Mác dừng lại ở giá trị thặng dư "vô địch" bằng lập luận phân tích nền tảng của lao động bắp thịt. Giá trị sản phẩm là do số lượng sức lao động bỏ vào tiến trình thành phẩm, hàng hoá. Như vậy nó phải thuộc về công nhân, người trực tiếp làm ra nó. Ai đi làm công nghe mà không sướng! Sướng quá nên mới quên cha nó nghĩ tiếp và khốn nạn đến bây giờ! Quả là hố thẳm tư duy.!!!
Hãy lấy giả dụ của một cậu bé bình thường ở xứ lạnh miền Bắc cực. Cậu hì hục đào cắt cục nước đá hay mảng băng không có mấy giá trị .. chỉ để chơi!!!. Giả sử cục đá này đưa qua Phi Châu nóng cháy, mà nửa đường không tan rã, nó sẽ tăng gía trị lên đến cỡ nào!!! Và cậu bé này đòi tiền công xứng đáng. Vấn đề Mác không bàn và không ai trong các tín đồ của Ông chịu vận động tư duy để tìm hiểu là Ai biết Phi Châu cần, có nhu cầu nước đá, và thiết lập phương án di chuyển cục nước đá đến nơi để nó có giá trị cao hơn.. (Giá Trị Trao Đổi). Vậy gía trị thặng dư ở đây là của ai? Công nhân sản xuất hay người thương buôn, thương gia chịu khó, truy tìm và xét định thị trường, chấp nhận rủi ro, và di chuyển sản phẩm? Một học sinh bình thường của môn kinh tế dư sức hiểu ra. Không cần bàn. Ta chỉ nói đến tính hiếm, sự nhu cầu đã làm một sản phẩm thay đổi giá trị, sử dụng hay trao đổi. Giá trị sản phẩm, hàng hoá trồi sụt theo nhu cầu (giá trị sử dụng), ý thích của con người tiêu thụ. Không chỉ quyết định bởi số công sức lao động của công nhân, người sản xuất.
Một cái quơ tay, múa cọ của Picasso, của Van Gogh trị giá hàng triệu mỹ kim, gía trị sẽ thay đổi theo thời gian, theo nhu cầu văn hoá, nghệ thuật, sự thẩm quan của người tiêu thụ. "Công tác" của Picasso, Van Gogh, trên gía trị kinh tế, đã chấm dứt. Phần còn lại là công tác của thương gia, lái buôn, cái giới mà Nho Giáo và Mác xít khinh miệt, ghét bỏ. Giới này họ chuyển hoá gíá trị sử dụng thành giá trị "trao đổi", bằng trí tuệ tính toán rủi ro, công sức lao động của họ, chứ không bóc lột phức tạp và bất công như Mác lý giải.
Giới con buôn đã tăng thêm ra giá trị thặng dư trong nhu cầu sử dụng lẫn, trao đổi, kể cả mặt hàng sức lao động (như Việt Nam xuất cảng lao động vậy) bằng quảng cáo, vận động tâm lý quần chúng tiêu thụ với những kỹ thuật, cộng hưởng tinh vi của khoa truyền thông. Sản phẩm của thợ thuyền công nhân rõ ràng trưóc khi đến tay ngưòi tiêu thụ một cách thành công hiệu quả đã phải nhờ vả, dựa vào cả một tổng hợp sản xuất khác nhau, được điều phối bởi "lũ thương gia bóc lột", ngồi mát ăn bát vàng. Lợi tức lương bổng của người thợ thuyền phần lớn tùy thuộc vào sự thành công của sản phẩm trên thị trường. Vì không thành công, ít thì hãng đuổi bớt công nhân hoặc giảm lương. Còn nó phá sản là công nhân mất việc. Ông con nít cứ bụng đói đục đá tiêu khiển qua ngày...!
Cách đây hơn chục năm. một con xử lý đời mới, đến tay người tiêu thụ trị giá gần ngàn Mỹ Kim. Nhưng khi được kỹ nghệ hoá bằng tri thức, kỹ thuật giản hoá, vi tiểu; tổng hợp các kỹ nghệ liên đới, nó trở thành hàng loạt và giá trị kinh tế tụt xuống còn vài trăm Mỹ Kim. Và cuối đời chỉ còn vài chục hoặc nằm trong thùng rác của thị trường tự do, nếu phần tri thức không biến cải. Con Xử Lý IBM Cirus cứ ngáp gió so với con AMD và Pentium là vì thế. Công nhân của Cirus chắc gì đã thua, hoặc lười lao động hơn công nhân của Pentium. Cái khác biệt chắc chắn là giới chuyên viên tri thức và các ông thương gia của họ tranh thủ với giới tiêu thụ...Và nhu cầu của giới tiêu thụ thì "vô thường"...Phật cũng phải sợ!!!
Giá trị kinh tế thặng dư của một sản phẩm biến đổi, thăng trầm, và dễ chết yểu. Giá trị thặng dư lao động sản xuất dàn trải tản mác trong tiến tình tổng hợp cho đến thành sản phẩm cuối cùng. Trong đó bao gồm công sức đóng góp của rất nhiều kỹ năng khác nhau: Cả hàng ngang lẫn hàng dọc. Từ người công nhân, nhân viên văn phòng, dụng cụ máy móc, kỹ sư, cổ xanh, cổ trắng, cho đến người diễn viên quảng cáo. Và cuối cùng, trên hết vẫn là công sức trí tuệ của nhà thương gia đã đưa đẩy, tổ chức, để sản phẩm vượt không gian đi khắp chốn đến những nơi có nhu cầu. Nhưng phải tính đúng thời điểm không sớm quá, không muộn quá...Không thì bỏ mẹ cả lũ, Chủ khánh tận, công nhân thất nghiệp về nhà ôm vợ! Còn liên đới đến bao nhiêu người khác trong xã hội...
Nhưng có hai điều cần phải nhấn mạnh . Thứ nhất là giá trị thặng dư tri thức của một thành phẩm nó không chết. Nó vẫn còn và làm nền tảng cho các giá trị khác mà thành phẩm khác dựa vào để biến đổi. Con xử lý đầu tiên không ai nhớ nó. Nhưng giá trị tri thức của nó do các bộ óc kỹ sư vẫn luôn luôn nằm trong bất kỳ con xử lý mới nào sau này..Nó vẫn nằm trong kho tàng kiến thức khoa học vô giá của nhân loại. Bức tranh Picasso, Van Gogh thay đổi giá trị kinh tế, nhưng gía trị thặng dư tri thức của nó vẫn nằm ở trí tuệ, nhận thức của nhân loại, đóng góp vào nền tảng nghệ thuật, tinh thần mỹ học (aesthetics) của nhân loại.
Thứ hai, là người thợ thuyền trong tiến trình lợi tức, có thể đã trở thành ông chủ của mình khi họ trở thành cổ phần viên của công ty.
Thứ hai, là người thợ thuyền trong tiến trình lợi tức, có thể đã trở thành ông chủ của mình khi họ trở thành cổ phần viên của công ty.
Dĩ nhiên, ở đây, người viết lý sự kiểu bình dân học vụ bằng những thí dụ điển hình đơn giản thế thôi. Vì chữ nghĩa ít mà trình độ không đủ uyên áo để diễn giải như các giảng viên của trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, chứ Mác lý sự dài giòng lắm. Cho nên những ai đòi hỏi, trí tuệ cao, trình độ khoa học hơn xin đọc "Tạp chí xây dựng Đảng", hoặc những tập sách sau đây:
Không kể Tuyên Ngôn cộng Sản (The Communist Manifesto) Mác viết năm 1848. Vì ta chỉ bàn về gí trị thành phẩm, hàng hoá và lao động mà Mác đã viết. Xin giới thiệu "Lương Lao động và Nguồn Vốn (Wage Labor & Capital ) (1847) Mác lý sự về sự trao đổi (bóc lột) sức Lao động lấy Hàng Hoá, giữa công nhân với Tư Bản ; "Sự Nghèo Nàn của Triết Học" (The Poverty of Phộilosophy 1847): Bàn bạc lý sự về gía trị sử dụng và làm thế nào mà Giá Trị Sử Dụng trở thành Giá Trị Trao Đổi; "một Đóng Góp vào Phê Phán Kinh Tế Chính Trị" (A Contribution to the Critique of Political Economy 1859): Lý sự về sự Giầu Có của xã hội tư sản là do tích lũy của cải hàng hoá, chính Hàng Hoá bản chất chỉ là một đơn vị nhưng có hai mặt giá trị "sử dụng và trao đổi"; và Tư Bản Luận ( Das Kapital, 1867)Lý giải , lý sự về Hàng Hoá, sự trao đổi giá trị Hàng Hoá này trong hệ thống, phương thức sản xuất của Tư Bản. ( Lạy các ông Sấm, xin đừng bắt tôi kê khai mấy Ông thần giời Ắng gen, Lê Nin...Khổ lắm...Thà đọc Trần Dân Tiên vui hơn..)
Tóm lại ở Giá Trị Thặng Dư, lập luận chung của Mác là lý giải Sản Phẩm, Hàng Hóa, gía trị sử dụng (nhu cầu) và giá trị trao đổi (bóc lột). Cái hố thẳm của Mác là quy về bắp thịt lao động những giá trị không thật như đã trình bày ở trên, Mác lý tưởng hoá Lao động là Vinh Quang, là Hạnh Phúc chứ không làm "nô lệ" cho Tiền....một phương tiện trao đổi tế vi đa năng, vượt lên trên sự trao đổi giản tiện thô thiển của nguyên thủy mà Mác mơ ước. Thiện ý, và thiện chí của Mác là muốn kéo Giá Trị Lao Động, Hàng Hoá về mức độ phân chia , trao đổi công bằng, công lý cho mọi người. Mác moi óc để tư duy cho Giá Trị , Lao Động một tính triết học, một giá trị xã hội, hơn là gía trị "tiền". Trong khi tự bản thân vật chất hàng hoá là thị trường, nơi tương tác của con người với những ham muốn vô hạn trên nguồn vật hữu hạn càng ngày càng khan hiếm. Cái giá trị triết học hay xã hội nó sẽ đến sau bằng tư duy nhân bản tự nguyện, bằng pháp trị, nhưng không bằng súng đạn khủng bố!, tùy từng bản chất của mặt hàng... Cái hố thẳm của Mác là không nhìn được hay đánh giá được "bản chất" mặt hàng, Mác chỉ thấy anh Công Nhân nhà máy và sản phẩm của anh, số lương của anh so với tỉ lệ lợi nhuận của chủ nhân ông; Mác không thấy "thị trường" đúng với cái bản nhiên của "con người": Thị trường là tập hợp những con người, kẻ mua người bán. Tất cả là công nhân, tất cả là người tiêu thụ, tất cả là ngưòi bán. Giá trị thặng dư san sẻ và luân chuyển, như vị trí mỗi cá nhân con người trong xã hội luân chuyển: Khi là kẻ mua, lúc làm người bán, lúc làm thằng lúc làm ông v.v. Như đồng tiền luân lưu thay đổi gía trị trong tay từng người. (Một đồng trong túi khi chui ra khỏi tay, rơi vào cõi "bao la" của thị trường, nó trở thành đồng lương, lợi tức của mọi người. Bà Ầt mua nắm xôi của cô Giáp tức là trả lương cho cô Giáp. Cô Giáp lại dùng tiền trả lương cho Bà Bính bán nếp. Bà Bính bán nếp lại trả tiền cho nông dân Đinh. Nông dân Đinh lại lấy tiền ...đi hát Karaoke. Cô Mậu "ca sĩ "hát KaraoKe, và chủ nhà chứa vừa có tiền tiêu xài trở lại thị trường, lại vừa đóng góp lương cho Đảng, Công An, nhà nuớc v.v.) Và Con Người đầy ham muốn và lúc nào cũng muốn vượt lên, tương tranh, để xác định gía trị chính mình trong xã hội.
Cái bóng tối, hố thẳm mà Mác mắc phải là đã "khoa học" tách giá trị, lao động ra để phân tích xăm soi, như một nhà sinh học tách một tế bào ra để tìm những tập tính của nó, mà không biết rằng tế bào sinh học đó, khi bị cô lập, tập tính sinh hoạt hoàn toàn khác với một tế bào đang sinh hoạt tương tác cộng hưởng với toàn bộ hệ thống cơ thể. Gía Trị và Lao động khi sinh hoạt tương tác trong thị trường đa biến của xã hội nhân loại cũng thế.
Cần mở ngoặc ở đây là cả Mác lẫn các nhà kinh tế cận đại đều sai lầm một điều khi nhận định và nguồn vốn thiên nhiên. Họ xếp nó vào như của cải do con người làm ra. Nhưng thực sự là nó sẵn có của thiên nhiên như Đất Đai, nước, hải sản, rừng cây, hầm mỏ, quặng v.v ngày nay ngưòi ta đã ý thức hơn và đưa nó vào phương trình kinh tế đúng đắn hơn, cân nhắc hơn với tư tưởng môi sinh và phương án bảo tồn, phát triển dài hạn...
Ông Mác nghĩ mình đã leo được ra khỏi hố thẳm của tư tưởng, bóng tối của tư duy. Ông chủ quan nghĩ mình đã bắt được ánh sáng. Ông và bạn đã vội vã hô hào mọi người làm cách mạng vô sản. Cũng may Mác chưa vấy máu. Thật ra Ông mới chỉ ngoi đến cửa miệng. Nhưng khốn khổ ở chỗ cái lý sự "cùn" này của Mác lại được những "đầu óc đại trí thức" tán tụng, không kịp nghĩ tiếp, ôm vào làm "niềm tin sắt đá", không tiếp tục cuộc hành trình nữa. Bọn lâu la ăn theo như Lê Nin, Satlin, Mao, Hồ, Kim Nhật Thành, Pôn Pốt .v.v đã dìm Mác trở lại đáy vực...Khốn nạn hơn, lũ lâu la mượn hệ thống tư tưởng chưa thể nghiệm, chưa ra khỏi ánh sáng này của Mác để dìm chết hàng trăm triệu nhân mạng. Khốn khổ hàng chục quốc gia, hủy hoại hàng trăm nền văn hoá...bằng cái gọi là văn hóa vô sản, đạo đức XHCN (!!!???). Khốn nạn nhất vẫn là Việt Nam. Nhân loại đã vào kỷ nguyên mói, thế kỷ 21 với nền nhân bản, tự tin và hạnh phúc...do biết cách tự do pha chế, phản bác các tư tưởng để tìm cái khá hơn. Việt Nam vẫn lẩn quẩn xoay vần trong hệ tư tuởng bầy nhầy này, còn lôi thêm cái số không to tướng: Không chỉ lập một hư cấu, huyền thoại về con người Nguyễn ái Quốc mà còn bày ra cái Tư Tưởng Hồ Chí Minh! Giá Trị Thặng Dư quả đã là hố thẳm, nó đã đẻ thêm ra nhiều hố thẳm khác, và vẫn đang là hố thẳm...
NKPTC
No comments:
Post a Comment