Monday, October 29, 2012

KHÍA CẠNH THỨ HAI của MỘT BÀI VIẾT "VIÊT NAM"


CUỘC TRAO ĐỔI BÊN LỀ GIỮA BÁO CHÍ và ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC
China envoy tells Indian reporter to 'shut up'... by nkptc

Về Khía Cạnh Thứ Hai của Thái Độ "CÂM MỒM"

Sau khi viết  nhận định về bài viết từ Việt Nam về một sự kiện xảy ra tại Ấn Độ với đại sứ Tầu và phóng viên Ấn, Tôi cảm nhận có những yếu tố không ổn- vì theo kinh nghiệm của bản thân Tôi, và của cả nhân loại này, thì bất cứ điều gì có nguồn gốc bài ngoại, tính quốc gia yêu nước, đều phải xét lại vì thường 99.99% là bị bẻ méo, cắt xén. Cộng thêm với "tính cách Viêt Nam" vừa thiếu kiến thức lẫn nhận thức, thường cường điệu hóa và không trung thực, mà chúng ta thường thấy được thể hiện ở  giới thợ viết trong nước Việt Nam, nơi thế giới chống cộng lá cải, và nhất là từ các cây viết tạp mang chủ nghĩa yêu nước chống Tầu hiện nay. Cho nên, chiều tối về nhà, Tôi lên mạng ngay đi tìm thêm thông tin cho chính xác xem sự thể ra sao. Cuối cùng Tôi cũng tìm được bài báo Ấn Độ. Bài viết trong tờ Ấn Độ Thời Báo "Times of India"

Theo câu chuyện tường thuật của báo chí Ấn Độ và nội dung hình ảnh trao đổi của đoạn phim tôi có được (tôi có kèm theo ở dưới) nó đã khác hẳn kể cả cái chi tiết cắt xén, bẻ méo và  hàm ý mà bài viết của ông thần giời tạp bút Việt Nam muốn nói đến. Và dĩ nhiên, từ đó chúng ta cũng có thêm một khía cạnh cũ kỹ để bù khú.

Nội dung câu chuyện:
Nguyên nhân là chàng phóng viên Ấn Độ khi đặt câu hỏi với đại sứ TQ- về một bản đồ Ấn Độ bị "in sai lạc"  (A distorted Indian map)  trên bìa của một tờ thông tin của đại công ty chế tạo máy kỹ nghệ nặng Trung Quốc- vừa ký hợp đồng 400 triệu Mỹ Kim với chính phủ tiểu bang Ấn Độ-  Trong đó Địa danh Arunachal Pradesh, Ladakh của Ấn Độ lại bị ghi là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc- và khu vực Kashmir PoK đang tranh chấp căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan cả mấy chục năm nay- thì bản đồ trên tờ thông tin quảng cáo của công ty TQ lại ghi là của  Pakistan!

Sự kiện xảy ra  trong thời gian thảo luận bên lề (sideline) trong buổi hội thảo làm ăn kinh tế với viên thống đốc Tầu vùng Tân Cương tại một khách sạn ở Tân Đề Ly thủ đô Ấn Độ ngày 3-11-2011. Buổi hội thảo này được tổ chức sau khi chính phủ bang Gujarat của Ấn Độ vừa ký kết với Trung Quốc vào buổi sáng cùng ngày-  Khi nhận ra sự sai lạc bẻ méo của bản đồ in trên bìa thông tin của Công Ty  TQ phân phát - đại sứ Trung Quốc dù đã liên tục chỉ ra rằng đây là vấn đề kỹ thuật trong phạm vi đang tranh chấp lãnh thổ  cần điều chỉnh - nhưng với thái độ khăng khăng lập đi lập lại câu hỏi dí mũi dùi của phóng viên "ái quốc bảo vệ lãnh thổ Ấn Độ"-  Đại Sứ TQ đã nổi cáu,  theo kiểu tự ái bảo vệ dân Hán tộc và dùng câu (shut up)  "im miệng lại đã".(chưa hẳn là CÂM MỒM trong bối cảnh trao đổi bên lề này)- Ngay lúc căng thẳng người phóng viên Ấn độ cũng đã cao giọng lại: "Đây không phải là nước Tầu, mà là Ấn Độ.. Chúng tôi có đầy đủ tự do ở đây. Sao ông lại có thể yêu cầu một phóng viên im miệng lại khi anh ta hỏi ông một điều gì đó"( This is not China...it is India. We have full freedom here. How can you ask a journalist to shut up, if he is asking you something,'') (đây là điểm mà ngừoi Việt Nam không dám nói và không có khả năng nói ngay trên đất nước mình như anh chàng Ấn Độ này)

Sau đó  khi  trình bày ra sự sai lạc của bản đồ và cả hai bên thừa nhận đây là vấn đề kỹ thuật in ấn trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ chưa ngã ngũ phân định biên giới  như đại sứ TQ nhấn mạnh, và  hứa sẽ giải quyết sự khác biệt trong t2inh thân ái- và cả hai đại sứ TQ và phóng viên Ấn cùng vui vẻ bắt tay nhau rất bình đẳng như trong đoạn phim đã cho thấy, dù phía TQ  vẫn không xin lỗi gì về sự in ấn "sai lầm" này.

Thế mới nói, cái tính chủ quan yêu nước nó gian manh và hạ cấp nếu không phải là do vội vã ngây ngô.

Bây giờ hãy xét lại cái "cụm từ" SHUT UP của tiếng Anh này.

-Theo quán ngữ thông dụng (common usage) tiếng Anh, từ "shut up" có nhiều hàm ý tùy vào khung cảnh trao đổi- Nếu là đang tranh luận tay đôi kiểu đứng tụ năm túm ba bình đẳng như trong hồ sơ phim cho thấy-thì từ này chỉ hàm ý rằng "hãy im miệng lại đã", và vẫn hay được dùng trong lúc tranh cãi kể cả thân tình hay có chút căng thẳng, thí dụ như, oh just  shut up- just shut up for a minute -  mom, just shut up v.v (Con cháu nhỏ gọi Tôi là Bác nó vẫn hay nói thế với Tôi  và ngừoi trong nhà mỗi khi cả nhà cứ hay chòng ghẹo nó để phá lên cười với nhau- Hoặc  các cháu lớn của Tôi- khi ngồi ăn chung và trao đổi đùa với nhau, chúng nó và cả Tôi khi "đuối lý"  thường vẫn  cứ "bỏ chạy" bằng câu "oh just shup up will you" và cùng phá lên cười) Và trong lối dùng ứng xử bình đẳng của Tây phương ai cũng có thể dùng như nhà báo nổi tiếng Keith Olbermann Mỹ phê bình tên tổng thống Bush và nói hắn nên "Câm cái mồm quỉ lại đi" Keith Olbermann:To Mr. Bush Shut the Hell Up! (http://www.youtube.com/watch?v=Qvz9jyf4gUk)
Hoặc ngay cả bảo tổng thống Bush là tên "Ngu dần láo khoét" nữa kìa! (Keith Olbermann Special Comment: Bush is a liar or idio)- Cũng bình thường thôi.! Nhưng với những xã hội chưa có ý niệm dân quyền bình đẳng thì nó sẽ trở thành VẤN ĐỀ LỚN GHÊ GỚM nhân danh  "văn hóa tôn ti trật tự"

Cho nên, thường ý nghĩa của nó còn tùy vào cả âm độ của người nói (intonation) lúc bấy giờ nữa- khác hẳn khi được dùng trong một cuộc họp báo mà kẻ ngồi trên "quát" với người đứng ở dưới.  Dù sao đi nữa, nói theo cách lịch sự thì không nên dùng- ngoài nhóm bạn thân tình hay trong gia đình.
TRỌNG TÂM THẬT của VẤN ĐỀ

Nhưng trọng tâm vấn đề này thật ra không phải là do câu "IM MIỆNG" hay không-  mà  căng thẳng gây ra từ việc CHỦ QUAN ÁI QUỐC và TỰ ÁI DÂN TỘC VẶT VÃNH  của đôi bên-  đều là dân Á Châu với nhau cả mà lại dùng tiếng Anh trong cái lối hiểu của "văn hóa bất bình đẳng Á Châu" mới có chuyện mà nói! Chứ bản thân  câu nói SHUT UP trong bối cảnh trao đổi đứng tụm năm túm ba bên lề này nó bình thường thôi.

Chàng phóng viên Ấn Độ chất vấn  đại sứ Tầu trong chủ đích  hạch hỏi mang tính lên án dựa vào tinh thần ái quốc, tự hào dân tộc, trong tình trạng đang tranh chấp biên giới đất đai giữa Ấn và  Hồi và TQ-  mà Trung Quốc MỘT THẾ LỰC ĐANG LÊN TRONG KHU VỰC - và  đang nỗ lực đầu tư với cả đôi bên Ấn và Hồi-  Chúng ta cần nhớ và hiểu thêm  sự căng thẳng giữa Ấn và Hồi, thì mới hiểu được động lực khiến đưa đến sự nóng nảy hạch hỏi của phóng viên Ấn Độ- Vì ngoài vấn để in SAI  LÃNH THỔ ẤN ĐỘ  lại ghi là TQ, còn có khu vực Kashmir PoK đang tranh chấp căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan cả mấy chục năm nay- thì bản đồ của công ty lại ghi là của  Pakistan- Vấn để như đổ DẦU THÊM vào  LỬA..
Chúng ta có thể đồ đoán sự kiện BẢN ĐỒ IN SAI này theo cách suy diễn của mình-
Hoặc cho rằng vì chủ ý này hay chủ ý khác của NHÀ NƯỚC CHÍNH TRỊ TQ  như vụ bộ quốc phòng Mỹ dùng bãn đồ sai lạc rồi bắn "nhầm" vào tòa đại sứ TQ ở Đông Âu..v,v  Thì tùy quyền tự do suy diễn!
Có điều cần phải suy nghĩ là - nếu quả thật Nhà Nước TQ đã CỐ TÌNH IN SAI để  làm một cuộc ăn CƯỚP ẢO LÃNH THỔ của ẤN ĐỘ , (nên nhớ  sự sai xót không phải là BIÊN GIỚI mà là cả 2 vùng tiểu bang của Ấn Độ với tên tiếng Ấn Đô và một vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn và Pakistan)  rồi lại ĐEM THEO HÌNH ẢNH IN ẤN "ăn cướp Ào" này sang phổ biến công khai trong cuộc  hội thảo KÝ KẾT NGOẠI GIAO ĐẦU TƯ  ngay tại thủ đô của Ấn Độ- thì quả thật rõ ràng TRUNG QUỐC  không chỉ là vừa ĂN CƯỚP ngang ngược vừa KHIÊU KHÍCH TRẮNG TRỢN đối với nước CHỦ NHÀ ẤN ĐỘ mà  CÒN COI ẤN ĐỘ và TRÌNH ĐỘ HIỀU BIẾT  của ngừoi ẤN ĐỘ là số con không!!!
Tức là TQ  cố tình ngang nhiên  muợn cuộc hội thào về BANG GIAO ĐẦU TƯ với Ấn Độ  để  XỈ NHỤC và KHIÊU KHÍCH ẤN ĐỘ  ngay tại thủ đô của Ấn giữa gần một tỉ ngừoi Ấn!!!
Có thật như vậy không?  Và làm như thế này để ĐAT ĐƯỢC MỤC TIÊU GÌ ĐÂY trong hành xử CỐ TÌNH XỈ NHỤC quốc gia và dân tộc mà mình đang đên ký kết đầu tư như thế này? Nhà Nước Trung Quốc điên loạn rồi chăng?
Hay đây thật sự chỉ là lỗi kỹ thuật in ấn do  TÍNH CHỦ QUAN ÁI QUỐC  dốt nát của nhóm nhân viên Công Ty TQ, và sự làm việc bất cẩn thiếu tổ chức của giới chức trách TQ- trong tình trạng tranh chấp chưa ngã ngũ theo hiệp ước biên giới nào hêt Điều này hũu lý hơn, vì những chuyện này nó xảy ra thường xuyên ở những xã hội lạc hậu độc tài- nhất là với những nhóm mang  định kiến ái quốc chủ quan- Cứ xét ngay lề lối và trình độ làm việc tổ chức và qui trách nhiệm trong tổ chức xã hội hành chính  của Việt Nam thì cũng biết..
Và nếu xét về sự chủ quan hớ hênh trong in ấn tuyên truyền thông tin thì hãy cứ nhìn lại ngay các THÔNG TIN của các ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG MỸ thuôc đảng Cộng Hòa đang diễn ra trên xứ Mỹ, chúng ta mới thấy TQ không chỉ là một thủ phạm dy nhất. Vấn đề khác biệt là nền báo chí Mỹ họ vạch CÁI LƯNG của HỌ CHO THIÊN HẠ NHÌN VÀO tỉnh bơ và bình thường.
Khả năng chỉ là  do sai lầm trong kỹ thuật in ấn và sự dốt nát  thấp kém chủ quan của  các tay làm trách vụ thông tin của Công Ty TQ rất cao..  Như chúng ta thường thấy- như vụ Cờ Mỹ do Trung Quốc làm bán ở Texas có đến 61 sao thay vì 50- Texas Store Sells American Flag With 61 Stars - Mà ngay người Mỹ giới thương buôn nhập cảng phát hành cũng do chủ quan tắc trách không kiểm tra nhìn ra, để rồi đem bày  bán cho đến khi vô tình ngừoi mua phát hiện!!!  Chúng ta cứ giả thiết trong một công thự nào đó của Mỹ- lại treo những cái cờ này thì cao lắm - cũng chỉ trở thành trò đàm tiếu hài ước trên báo đài Mỹ chứ chẳng có gì ầm ĩ căng thẳng hoặc tố cáo Trung Quốc cố tùnh phá hoại... danh dự  tổ cò Mỹ..



Đại sứ Trung Quốc, cũng trong thái độ cố chấp  bảo vệ danh dự tổ quốc và tự ái Hán tộc vặt vãnh, nóng nảy bảo vệ tổ cò, thay vì xin lỗi đơn giản vì lý do kỹ thuật in ấn- Nhưng cái tự ái vặt cố hũu ngay cả khi đã lòi ra sai trái- có lẽ . có lẽ thôi, vì theo hoàn cảnh trong đoạn phim không cho thấy- theo quán tính trịch thượng, cửa quyền cố hũu của dân Á Châu còn lạc hậu (Nhật và Hàn đã khác), cứ cãi cối và không xin lỗi rồi nổi cáu- mà quên rằng  hắn ta đang ở New Delhi Ấn Độ nghèo lạc hậu nhưng có nền báo chí tự do  độc lập và dân chủ.

Cái tính hung tợn của "lòng ái quốc",  và tự ái lẫn tự hào dân tộc để từ nhỏ bé xé ra to này- thì không chỉ tên đại sứ Trương Viêm, hay nhóm cực hũu Ấn Độ- mà bất kể những ai trên thế giới này chưa thoát được sự mù quáng về cái tính siêu thực trùu tượng của cái gọi là "quốc gia dân tộc" đều bị.
Hãy thử về Hà Nội mà phê phán Đảng, phê phán Hồ, phê phán xã hội Viêt Nam mà xem, sẽ thấy cái thái độ hung tợn  và mặt nặng tím ngắt của ngừoi ta như thế nào. Và hãy vạcg tội lên án Mỹ  hay chế độ Ngụy VNCH, và  những tệ trạng của gia đình nhà Ngô Đình Diệm với nhóm người Việt Kiều chống cộng, nhất là giới công giáo Bắc kỳ, rồi xem thái độ hung hãn ăn tươi nuốt sống của họ như thế nào. Hoặc hãy nhìn lối nói rơ trẽn và cung cách khỏa lấp tội lỗi sai trái của giới LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ khắp nơi trên thế giới- bọn chúng đều mặt dầy như nhau cả. Đó là bản chất của kẻ Quyền Lực Chính Trị.
Sự kiện lẽ ra giài quyết nhanh gọn vui vẻ nếu như đại sứ TQ cầm bản đồ lên và vui vẻ nói đây là lỗi kỹ thuật in ấn của Công Ty- trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ chưa ngã ngũ- rồi xin lỗi sai sót nằy là xong chuyện!
Bởi với ngừoi hiểu bết thì chẳng ai cho rằng Trung Quốc lại vớ vẩn đần độn đến độ đi mua chuốc cái phiền phức căng thẳng bằng cách CỐ TÌNH ĂN CƯỚP ẢO LÃNH THỔ -  rồi còn nghênh ngang đem IN trên sách thông tin phân phát ngay tại thủ đô của  ẤN ĐỘ trong một buổi hội thảo trao đổi hợp tác làm ăn kinh tế đầu tư!!!  Cho nên phía nhà nước Ấn họ  không cho là cố tình  bị xúc phạm hay bị  khiêu khích- vì hiểu cái lỗi hớ  hênh kém cỏi kỹ thuật và tổ chức của  giới thừa hảnh người Tầu. Chỉ có đám "tổ cò dân tộc" và các nhóm chính trị cơ hội  bài Trung Quốc của Ấn Độ, và Việt Nam là  tận dụng cơ hội để bẻ méo cắt xén và thổi phồng sự kiện này lên chi mục tiêu riêng của họ mà thôi - như trong bản tin có "hàng  ghi chú"  dưới đây của một đài truyền hình Ấn IBN- khác với cách thông tin của tờ Times of India và đài Truyền Hình khác.

China envoyshutupArunachal by nkptc

Trong gần 30 năm sống với ngừoi phương Tây, đi Mỹ, Âu Châu, tham dự biểu tình, hội thảo, viết bài, viết phê bình v.v Tôi thường lên án Anh Úc Pháp Mỹ rất gay gắt thẳng thắn và thẳng mặt với  công dân bản xứ của họ-  nhưng tôi chưa từng nhận được một thái độ tự ái vặt vãnh và hung tợn nào như khi trao đổi với "đồng bào" (Nam ,Bắc, ngoại và nội)  của mình. Tôi còn nhận được cả hăm dọa chửi tục như "chôn sống, bẻ cổ" v.v đủ trò.

Đấy, ông bạn viết tạp bút ơi!  Một chuyện nhỏ thế thôi, nếu mà cẩn trọng thêm vài phút để truy tìm thì nó rõ ra như thế. Và nếu đủ tính "trí thức" để suy luận lý giải xa hơn và cao hơn sẽ làm con ngườ và đầu óc i mình trưởng thành hơn.
Vấn để  đáng ghê tởm và đáng nêu ra  ở đây không phải vì là Trung Quốc hay Ấn hay Viêt Nam.. mà là  cái bản chất của  THẾ LỰC NHÀ NƯỚC và CHỦ NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC mà nó bám vào để tồn tại- và nhất là nhà nước đó lại đang nắm ĐỘC TÀI..  Nhà nước Mỹ, Anh Pháp Úc Ấn  v.v đều như vậy.. Sự khác biệt là tình thần và sự thể hiện  DÂN CHỦ DÂN QUYỀN của người dân,  ở đây là người phóng viên Ấn Độ đã làm được . Khi ngừoi dân không quan tâm, thì bọn nhà nước là CHÓ SÓI hết cả..

Cứ sống trong ảo mộng tổ cò và chủ nghĩa quốc gia dân tộc, sớm muộn nó cũng sẽ biến mình thành ngu muội, man rợ và sát nhân.

Hãy lên án tội ác, gian manh, và phi nhân từ bất cư nơi đâu, do bất cứ ai hành xử- và xin Hãy bảo vệ công lý, công bằng và nhân bản với  chính mình và với tất cả mọi người- không biên giới chủng tộc quốc gia thể chế chính trị- đừng mang nặng định kiến bạn nhé! Định kiến nó nặng lắm, nó sẽ kéo chìn bạn xuống vũng bùn đen đó!
Trước khi YÊU NƯỚC hãy học YÊU SỰ CÔNG CHÍNH và YÊU CON NGƯỜI đã bạn nhé!
Cẩn thận!
NKPTC


Nguồn http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2011-11-03/india/30354632_1_indian-journalist-india-zhang-yan-india-sovereignty

Distorted map: Chinese ambassador tells Indian journalist to shut up
Sameer Arshad, TNN Nov 3, 2011, 06.40PM IST

NEW DELHI: A distorted Indian map showing parts of India in China and Pakistan led to an argument between Chinese Ambassador to India Zhang Yan and a journalist on the sidelines of a business session with Xinjiang governor at a New Delhi hotel on Thursday.

Zhang asked the journalist to "shut up" as he repeatedly questioned him about the map on the cover of a Chinese firm's brochure that showed Arunachal Pradesh, Ladakh as part of China and Pakistan Occupied Kashmir (PoK) as that of Pakistan . The heavy equipment manufacturing firm signed a $ 400 million business deal with the Gujarat government earlier in the day.

"This is not China...it is India. We have full freedom here. How can you ask a journalist to shut up, if he is asking you something,'' the journalist told Zhang.

The ambassador said the journalist "pushed, pushed, pushed" and that he repeatedly told him that it was a technical issue that would be sorted out. "We will handle this. We are working for friendlier ties with India...this will not help,'' said Zhang. "...we are handling this in a friendly way." Zhang said he raised the issue with the company. "So what can I do for you?"

The journalist said he just asked the ambassador for his comments and that he had no business to be agitated. The two were later seen shaking hands, as Chinese officials tried damage control with one of them asking the journalist "to sort this out in a friendly way".

Ministry of external affairs joint secretary Gautam Bambawale, who was present at the meet, said he drew Zhang's attention towards the map and that he accepted that it was wrong. "It is a private sector company (that has goofed up) and not the Chinese government."

Officials down played the issue; saying even Indian companies have made similar mistakes in the past and that it did not reflect Beijing's official position.

China, India's largest trading partner, claims sovereignty over parts of Ladakh and Arunachal Pradesh and calls it southern Tibet. It refuses to recognize the "imperialist" 1913 Shimla Convention under which Tibet ceded Tawang to India and regards its border with India -- the McMahon line -- as disputed.

The two countries have sparred over high-profile visits to Arunachal Pradesh asserting India's sovereignty over the region while New Delhi recently expressed its displeasure over Beijing's infrastructural projects and overall presence in PoK. Beijing has been issuing stapled visas to Kashmiris as part of its refusal to accept India sovereignty over Jammu & Kashmir.

No comments:

Post a Comment