại càng ngày càng tăng và tập trung gấp bội!
Cái gọi là chính sách tiền tệ (Monetary Policy)  hay (gọi là SUPPLY SIDE)  của Ngân hàng Liên Bang Mỹ và giới 1% quyền lực với giải pháp bạo lực quân đội công an cảnh sát: cai trị và CHIẾM ĐOẠT TÀI NGUYÊN, (như đường lối bản địa đối nội của Trung Cộng và Việt Nam hiện nay), đã gây thảm họa nợ nần- và đang tiếp tục tạo khủng hoảng bất an cho quần chúng, không chỉ tại Mỹ mà tất cả những nơi có liên quan đến Mỹ.
Con đường mà Âu Châu đang đi theo tập đoàn đại bản tài chính Mỹ trong hơn 2 thập niên qua từ Hiệp Ưóc Amsterdam- 1998 - đã chứng tỏ đổ vỡ, sai lầm và thật bại- gây khủng hoảng nợ nần cho đại đa số quần chúng, đời sống khó khăn bất ổn hơn cách đây 20 năm-  trong khi đó, một thiểu số 1% lại cũng dã trở nên cực giầu có nhanh chóng gấp bội- điều mà trưóc đây hai thập niên không có tại Âu châu- trong con đường xã hội mà họ đã từng theo đuổi trưóc đây, nó ổn định êm ái và bình đẳng.
Nưóc Đức và Ngân hàng ECB dù có che dấu cũng không thể tránh né được con đường mà Mỹ  (hay nhóm tập đoàn đại bản Bilderberge) đã chỉ ra cho nó, con đưòng gian manh và phi nhân- như viêc Đức "tăng trưởng" bằng cách hối lộ để những quốc gia yếu như Hy lạp- mua vũ khí sản phẩm của Đức bằng tiền Đức và Pháp cho vay!!! (Tham khảo Debtocracy)
Phát triển thật sự và bèn lâu kinh tế cho xã hội chung không thể dựa vào ĐẦU CƠ GIAN THƯƠNG với mánh lới  gian manh  và phi nhân như vậy- Giờ đây có ứng dụng những trò thủ thuật tài chính và ngôn ngữ lắt léo gian lận tài chính - cũng không thể làm gì khác hơn là chỉ kéo dài con bệnh với cơn lạm phát đang đến, khi sự thật là nền sản xuất sản phẩm cho nhu cầu đòi sống thật sự không bắt kịp với đòi hỏi chung  của Đức và quần chúng khối Âu Châu.

Điềm quan trọng nhất mà trưóc đây 20 năm không hiện hữu là một Trung Quốc với số lượng thăng dư lao động rẻ mạt đã tham gia cuộc chơi- Trung Quốc  đang là nơì đầu cơ và đầu tư lý tưởng -bỏ vốn ít lấy lời nhiều và không trách nhiệm lao động- của giới đại bản đầu tư Âu Mỹ- Trò chơi bong bóng tiền giấy lại tăng bôi bất ngờ - nhưng hệ quả đã ngoài mức dự trù ban đầu (?)..Giới tập đoàn đại bản đầu tư, sản xuất lao vào chuyển giao công nghệ qua Trung Quốc và sa thải công nhân địa phương-khiến nền kinh tế nội địa mất cân bằng và chao đảo.
NHÌN XA HƠN
Dẫu như thế nào, nền tài chính cũng chỉ là một phương tiện cho một MỤC TIÊU LỚN HƠN. một trò chơi lớn hơn, mà trưóc đây các tay quyền lực Âu Châu vẫn gọi là "Trò Chơi Lớn (the Great game) - Trò chơi quyền lực, và giấc mơ của sự "vĩ đại hoang tưởng (grandios) đã dẫn dẩn đến những cuôc chiến đẫm máu trong lịch sử, và gần nhất là hai cuộc Đại Chiến với hàng chục triệu nhân mạng và hàng ngàn tỉ phí phạm tài nguyên năng lực!

Nhưng toan tính vẫn là toan tính! Vì diễn biến nó có theo những gì đã dự định mong ưóc hay không. hay đi ngoài kế hoạch để tạo ra những hậu quả không lường là chuyện của RỦI RO và BẤT NGỜ. (bọn khoa bảng chữ nghĩa hay gọi là những "sự tình cờ hay tai nạn của lịch sử" Accident of History) Nhất là với con người, khi suy nghĩ , nhận thức đổi thay, thì tất cả họ cũng sẽ thay đổi. Như tại Ai Cập, chẳng ai lưọng trưóc được một nhóm dân lạc hậu cuồng tín và thuần phục, "bất ngờ" lại trở nên dân chủ và can đảm lì lợm kiên trì đến vậy- họ đã và đang làm thay đổi cục diện của cả một lục địa, và có khả năng tác động tòan cầu. Và khi khoảng 100 ngưòi sinh viên Mỹ, do cảm kích gợi hứng khởi đi từ hình ảnh Tahrir Ai Cập, họ chiếm phố Wall, và đã tạo được cả một cao trào thế giới, thì mọi chuyện đều có thể.  Và lịch sử chắc chắn không dừng lại ở thời  đại chúng ta!
Nhưng trước mắt là HỆ THỐNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG thế giới đã chứng tỏ bản chất ĐẦU CƠ- GIAN THAM SAI LẦM và VÔ HIỆU- Hệ thống Liên Âu với con đường mới theo Mỹ- cũng đang rạn vỡ vô hiệu khi phải đối diện với hoàn cảnh mới! Vấn đề là đến bao giờ họ mới nhận ra họ đã sai đây? Thái độ của Angela Merkel và phảj ứng của dân Đức không có chỉ dấu cho thấy là họ BIẾT và NHẬN RA là họ đang sai- Thái độ ngưòi Đức hôm nay nó gần giống như thời họ nồng nhiệt tin chủ quan vào "nuóc Đức của Hitler"- tin vào sự cứng rắn, bạo lực và tiết kiệm của "dân tộc Đức" và coi thuờng, vô cảm với người khác - cũng như đổ lỗi cho "người khác" vấn nạn của chính họ. Vì vậy, chính sách của Đức thay vì là giải pháp chỉ tạo thêm vấn đề-  Mong rằng tất cả sẽ thay đổi trong thời gian sắp đến!
Bài học đầu tiên được rút ra là việc khẳng định  là NHỮNG BÀI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH trong những sách vở chính qui chỉ là NGỤY THUYẾT- nó toàn là căn bản vớ vẩn và tuyên truyền bịp bợm  cho hệ thống gian trá hiện tại- Sự thật hệ thống tài chính ngân hàng trong đời sống chính trị thật sự  nó vận hành trong bóng tối với những thủ đoạn bất thành văn rất cổ điển và dĩ nhiên phi pháp bất nhân- và mỉa mai thay được nuôi dưỡng và bao che bởi hệ thống quyền lực nhà nước. (Độc giả nào chưa hiểu hết, muốn bằng chứng rõ rệt- xin tham khảo tài liệu INSIDE JOB với những trả lời từ chính cửa miệng của những "chuyên gia- giáo sư- cố vấn kinh tế quốc gia- các đại chủ ngân hàng!
1- INSIDE JOB (NỘI GIÁN- TAY TRONG)

Inside Job 2011 by nkptc
http://vimeo.com/30260549
ĐỀ NGHỊ GIẢI PHÁP  riêng cho lãnh vực Tài Chính Tiền Tệ
Hệ thống tài chính tiền tệ và cung cách làm ăn của Ngân Hàng dựa trẹn kỹ nghệ Nợ để tạo ra tiền đã vô hiệu và sai lầm, đã lũng đoạn đến tận gốc- Có thay đổi chính sách nào đi nữa, cũng không giải quyết được, trừ khi hủy bỏ hệ thống bản chất phi pháp phi nhân đã lũng đoạn và băng hoại này- Dĩ nhiên nó đòi hỏi một cuộc cách mạng chính trị thật sâu đậm mới mong lật đổ được mô thức tài chính ngân hàng tiền tệ gian tham quỉ quyệt này.
Và  vì như vậy xin được giả thiết là đã có cuộc cách mạng chính trị thay đổi được mô thức nhà nưóc, để chúng ta có điều kiện tổ chức lại hệ thống tài chính tiền tệ:
-Giả thiết TIỀN ĐƯỢC IN RA do một hệ thống công quĩ  tài chính  (hay hê  thống  ngân hàng trung  ương  phi chính phủ - chỉ  để giải quyết bắt  kịp theo SỐ  LƯỌNG HÀNG HÓA TRAO ĐỔI  và  GÍA TRỊ TRAO ĐỔI của các SẢN PHẨM  mà không  có LÃI SUẤT- Chúng ta sẽ có khả năng thấy một nền kinh tế tạo  LỢI NHUÂN  dựa trên SẢN PHẨM THẬT - và vắng bóng nợ nần chồng chất vì "lãi suất"  -  Khi đó  lạm phát sẽ chậm hẳn lại ở mức độ hàng thập niên hay thế kỷ-   Giá cả sẽ rất ổn định vì nó không bị thao túng chi phối bởi lãi suất hay số nợ quá cao và quá dài mà giới sản xuất phải gánh chịu và đẩy hết vào giá thành cho giới tiêu thụ lãnh hậu quả. Giới đầu tư sẽ nhẹ nhàng hơn và công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn, ngay cả dù  thay đổi nhanh hơn, nhưng sẵn có hơn. Mức thu nhập cao và  ổn  định  khiến lực tiêu thụ chung đều đặn hơn cùng chỉ số tiết kiệm. Khủng khoảng khó xảy ra, nếu có sẽ ở mức ngắn hạn và nhanh chóng hồi phục.  Chu kỳ kinh tế  (business cycle)  sẽ  dài và đều đặn hơn, vì những điều kiện và khả năng để đầu cơ tạo "bong bóng" sẽ biến mất hoặc ít  hơn và nhỏ hơn.   
Bọn Ngân  hàng  tài chính tư nhân sẽ biến mất dần và chuyển sang sản xuất công kỹ nghệ. Bởi không còn nhu cầu và  cơ  hội ngồi không tạo nợ nần để ăn "tiền lời" trên các thứ tiền lời nữa.
Vấn đề , với sự khẳng  định tính gian lận và thất bại của hệ  thống tài chính ngân hàng hiện tại- Các quốc gia cần phải có một cuộc hội thảo lớn của nhân loại vượt ngoài khuôn khổ định chế hiện nay (thinking outside the box) để thử nghiệm xem:
MỘT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÔNG QUĨ PHI LỢI NHUẬN PHI CHÍNH TRỊ sẽ được tổ chức vận hành như thế nào? Có cần phải định bản vị bằng quí kim hay không?
Hoặc là  một hệ  thống  ngân hàng tư nhân có  lãi suất nhưng hoạt động dựa trên nguyên tắc  chỉ được CHO VAY ra TRONG SỐ  TIỀN MÌNH HIÊN CÓ  (Chứ không phải sẽ có ) với QUÍ KIM  làm BẢN VỊ  bảo chứng. Và cái gọi là quyền cho vay dựa trên "chỉ số nhỏ trữ lượng" (fractional resrve) sẽ bị hủy bỏ và trở thành phi pháp - vì rõ ràng là lừa bịp và tạo lạm phát!
Tất cả từ Nhà Nưóc cho đến các định chế, chính thể v.v  chỉ là  phuơng tiện cho cứu  cánh là  hạnh phúc an sinh của Con Người . Khi đã có bằng chứng cụ thể là phương tiện hư hỏng, không đạt yêu cầu, và đã gây tác hại đến SINH MẠNG HẠNH PHÚC của Con Người, thì phải tìm giải pháp  sá ng kiến mới-  chế  tạo phuơng tiện mới thay thế cái cũ.
Trong tiến trình  sáng tạo phát mình- Chúng ta không thể biết dự án đó hiệu nghiệm thế nào cho đến khi THỰC NGHIỆM NÓ vào mội trường thât, và giới hạn để có điều kiện định giá  và điều chỉnh. Cũng như chủ thuyết  "thống nhất tiền tệ dưới một quyền lực siêu quốc gia" với nhiều giả thiết, đó là đồng EURO và ngân hàng ECB- cũng đang đuợc thực nghiệm từ năm 1998 đến nay với 17 quốc gia tham dự- Nhờ thực hiện vào thức tế giới hạn trong 17 nước, chúng ta hiện nay mới nhận ra được chính xác những ưu và khuyết- cũng như sự tác động xác thật của nó trên toàn bộ đời sống kinh tế chính trị của những xã hội thành viên- Chúng ta  mới thấy rõ được một xã hội độc lập khi bị mất quyền thực hiện chính sách tiền tệ khi gặp khủng hoảng nó sẽ như thế nào- Nhất là khi một bản vị chung được sử dụng cho nhiều chủ quyền quốc gia, thì một nền kinh tế sẽ phải hoạt động như thế nào để tránh khủng hoảng trong khi vừa phải cạnh tranh với nhau- và cuói cùng chúng ta mới thấy được một khi các quốc gia có chung một bản vị thì nền kinh tế chung sẽ như thế nằo, tốt hay xấu, tự do hơn hay bị kềm tỏa hơn, bình đẳng sân chơi hơn hay bất bình đẳng lấn áp xảy ra giữa mạnh và yếu, ổn định phát triển hơn hay trì trệ khủng hoảng  v.v Chúng ta đều đã thấy tận mắt.
Đã đến lúc cần phải thử nghiệm một mô thức tài chính tiền tệ mới cho  xã hội con người!
NKPTC
--------------
Nguồn Tham Khảo:
On 10 May 2010, the central banks of the Eurosystem started purchasing securities in the context of the Securities Markets Programme (SMP), with a view to addressing the severe tensions in certain market segments which have been hampering the monetary policy transmission mechanism. Under the SMP, public and private debt securities are considered eligible for purchase.
For details, see  ECB decision of 14 May 2010 (ECB/2010/5) and the press release  "ECB decides on measures to address severe tensions in financial markets" (10 May 2010).
Outstanding amount *
* Settled amount as of given date
€ mil. 194,703
Date 18 Nov. 2011
With a view to leaving liquidity conditions unaffected by the programme, the Eurosystem re-absorbs the liquidity provided through the SMP by means of weekly liquidity-absorbing operations. The intended amount for absorption equals the cumulative size of settled SMP transactions at the end of the preceding week, rounded to the nearest half billion. For more details on SMP settled volumes see Weekly Financial Statement and for the announcements of the SMP-sterilising operations see the tab “Ad-hoc communications” in "Open Market Operations" .
In the context of the ECB’s liquidity analysis, the liquidity provided through the SMP is displayed on a daily basis together with the liquidity effect of autonomous factors, under the item “Net liquidity effect from Autonomous Factors and SMP”. However, the estimate of average autonomous factors published by the ECB on MRO announcement and MRO allotment days excludes the effect of SMP liquidity.

No comments:

Post a Comment