Tuesday, November 13, 2012

THƯ GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC GỞI TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG JEAN DECOUX

BẢN DỊCH THƯ VIẾT TAY BẰNG PHÁP NGỮ (có bản dịch Việt ngữ) CỦA GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC GỞI ĐÔ ĐỐC JEAN DECOUX, TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
 Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944
 Thưa Đô Đốc,
Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.
     Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.
     Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].
     Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám mục nầy ngay.
     Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.
     Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.
     Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, cho đến khi được chứng minh ngược lại, tôi xin thú thực là không tin rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.
     Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.
       Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.
      Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.
  NGÔ ĐÌNH THỤC


Vicariat Apostolique de Vinh Long
(Cochinchine)
     Vinh Long, le 21 Aout 1944
      Amiral,
     Je viens d’apprendre par un prêtre de ma Mission, envoyé à Saigon pour les affaires du séminaire, que deux de mes frères ont été l’objet de poursuites judiciaires à Hué. N’ayant recu de Hué depuis longtemps aucune nouvelle, je ne sais si ce qu’on m’a rapporté corespondait à la vérité.
     Mais, en pensant a la peine immense et à la juste indignation que vous avez du éprouvées, si ce qu’on leur imposait était fondé, je m’empresse de vous écrire, pour vous exprimer, Amiral, ma grande douleur en l’occurence.
     S’il était prouvé que leur activité a pu nuire aux intérêts de la France, je la désapprouve du fond du coeur, comme évêque, comme annamite, et comme membre d’une famille dont le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghệ An et Hà Tịnh.
     Cette déclaration n’a pas pour but, Amiral, de sauvegarder ma situation personnelle: car ce sera avec joie que je quitterai mon évêché si tôt qu’il sera constaté que mon humble personne pourrait porter préjudice aux intérêts de la Religion.
     Elle n’a pour objet que de vous montrer que vous n’avez pas accordé votre bienveillante confiance à un indigne ou à un ingrat.   Amiral, je n’ai jamais tant regretté mon éloignement de Hué. Là j’aurais pu mieux conseiller mes frères et, à, l’occasion, m’opposer à leur desseins, si vraiment ils en ont concu de nuisibles aux intérêts de la France .
     Je puis hélas me tromper, mais je vous confesse, Amiral, que je ne puis croire, jusqu’à preuve du contraire, qu’ils se sont montrés si rebelles aus traditions de notre famille, qui s’était attachée à la France dès le début, tandis que les aieux et les pères des mandarins actuels, presque tous, combattaient contre elle, et ne s’étaient décidés pour elle que lorsqu’il n’avait plus que profit à le faire.
     Mes frères eux-mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d’un chinois de Cholon envoyé à cet effet à Phan Rang où Diệm défendait énergiquement l’entrée de l’Annam aux émissaires communistes envoyés de la  Cochinchine.
     Certes, leur dévouement dans le passé n’est pas l’excuse de leur imprudences actuelles; s’il est prouvé qu’elle est coupable. Mais je crois ne pas faire en vain appel à votre miséricordieuse clémence en leur faveur, qui juge du présent sans pourtant oublier le passé. Celà en considération des services que mon père Ngô Đình Khả a eu l’honneur de rendre à la France au péril de sa vie, et de la longue conduite de mes frères faite d’un dévouement sans bornes à la France , sans peur de sacrifier leur vie pour elle.
 En vous exprimant de nouveau, Amiral, toute la douleur que je ressens dans cette affaire, je vous prie d’agréer mes hommages les plus respectueux.
  NGO DINH THUC

Ai là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ?
Đọc trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng của Tướng Trần Văn Đôn, ở trang 74, ông có cho biết ông đã đề nghị thay lá cờ chữ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim ra lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Nhưng ai đã vẽ ra lá cờ đó?
Tình cờ tôi đọc được trong quyển: Giải Phóng: The Fall and Liberation of Saigon của Tiziano Terzani (St. Martin’s Press, New York, 1976), viết như sau: (Dịch ra tiếng việt phía dưới)
With LeMaitre gone, relations improved between the new authorities and the Church, even the official one. Archbishop Nguyen Van Binh gave his support to Father Thi’s group and to the magazine Cong Giao va Dan Toc (“Catholics and People”), and participated along with 250 other prelates in a meeting organized at Doc Lap where members of the PRG explained their policy and reaassured the Catholics.
Binh tried to bring Monseigneur Thuan along to the meeting, but the palace told him that his presence was not needed. When I left Saigon, Thuan was rumored to be negotiating his resignation in exchange for permission to leave Vietnam.
As a first concession to the new authorities the Church agreed to participate in a joint committee that quietly began studying the possibility of changing the wording of prayers.
“I don’t see what there is to change. Thousands of Vietnamese have gone to heaven with those prayers,” Father Tran Huu Thanh said acidly. Father Thanh had stayed in Saigon. He had not placed himself at the head of an armed band of Catholic resisters and he had not been imprisoned by the bo doi, as it was rumored after the liberation. Even he, one of the symbols of the most deepseated Catholic anti-Communism, was able to carry on with his life in the Redemptorist church on Ky Dong street. When I went to see him one Sunday in June he had just finished saying mass. The sacristy was full of people coming to confess or to ask advice, and in front of the gaudy Madonna there was the usual crowd of women praying and beggars holding out their hands.
Of all the parish priests who had fled from the North in 1954, he had been one of the most influential. An ideologue and adviser to Diem, it was who designed the “three banded” flag that flew over Saigon until the Liberation.
“The three red stripes represent the three regions of Vietnam – Tonkin, Annam, and Cochin-China – but also the Trinity,” he once explained to me. (tr, 261).”


Tạm dịch: Với sự ra đi của Khâm-sứ LeMaitre, sự liên hệ giữa chính quyền mới và Nhà Thờ sẽ tốt hơn ngay cả với giới lãnh đạo. Được sự hậu thuẫn của nhóm Linh-mục Thi và tờ báo Công Giáo và Dân Tộc, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cùng với 250 tu sĩ cao cấp khác đến tham dự buổi họp với các thành viên của Ủy Ban Quân Quản Sàigon tại Dinh Độc Lập để họ giải thích chính sách của họ và để trấn an những người Thiên Chúa giáo.

Đức Cha Bình cố gắng đưa Đức Cha Thuận đi theo tới chỗ họp, nhưng Ủy Ban Quân Quản Sàigon bảo rằng sự hiện diện của Đức Cha Thuận là không cần thiết. Khi tôi rời Sàigon, có tin đồn rằng Đức Cha Thuận đã thương lượng xin từ chức để đổi lấy sự ra đi khỏi Việt Nam.
Sự nhượng bộ đầu tiên với chính quyền mới là Nhà Thờ đã đồng ý cộng tác với chính quyền để xem chỗ nào có thể thay đổi được trong những lời cầu nguyện.
Linh-mục Trần Hữu Thanh chua chát nói: “Tôi không thấy cần phải thay đổi điều gì. Hàng ngàn người Việt Nam đã lên thiên đường với những lời cầu nguyện đó.”
Linh-mục Thanh ở lại Sàigon. Ông ta không chịu làm lãnh tụ nhóm Da-tô vũ trang chống chính phủ, và ông cũng không bị bộ đội bắt bỏ tù như tin đồn sau Giải Phóng. Ngay cả ông ta, một trong những biểu tượng của Da-tô giáo chống Cộng mãnh liệt nhất, vẫn có thể tiếp tục cuộc sống trong Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng.
Tôi đến gặp Linh-mục Thanh vào một ngày Chủ Nhật trong Tháng 6 (1975) khi ông vừa làm lễ xong. Nhà thờ đầy người tới xưng tội hay xin ý kiến, và ở trước tượng Đức Mẹ là đám đông đàn bà thường hay đến đó cầu nguyện và có những người ăn mày chìa tay ra xin.
Trong số các linh mục di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, Linh-mục Thanh là một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất. Vừa là một người có ý thức hệ cực đoan vừa là cố vấn cho ông Diệm, chính ông là người vẽ ra lá cờ “ba sọc” bay phất phới tại Sàigon cho đến ngày Giải Phóng. Ba sọc đó tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung, Nam – nhưng cũng là “Ba Ngôi” (Trinity, tam vị nhất thể, chúa cha, chúa con và Thánh thần), ông đã có lần giải nghĩa cho tôi nghe như vậy.”[iv]
Dưới đây là lời nhận xét của cụ Đỗ Mậu:
“Một linh mục đã nói ra tôi tin ông không nói dối và trong giai đoạn đó nói dối được cái gì. Linh-mục Thanh còn sống. Tác giả Terzani còn sống, chúng ta có thể kiểm chứng được. Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ Jean Charles. Bảo Đại sang Pháp đi học đã ở nhà bố nuôi từ năm 1922 đến năm 1932 (Bảo Đại còn sống có thể kiểm chứng). Người ký “Pháp Qui Tạm Thời” cho thi hành treo Quốc Kỳ vàng ba sọc đỏ và bài Quốc Ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1/6/1948 tức là ngày 24/4 năm Mậu Tý là Thủ Tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng là ông Tây André Bauvais - Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay cho cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn, từng xách cặp, tức “Aide de camp” của ông Xuân.
(Lại có tin ông Nguyễn Văn Tâm, Hùm Xám Cai Lậy, cũng tự nhận là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lịch sự hình thành lá cờ vàng ba sọc đỏ là như thế.).” [v]
Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ “lá cờ vàng ba soc” do chính Giáo Hội La Mã chủ động họa kiểu đưa ra với mục đích:
1.- vừa làm biểu tượng cho quyền lực của Vatican và được ngụy tạo làm biểu tượng cho “chính nghĩa quốc gia” của “những người Việt quốc gia”,
2.- vừa làm bức bình phong che đậy cái bản chất làm tay sai cho Pháp và Vatican của cái chính quyền quốc gia này,
3.- vừa giúp cho những tên Việt gian trong hàng ngũ quan lại trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây” và lúc bấy giờ bấu víu lấy nó để trút được cái gánh nặng mặc cảm tội ác làm Việt gian của họ,
4.- vừa lạc dẫn (đánh lừa) những thị dân tiểu tư sản hay các thành phần phú hào sống trong vùng “tạm chiếm” nhằm lôi cuốn họ theo phe Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Vatican. Vì thế mà mà nhóm thiểu số thị dân tư sản và phú hào này đã lầm tưởng rằng họ thực sự là “những người quốc gia yêu nước”.
Việc làm này đã khiến cho những người thực sự là Việt gian đã cộng tác chặt chẽ với Liên Minh Pháp- Vatican trong thời 1858-1945 cũng như trong thời 1945-1954 không còn mang mặc cảm tộc ác làm Việt gian phản quốc bán nước cho quân cướp ngoại thù.
Song song với việc làm bất chính trên đầy là việc thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ, Giáo Hội La Mã lại nắm độc quyền biên soạn các bài học lịch sử giáo khoa trong chương trình học ở các vùng Liên Minh Pháp – Vatican tạm chiếm trong những năm 1945-1954 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, các sự kiện lịch sử có liên hệ đến những việc làm bất chính của Giáo Hội và của bọn Việt gian làm tay sai cho Giáo Hội và cho Pháp đều bị hoặc là cắt bỏ hoặc là bị bóp méo. Vì lẽ này mà hầu hết những nguời sinh là và lớn lên (ở trong vùng tạm chiếm) trong những Kháng Chiến 1945-1954 và ở miền Nam trong những năm 1954-1975 hầu như không bao giờ được học toàn bộ lịch sử thế giới (nhất là thời Trung Cổ) và cũng không bao giờ được học những bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại một các trung thực. Hậu quả là họ không biết gì về vai trò đạo diễn của Giáo Hội La Mã trong chủ trương tấn chiếm thống trị Việt Nam từ hồi thế kỷ 19 cũng như trong mưu đồ tái chiếm Việt Nam vào giữa năm 1945..
----------------
Chính Đạo
"PHIẾN CỘNG" TRONG DINH GIA LONG:
Điều không thể ai phủ nhận là một dân tộc muốn vượt tiến, phải nghiền ngẫm những trang quốc sử trung thực của chính đất nước, dân tộc mình. Dù không ai có thể tắm hai lần dưới cùng một dòng nước, như một triết gia Tây phương đã viết, lịch sử là một gia tài vô tận đóng góp cho sự hưng thịnh và sinh tồn của một dân tộc. Những người cầm quyền và các thế lực chính trị thường ưa thích che dấu sự thực lịch sử, dùng mọi thủ đoạn man trá và ác độc nhất để bẻ cong lịch sử hầu ngu dân, điều-kiện-hóa trí tuệ thanh thiếu niên. Hậu quả là nhiều hơn một lần, người Việt vừa hò hét vừa chĩa súng, xỉa gươm giáo vào ngực nhau mà tàn sát, dù chẳng rõ nguyên do tại sao cần có những cuộc thảm sát phi nghĩa và vô luân ấy. Nhiều hơn một lần, người Việt—dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến—đã trở thành nạn nhân của những nguồn ý thức hệ ngoại lai, tự biến thành những âm binh chịu phù phép, đâm chém bắn giết, cắt cổ mổ bụng người thân mà vẫn ngỡ tưởng mình thánh thiện. Những hệ thống tuyên truyền tinh vi của giới chức cầm quyền và các thế lực khác khiến người Việt bị vong thân, tha hóa, lúc nào cũng sẵn sàng lao vào những “cuộc thánh chiến” do ngoại cường điều khiển. Giai đoạn từ 1945 tới 1975 là giai đoạn tiêu biểu nhất của nhiều cuộc “thánh chiến” được du nhập hay áp đặt lên giang sơn gấm vóc của chúng ta, chặt xương, cắt gân, chia tim xẻ óc dân tộc chúng ta.

No comments:

Post a Comment