Tuesday, October 30, 2012

Lại Chuyện Nợ Nần Quốc Gia

      Theo thói quen xấu của Tôi, là vẫn chỉ đủ khả năng viết bú khú. Cho nên bài viết "bù khú" ngắn gọn này được xem như là "chuyện bên lề" hy vọng giúp một số bạn đọc Việt nam một ít kiến thức căn bản về chuyện "nợ nần quốc gia" hay "tổ cò" . đang được tận dụng thổi phồng để hù dọa quần chúng về vai trò "cực kỳ quan trọng" của "chính phủ quốc gia" hay còn gọi là "Chú Phỉnh Các Dua"...
    Tầm quan trọng đầu tiên chính là bọn Chú phỉnh các dua này đã tạo ra nợ nần khủng hoảng.
    - NỢ Nần Quốc Gia nghĩa là chính thằng  nhà nước mang công nợ với quần chúng và chủ nợ nước ngoài, chứ không phải quần chúng quốc gia đó MANG NỢ.
    - Tổng số nợ quốc gia, hay chính xác phải nói rõ là THẰNG CHÍNH PHỦ NỢ bao gồm hai phần chính:  Phần nợ công dân của họ tính bằng đồng tiền quốc gia qua việc bán công phiếu cho dân, vay quĩ huu bổng của dân, và lương huu bổng công chức v.v (Public Debt)- Phần nợ các nhóm đầu tư ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (các công phiếu mua bán bằng ngoại tệ) gọi là Nợ Chủ Quyền hay nói rõ là món nợ của thằng "chủ quyền quốc gia" (Sovereign Debt).. Đây mới là nợ quan trọng khiến đưa đến khủng hoảng và... có thể mất nước!! Nhưng không phải là bị chiếm đóng quân sự như thời xa xưa, mà bị tập đoàn đại bản tư nhân nước ngoài tràn vào chiếm chỗ, làm chủ khai thác tài nguyên v.v
   
Nguyên Nhân:
    Dĩ nhiên nguyên nhân nợ thì dễ hiểu. Đơn giản là sài quá sức thu nhập, hay gọi là vung tay quá trán. Nhưng ở cương vị nhà nước, một thằng không có khả năng làm ra sản phẩm để bán , mà chỉ có QUYỂN TIÊU TIỀN, khả năng IN GIẤY TIỀN và dùng bạo lực SÚNG ĐẠN NHÀ TÙ ép đánh thuế để chi dụng.. thì NỢ đến nguyên nhân chính là do THAM NHŨNG, chi phí những công trình hoành tráng vô bổ, KHOE MẼ lấy uy với quần chúng, không thiết thực cho dân sinh và kinh tế, những công trình kế hoạch chỉ lập ra để giúp phe nhóm của mình nhận tiền, chia tiền công quĩ v.v và nhất là CHI PHÍ LƯƠNG BỔNG HÀNH CHÁNH quan chức, và đặc biệt hao phí nhất vẫn là ngân sách QUÂN SỰ AN NINH QUÁ CAO, trong khi không thể đánh thuế để thu thuế CAO HƠN khi người DÂN trong lãnh vưc SẢN XUẤT, cũng không LÀM RA ĐƯỢC TIỀN để mà trả đủ thuế cho nhà nước (Revenue).
   
    NHÀ NƯỚC "CHÚ PHỈNH CÁC DUA" VỠ NỢ
   
    Vậy chuyện gì xảy ra khi một NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ VỠ NỢ? Tức là tuyên bố không thể trả được nữa?
    Theo nguyên lý cổ điển cho rằng chủ quyền tối thượng quốc gia không thể bị trừng phạt (Sovereign immunity & impunity), thì một nhà nước có quyền tự giảm nợ (haircut) hoặc quịt nợ và huề cả làng. Thế nhưng đó chỉ là đối với dân của mình thôi! Nhà nước quịt nợ Dân bình thường, vì chỉ là nợ công chúng, không phải nợ bên ngoài. Cao lắm ở xứ dân chủ, thì nó thay chính phủ rồi trả dần, điều chỉnh chính sách v.v. Nhưng khi có "nợ chủ quyền" (Sovereign Debts) đối với quốc tế, thì vấn đề sẽ khác hẳn. Nếu yếu thế thì bỏ mẹ ngay. Nó dùng súng đạn tầu chiến để đòi nợ và chiếm đóng, từ chuyên môn gọi là Giải Pháp Tầu Chiến (GunBoat Solution).
   
    Trong lịch sử bang giao quốc tế,  đã có HÀNG TRĂM CUỘC VỠ NỢ của nhiều quốc gia đủ loại từ Âu qua Á v.v, như trong bảng liệt kê dưới đây:
    Africa
   
        Algeria (1991)
        Angola (1976,[16] 1985, 1992-2002[16])
        Cameroon (2004)[16]
   
        Central African Republic (1981, 1983)
        Congo (Kinshasa) (1979)[16]
        Cote d'Ivoire (1983, 2000)
        Gabon (1999–2005)[16]
        Ghana (1979, 1982)[16]
        Liberia (1989–2006)[16]
        Madagascar (2002)[16]
        Mozambique (1980)[16]
        Rwanda (1995)[16]
        Sierra Leone (1997–1998)[16]
        Sudan (1991)[16]
        Tunisia (1867)
        Egypt (1876, 1984)
        Kenya (1994, 2000)
        Morocco (1983, 1994, 2000)
        Nigeria (1982, 1986, 1992, 2001, 2004)
        South Africa (1985, 1989, 1993)
        Zambia (1983)
        Zimbabwe (1965, 2000, 2006[16] (see Hyperinflation in Zimbabwe)
   
    Americas
   
        Antigua and Barbuda (1998–2005)[16]
        Argentina (1827, 1890, 1951, 1956, 1982, 1989, 2002-2005[16] (see Argentine debt restructuring))
        Bolivia (1875, 1927,[16] 1931, 1980, 1986, 1989)
        Brazil (1898, 1902, 1914, 1931, 1937, 1961, 1964, 1983, 1986-1987,[16] 1990[16])
        Canada (Alberta) (1935)[16]
        Chile (1826, 1880, 1931, 1961, 1963, 1966, 1972, 1974, 1983)
        Colombia (1826, 1850, 1873, 1880, 1900, 1932, 1935)
        Costa Rica (1828, 1874, 1895, 1901, 1932, 1962, 1901, 1932, 1962, 1981, 1983, 1984)
        Dominica (2003–2005)[16]
        Dominican Republic (1872, 1892, 1897, 1899, 1931, 1975-2001[16] (see Latin American debt crisis), 2005)
        Ecuador (1826, 1868, 1894, 1906, 1909, 1914, 1929, 1982, 1984, 2000, 2008)
        El Salvador (1828, 1876, 1894, 1899, 1921, 1932, 1938, 1981-1996[16])
        Grenada (2004–2005)[16]
        Guatemala (1933, 1986, 1989)
        Guyana (1982)
        Honduras (1828, 1873, 1981)
        Jamaica (1978)
        Mexico (1827, 1833, 1844, 1850,[16] 1866, 1898, 1914, 1928-1930s, 1982)
        Nicaragua (1828, 1894, 1911, 1915, 1932, 1979)
        Panama (1932, 1983, 1983, 1987, 1988-1989[16])
        Paraguay (1874, 1892, 1920, 1932, 1986, 2003)
        Peru (1826, 1850,[16] 1876, 1931, 1969, 1976, 1978, 1980, 1984)
        Surinam (2001–2002)[16]
        Trinidad and Tobago (1989)
        United States (1779 (devaluation of Continental Dollar), 1790, 1862,[17] 1933 (see Executive Order 6102),[16] 1971 (Nixon Shock)
            9 states (1841–1842)[16]
            10 states and many local governments (1873-83 or 1884)[16]
        Uruguay (1876, 1891, 1915, 1933, 1937,[16] 1983, 1987, 1990, 2003)
        Venezuela (1826, 1848, 1860, 1865, 1892, 1898, 1982, 1990, 1995-1997,[16] 1998,[16] 2004)
   
    Asia
   
        China (1921, 1932,[16] 1939)
        Japan (1942, 1946-1952[16])
        India (1958, 1969[citation needed], 1972)
        Indonesia (1966, 1998, 2000, 2002)
        Iran (1992)
        Iraq (1990)
        Jordan (1989)
        Kuwait (1990–1991)[16]
        Myanmar (1984,[16] 1987,[16] 2002)
        Mongolia (1997–2000)[16]
        The Philippines (1983)
        Solomon Islands (1995–2004)[16]
        Sri Lanka (1980, 1982, 1996[16])
        Vietnam (1975)[16]
   
    Europe
   
        Albania (1990)
        Austria-Hungary (1796, 1802, 1805, 1811, 1816, 1868)
        Austria (1938, 1940, 1945[16])
        Bulgaria (1932[citation needed], 1990)
        Croatia (1993–1996)[16]
        Denmark (1813)[16] (see Danish state bankruptcy of 1813)
        England (1340, 1472, 1596)
        France (1558, 1624, 1648, 1661, 1701, 1715, 1770, 1788, 1812)
        Germany (1932, 1939, 1948[16])
            Hesse (1814)
            Prussia (1683, 1807, 1813)
            Schleswig-Holstein (1850)
            Westphalia (1812)
        Greece (1826, 1843, 1860, 1893, 1932)
        Hungary (1932, 1941)
        The Netherlands (1814)
        Poland (1936, 1940, 1981)
        Portugal (1560, 1828, 1837, 1841, 1845, 1852, 1890)
        Romania (1933, 1982, 1986)
        Russia (1839, 1885, 1918, 1947,[16] 1957,[16] 1991, 1998)
        Spain (1557, 1575, 1596, 1607, 1627, 1647, 1809, 1820, 1831, 1834, 1851, 1867, 1872, 1882, 1936-1939[16])
        Sweden (1812)
        Turkey (1876, 1915, 1931, 1940, 1978, 1982)
        Ukraine (1998–2000)[16]
        United Kingdom (1749, 1822, 1834, 1888–89, 1932)[16]
        Yugoslavia (1983)
   
    Và có lẽ nhà nước phong kiến Tây Ban Nha là nhà nước đầu tiên tuyên bố vỡ nợ. Năm 1555, vua Philip II của  Tây Ban Nha tuyên bố vỡ nợ, rồi lại nợ nữa, rồi lại vỡ nợ, vì vừa hoang phí, vừa gây chiến phí, mà lợi nhuận cuớp từ thuộc địa chưa có. Nhưng lúc này Tây Ban Nha cũng khá mạnh cả trong lẫn ngoài nên mọi người đều cười trừ. Nhưng với ông chủ nợ là đế quốc Anh thì khác hẳn. Anh Quốc thường xuyên dùng bạo lực quân sự chiếm đóng các xứ "vay nợ" không trả nổi, như Ai Cập năm 1882 bị Anh tiến chiếm. Hoặc như Mỹ đem tầu chiến đến đánh Venezuela trong thập niên 1890s  và tiến chiếm Haiti năm 1915 để đòi nợ!
   
    Trong thời cận đại, sau đệ nhị thế chiến, với hệ thống bang giao quốc tế mới, khuynh hướng bàn thảo tương nhượng và thỏa hiệp -giới hạn vũ lực chiến tranh trong lãnh vực nợ nần tài chính đưa đến những biện pháp và giải pháp khác.
   
    Khi một chính phủ đơn phương tuyên bố vỡ nợ,
-Về mặt đối ngoại: thì tùy vị trí chính trị kinh tế (cường quốc hay nhược tiểu) của quốc gia đó, các chủ nợ sẽ có những biện pháp khác nhau. Các nước chủ nợ có thể phong tỏa tài sản và cấm vận không cho phép trao đổi bang giao như thời Việt Nam sau năm 1975. Các tổ chức định chế tài chính sẽ hạ thấp chỉ số tín dụng và tăng lãi xuất thật cao với điều kiện thật gắt gao, nếu còn có thể cho vay.
    - Vể mặt đối nội, dĩ nhiên tùy vào xã hội dân chủ hay độc tài, họ thay đổi chính phủ, thay đổi chính sách kinh tế v.v  Nhưng miễn là còn người, còn đất là còn sinh hoạt kinh tế, củng cố tài nguyên gây dựng lại NỀN SẢN XUẤT, và dị nhiên, khi có hàng hóa đúng nhu cầu, đúng lợi nhuận, thì tự nhiên các con buôn nước ngoài sẽ mò vào- và NGOẠI THƯƠNG SẼ LẠI MỞ ĐƯỜNG TĂNG TRƯỞNG ...Như trường hợp Ecuardor, Argentina, Iceland đang diễn ra. (xem phụ bản-

When Bad Things Happen to Good Sovereign Debt Contracts: The case of Ecuador)


    Trên thực tế hôm nay, việc tuyên bố vỡ nợ thường luôn luôn là do đã có phương sách thỏa hiệp để "vỡ nợ". Vì để một Chính Phủ Vỡ Nợ  đơn phương, trong nền kinh tế liên lập toàn cầu hôm nay chẳng có lợi gì cho ai hết. Chủ nợ là các đại ngân hàng tài chính, có xiết nợ cũng chẳng bao nhiêu mà thường mất gần hết, và mất hẳn "con nợ" lâu dài. Nền kinh tế toàn cầu thiếu hụt sản phẩm hàng hóa cũng như lực tiêu thụ.. Cho nên, mọi nỗ lực dồn vào những biện pháp thỏa hiệp vỡ nợ có điều kiện (Restructuring debts).
   
    Chẳng hạn như trường hợp Argentina, các chủ nợ tái điều chỉnh số nợ và phương pháp trả dần bằng hàng hóa sản phẩm. Sau đó mới tuyên bố vỡ nợ, và Argentine điều chỉnh kinh tế chính trị, gây dựng lại nền sản xuất và trả nợ dần bằng sản phẩm, trao đổi lương bổng bằng trực tiếp hàng hóa trong thời gian đầu tiên (barter system) để ổn định nền tiền tệ v.v

Hay như Ecuador, chơi ngang- tuyên bố rằng kẻ cho nợ gian lận không chính đáng (illegitimate debts), cho nên tớ có quyền đếch trả nữa . Và Ecuador tự điều chỉnh xòa nợ, và xây dựng lại nền kinh tế tự thân, rồi cũng tiếp tục ngoại thương v.v
   
    Hay giả như Mỹ "bị" quốc hội "đe dọa"  bắt vỡ nợ trong năm qua, giả sử nếu Mỹ đã tuyên bố VỠ NỢ thật, (nghĩa là đếch thèm trả)  thì sẽ ra sao? Mẹ bố khỉ, như trang Nhân Chủ đã có viết bù khú thời điểm đó, Nhà Nước Mỹ Vỡ Nợ, nhưng  cả thế giới phải chơi với dân Mẽo và các công ty Mẽo để làm thị trường tiêu thụ và trao đổi kỹ thuật, dùng tiền Mẽo... Mẽo khống chế hệ thống ngân hàng tiền tệ thế giới (World Bank, IMF, v.v). Chẳng có thằng đếch nào dám khóa sổ băng Mẽo hết. Cấm vận Mẽo cũng quên mẹ nó đi..!!! Thế thì chỉ có giới chủ nợ  là thiệt thòi. Nhà Nước nó có "chủ quyền quịt nợ" mà!  Chủ nợ là ai? Là dân Mỹ, là các ngân hàng tư nhân, đầu cơ, đầu tư nước ngoài cắn răng mà chịu mất của!!!.
   
    Chẳng hạn chủ nợ lớn nhất như Trung Cộng giữ 3 ngàn tỉ nợ công khố Mỹ, khi nghe Mỹ hăm dọa rục rịch "vỡ nợ", đã từng đái trong quần!!! Vì Trung Cộng nào dám "không thèm bang giao" mua bán với Mẽo! Có mà cả triệu dân gặm đồ điện tử rẻ mạt mà ăn thay hủ tíu bánh bao. Có dám khóa sổ đóng băng ngân khoản Mẽo không? Khoản này ngoài tầm tay của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. chứ đừng nói Tầu phù!
   
    Và ngay cả các ngân hàng con buôn tài chính trong nước Mỹ cũng xốn vó.. Thế là màn kịch vỡ nợ thông qua êm ấm do đám ngân hàng chủ nợ thúc đẩy, Nhưng Obama ra vẻ là quốc hội nhượng bộ. Mẹ tiên sư cái sự đời.. Thế là  Ngân Hàng Quốc Gia Mỹ "in" thêm tiền, không phải để cho Nhà Nước Mỹ vay, mà để cho các Ngân Hàng tài Chính khác rồi từ đó các nhóm tài chính này mới cho nhà nước Mỹ vay lại, bằng cách dùng số tiền đó MUA CÔNG PHIẾU của Chính Phủ Mỹ bán ra!!! Mẹ tiên sư cái sự đời...NHưng đừng ai nhắc là nó từng in ra 16 ngàn tỉ "biếu không" khắp thế giới cho các ngân hàng tài chính đàn em và bè bạn!!!.
   
    Còn Hy Lạp thì sao?

HY Lạp là thành viên của khối EUROZONE, nghĩa là mất cha nó quyền in tiền và điều chỉnh giá tiền (lãi xuất).  Cho nên, càng vay tiền càng nợ cao (rollovers) cứ chồng chất, Vì điều kiện để được VAY, là phải cắt giảm hết, để phải dùng tiền vay được UU TIÊN TRẢ CHO CÁC CHỦ NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH trước , rồi sau mới chi trả trong nước Hy lạp. Và rồi phải tăng thuế để trả lãi xuất cao hàng năm cho món tiền "cúu nợ" .. Nhưng làm sao đủ, khi người dân không có việc làm để có thu nhập đóng thuế cao; chưa nói bị giảm lương lấy đâu ra thuế cao mà đóng? Công ăn việc làm  sản xuất không có người tiêu thụ làm sao đóng thuế? Công quĩ tài sản bị tư hóa vào tay tài phiệt nước ngoài, làm sao lấy thuế và tạo việc vực lại nền kinh tế sản xuất?
Nói ngắn gọn, HY LẠP không có khả năng tái tạo nền kinh tế sản xuất khi còn kẹt trong gọng kềm của Eurozone mà Đức là nước mạnh nhất với nền sản xuất vượt trội và chính sách kềm hãm lương bổng của Đức  để mặt hàng Đức trở nên rẻ hơn trong cuộc công phá thị trường các nước khác trong khối EURO. Bọn tam đầu chế ECB, EU và IMF mặc tình thao túng, bất chấp dân chủ.
   
    Hy Lạp sẽ phải "tuyên bố vỡ nợ có điều kiện". Từ đó với việc tái tạo giá trị đồng Drachma, được tự do điểu chỉnh và in ấn theo lượng lực sản xuất nội địa với giá cả cạnh tranh (nghĩa là giá thấp hơn so với Euro), Hy Lạp sẽ có cơ hội vực lại nền kinh tế sản xuất nhanh chóng, Hy Lạp  đâu phải là nước nông nghiệp chậm tiến, Hy lạp là xã hội kỹ nghệ, thương thuyền, hải sản, và du lịch... Chỉ vì vội vã gia nhập Eurozone khiến mất chủ động trong khi Đức Pháp nắm hết phần thượng phong mà thôi..nếu quần chúng Hy lạp hiểu ra VẤN NẠN cũng như sức mạnh kinh tế của họ, thực thi đúng chính sách mở rộng sản xuất nội đia, đễ dãi đầu tư, giới hạn thằng nhà nước chi phí lương bổng quan chức xa xỉ, mua súng đạn vớ vẩn của Pháp Đức v.v thì Hy lạp phục hồi trở lại còn nhanh hơn cả Argentine hay Iceland và Ecuador.
   
    Nói tóm lại, tất cả vẫn là DÂN TRÍ và TRÍ TUÊ của DÂN trong một hệ thống TẢN QUYỀN để tránh thằng nhà nước chú phỉnh hoang phí tham lạm bừa bãi, là giải quyết được vấn đề.. Thụy Sĩ chẳng có tài nguyên, bờ biển mẹ gì, nằm kẹt cứng giữa các nước khác với gần 1/4 là rặng núi Alpes nó chiếm.. Thế mà với TRÍ DÂN và NỀN CHÍNH TRỊ TẢN QUYỀN, vì vậy họ chằng có THẰNG NHÀ NƯỚC TO LỚN  để mà nó mang nợ chủ quyền "lớn to". Nhà nước nó nhỏ xíu, chẳn có quyền hành tham lạm tiêu phí cái gì.. Làm sao mà có nợ nần tràn ngập hay vỡ nợ chứ? Đơn giản như thế!
   
    Cuối củng, nói toạc mẹ nó ra,  thật sự, nói chung các món NỢ CHỦ QUYỀN phần lớn chỉ là cái "cớ" của Bọn Tâp Đoàn tài Chính (World Bank. IMF v.v) chúng nó gài cho các đất nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà TRÍ DÂN lẫn DÂN TRÍ không có, để nợ chồng chất,  rồi đến nỗi không trả nổi nữa, và  thế là nó nhảy  vào tiến chiếm khống chế hết cả. Xưa thì bằng tầu chiến, hiện đại thì bọn nó dùng bọn Tập Đoàn Đại Bản Tài Chính nhảy vào xâu xé tư nhân hóa tài sản công cộng tài nguyên quốc gia là xong sự đời!!!
   
    Riêng Hy lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ái Nhĩ Lan v.v chỉ là màn kịch của cả lũ bọn nhà nước chúng nó, để tiến hành chính sách KINH TẾ MỚI ĐẠI BẢN cho toàn Liên Âu.. Chứ tài phiệt dày dạn kinh nghiệm cỡ như thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đang có đa số phiếu dễ gì bỏ ngang; và cha con nhà Papandreou's đều dày kinh nghiệm chính trường lẩn kinh nghiệm kinh tế tài chính từ Mỹ về, cũng đang có đa số phiếu, làm sao bỏ ngang để cho thằng bá vơ vào nắm quyền! Mà nắm quyền để THỰC HIỆN Y CHANG CHÍNH SÁCH không khác biệt , mới lạ sự đời! Vậy chính sách không thay đổi, mà chỉ thay người thực hiện, vậy để làm gì? Để không bị ràng buộc "dân chủ"...
   
    Thế nhưng sự đời MƯU SỰ tại CHÚNG MÀY, còn THÀNH SỰ hay không là DO DÂN TRÍ nó biết sớm hay muộn nữa!
    Khi quần chúng nó hiều dã tâm của chúng mày thì cả cái hệ thống quân đội công an cũng sập. Chưa nói là ngay cái hệ thống kinh tế tài chính và tiền tệ hiện tại là không thể kéo dài được (unsustainable).
   
    1- Một nền kinh tế sản xuất đang phải dựa vào nguồn năng lượng (dầu hỏa)  đang cạn dần và càng ngày càng đắt làm sao có tăng trưởng vô hạn.
    2- Tăng trưởng không thể vô hạn khi phải dựa vào lực tiêu thụ, mà lực tiêu thụ lại phải dựa vào tăng trưởng!
    3- Hệ thống tiền tệ và tín dụng không thể kéo dài trong hiện trạng hôm nay, khi nó phải dựa vào tăng trưởng (lượng hàng hóa và giá trị hàng hóa từ sản xuất, hay khám phá tài nguyên mới) - để tính thành tiền lời (lãi xuất từ tờ giấy vụn được in ra bằng quyền chính trị) -Khi "tăng trưởng" không thể tăng mãi mãi, thì ĐỒNG TIỀN GIẤY làm sao còn giá trị, nó sẽ mất dần với số lượng in ra càng ngày càng nhiều trên máy điện toán. Và cuối cùng là KHỦNG HOẢNG (như đang thấy từ năm 2008 đến nay. và còn nữa).
   
    Trong vòng 100 năm đang đến, Nhân Loại sẽ trải qua ít ra là hai cuộc khủng hoảng toàn diện để rồi sẽ phải đi đến một thỏa thuận một mô thức mới (paradigm) trong đó nền chính trị dân chủ trực tiếp sẽ được hội luận như một nền tảng đầu tiên. Bởi thời điểm lúc đó KHOA HỌC CÔNG NGHÊ các lãnh vực đã khác hẳn hôm nay, khi CON NGỪOI bắt đầu định hướng tiến hóa cho nó, và định nghĩa GIÁ TRỊ NHÂN BẢN cũng phải được hội luận tái xác định lại. Có lẽ lúc đó câu hỏi sẽ được đặt ra là CHÚNG TA , LÀOI HAI CHÂN NÀY, còn muốn tồn tại như Con Người có cảm tính, nhận thức đạo lý và nghệ thuật,v.v do chính mình đồng thuận đặt ra, nữa hay không - hay phải trở thành một loài cực thông minh, nhưng máy móc đon điệu và tàn bạo vô tâm?
   
    NKPTC
GHI CHÚ *** Đừng chủ quan mà quên rằng Nhân Loại này đã từng NGU NGỤC để cho bọn thiểu số Nhà Nước dùng SINH MẠNG TÀI SẢN của họ, tiến hành  HAI CUỘC ĐẠI CHIẾN liên tục chỉ có TRONG VÒNG 23  NĂM 1917-1939.. Hàng trăm triệu người chết- Hàng trăm triệu tật nguyền -hàng ngàn tỉ tiền, vàng phí phạm-- và trên hết là nỗi đau khổ cùng cực của Con Người và vết thương Nhân Bản không bao giờ có thể định giá được. 

No comments:

Post a Comment