Justin Raimondo
Tính cực kỳ đạo đức giả, sự dốt nát về kinh tế và sự mất phương hướng chung quanh tổng quát của chính giới Mỹ-tuy không xa lạ gì-lại càng lộ nổi bật trong chuyến viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Washington tuần trước.
Kia là, Nancy Pelosi, một người bài Hoa từ lâu, lên lớp người lãnh đạo Trung hoa về tình hình nhân quyền Trung quốc-khi chính quốc gia của bà công khai thực hành tra tấn, do thám chính công dân của mình, và đã tàn sát hàng trăm nghìn người thường dân vô tội qua một chuỗi các cuộc chiến tranh “giải phóng”.
Kia là Paul-Krugman, trưởng lão kinh tế của Mỹ, giải thích cho chúng ta là chuyện Trung quốc trợ giá để giữ các mặt hàng rẻ xuống cho ngưởi tiêu dùng Mỹ theo lẽ đang hại chúng ta- trong khi sự việc thật ra lại ngược lại như vậy mới đúng.
Và kia là đám “Tân Bảo thủ” qua tờ tuần báo “Weekly Standard”, vạch ra những tham vọng quân sự vô hạn của Giải Phóng Quân Trung Quốc và các mối đe dọa bị cáo buộc đến từ từ Bắc Kinh-điều này từ một tờ tạp chí mà chủ bút của nó đã tuyên bố rằng mục tiêu của chinh sách đối ngoại của Mỹ phải là sự “thống lãnh toàn cầu”!
Những người này có điếc đối với những lời phát biểu phi lý như vậy của chính họ không đây? Phỏng đoán của tôi là họ bất cần: Vì cuối cùng rồi, họ phải trả lời cho ai đây? Chỉ có chủ nhân tài chính của họ, các quyền lợi cá biệt tài trợ cho sự nghiệp của họ, vì vậy họ tự làm hề trước toàn thể thế giới-thế giới bên ngoài tổ ấm bao bọc cẩn thận của thủ đô chính thức Washington-không là gì cả. Những kẻ không biết xấu hổ-theo định nghĩa-lại chẳng hề biết ngượng.
“Mối Họa Da Vàng” là con dê tế thần tiện lợi cho các chính trị gia và các người cổ động theo đảng phái của họ, năng nổ lái sự giận dữ của dân chúng tới một con dê ngoại quốc-và không trắng cũng như không đen. Những người lớn tuổi sẽ nhớ đến một mối họa da vàng khác, Nhật Bản, nơi từng được cho là kẻ đe dọa soán ngôi độc tôn kinh tế của Mỹ, bằng cách tràn ngập thị trường với hàng hóa giá rẻ-và chúng ta tất cả đều biết ra chuyện đó đã ra sao tiếp theo như thế nào rồi..
Nhật Bản được cho là trào lưu của tương lai Á châu-một tương lai đã không bao giờ đến-và huyền thoại của Trung Quốc-Người Khổng Lồ Tỉnh Giấc, chỉ là màn hai của một nỗi sợ hãi sai lầm từ căn bản. Nỗi lo sợ đó bắt nguồn một phần từ các nhận thức sai lầm về kinh tế, và phần còn lại có lẽ dựa vào sự vào sự thù ghét chủng tộc và sự thiếu vắng toàn diện của kiến thức toàn diện về viễn cảnh quá khứ và tương lai của Trung quốc.
Đúng là các cải cách tự do hóa thị trường cho phép từ Đặng Tiểu Bình làm lợi rất nhiều cho quốc gia, nhưng một phúc trình gần đây về tỷ lệ phát triển kinh tế đáng khoe khoan của Trung quốc đặt lại vấn đề trong bối cảnh:
“Theo giá trị về danh nghĩa, tổng sản lượng quốc gia tăng gấp 100 lần so với năm 1978 khi tổng bí thư Cộng sản Đặng Tiểu Bình bắt đầu triển khai các chính sách thị trường tự do. Trong khi Trung quốc qua mặt Đức năm 2007 và qua mặt Anh-Pháp năm 2005, nền kinh tế Trung quốc vẫn chỉ nhỏ hơn một nửa kinh tế Mỹ”.
Lợi tức trung bình hàng năm của một người làm công Trung quốc tiêu biểu-nông dân-là dưới 5000 đô Mỹ (PPP). Công nhân thành thị thì khá hơn, họ kiếm được gần gấp đôi vậy. Cho dù sự huyênh hoang của Bắc kinh, giới lãnh đạo Trung quốc biết rất rõ sự nghèo khó tương đối của đất nước, và việc kém phát triển toàn diện. Đó là điểm chính của chương trình cải cách cấp tiến của Đặng Tiểu Bình, nó tìm cách chủ yếu canh tân môt xã hội nông nghiệp tiền-cơ khí. Và họ chưa đi tới được nửa đường: phần lớn Trung quốc còn chân lấm tay bùn, trong khi các vùng ven biển bùng phát. Một tầng lớp vô sản vất vưởng to lớn mới đang hình thành, nó bị bứng rễ bởi các biến cố của vài thập niên qua, không ràng buộc và nguy hiểm cho trật tự đã được thiết lập.
Phần lớn các vấn đề xã hội ung thối của Trung quốc bắt nguồn trực tiếp từ các chính sách lạm phát-việc theo đuổi một bản vị tiền tệ “rẻ mạt”-thực hiện bởi chế độ. Để thúc đầy các nghành kỹ nghệ xuất khẩu, Bắc kinh tăng giá nội địa, nơi các áp lực lạm phát giữ giá cao, hầu trợ giá cho xuất khẩu hướng về nước Mỹ, nơi nó sẽ được vồ vập bởi người Mỹ chuộng tiêu dùng giá rẻ. Trong khi đó, chúng ta mượn tiền của họ để tài trợ cho thâm thủng ngân sách đang phình ra của chúng ta, lúc Ben Bernanke (thống đốc ngân hàng liên bang) quay nhanh máy in tại Ngân Hàng Liên Bang-và chúng ta trả tiền họ bằng đô la mất giá.
Dù sao nó cũng tốt hơn chủ nghĩa thực dân kiểu cũ từng tồn tại-và người Mỹ vẫn cứ lôi ra phê phán. Tôi đang bắt đầu hiểu ra cái gì mà những người quốc gia Mỹ muốn diễn tả khi họ nói về sự “ biệt lệ Mỹ quốc”- một điều kiện của việc lãi nhãi cằn nhằn biệt lệ.
Huyền thoại của sức mạnh kinh tế Trung quốc được kèm theo bởi huyền thoại của Trung quốc như một cường quốc quân sự đang lên, nó đe dọa trực tiếp nước Mỹ và quyền lợi nước Mỹ. Sự thực là ngân sách quốc phòng của chúng ta lớn hơn 10 lần ngân sách quốc phòng Trung quốc: họ xài 75 tỷ đô la, chúng ta xài hơn 900 tỷ đô la mỗi năm. Nhiệm vụ chính của Giải phóng Quân, theo lịch sử, là giữ trật tự quốc nội, hơn là triển khai sức mạnh ngoài biên giới Trung quốc, và vị thế quân sự là dai dẵng phòng ngự-không như Mỹ, có quân đội đồn trú trên toàn thế giới.
Vai trò nội tại của Giải Phóng Quân như là một lực lượng cho sự ổn định chính trị nhấn mạnh sư mong manh của nhà nước Trung quốc, cuối cùng cũng chỉ lvừa mới hiện hữu, như một thực thể thống nhất trong một khoản thời gian tương đối ngắn trong lịch sử lâu dài của Trung hoa. Sự phân chia địa phương, sắc tộc, ngôn ngữ và theo những đặc thù khác là các lực ly tâm cưỡng lại loại hình thống nhất khớp chặt được cho là lý tưởng bời các lãnh chúa của Bắc kinh. Đất nước thật rộng lớn, con người thật đa dạng, và lịch sử của nó đầy dẫy những mầm mống của xung đột tương lai đến độ kế hoạch Ngũ Niên khôn ngoan nhất, được áp đặt tàn bạo nhất chỉ có thể hy vọng tạo ra một áp lực nhẹ nhất trên đời sống thật sự của quốc gia.
Sự bất bình đẳng kinh tế lớn mạnh, các ảnh hưởng vật chất và xã hội của việc hiện đại hóa nhanh chóng, các xung đột lao động gia tăng, và các vụ nổi loạn địa phương trong các tỉnh cực Tây (Tân Cương-Tây Tạng)-tất cả những yếu tố này là bằng chứng của sự yếu kém nội tại của bộ máy nhà nước trung ương, nó dòn tan như mô hình Xô Viết trước khi sụp đổ đầy kịch tính. Chế độ tại Trung quốc tự dọa bởi chính những mâu thuẫn nội tại của nó và còn lâu mới là mối đe dọa cho Mỹ hay bất cứ ai ngoài biên giới Trung quốc,.
Tuy vậy, những kẻ kế thừa di sản của Mao còn một con chủ bài đề xài, nhờ vào đảng “Chủ Chiến” ở Mỹ-bao gồm cả Bill Kristol và Nancy Pelosi, hai người “đồng sàn dị mộng”, với việc thổi phồng con ngáo ộp Trung quốc kết hợp họ lại trong một liên minh không thần thánh gì. Mổi lần các vấn đề nội tại của chế độ đạt tới đỉnh khủng hoảng, các lãnh chúa Bắc kinh lại đẩy con “bạch quỷ ngoại bang” ra để đánh lạc hướng quần chúng và cung cấp một mục tiêu an toàn cho nỗi giận dữ cùa họ . Mỗi lần hạm đội Mỹ tới gần bờ biển Trung quốc, hay một chiếc phi cơ do thám của Mỹ bị loại bời một trong những phi công được đám đông ngưỡng mộ, người Mỹ lại kéo dài tuổi thọ của một thể chế “lão trị” lụn bại. Từ khi không còn ai tin tưởng chủ nghĩa Mác-Lê-nin, không kể tới tư tưởng Mao-nữa, ý thức hệ cuối cùng còn lại là chủ nghĩa dân tộc Trung hoa. Đảng cộng sản Trung quốc gọi nó là “xã hội chủ nghĩa với đặc trưng Trung quốc”, nhưng nó cũng chính là chủ nghĩa quốc gia dân tộc.
Giới lãnh đạo lo sợ vô cùng dân tộc tính này tuy nó thật tiện lợi cho chế độ vì lộ trình của nó là tùy tiện và sự ngẫu nhiên tùy tiện, hay, thật ra, bất cứ chỉ dấu nào của bất ổn, là nỗi hãi hùng to lớn nhất của tầng lớp lãnh đạo. Bất cứ loại nhốn nháo ý thức hệ nào, dù nó là quốc gia hay cực-Mao-ít (cả hai thường xuyên chạm trán và phối hợp trong thời Mao), làm thế hệ lãnh đạo thật bất an, và với một lý do chính đáng. Những năm của thời Cách Mạng Văn Hóa đã để lại dấu ấn không phai trong tâm thức của những người như Hồ Cẩm Đào, có người cha bị cáo buộc tội “hữu khuynh tư sản” (tư bản quá trớn) trong thời kỳ biến động cực tả ấy, và phải chịu tra tấn nhục hình nơi công cộng. Người cha này đã chẳng bao giờ hồi phục, và qua đời mười năm sau đó ở tuổi 50.
Những đợt nhốn nháo đã khuấy động lịch sử Trung quốc, thường là dưới dạng lòng tin tôn giáo, hay trong trường hợp của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, là chủ nghĩa Hư Vô. Giới lãnh đạo sống trong nỗi lo sợ trần thế của nó, đó là một lý do tại sao họ đàn áp giáo phái Pháp Luân Công, giáo phái chiếm được nhiều cảm tình không thể hiểu tại Tây Phương dù công chúng tại đấy không hiều nhiều về nó.
Khác hẳn với hình ảnh người khổng lồ lù lù mà cái bóng đe dọa chính ảo tưởng về sự vĩ đại của chúng ta. Giới đặc quyền cai trị của Trung quốc bị vây khốn tứ bề, bám vào lưng con cọp của lòng dân trồi sụt và thường xuyên trong nỗi lo sợ của những biến động sẽ đạp đổ tất cả những thành quả kiên nhẫn của thời kỳ hậu Mao. Trung quốc, thật vắn tắc, là một con cọp giấy, mà nó không có chút gì đáng làm chúng ta sợ hãi-trừ phi chúng ta tự tiếp tục tạo ra một kẻ thù của chính sự tưởng tượng của chính mình.
.Minh Triết dịch
==
China – A Paper Tiger
By Justin Raimondo On January 20, 2011
The utter hypocrisy, economic ignorance, and general all around cluelessness of America’s political class – never very far from the surface — was on full display during Chinese President Hu Jintao’s visit to Washington this week.
There was Nancy Pelosi, a longtime Sinophobe, hectoring the Chinese leader over his country’s human rights record – when her own country openly practices torture, spies on its own citizens, and has murdered hundreds of thousands of innocent civilians in a series of wars of "liberation."
There was Paul Krugman, economist-in-chief of Bizarro World, explaining to us that Chinese subsidies which keep their exports affordable for US consumers are supposedly hurting us – when actually the opposite is the case.
And there were the neocons over the Weekly Standard, pointing to the "boundless" military ambitions of the People’s Liberation Army and the alleged threat from Beijing – this from a magazine whose editor has proclaimed that the goal of US foreign policy ought to be "global hegemony"!
Are these people deaf to their own absurd utterances? My guess is they just don’t care: after all, to whom are they answerable? Only their financial patrons, the various special interests that fund their careers, so making fools of themselves in sight of the whole world – the world outside the sealed cocoon of official Washington – is no big deal. The shameless – by definition – are immune to embarrassment.
The "Yellow Peril" is a convenient scapegoat for politicians and their partisan followers eager to divert popular anger toward a foreign – and non-white and non-black – scapegoat. Oldsters will recall another yellowish peril, Japan, which supposedly threatened to upend American economic supremacy by flooding the market with cheap goods – and we all know how that turned out.
Japan was supposed to be the wave of the Asiatic future, a future that never came – and the myth of China, the Sleeping Giant Awakened, is but the second act of a fundamentally false fear. That fear is partially rooted in economic misconceptions, and the rest is perhaps accounted for by racial animus and a complete lack of contextual knowledge about China’s past and its future prospects.
It’s true that the free market reforms unleashed by Deng Xiaoping greatly benefited the nation, but a recent report on China’s much-touted economic growth rate puts the issue in perspective:
"In nominal terms, the nation’s GDP is more than 100 times bigger than in 1978, when Communist Party leader Deng Xiaoping began rolling out free-market policies. While China outstripped Germany in 2007 and the UK and France in 2005, the economy remains less than half as big as that of the U.S."
The average monthly income of the typical Chinese worker – a farmer – is under $5,000. Urban workers are better off: they make nearly twice as much. In spite of Beijing’s pretensions, the Chinese leadership is acutely aware of the country’s relative poverty, and massive underdevelopment. That was the whole point of Deng’s radical reform program, which sought to modernize an essentially pre-industrial agricultural society. And they aren’t even halfway there: most of China remains mired in poverty, while the coastal regions are booming. A huge displaced lumpen proletariat is forming, displaced by the upheavals of the past few decades, rootless and dangerous to the established order.
A great deal of China’s festering social problems are directly linked to the inflationary policies – the pursuit of a "cheap" currency – implemented by the regime. In order to fuel its export-driven industries, Beijing increases prices on the home front, where inflationary pressures keep prices high, in order to subsidize exports headed to the US, where they will be snapped up by bargain-hunting American consumers. In the meantime, we borrow from them in order to finance our ballooning deficit, while Ben Bernanke speeds up the printing presses at the Federal Reserve – and we pay them back in devalued dollars.
It’s a better deal than the old-style colonialism ever was – and still the Americans complain! I’m beginning to understand what our nationalists mean when they talk about "American exceptionalism" – a condition of being exceptionally whiny.
The myth of Chinese economic prowess is complemented by the myth of China as a rising military power, one that directly threatens the United States and its interests. The reality is that our military budget is more than ten times larger than China’s: they spend $75 billion, we spend nearly $900 billion per year. The main function of the People’s Liberation Army (PLA) has, historically, been to keep order within the country, rather than project its power beyond China’s borders, and its military posture is doggedly defensive – unlike the US, which has its troops stationed throughout the world.
The internal role of the PLA as a force for political stability underscores the fragility of the Chinese state, which has, after all, only existed as a unified entity for a relatively small slice of China’s long history. Regional, racial, linguistic, and other divisions are centrifugal forces that militate against the kind of lockstep unity considered ideal by the lords of Beijing. The country is so vast, its people so varied, and its history so rife with the seeds of future conflict that the cleverest, most brutally implemented Five Year Plan can only hope to exert the faintest pressure on the real life of the nation.
Rising economic inequality, the physical and social effects of rapid modernization, increasing labor turmoil, and regionalist revolts in the far Western provinces – all of these factors are evidence of the inherent weakness of the central state apparatus, which is as brittle as the Soviet model before its dramatic implosion. Far from being a threat to the US, or to anyone outside their own borders, the Chinese regime is itself threatened by its own internal contradictions.
The heirs of Mao do have one trump card to play, however, thanks to the War Party in the United States – including both Bill Kristol and Nancy Pelosi, strange bedfellows whose fearmongering over China unites them in unholy alliance. Every time the internal problems of the regime reach the crisis point, the lords of Beijing wheel out the foreign devils to divert the Chinese "street" and provide a safe target for their wrath. Every time the US fleet comes within a few miles of China’s shoreline, or a US spy plane is taken out by one of their much-admired pilots, the Americans prolong the life of a failing gerontocracy. Since no one believes in Marxism-Leninism, let alone Mao’s Thoughts, anymore, the only ideology left is Chinese nationalism. The Chinese Communist Party calls it "socialism with Chinese characteristics," but it is nationalism just the same.
Useful for the regime, this nationalist sentiment is also greatly feared by the leadership because its course is unpredictable – and unpredictability, or, indeed, any hint of instability, is the leadership’s greatest phobia. Any sort of ideological hysteria, whether it be nationalist or ultra-Maoist (the two often met and merged in Mao’s time), makes this generation of Chinese leaders extremely nervous, and with good reason. The years of the Cultural Revolution made an indelible imprint on the consciousness of people like Hu Jintao, whose father was accused of "capitalist transgressions" during that time of ultra-leftist upheaval, and physically tortured in public. The elder Hu never recovered, and died ten years later at the age of 50.
Periodic bouts of hysteria have plagued Chinese history, usually in the form of religious fervor, or, in the case of the Cultural Revolution, pure nihilism. The leadership lives in mortal fear of it, which is one reason why they repress the Falun Gong cult that gets so much uncomprehending sympathy in the West.
Far from a looming giant whose shadow threatens our own delusions of grandeur, China’s ruling elite is beleaguered on all sides, barely able to ride the tiger of popular moods and constantly in fear of some massive upheaval that will undo all the patient work of the post-Mao era. China, in short, is a paper tiger, from which we have little to fear – except insofar as we insist on creating an enemy of our own making.
China’s rapid growth fuels rate rise speculation
BEIJING - Bloomberg
Thursday, January 20, 2011
China’s economic growth accelerated to 9.8 percent in the fourth quarter as industrial production and retail sales picked up, driving stocks lower on speculation that an interest-rate increase may be imminent.
The expansion compared with a 9.6 percent annual gain in the previous three months, a statistics bureau report showed Thursday. Consumer-price inflation eased to 4.6 percent in December. Citigroup and Credit Suisse say inflation may peak at as much as 6 percent in the first half.
“If the economy keeps growing at the current pace, inflation will remain alarming,” said Liu Li-Gang, a Hong Kong-based economist at Australia and New Zealand Banking Group. Beside raising lenders’ reserve requirements, the central bank should boost benchmark rates, he said.
China may also allow more gains in the yuan to contain consumer prices and ease trade tensions, a topic on the agenda of President Hu Jintao’s meetings in the U.S. this week. In Tokyo, Japanese government minister Kaoru Yosano said his country was probably overtaken as the second-largest economy last year, after Thursday’s report showed China’s gross domestic product, or GDP, totaled 39.8 trillion yuan ($6.04 trillion).
The Shanghai Composite Index tumbled 2.9 percent to close at a four-month low. The index has fallen 15 percent in the past year on concern at the effects of monetary tightening. Non-deliverable yuan forwards traded at 6.4780, indicating that the currency may appreciate about 1.7 percent against the dollar in the next 12 months.
Fastest growth in three years
China’s economy expanded 10.3 percent in 2010, the fastest pace in three years. That compared with growth of 9.2 percent in 2009. The nation’s standing as the No. 2 economy may be confirmed Feb. 14 when Japan reports GDP data for the fourth quarter.
Bank of America-Merrill Lynch estimated that, using average full-year exchange rates, China’s GDP was about $380 billion bigger in 2010 than Japan’s.
December’s inflation compared with November’s 5.1 percent annual pace, which was the fastest in more than two years. The rate slowed largely because of a higher year-earlier base for comparison and may “spike” in January ahead of a Chinese New Year holiday, Merrill economist Lu Ting said.
For 2010 as a whole, consumer prices rose 3.3 percent, breaching a government target of 3 percent.
A tighter monetary policy, abundant grain supplies and industrial overcapacity will help to restrain price increases, statistics bureau head Ma Jiantang told reporters at a briefing in Beijing. At the same time, China can’t be “relaxed” about inflation as labor and commodity costs rise, he said.
Urban fixed-asset investment rose 24.5 percent in 2010 from a year earlier. Retail sales grew at an annual 19.1 percent in December, partly boosted by inflation, and industrial production rose 13.5 percent, the statistics bureau said. Producer prices jumped 5.9 percent.
Huge leap forward
In nominal terms, the nation’s GDP is more than 100 times bigger than in 1978, when Communist Party leader Deng Xiaoping began rolling out free-market policies. While China outstripped Germany in 2007 and the U.K. and France in 2005, the economy remains less than half as big as that of the U.S.
Premier Wen Jiabao pledged this week to prevent “abnormal” loan growth amid concern that resurgent lending may add to excess money in the financial system, fueling asset bubbles and inflation.
Policy makers’ commitment to taming inflation means they risk “overshooting” and causing a slowdown that hampers the global recovery, Allen Sinai, president of Decision Economics in New York, said in an interview.
The central bank will increase the key one-year lending rate to 6.81 percent from 5.81 percent this year and let the yuan gain about 6 percent against the dollar, Nomura Holdings estimated this week.
The Chinese currency traded at 6.5884 per dollar, after U.S. President Barack Obama said it remains undervalued. “There has been movement, but it has not been fast enough,” Obama said Wednesday.
URL: www.hurriyetdailynews.com/n.php?n=china8217s-rapid-growth-fuels-rate-rise-speculation-2011-01-20
No comments:
Post a Comment