Thursday, December 4, 2014

Đối lập trung thành: sự trỗi dậy của giới bất đồng chính kiến Việt-Nam (đăng lại theo yêu cầu)

Đối lập trung thành: sự trỗi dậy của giới bất đồng chính kiến Việt-Nam

Zachary Abuza

(Bản dịch Minh Triết  - nguồn Harvard Asia Quarterly )

Tiến Sĩ Zachary Abuza hiện là Giáo Sư Phụ giảng về môn Chính Trị và Bang Giao Quốc Tế tại Simmons College, Boston, Hoa-Kỳ, nơi ông giảng dạy về môn Chính Trị Đông Nam Á và Lý Thuyết về Bang Giao Quốc Tế. Ông có Cử Nhân từ trường đại học Trinity College rồi tốt nghiệp Cao học và  tiến sĩ  phân khoa Luật và Ngoại giao, đại học Turf. Những đề tài khảo cứu của ông gồm có chính trị và chính sách ngoại giao của Việt Nam, các vấn đề an ninh vùng Đông Nam Á và nhân quyền.

Trong bài tiểu luận đầy tính khiêu khích này, giáo sư Abuza đầu tiên trình bài các trở ngại chính cho việc cải tổ chính trị tại Việt Nam, bao gồm các mối đe doạ an ninh cảm nhận và một ý thức hệ bảo thủ. Dù vậy, tiếng nói chống đối đã thành hình từ trong nội bộ Đảng, kêu gọi một Quốc hội dân chủ hơn, nhà nước pháp quyền hơn, và tự do báo chí.

Cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á không những buộc nhiều nước phải thi hành các biện pháp cải tổ kinh tế triệt để mà nó còn là nguồn gốc của nhiều biến động chính trị đáng kể trong vùng. Dân chủ hóa và sức bật đòi cải tổ chính trị tại Á châu phần lớn đến từ áp lực xã hội dội ngược lên từ các tầng lớp dân chúng khốn cùng.  Tuy vậy, Việt-Nam là một trường hợp đáng học hỏi duy nhất vì áp lực cải tổ chính trị không đến từ các nhóm như giới trung lưu thành thị, sinh viên, hay quân nhân, mà lại từ những thành phần ưu tú ngay trong Đảng Cộng Sản Việt-Nam (CSVN), nhưng bất mãn ấm ức với nhịp độ và tầm mức phát triển. 

Bối cảnh Chính trị và Kinh tế của Sự bất đồng chính kiến

Đối diện nền kinh tế trì trệ và dân chúng suy sụp tinh thần, thấm mệt vì chiến tranh, Đảng CSVN đã tung ra một loạt các biện pháp ngoại giao và kinh tế bạo dạn tại Đại Hội Đảng lần thứ 6 tháng 12, 1986. Chương trình cải tổ kiểu Tàu, "Đổi Mới", đưa cải cách kinh tế vào và giảm bớt vai trò của việc lên kế hoạch kinh tế tập trung. Các thị trường mở ra và làm ăn cá thể được phép tham gia vào mọi hoạt động kinh tế tư nhân cũng như thị trường lao động. Nhà nước khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu và khuyến dụ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với kinh nghạch hơn 16 tỉ Mỹ kim năm 1998.  Hà-Nội hưởng mức phát triển hàng năm 7-8% trong thập niên đầu của chính sách Đổi Mới và trên đà trở thành một nền “kinh tế hoá cọp” sắp tới. Thêm vào đó, một giai đoạn nới lỏng chính trị ngắn ngủi, được biết tới như là chính sách cởi mở- hình thành. Nó tạo ra sự đối thoại chính trị và trí thức sống động cho đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Tuy vậy, sự thách đố với Đảng CSVN  đến từ trong Bộ Chính Trị và các thành phần ưu tú, thay vì từ áp lực dân chủ phát xuất từ giới sinh viên, tôn giáo, hay công nhân.

Dù rằng Đảng biện hộ một nền dân chủ nới rộng ngay từ năm 1986, việc đó không là sự hưởng ứng “dân chủ đa nguyên”. Khi Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đề cập về "dân chủ hóa", ông chỉ muốn nói đến thảo luận và bàn cãi đào sâu về chính sách trong nội bộ Đảng. Dân chủ tập trung không thể thi hành được vì một nhúm lãnh tụ cao cấp hiểu biết rất ít về chi tiết hoặc tình hình địa phương, lại quyết định tất cả. Hậu quả là sự trì trệ kinh tế.  Những cuộc thảo luận tại Đông Âu và Liên Xô ảnh hưởng đến việc đối thoại chính trị mà Linh khơi mào.  Những đầu lĩnh CSVN nhận thức rằng một cơ chế chính trị đa Đảng, dù rằng trong đó Đảng cộng sản tiếp tục là một lực lượng chính trị khống chế, đã xuất hiện tại Hung Gia Lợi, khi những Đảng đối lập, phát triển từ những nhóm cải cách không chính thức rõ rệt được thành hình do các viên chức địa phương tụ lại. Họ cũng biết tới việc Gorbachev tạm dung những chính kiến khác biệt miễn nó  "phục vụ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội". Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu là một biến cố đau thương cho Hà-Nội, nay càng tin chắc rằng đa nguyên chính trị đe dọa sự sống còn của Đảng. Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã đề xuất ra "Ba Không" -- không xét lại sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, không xét lại tính đúng đắn của nhà nước độc Đảng, không nhúc nhích tới đa nguyên chính trị - trong khi đó quân đội công khai biện minh “bạo lực cách mạng” để bảo vệ chế độ.

Đại Hội của Ban chấp hành Trung Ương Đảng vào tháng 3, 1990, một trong những đại hội kéo dài và đầy phong ba nhất trong lịch sử Việt-Nam đã đưa đến việc bác bỏ bất cứ cơ chế đa Đảng hay cải cách chính trị nào và khai trừ một thành viên của Bộ Chính Trị là Trần Xuân Bách, vì sự biện hộ cải tổ chính trị của ông. Ông đã cảnh cáo rằng "Người ta không thể nghĩ rằng xáo trộn sẽ chỉ xẩy ra tại Âu Châu trong khi đó mọi việc sẽ ổn định tại Á Châu... Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đang trong quy trình tiến hóa để tiến lên, có những khác biệt rõ nét cần giải quyết, và cần phá bỏ áp lực và ràng buộc thường hằng của lối mòn tư duy”. Điểm ông nhấn mạnh là “duy trì vững chắc ổn định trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, đặc biệt là ổn định chính trị."  Nhưng, làm điều này, có nghĩa là cải cách chính trị, dù đó không là cơ chế đa Đảng. Trong bài diễn văn phổ biến rộng rãi năm 1989, ông khuyến khích Đảng dung chứa đa dạng về chính kiến. "Trong lòng nhân dân vẫn còn bất ổn.  Họ đòi hỏi thêm dân chủ và công bằng xã hội." Khác với các đồng chí ông trong Bộ Chính Trị, ô. Bách chế nhạo ý kiến cho là người ta có thể có cải tổ kinh tế mà không thay đồi chính trị. Theo ông, tự do hoá kinh tế chỉ có thể thành công nếu ghép vào với tự do hóa chính trị. Ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Giêng 1990 " Anh không thể đi bằng một chân ngắn và một chân dài, và anh cũng không thể đi bằng một cái chân duy nhất."

Nhưng đối với một Đảng thủ thế tối đa, những chính sách mà ô. Bách bênh vực là quá cấp tiến và chúng bị bác bỏ ngay lập tức.  Ban chấp hành Trung Ương đổ lỗi rằng sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu là do các “âm mưu đế quốc và phản động” hơn là những yếu tố nội bộ, và kiên định độc quyền chuyên chính của Đảng CSVN vì ổn định. : "Chỉ với sự ổn định chính trị, chúng ta mới có thể ổn định và phát triển được các điều kiện kinh tế và xã hội [và] từng bước, giảm bớt những khó khăn và cải thiện đời sống của nhân dân". Từ năm 1989, dường như hoàn toàn không có cải cách chính trị nào cả vì Đảng cảm thấy rằng bất cứ việc tự do hóa nào cũng dẫn đến việc Đảng mất độc quyền cai trị và làm suy yếu tính chính đáng của Đảng.  Sự ngoan cố của Đảng CSVN đã dẫn đến việc mất dần sự ủng hộ của quần chúng và tính chính đáng, đẩy nhiều Đảng viên bất mãn và những người bất đồng ý kiến lên tiếng.

Việt-Nam là một quốc gia độc Đảng trong đó Đảng CSVN độc quyền tất cả sinh hoạt chính trị và bất cứ ai thách thức Đảng sẽ bị trừng trị đích đáng.  Như vậy tại sao những người bất đồng chính kiến đã trở nên bạo dạn hơn gần đây?  Tôi đề ra bốn lý do: Đầu tiên, sự bài ngoại của nhà nước đã chặn lại bất cứ cải cách chính trị nào.  Giới lãnh đạo Việt-Nam đã nhận dạng ra hai mối đe dọa rõ ràng.  Thứ nhất là mối đe dọa Trung Quốc đặt ra về sự toàn vẹn lãnh thổ Việt-Nam. Trong ngắn hạn, Việt-Nam tin rằng Trung Quốc quá bận rộn xây dựng kinh tế để  (chưa) trở nên một mốI đe dọa chính.  Điều này để yên cho Việt-Nam chú tâm đến mối đe dọa thứ hai, lật đổ qua "diễn biến hòa bình.". Đây là mốI đe dọa tạo ra từ sự lớn dậy của dân chủ hóa, nhân quyền, và những giá trị Tây phương khác, những giá trị nêu trên sẽ làm tiêu tan ý thức hệ Mác-Lênin-Hồ Chí Minh và sự độc quyền cai trị của Đảng CSVN. Cuốn Bạch Thư năm 1998 của Quân Đội Nhân Dân Việt-Nam đã tiết lộ rằng mối ưu tư về an ninh nghiêm trọng nhất không đến từ biên giới phía bắc: "Những âm mưu can thiệp vào những vấn đề nội bộ của Việt-Nam ngụy trang dưới "nhân quyền" và "dân chủ", sự xâm nhập vào trong nước bằng phương tiện văn hóa và tư tưởng,  kích động lật đổ và bạo loạn với mục đích thay thế hệ thống xã hội và chính trị hiện tại, đều là những đe dọa lớn lao cho quốc phòng và an ninh đất nước." Tóm lại, CSVN kiên quyết không từ bỏ bất cứ quyền lực chính trị nào. Sau khi theo dõi trong kinh hoàng những gì xẩy ra năm 1989 ở các nước “anh em” Đông Âu, CSVN dùng hầu hết năng lực để duy trì sự cai trị của Đảng.

Thứ nhì, tình trạng hoang mang đã lan ra ở Việt-Nam khi chính sách Đổi Mới sau khi có những kết quả tốt đẹp ban đầu, nay chết dần. Trong khi Hà-Nội đã hưởng nhiều năm với sự tăng trưởng 7 đến 8%, theo Ngân Hàng Thế Giới, Việt-Nam hiện nay chỉ đạt tới mức tăng trưởng 2%, và có lẽ ít hơn nếu Việt-Nam không đi những bước mạnh dạn trong việc cải cách và thay đổi cơ cấu kinh tế.  Sự miễn cưỡng của Việt-Nam trong cải cách rõ ràng, đã đóng vai trò trong việc sút giảm 60% kinh ngạch đầu tư nước ngoài vào năm 1998.  Mức tăng trưởng tương lai của Việt-Nam tùy thuộc vào việc cải cách liên tục và thực chất. Những cải cách này, như là tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước, sẽ thách thức quyền hạn của nhà nước cũng như nền tảng ý thức hệ của nó. Cơn khủng hoảng kinh tế Á Châu cũng có hậu quả tàn hại cho nền kinh tế Việt-Nam, khi hầu hềt phần lớn vốn đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại đến từ châu Á. Rồi sức cạnh tranh của Việt-Nam tan tành trước đồng tiền phá giá [của các lân bang]. Việt-Nam đã không đối phó được với cuộc khủng hoảng kinh tế một cách tốt đẹp. Phe bảo thủ trong giới lãnh đạo Việt-Nam đổ thừa chủ nghĩa tư bản gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu, trong khi phe cải tổ đổ tội cho “lề lối tư bản phe nhóm băng Đảng” (của VN), thị trường khiếm khuyết và sự can thiệp quá tay của nhà nước. Trong hai năm rưỡi, Bộ Chính Trị bế tắc hoàn toàn và không làm một quyết định lớn nào từ Đại Hội Đảng lần thứ 8 năm 1996. Trong đó, số bảo thủ áp đảo chiếm đa số kháng cự  mãnh liệt việc thực hiện những cải cách cần thiết, cùng lúc thúc đẩy những người bất đồng chính kiến bên phe cấp tiến mạnh dạn hơn.

Một lý do khác của sự hoang mang là các cuộc biểu tình của nông dân, nổ ra ở nông thôn, đặc biệt tại Thái bình, khi các viên chức địa phương, trưng dụng đất đai cho họ và gia đình cùng bè bạn, lại còn đặt ra các sắc thuế lộ liễu trên tất cả từ trường học đến việc xử dụng đất. Chuyện này xảy ra từ năm 1997. Việc căn cứ địa truyền thống của Đảng vùng lên làm các Đảng viên kỳ cựu khiếp đảm. Nhiều người nhận thức được rằng Đảng phải cải tổ phương pháp cai trị hoặc tiếp tục mất đi hậu thuẫn của quần chúng và tính chính đáng của Đảng. Tuy nhiên, Đảng CSVN tiếp tục trút hết tội lỗi của những thống khổ cho nhân dân lên đầu những cán bộ hủ hóa hơn là chính sách tồI tệ của Đảng. 

Sự tụt dôc kinh tế, bao gồm việc cuốn gói ra đi của những nhà đầu tư nước ngoài, cũng như sự chống đối của nông dân, đều quy tụ về một vấn đề: tham nhũng. Việt-Nam có một hệ thống pháp lý yếu ớt và có rất ít công cụ để điều chỉnh thị trường. Hậu quả là tầm mức nghiêm trọng của nạn tham nhũng. Theo những tổ chức quan sát quốc tế, Việt-Nam là một trong những xã hội tham nhũng nhất trên thế giới, nâng kinh phí các những dự án đầu tư từ 5 đến 15% cho các nhà đầu tư nước ngoài . Như cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã than rằng: "Tình trạng tham nhũng cộng với thiếu khả năng, nạn quan liêu, cửa quyền, thiếu kỷ luật của nhiều viên chức ở mọi cơ quan nhà nước, các cấp-các ngành ... đã... gây nguy hại cho tiến trình đổi mới và làm cho sự lãnh đạo của Đảng mất uy tín." Học giả Daniel Chirot nhận định rằng (biến số) nhân tố động to lớn  duy nhất để hiểu sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu là nạn tham nhũng. Điều ông gọi là sự “ung thối luân lý toàn diện” mà các xã hội cộng sản ở Đông Âu từng nuôi dưỡng cũng có lẽ đã trở thành vấn nạn trầm trọng cho chế độ cộng sản tại Việt Nam rồi.

CuốI cùng, Việt Nam yếu đuối hơn đối với các thế lực bên ngoài . Cả sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tạI Đông Âu và Liên Xô cũ, và sự phát triển kinh tế, cho đến gần đây, của những “con hổ lân bang” đã tạo những ảnh hưởng quan trọng lên Việt Nam. VớI vai trò chủ nhà của hội nghị Thượng Đỉnh Pháp Thoại vào tháng 11 năm 1997, Hà nội chịu đựng áp lực của Pháp để phóng thích 40 ngườI bất đồng chính kiến và ngưng các giớI hạn trên báo chí, điều này dẫn đến việc cho phép một đoàn quay phim truyền hình Pháp tới một trại tù xa xôi nơi một ngườI bất đồng chính kiến nổI danh bị giam giữ (Thanh Cẩm). Nhân Quyền là vấn đề chính trong tất cả những cuộc gặp gỡ giữa Mỹ và Việt Nam. Khi Ngoại trưởng Madeleine Albright nói với các viên chức Việt Nam-nước chủ nhà trong một cuộc viếng thăm gần đây:  "Nhân Quyền là một vấn đề thường trực của chúng ta. Nó sẽ không biến đi đâu hết." Và dĩ nhiên, Internet đang làm thay đổi cách thông tin giữa những người Việt-Nam với nhau và với những nhóm lưu vong và bất đồng chính kiến ở hải ngoại. Mặc dù những thế lực ngoại lai sẽ không làm thay đổi bản chất của hệ thống chính trị của Việt-Nam, nhưng những thế lực này sẽ làm cho những người chỉ trích chế độ mạnh mẽ hơn.

Ai là những người bất đồng chính kiến??

Những lời kêu gọi cải tổ chính trị từ bên trong Việt-Nam rất đáng được lưu tâm vì một số lý do. Thứ nhất là những kêu gọi này không bắt nguồn từ bên ngoài cỗ máy nhà nước mà từ bên trong và thường là từ tầng lớp cao nhất. Những người bất đồng chính kiến tiên phong không phải là những kẻ bất mãn ngoài lề xã hội hay những người thợ điện ssỏ thú, nhưng thường là những Đảng viên lão thành với uy tín thành tích cách mạng sáng ngời. Và không như những người bên ngoài Đảng chẳng mất mát gì khi thách thức nhà nước, những người Việt Nam bất đồng chính kiến này  có tất cả để mất: việc làm và địa vị xã hội của họ, và của con cái họ nữa. Trường hợp ngoại lệ chính khác với tình trạng này là vài người bất đồng chính kiến miền Nam, trước đây đã từng đạt được ý thức chính trị trong khi phản kháng các chế độ Việt-Nam Cộng Hòa, và những thành viên trong hàng giáo phẩm Thiên Chúa Giáo và Giáo Hội Phật Giáo (chui) Việt-Nam Thống Nhất, Các vị chức sắc tôn giáo này đã chống lại sự kiểm soát tôn giáo của nhà nước. Không như ở Đông Âu, nơi lực đẩy các thay đổi xã hội là các nhóm tự trị trong xã hội, các nhóm này ở Việt-Nam rất yếu.  Việt-Nam không có những phong trào lao động độc lập công khai hay bí mật. Hơn nữa, tầm vóc tầng lớp lao động thành thị rất nhỏ. Ngoài ra, một phong trào sinh viên cấp tiến, chính trị hóa, như ta có thể thấy ở Hàn Quốc hay Nam Dương, vắng bóng tại Việt-Nam, một nước mà chỉ có 2% dân số tốt nghiệp bậc đại học.  Như một sinh viên tốt nghiệp đã nói với một ký giả tây phương:

Những người ngoại quốc hỏi tôi tại sao sinh viên không xuống đường như tại Trung Quốc hoặc Nam Dương. Điều này đơn giản thôi. Nếu anh đang học đại học, thì hoặc anh là con cán bộ hay anh nghĩ rằng chế độ này tàm tạm.  Hoặc gia đình anh khá giả và đang hưởng ơn mưa móc nhà nước. Hoặc anh là đứa con đầu tiên vào được đại học,  từ một gia đình nông dân nghèo chưa từng có  người vào được đại học. Anh không muốn phá hủy cơ hội cải thiện đời sống gia đình anh bằng việc biểu tình đòi dân chủ.

Tôi đã phân tích những văn bản và quan điểm của 25 nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng từ khi “Đổi Mới” được phát động năm 1986. Không còn ngờ gì cả, chắc chắn là còn nhiều nữa. Sự ước lượng là có ít nhất từ “54 người” (Tổ chức Ân xá Quốc Tế-Amnesty International) đến 200 người (Bộ Ngoại Giao Mỹ), cho tới hơn 1000 người (các tổ chức hải ngoại).  Sau lần ân xá của chủ tịch nước vào tháng 9-1998 không còn một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nào ngồi tù. Tuy nhiên, công an vẫn giám sát hay quấy nhiễu vô số người khác.

Trong số 25 nhân vật bất đồng chính kiến, 16 người là Đảng viên, chín người đã bị trục xuất ra khỏi Đảng, và hai người tình nguyện từ chức. Chỉ có bẩy người ngồi tù dài hạn mà phần đông là người miền Nam không có liên hệ với Đảng CSVN. Tuổi trung bình của những người bất đồng chính kiến là từ tuổi 65 cho đến gần 70.  Tất cả đều là nam giới trừ hai người phụ nữ. Theo mặt địa lý, phần lớn họ là người gốc miền Nam, một vài người đang sống lưu vong tại Pháp và Hoa-Kỳ. Họ làm đủ mọi nghề: bẩy người là văn sĩ, ký giả hoặc tổng biên tập, và hai người là bác sĩ.  Trong nhóm có một người là nhà địa chất học, một sử gia, một nhà toán học, và một kinh tế gia. Cũng có nhiều người là cựu viên chức an ninh, kể cả một chánh văn phòng của Bộ Nội Vụ và một viên chức cao cấp của Cục An Ninh Nội bộ thuộc Trung Ương Đảng. Ba người là thành viên của Trung Ương Đảng CSVN, hai người khác là viên chức cao cấp trong các cơ quan khác nhau của Trung Ương Đảng.  Hơn nửa là bộ đội trong thời kỳ "Chiến Tranh Giải Phóng dân tộc", như cán bộ, chiến sĩ, hoặc viên chức tuyên truyền; một người từng là chỉ huy phó lực lượng của Hà nội tại miền Nam.  Bốn người đã từng chiến đấu trong cuộc chiến chống thực dân. Một số người từng là thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), kể cả Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa, một trong những sáng lập viên của MTGPMN, và một vài người từng là bộ trưởng của tổ chức này.

Trong những người nổi tiếng nhất là Bùi Tín, một đại tá chiến đấu ở miền Nam trong cuộc chiến chống Mỹ và tiếp theo đó tại Cam-pu-chia, người sau đó trở thành tổng biên tập tờ nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, là tướng Trần Độ là tư tưởng gia hàng đầu của Đảng,   trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung Ương Đảng kỳ cựu, và là chỉ huy phó các lực lượng Hà nội tại miền Nam. Trung Ương Đảng đã kiểm điểm  ông và trục xuất ông ra khỏi Đảng vào tháng 1, 1999 vì chiến dịch viết thư của ông vào năm 1998. Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa, một trong những sáng lập viên đầu tiên của Mặt trận Giải phóng miền Nam, và là bộ trưởng bộ Y tế trong chính quyền cách mạng lâm thời, đã ra khỏi Đảng năm 1995. Dương thu Hương, một nhà văn tiếng tăm quốc tế, người bị tổng bí thư Nguyễn Văn Linh dán nhãn là “một con đĩ bất đồng chính kiến” sau khi cuốn tiểu thuyết thứ hai “Thiên đường mù” được xuất bản mà vì thế bà bị trục xuất khỏi Đảng và bắt giam sau đó. Nguyễn Thanh Giang, một khoa bảng nổi tiếng và là một nhà địa chất, bắt đầu được biết đến khi ông tranh cử vào quốc hội như ứng cử viên độc lập. Ông bị bắt vào tháng 3 năm 1999. Hai người trẻ tuổi hơn trong giới khoa bản, Hà Sĩ Phu, nhà sinh học và Phan Đình Diệu, nhà toán học đã viết một số bài tiến công dữ dội nhât trên mặt tri thức cho đến bây giờ về ý thức hệ cầm quyền. Một trong những người bất đồng chính kiến quan trọng nhất là Nguyễn Hộ, một tay lão thành cách mạng, sáng lập viên của Câu Lạc Bộ Cựu Kháng Chiến vào năm 1986 sau khi là nắm chức vụ cao nhất  trong Thành Ủy Saigon.  Nhóm này gồm có hàng trăm anh hùng chiến tranh và là những cựu Việt Cộng, đã chỉ trích Hà-Nội về cách đối xử tại miền Nam sau khi chiến tranh kết thúc, hạ thấp vai trò của MTGPMN, và cung cách Hà-Nội  điều hành kinh tế từ  khi thống nhất đất nước vào năm 1976. Những người khác bao gồm người miền Nam như Nguyễn Đan Quế, người sáng lập chi nhánh Việt Nam của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), và cựu GS Đoàn Viết Hoạt, người sáng lập và điều khiển tờ báo độc lập “Diễn Đàn Tự Do”, trước khi tờ báo bị cấm và ông bị cầm tù. 

Phần lớn, những người bất đồng chính kiến này từng là thành viên của thiểu số cầm quyền. Họ không có gì để được mà tất cả để mất khi theo đuổi nhiều con đường hành động khác nhau. Đây là những người với một tấm lòng son sắt với cách mạng và đất nước Việt Nam. Phần lớn đã cống hiến cuộc đời họ  cho độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Họ là những người yêu nước trên hết tất cả. Như nhà sử học Huệ-Tâm Hồ Tài của đại học Harvard viết về Dương Thu Hương, “bà tiếp tục tin rằng mười năm tránh né bom đạn ở Tây Nguyên là những năm đẹp nhất của đời bà”. Chúng là nguồn cảm hứng cho nhiều chủ đề của bà và là cội nguồn của sức mạnh tinh thần cho bà trong vài trò mới như là người bất đồng chính kiến”.

Vì tất cả những lý do này, 25 người này có lẽ là những người nguy hiểm nhất cho chế độ. Họ có được một sự kính trọng lớn lao. Họ đã nắm những vai trò lãnh đạo. Họ có những “đệ tử” và người ủng hộ từ trong chế độ. Họ là  nhưữg nhà văn và  lãnh đạo có khả năng cuốn hút . Một cách tổng thể, họ là một nhóm già cũ, và còn phải chờ xem có thế hệ kế thừa hay không. Nhưng một nhóm già hơn, dù không còn nắm quyền, vẫn có thể là chất xúc tác. Giới lãnh đạo chỉ cần nhìn tới sự trào dâng của nhân dân ủng hộ cho Imre Nagy tại Hungary hay Alexander Dubcek tại Tiệp Khắc để thấy các khoảnh khắc điển hình của sự cải tổ chính trị và sự sụp đổ của sự  độc quyển chính trị của Đảng cộng sản.

Vì phần lớn các nhà bất đồng chính kiến là, hay cho đến gần đây, đã từng là Đảng viên, trong nhiều mặt, họ thể hiện một sự phôi thai đối lập  trung thành, hơn là một nhóm đảo chính phản cách mạng.  Những người bất đồng chính kiến này không nhất thiết muốn làm người bất đồng chính kiến. Đã từng hy sinh phần lớn cuộc đời cho cách mạng, cho chiến tranh giải phóng và cho Đảng, họ là những người yêu nước vô vàn và nhiểu người vẫn còn trung thành với Đảng, dù không bằng lòng với các chính sách áp dụng từ khi thống nhất đất nước. Và dù họ chỉ trích Đảng CSVN, rất ít người chối bỏ vai trò quan trọng của Đảng trong (việc dành) độc lập đất nước. Kể cả người ngoài Đảng như Hà Sĩ Phu từng dùng sự ví von của con thuyền (Đảng) để qua sông (độc lập). Nhưng khi tới bờ xa, nó đã làm chướng ngại đất nước và không để Việt Nam bắt kịp các lân bang.

Phần lớn họ tự xem là những người chống đối trung thành từ trong Đảng muốn đề cầp tới những vấn đề và chính sách để làm mạnh Việt Nam và “trẻ trung hóa” Đảng.Trong truyền thống Khổng giáo Trung hoa cộng thêm với Mác-xít, giới khoa bảng bám chặt vào nhà nước, và sự nghiệp thăng thưởng được gắn liền với sự trung thành với chế độ. Do vậy, những đòi hỏi của những người bất đồng chính kiến này, trong tổng thể, hợp lẽ và khá ôn hòa. Đối với họ, phục vụ trong vài trò đối kháng trung thành và nêu ra những đòi hỏi với Đảng và nhà nước không chỉ là một quyền mà còn là một nghĩa vụ. Như Merle Golman viết về nhiệm vụ của trí thức khoa bảng trong xã hội Khổng giáo “Khổng giáo không bảo đảm về mặt luật pháp đối lập trung thành, nhưng biện minh cho nó về mặt tư tưởng,. Chỉ trích sai lầm nhà nước không phải là quyền của giới học giả  như ở Tây phương, nhưng là trách nhiệm của họ”.

Nhưng thứ hệ thống này có những bất lợi cho quá trình dân chủ hóa: rất ít các trí thức giám thò đầu ra thách thức nhà nước vì nhà nước kiểm soát sự nghiệp của họ. Đây thật sự là một vấn đề để nới rộng sự ủng hộ căn bản của tầng lớp ưu tú đến quần chúng hầu ép buộc nhà nước thay đổi chính sách hiện tại. Như Tiêu dao Bảo Cự, một nhà bất đồng chính kiến, than phiền rằng: "Trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ ngày nay, trí thức được xem như ngọn cờ tiên phong. Nhưng có thực vậy không, hay là điều trái ngược lại mới đúng?  Có thể, những người trí thức, tự trong thâm tâm chính họ lại sợ dân chủ, vì với dân chủ, họ có thể mất một số đặc quyền đặc lợi, tính miễn nhiễm từ lâu được xem như độc quyền của họ". Ông đã nêu lên một điểm quan trọng. Điều gì giải thích lý do sự thiếu khả  năng lôi kéo quần chúng của những nhà bất đồng chính kiến? Một sự giải thích che đậy cho sự thiếu sót thực sự của phong trào: Họ khó mà làm việc chung với nhau. Không có gì khó khăn để thấu hiểu đáo khi người ta hiểu vô số những thành phần của sự bất đồng ý kiến. Những người bất đồng chính kiến, gồm những Đảng viên cộng sản lão thành, những người ủng hộ chế độ Saigon cũ, những tu sĩ Phật Giáo, và trí thức, mong muốn đơn giản có tự do ngôn luận nhưng lại thường nghi ngờ lẫn nhau.  Bị chia rẽ, nên  Hà-Nội có thể cô lập và kiểm soát họ.

Những Vấn Đề Nguy Hiểm

Những người bất đồng chính kiến tập trung những đòi hỏi của họ vào bốn vấn đề chính. Đầu tiên họ đòi hỏi một sự dân chủ hóa rộng lớn hơn. Để chắc chắn, rất ít người đòi dân chủ đa Đảng kiểu Tây phương, lại càng ít hơn số ngườI đòi phải giải thể hay lật đổ Đảng CSVN. Thay vì vậy, các đòi hỏi của họ tập trung trên việc thiết lập một vai trò độc lập lớn hơn cho quốc hội và tạo ra sự minh bạch trong việc lấy quyết định.  Thứ hai, họ biện minh cho nhà nước pháp trị, bãi bỏ cai trị bằng nghị quyết  của Đảng, và chấm dứt việc đặt Đảng lên trên pháp luật, khẳng định trong Điều số 4 của Hiến Pháp hiện thời. Thứ ba, những người bất đồng chính kiến đòi hỏi tự do hơn trí thức và nghệ thuật rộng rãi hơn, đặc biệt là tự do báo chí. Thứ tư, họ chỉ trích nặng nề nạn tham nhũng.  Mặc dù vài người muốn Đảng CSVN nhường toàn bộ quyền chỉ đạo kinh tế cho các thế lực thị trường, nhiều người khác chỉ trích nền kinh tế tư bản man dại. Khi các cuộc biểu tình của nông dân chống tham nhũng nổ ra trên toàn quốc là một đề tài đứng đầu trong lịch trình làm việc của Đảng, những cuộc tấn công chống tham nhũng của những người chỉ trích đã không rơi vào những lỗ tai điếc đặc. Nhưng, Đảng muốn dẫn đầu công cuộc chống tham nhũng, và không cho phép nỗ lực này rơi vào tay những người ngoài Đảng để họ có thể lợi dụng nó làm bàn đạp đẩy tới những hậu ý của họ.  Lấy ví dụ, những người người bất đồng chính kiến đã dùng vấn đề tham nhũng để tấn công Đảng vì nó trở thành một "giai cấp mới", một tầng lớp ưu tú tham nhũng xa rời quần chúng.   

Tóm lại, những vấm đề này xoay quanh việc Đảng liên kết quyền lợi và sự sống còn của Đảng vào quyền lợi và sự sống còn của nhà nước. Noí cách khác, người ta có thể yêu nước mà không ủng hộ Đảng không? Những người chỉ trích kinh hoàng trước sự kiêu ngạo của Đảng, với số Đảng viên nhỏ hơn 2% dân số, mà lại đại diện cho quyền lợi của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Vấn đề thứ nhất: Quyền lực của Quốc Hội

Mặc dù trên giấy tờ, Quốc Hội là cơ quan tối cao của nhà nước, nhưng trên thực tế nó chỉ là nghị gật của Đảng CSVN.  Quốc Hội ngủ mê (không làm gì cả)  từ 1949 đến 1960, trong khi , một cơ quan làm luật khác của nhà cầm quyền, Bộ Tư Pháp, đóng cửa từ năm 1961 đến 1981. Trong số 8,914 tài liệu pháp luật được ban hành giữa khoảng 1945-1986, chỉ có 62 là sắc luật, phần còn lại là những sắc lệnh, chỉ thị của các bộ hoặc quyết định hành chánh của nhà nước. Sau khi thống nhất đất nước, Quốc Hội tiếp tục làm chỉ hơn nghị gật một chút cho những quyết định của Đảng trong những phiên họp kéo dài cả một tháng, hai năm một lần.

Với sự tiến bước của “Đổi mới”, Quốc Hội có thêm trọng trách mới vì sự cấp bách của việc kiến tạo một khuôn khổ pháp luật để giám sát việc chuyển biến của Việt Nam tới một nền kinh tế thị truờng. Một vài cải tổ, như việc bỏ phiếu kín hay cởi mở các giới hạn báo chí, đã được thi hành. Quốc Hội đang tự khẳng định bằng cách thông qua nhiều luật lệ cần thiết cho quá trình cải tổ, bàn cãi các chính sách do Đảng đề ra, và thậm chí từ chối phê duyệt một ứng viên của Đảng cho chức vụ bộ trưởng. Theo một viên chức, Quốc hội đang trở thành một “đồng hành đối thoại” cho Đảng. Trong bối cảnh của một xã hội cộng sản nơi mà Đảng đã luôn nắm độc quyền việc quyết định, một quốc hội tự tin đoan quyết hơn sẽ rất được lòng dân.

Dù vậy, Quốc hội chưa được là một cơ chế độc lập. Thêm vào đó, Đảng kiểm soát trực tiếp Quốc hội bằng cách xen vào việc bầu cử.  Cơ hội khác đi rất ít. Không chỉ có những hạn nghạch ấn định số đàn ông, phụ nữ, trí thức, công nông và bộ đội  vào  Quốc hội, mà số người không phải là Đảng viên cũng được quy định. , Lấy ví dụ, trong kỳ bầu cử Quôc Hội khóa 9, 30 trên 32 ứng cử viên độc lập bì loại vì các lý do kỹ thuật. Không người nào trong 2 ứng cử viên còn lại đắc cử. Mặt Trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng điều hành các cuộc bầu cử và giám sát  điều tra ba lần  tất cả các ứng cử viên, bất kể ai đề cử họ ra. Nguyễn Thanh Giang là một trường hợp điển hình. Giang, một nhà địa chất vật lý nổi tiếng, làm việc cho cục Khảo Sát Địa Chất của nhà nước, bị “loại ra” bởi “đồng nghiệp”. Mặc dù nhận được 96% phiếu bầu từ cuộc họp tổ dân phố, ông chỉ đạt được “30 phần trăm” ở cơ quan công tác. Mặc dù có 300 đồng nghiệp, chỉ có 16 được quyền bỏ phiếu-phần lớn là thành viên chi bộ Đảng..

Ít người dám đòi sự thành lập hệ thống chính trị đa Đảng, và càng ít hơn nữa số người kêu gọi giải thể Đảng CSVN. Mô hình của Hungary đã thu hút nhiều ngưòi, trong đó các Đảng đối lập hình thành từ trong nội bộ Đảng cộng sản và vẫn còn giữ vai trò dẫn đầu trong chính trị và hành chính. Nhưng phần lớn các người bất đồng chính kiến đơn giản chỉ muốn một diễn đàn phi chính trị, nơi các chuyên gia và những người với các ý kiến khác biệt có thể thảo luận một cách cởi mở về tư tưởng và sách lược quốc gia. Đối với những người chỉ trích này, Quốc Hội là con đường tự nhiên để tiến tới các cuộc tranh luận như vậy. Theo pháp luật, cá nhân có thể là thành viên Quốc Hội, như thế Đảng CSVN vẫn có thể tiếp tục khống chế một diễn đàn mở rộng mà không cần phải ganh đua với các Đảng phái chính trị khác trên tầm mức quốc gia.

Nỗi sợ hãi về bất ổn chính trị đã làm loãng yếu  những lời kêu gọi công khai cho việc thiết lập một thể chế đa nguyên với nhiều Đảng ghanh đua nhau, nhưng việc kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài toàn trị và khai mở một cuộc đối thoại về chính sách lại đạt được sự nhất trí của các người bất đồng chính kiến. Bùi Minh Quốc, một trong những người bất đồng chính kiến nói thẳng nói thật, chỉ đơn giản lập luận rằng hiện thời nên có nhiều cuộc tranh luân hơn về cải tổ chính trị. “Đừng nghĩ đến các đề tài cấm kỵ về các thề chế đa Đảng và đa nguyên, nhưng tổ chức các cuộc tranh luận công khai và công bằng về các vấn đề này để nhân dân có thể cùng nhau tiến những bước phù hợp trong công cuộc dân chủ hóa đất nước trong hoà bình, ồn định và phát triền”. Quốc Hội được xem như là con đường phù hợp để tiến tới một cuộc đối thoại như thế. Tướng Trần Độ, một người bất đồng chính kiến nói thẳng nói thật khác, viết cho bộ Chính trị: “Tôi vẫn đồng ý và cổ vũ cho vai trò lãnh đạo của Đảng. Tôi nghĩ vai trò đó là cần thiết. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa áp đặt. Sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là sự cai trị của Đảng”. tướng Độ không kêu gọi rõ ràng cho một nền dân chủ đa Đảng, nhưng nói: “Tôi nghĩ là công cuộc cải tổ này nên bao gồm việc từ bỏ sự kiểm soát tuyệt đối và toàn diện của Đảng trên tất cả mọi thứ. Đảng chỉ nên giữ vai trò lãnh đạo chính trị và để Quốc Hội, nhà nước và Mặt Trận Tổ Quốc có trách nhiệm riêng và quyền hạn độc lập”. Những người chỉ trích khác đã cố gắng thuyết phục tầng lớp lãnh đạo Đảng rằng đi tới đa nguyên chính trị chưa chắc có hại cho Đảng, và rằng, ngược lại, sự cạnh tranh sẽ làm hồi sinh Đảng”.

Những gì Trần Độ và nhiều người khác đang nói là Đảng đã và tiếp tục phạm các sai lầm có thể tránh được nếu đã có tranh luận và bàn cãi nhiều hơn trong cơ chế chính trị hiện hữu. Đối với Đảng, đó là thách thức tính “bất khả tư nghì” của Đảng và cá nhân chất vấn chính sách của Đảng. Như ông Hoàng Minh Chính nói:”Nguyên nhân sâu xa của tất cả đau khổ cho đất nước và dân tộc Việt Nam là điều 4 Hiến Pháp. Nó tuyên bố  sự độc quyền cai trị của Đảng. Do đó, Đảng được đặt trên Tổ quốc, đất nước, và tất cả mọi thứ khác”.

Vấn đề thứ Hai: Đòi hỏi Pháp trị

Đòi hỏi Đảng tự đặt mình “bình đẳng dưới pháp luật” là trọng tâm cùa các đòi hỏi của những người bất đồng chính kiến. Thay vì kêu gọi đa nguyên chính trị, phần lớn người ta chỉ đòi hỏi việc Đảng tuân thủ nghiêm ngặt pháp trị và sự thành lập một hệ thống tư pháp độc lập. Bởi vì Đảng kiểm soát nghành Tư Pháp qua các cơ quan chồng chéo, luật lệ và hệ thống tòa án ,đơn giản, chỉ phục vụ Đảng. Đã có vài tiến bộ nhưng nhiều chướng ngại tồn đọng. Khu vực pháp luật cần được tăng cường và thoát khỏi sự xen vào của chính trị. Ví dụ như, 30-40% quan tòa và nhân viên nghành pháp luật trong nước không có bằng cấp về Luật hay theo đuổi các khóa huấn luyện khác, mà  đơn giản chỉ là các công chức được Đảng bổ nhiệm. Hơn nữa, hệ thống tư pháp Việt Nam thiếu trang bị để chấn chỉnh tình hình. Đại học Luật đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1979, và tới năm 1983, Hội Luật Gia Hà Nội chỉ có 50 thành viên. Hội phỏng đoán rằng con số luật sư cần cho Việt Nam hiện nay là giữa 500 tới 1000 luật sư vì các nhu cầu gia tăng của một nền kinh tế thị trường trên hệ thống pháp luật.

Một phương diện chủ yếu của “Đổi Mới” đã và đang là quyết tâm đề ra nhiều luật lệ chi tiết để cai trị xã hội. Quốc hội đã gấp rút đề ra các luật lệ gần đây cho mục đích này. Trên mặt khác, chúng ta nên phấn khởi vì quyết tâm thi hành pháp trị này. Mặc dù, vấn đề là phần lớn các luật lệ này lại sai sót kinh khủng, và bằng cách này hay các khác, nhiều điều luật đã đánh bại mục đích dự định ban đầu của nó bằng cách tiếp tục để cho Đảng CSVN được quyền xen vào can thiệp. Cách phổ thông nhất, là các điều luật ban hành đều dành cho người dân một chủ vị của quyền tự do, nhưng lại có thêm một điều kiện minh diễn: các quyền tự do này  không được xâm phạm an ninh của chế độ và ổn định xã hội. Đây là lỗ hỗng thông thường làm cho nhiều luật lệ nặng phần trình diễn của Việt Nam. Cần có quyết tâm của Đảng tuân thủ thật sự nguyên tắc pháp trị mà rõ ràng Đảng đang cố cổ võ.

Vấn đề thứ Ba: Ý thức hệ và giai cấp mới

Trong khi, tất cả các người bất đồng chính kiến đều chống tính chất độc tài của chế độ cộng sản, nhưng không phải tất cả đều chống đối chủ nghiã xã hội. Một số người lo âu về việc bị kẹt ở trong một hệ thống nửa tư bản nửa cộng sản. Những người khác lý luận rằng một hệ thống như vậy không thể duy trì được và cần phải vất bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội. Như Phan Đình Diệu viết: "Chúng ta phải thú nhận rằng lý thuyết cộng sản và chủ nghĩa xã hội, đã gây tai hại lớn lao cho đất nước với việc cường độ hóa những mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp, với sự áp đặt chế độ kinh tế tập thể hấp tấp từ việc quản trị tập trung, việc độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản ,."  Ý thức hệ CS chỉ là một công cụ để Đảng CSVN duy trì quyền lực độc tôn thay vì chăm lo phát triển kinh tế.”   

Họ muốn ám chỉ tới một hiện tượng được trình bày chi tiết lần đầu tiên trong quyển sách “Giai Cấp mới” của Milovan Djilas, trong đó ông lý luận rằng Đảng CS trở thành một giai cấp từ chính nó và, như vậy, các hành động của Đảng viên hướng về quyền lợi của giai cấp họ hơn là quyền lợI của Đảng hay quyền lợi của đất nước mà nhân danh nó họ cai trị. “Tôi đặt một câu hỏi cho giai cấp đang trị vì ở Hà Nôi”. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa nói với một ký giả “Cái gì là mục tiêu tối hậu-mục tiêu tối hậu của Cách Mạng? Đó lạ hạnh phúc của Nhân Dân hay Quyền Lực?” Rồi tôi trả lời câu hỏi “Tôi nghĩ đó là quyền lực”. Cảm tưởng của những ngưòi khác biệt chính kiến là Đảng đang hành xử trong quyền lợi hẹp hòi của giai cấp mình, bảo tồn quyền lực và chằng hề cai trị vì quyền lợi của nhân dân.

Và như vậy, nhiều người đã tố cáo các cán bộ “tư sản đỏ”, những người đã lạm dụng chức vụ cho tư lợi qua hối lộ hay tham ô của công mà họ kiểm soát. “Sự tích lũy tài sản bởi giai cấp tư sản mới ở Việt Nam ngày nay được thực hiện bởi các chiến thuật độc đoán và gian dối để cướp đoạt tài sản nhà nước và nhân dân,” theo Nguyễn Thanh Giang. Đảng nhận thức được sự trầm trọng của tham nhũng và buôn lậu, và đã phát động các chiến dịch chống tham nhũng tầm cỡ lớn, nhưng lại khẳng định rằng đó là phó sản của chương trình cải cách. Điều làm cho ô.Giang ngồi tù, theo nhà bất đồng chính kiến lưu vong Đoàn Viết Hoạt, là việc ô.Giang đã  tranh cãi rằng “Tham nhũng không đơn giản là phó sản của kinh tế thị trường, nhưng chủ yếu là di sản của đặc quyền-đặc lợi. Cú tấn công nổi tiếng nhất tới  “giai cấp mới” đến từ tiều thuyết gia Dương Thu Hương. Thiên đường Mù (1988), tác phẩm thứ hai, cấm lưu hành tại Việt Nam, là câu chuyện của một công nhân xuất khẩu lao động ở Nga, đối diện với đạo đức giả của ông chú cô: một cán bộ khắc khổ, một lý thuyết gia mà cuộc đời xoay quanh buôn lậu và tham nhũng đề sống còn.

Vấn Đề thứ Tư: Tự Do Báo Chí

Trong một cuộc thăm dò về tự do báo chí năm 1999 ở vùng Đông và Đông Nam Á, Việt Nam đứng hạng chót. Mặc dù điều 69 của hiến pháp năm 1992 nêu ra rằng “công dân có quyền có tự do ngôn luận và tự do báo chí,” trong thực tế, dướI  sự đòi hỏI tuyệt đối của thực tế XHCN, tất cà các tạp chí  và nhật báo thuộc về hay kiềm soát bởi nhà nước, bắt buộc những ngườI bất đồng chính kiến phải ra báo chui. Như Steiner Tonneson nhận định, “Khônh thể nhấn mạnh hơn vai trò của các tiệm ‘photocopy’ trong việc thành lập một xã hộI dân sự”, Số nhà xuất bản “chui” gia tăng và, theo một phúc trình bộ NộI Vụ, chỉ có một nửa số 400 tờ báo được cấp giấy phép và gần 40% số sách xuất bản trong năm đó là in lậu. Những tờ báo chui nổi tiếng nhất là tờ "Diễn Đàn Tự Do", bản tin của Câu Lạc Bộ của Các cựu chiến sĩ kháng chiến: "Truyền Thống Kháng Chiến". Cả hai tờ báo đều bị đình bản và các chủ bút bị bắt giam. Từ từ, những người bất đồng chính kiến càng ngày càng có khả năng qua mặt sự kiểm soát báo chí của nhà nước bằng mạng Internet, để một viên chức nhà nước than phiền rằng đây là những "tội lỗi của công nghệ thông tin tân tiến."

Tự do đã thay đổi tùy theo nhu cầu chính trị. Ví dụ như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cần báo chí vào những năm 1986-1988 để giúp ông áp đặt các cảI tổ vào một bộ máy hành chính lỳ lợm và ngoan cố. Như củ cà rốt, ông ta loại bỏ phần lớn chuyện kiểm duyệt sáng tác của Đảng và thúc dục giới văn nghệ sĩ đừng “bẻ cong ngòi bút để chiều lòng thiên hạ”. Do kết quả của những nỗ lực của Linh, báo chí có tự do hơn và, lần đầu tiên, ký giả được cho phép viết về các mặt tiêu cực của xã hội và hành chính Việt Nam, Thay vì vậy, các nhật báo lớn bắt đầu in các chuyện điều tra để vạch mặt tham nhũng.

Nhưng sự “cởi trói” đã chết yểu vì sự sụp đồ của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và cuộc tàn sát ở quảng trường Thiên An Môn. Linh tự quay đầu lại, ra lệnh cho giới văn nghệ sĩ ngừng chỉ viết “về các hiện tượng tiêu cực”. Các sáng tác trước thời cách mạng lại bị cấm, và số tự do ít ỏi mà báo chí đạt được trong thời gian 1987-1988 bị kềm hãm. Tám tạp chí và nhật báo bị đóng cửa, trong khi nhiều tổng biên tập bị thanh trừng.

Cho đến nay, báo chí nằm chết cứng dưới sự kiểm soát chặt chẽ, và những ai thách đố nhà nước phải chịu trừng phạt. Tổng biên tập của một tờ báo thương nghiệp, tờ Doanh Nghiệp, người in một bài viết về tham nhũng cao cấp trong Tổng Cục Hải Quan về việc mua bốn chiếc tàu tuần tiễu, bị bắt vì “tiết lộ bí mật nhà nước” và sau đó, truy tố với tội “lạm dụng dân chủ và xâm phạm vào quyền của nhà nước, các tổ chức xã hội và quyền lợi của nhân dân."  Cùng một lúc, báo chí được tự do rộng rãi phanh phui hai trường hợp tham nhũng rộng lớn nhất trong lịch sử nhà nước (liên quan đến việc các công ty quốc doanh đầu cơ bất động sản, lừa gạt và biển thủ một số tiền lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim). Hiển nhiên là nhà nước và Đảng muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng tới những doanh nhân lăm le tham nhũng. Mặc dù các cuộc biểu tình tràn lan tại tỉnh Thái Bình trong thời gian 1997-1998, báo chí câm lặng trong năm tháng. Rồi sau đó, những quyền lợi chính đáng của nông dân, như sự tham nhũng của các cán bộ nhà nước, mới được thừa nhận một cách tóm tắt.  Báo chí ngoại quốc hoàn toàn bị cấm tới vùng đó.  Đương kim Tổng Bí Thư đã họp liên tiếp với những cán bộ cao cấp trong ngành truyền thông, và yêu cầu họ phải theo đúng chỉ thị của Đảng và "hỗ trợ lý tưởng cách mạng." Vào ngày 19/5/1999   Quốc Hội thông qua một đạo luật báo chí -phần lớn được viết lại, đặc biệt tập trung trên việc kiểm soát giới truyền thông.

Những ngườI bất đồng chính kiến bàn cãi rằng sự kiểm duyệt và độc quyền truyền thông của nhà nước, không những vi phạm Điều 69 của Hiến Pháp đã ghi rõ ràng như sau: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.", mà còn làm hại đất nước bằng nhiều cách khác nữa. Đối với họ, một ngành truyền thông độc lập sẽ không đưa đến sự bất ổn và vô chính phủ nhưng sẽ làm cho nhà nước làm việc hữu hiệu và có trách nhiệm hơn, và sẽ đáp ứng lại những lo âu của nhân dân bất cứ lúc nào. Tương tự như vậy, ô. Phan Đình Diệu lập luận rằng tự do trí thức rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của đất nước, và đòi hỏi “việc giải phóng của sự trao đổi thông tin" "Những ý kiến và suy tư mới là những tài nguyên quý báu để hỗ trợ cho việc tạo ra của cải và thịnh vượng trong thời đại mới, nhưng nếu đối nghịch với đường lối của Đảng, đều đã bị cấm đoán. "  Ô. Diệu lồng biện luận của mình vào trong những từ ngữ kinh tế: thị trường, chế ngự bởi những nhà sản xuất và những người tiêu dùng ý thức về mặt kinh tế, cần có sự luân lưu tự do của thông tin. Việt-Nam không thể bắt kịp thế giớI bên ngoài về kinh tế hoặc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nếu không có những thay đổi rõ nét về chính sách thông tin của nhà nước.

Kết Luận

Phong trào bất đồng chính kiến ở Việt Nam còn phôi thai và vẫn còn nhỏ bé. Dù thế, sức mạnh của nó tồn tại  vớI vị thế chính trị và xã hộI của các thành viên. Như các Đảng viên lão thành của Đảng CSVN, cả hai nhóm cựu chiến binh với thành tích cách mạng sáng ngời và những bộ óc trí thức sắc bén nhất của đất nước lên tiếng bằng thẩm quyền của công đạo và lý lẽ. Mặc dù họ không có gì là một nhóm đồng nhất, nhưng họ chia xẻ nhiều mục tiêu ôn hòa. Phần lớn muốn làm việc trong cái cơ chế  luật-pháp-hiến-định hiện tại bằng cách tăng quyền cho Quốc HộI để  quản lý trong một xã hộI tuân thủ luật pháp, trong đó giớI truyền thông tự do cung cấp tin tức và phục vụ như cơ quan giám sát công cộng. Chỉ có một it người thúc đẩy cho một hệ thống thực sự đa nguyên. Họ muốn củng cố hệ thống này, chứ không hủy hoại nó. Nhưng, sự bất mãn với tính độc quyền của Đảng, kiểm soát Quốc Hội, tham nhũng, từ chối tự do hóa và cải tổ kinh tế, sự thiếu vắng của tự do tri thức và tự do báo chí, đã dẫn đưa nhóm chủ chốt những người bất đồng chính kiến đến thách thức phương pháp và mục tiêu của Đảng. Họ lập luận rằng vì không cải tổ,, Đảng chắc chắn đang mất dần tính chính đáng và ủng hộ của quần chúng. Những ngườI bất đồng chính kiến này mong muốn phục vụ như một nhóm đối lập trung thành và cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Nhưng đối với một chế độ bất an đã tự mãn vớI chiến thắng và xử dụng áp chế  đề duy trì độc quyền, những ngườI bất đồng chính kiến này là mốI đe dọa không những chỉ cho chính chế độ, mà còn cho đất nước như là một khối thống nhất và độc lập, và như vậy, phảI bị nghiền nát ./.

Minh Triết (gửi đi từ Sài Gòn ngày 6-9-2005)
====

Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents

By Zachary Abuza

Zachary Abuza, Ph.D. is Assistant Professor of Political Science and International Relations at Simmons College, where he teaches Southeast Asian Politics and International Relations Theory. He received his B.A. from Trinity College and M.A.L.D. and Ph.D. from the Fletcher School of Law and Diplomacy, Tufts University. His research focuses on Vietnamese politics and foreign policy, Southeast Asian security issues, and human rights.

In this provocative essay, Professor Abuza first outlines the main obstacles to political reform in Vietnam, including perceived security threats and a conservative ideology. Despite these problems, a vocal opposition has emerged from within the party, calling for a more democratic National Assembly, more rule of law, and a freer press.

The East Asian Economic Crisis has not only forced many countries to implement sweeping economic reforms, it has also been a source of considerable political changes in the region. For the most part, democratization and the push for political reform in Asia has come primarily from social forces exerting pressures upward from the lower levels of society. Vietnam, however, is a unique case study because the impetus for political reform has come not from groups such as the urban middle class, students, or the military, but from within the elite ranks of the Vietnam Communist Party (VCP) itself, frustrated at the pace and scope of development.

The Political and Economic Context of Dissent

Facing a stagnant economy and a demoralized, war-weary populace, the Vietnam Communist Party launched bold foreign and economic policy initiatives at its 6th National Congress in December 1986. This Chinese-style reform program, doi moi (renovation), introduced market reforms and diminished the role of central planning. Markets opened and individuals were allowed to participate in private economic activities as well as operate in the labor market. The government encouraged export-led growth and courted foreign investment, which topped $16 billion by 1998. Hanoi enjoyed 7-8% growth for the first decade of doi moi, and was set to become the next "tiger" economy. In addition, there was also an abbreviated political liberalization, known as coi mo (openness) that resulted in a lively intellectual and political dialogue until the collapse of communism in Eastern Europe and the former Soviet Union. Yet instead of democratic pressures arising from students, the church or workers, the challenge to the VCP came from within its own Politburo and elite ranks.

Although the party advocated "broadening democracy" as early as 1986, it was not pluralism that was being embraced. When General Secretary Nguyen Van Linh spoke of "democratization" he meant enhanced debate and discussion over policy within the party. Democratic centralism was not being practiced, as all decisions were made by a handful of top leaders who had little understanding of details or local circumstances. This resulted in economic stagnation. The political discourse in which Linh was engaging was influenced by the debates in Eastern Europe and the Soviet Union. Vietnamese leaders were cognizant that a multi-party system, albeit one in which the communist party remained a dominant political force, had emerged in Hungary when opposition parties developed from less formal reform "circles" founded by regional officials who banded together. They were also familiar with Gorbachev's tolerance of different political viewpoints as long as they "serve the cause of socialist construction." The collapse of communism in Eastern Europe was a traumatic event for Hanoi, now convinced that political pluralism threatened its survival. The Central Committee issued the "Three No’s" -- no calling into question the leadership of the communist party, no calling into question the correctness of the one-party state, and no movement towards political pluralism -- while the military publicly justified "revolutionary violence" to defend the regime.

The Central Committee’s March 1990 Plenum, one of the longest and stormiest sessions in Vietnam’s history, resulted in the rejection of any multi-party system or democratic reform and the sacking of a Politburo member, Tran Xuan Bach, for his advocacy of political reform. Bach had warned "One cannot think that turbulence will occur only in Europe while in Asia things remain stable. . . All socialist countries are now in a process of evolution to move forward, have outstanding differences be solved, and need to break off the long-existing stress and strain of old things." Bach’s emphasis was to "firmly maintain stability in the political and economic social domains, especially political stability." But to do so meant political reform, though not a multi-party system. In a widely-publicized December 1989 speech, he encouraged the party to tolerate greater diversity of political ideas. "There is still unrest among the people. They are demanding more democracy and social justice." Unlike his colleagues in the Politburo, he scoffed at the idea that one could have economic reform without political change. For Bach, economic liberalization could only be successful if coupled with political liberalization: "You can’t walk with one long leg and one short one, and you can’t walk with only one leg," he pronounced in a January 1990 interview.

But to a hyper-defensive party, the policies that Bach advocated were far too radical and thus rejected outright. The Central Committee attributed socialism’s collapse in Eastern Europe to "imperialist and reactionary plots" rather than to internal factors, and upheld the VCP’s monopoly of power for the sake of stability: "Only with political stability can we stabilize and develop the economic and social conditions [and] step by step reduce the difficulties and improve people’s lives." Since 1989, there has been almost no political reform as the party feels that any liberalization would lead to the loss of its monopoly of power and undermine its legitimacy. The party's intransigence has led to a decline in popular support and legitimacy, forcing many frustrated party members and dissidents to speak out.

Vietnam is a one-party state in which all political activity is monopolized by the Communist Party and anyone who challenges the Party is harshly dealt with. So why have dissidents become emboldened recently? I suggest four reasons: First, the government’s xenophobia has halted any political reform. The leadership has identified two distinct threats. The first is the threat China poses to Vietnam’s territorial integrity. In the short-run, the Vietnamese believe the Chinese are too focused on building up their economy to pose a major threat. That leaves the Vietnamese to focus their attentions on the second threat, subversion through "peaceful evolution." This is the threat created by the growth of democratization, human rights and other Western values which will cause the dissipation of Marxist-Leninist-Ho Chi Minh ideology and the VCP’s monopoly of power. The Vietnam People’s Army’s 1998 White Paper revealed that its utmost security concern did not originate out of its northern border: "The plots to interfere in Vietnam’s internal affairs in the disguise of ‘human rights’ and ‘democracy,’ the intrusion into this country by means of culture and ideology, activation of subversion and destabilization for the purpose of replacing the current political and social system, are all great menaces to Vietnam’s security and national defense." In short, the VCP is determined not to surrender any political power. After watching with horror in 1989 to what happened to their Eastern European counterparts, the VCP spends much of its energy maintaining its rule.

Second, a malaise has taken hold of Vietnam as doi moi, which had such wonderful results initially, has died out. While Hanoi enjoyed years of 7 to 8% growth, it is now, according to the World Bank, sustaining only 2% growth, and perhaps even less if it does not take bold steps in reforming and restructuring its economy. Vietnam’s reluctance to reform clearly played a part in the 60% reduction in foreign investment in 1998. Vietnam’s future economic growth is dependent on continuous and substantive reform. These reforms, such as privatization of state-owned assets, will challenge the authority of the state as well as its ideological underpinnings. The Asian economic crisis also had a devastating effect on the Vietnamese economy, as much of its foreign investment and major trading partners are Asian, and its competitiveness dissolved in the face of devalued currencies. Vietnam has not coped well with this crisis. Conservatives within Vietnam’s leadership blamed the Asian economic crisis on capitalism, while reformers blamed it on "crony capitalism," imperfect markets and excessive government intervention. For two and a half years, there has been no major decision by the Politburo, which has been completely deadlocked since the 8th Party Congress in 1996. There is tremendous resistance to implementing these necessary reforms from within the conservative-dominated politburo, thus emboldening dissidents on the side of the liberals.

Another cause of malaise has been the peasant protests occurring throughout the countryside, notably in Thai Binh, as local-level officials appropriated land for themselves and their families and friends, as well as imposed an egregious number of "taxes" on everything from schools to land usage. This has been taking place since 1997. That the VCP’s traditional base of support is up in arms has caused grave consternation among the elite. Many realize that the party must reform its methods of governance or continue to lose popular support and legitimacy. Yet the party still places the blame for the peasantry’s woes on bad cadres rather than bad policies.

The economic downturn, including the flight of foreign investors, as well as the peasant protests, are centered on one issue: corruption. Vietnam has a weak legal infrastructure and few of the tools needed to regulate the marketplace. As a result, the scope of corruption is enormous. According to international watchdogs, Vietnam has one of the world’s most corrupt societies, adding 5 - 15% to project costs for foreign investors. As the former Prime Minister, Vo Van Kiet, complained: "The state of corruption plus incapabilities, red tape and domineering behavior, and the lack of a sense of discipline among numerous officials in various state machines at all levels and branches. . . have. . . jeopardized the renovation process and brought discredit to the party’s leadership." Daniel Chirot contends that the single greatest variable in understanding the collapse of communism in Eastern Europe is corruption. What he called the "utter moral rot" that communist society in Eastern Europe bred has perhaps become the most serious issue for the communist regime in Vietnam.

Finally, Vietnam is more vulnerable to exogenous forces. Both the collapse of socialism in Eastern Europe and the former Soviet Union, and the economic growth, until late, of its "tiger" neighbors have acted as important influences on Vietnam. With the hosting of the November 1997 Francophone Summit, Hanoi found itself under intense French pressure to release 40 dissidents and to cease restrictions on the press, which resulted in the authorization of one French TV crew to film the remote prison camp where a prominent dissident was being held. Human rights dominate every meeting between Vietnam and the United States. As Secretary of State Madeleine Albright told her Vietnamese hosts during a recent visit: "Human rights is a permanent issue for us. It is not going to go away." And, of course, the Internet is changing the way that Vietnamese are able to communicate both among themselves and with exile and dissident groups abroad. While exogenous forces are not going to change the nature of the Vietnamese political system, they do embolden critics.

Who Are The Dissidents?

Calls for political reform within Vietnam are interesting for a number of reasons. First, they come not from outside the polity, but from within and often from the highest echelons. The leading dissidents are not disenfranchised malcontents or zoo electricians but are often life-long party members who have impeccable revolutionary credentials. And unlike outsiders who have nothing to lose by challenging the state, the Vietnamese dissidents have everything to lose: their positions and status, as well as those of their children. The major exception to this has been a few southern dissidents, many of whom gained their political consciousness while protesting the Republic of Vietnam regimes, joined by members of both the Catholic clergy and the outlawed United Buddhist Church of Vietnam, who have protested against the government’s control of religion. Unlike Eastern Europe where the forces of change were autonomous groups in society, those in Vietnam are too weak. There is no public or underground independent labor movement in Vietnam. Moreover, the size of the urban proletariat is quite small. Even a radical and politicized student movement, as can be found in South Korea or Indonesia, is missing in Vietnam, a country in which only 2% of the population graduates from tertiary education. As one graduate student told a Western journalist:

Foreigners ask me why students don’t go to the street as they did in China or Indonesia. It’s simple. If you’re in college, you’re either the child of a cadre and you think that the system is O.K. Or your family is wealthy and is benefiting from the system. Or you’re the first kid from a poor farmer’s family ever to go to college. You’re not going to ruin your family’s chance for a better life by demonstrating [for] democracy.

I have analyzed the writings and views of 25 well-known dissidents since the launching of doi moi in 1986. No doubt, there are far more. Estimates range from "at least 54" (Amnesty International) to 200 (State Department) to over 1,000 (exile groups). With the September 1998 presidential amnesty no prominent dissidents remain imprisoned. Nonetheless, countless others remain under surveillance or suffer harassment by the police.

Of the 25 dissidents, 16 were party members, 9 of whom were eventually expelled from the party, and two of whom voluntarily resigned. Only seven of the dissidents have served lengthy prison sentences and, of those, most are southerners without ties to the party. The average age of Vietnam’s dissidents is in the mid- to late-60s. All but two are male. Geographically, they are predominantly southerners, though several live in exile in France and the United States. They represent a wide range of occupations: seven of them are writers, journalists or editors, and two are doctors. They also include a geologist, an historian, a mathematician, and an economist. There are also several former security officials, including the chief of cabinet in the Ministry of Interior and a high level official in the Central Committee’s Internal Security Bureau. Three were members of the VCP’s Central Committee, while two others were high-level officials within the Central Committee’s various departments. Over half of the dissidents served in the military during the "War of National Liberation," either as cadres, soldiers or propaganda officials; one was second in command of Hanoi’s forces in the south. Four participated in the anti-colonial war. Several were members of the National Liberation Front, including one of its original founders, Dr. Duong Qunh Hoa, and several of its ministers.

Among the most notable are Bui Tin, a Colonel who served in the South during the war against America and then in Cambodia, who later became an editor at the party daily, Nhan Dan. General Tran Do was a top ideologue in the Party, a long-time head of the Central Committee’s Ideology and Culture Commission, and second in command of Hanoi’s forces in the south. For his letter writing campaign in 1998, the Central Committee censured him and then expelled him from the party in January 1999. Dr. Duong Qunh Hoa, who was one of the original founders of the National Liberation Front in Saigon in 1960 and the Minister of Health in the Provisional National Government, resigned from the Party in 1995. Duong Thu Huong is an internationally acclaimed novelist, who was labeled by General Secretary Nguyen Van Linh as the "dissident whore" after publication of her second novel, Paradise of the Blind, for which she was expelled from the party and later arrested. Nguyen Thanh Giang, a prominent intellectual and geologist, gained notoriety for his attempts to run for a seat in the National Assembly as an independent candidate. He was arrested in March 1999. Two younger academics, Ha Si Phu, a biologist, and Phan Dinh Dieu, a mathematician, have written some of the most intellectually stinging attacks on the ruling ideology to date. One of the most important dissidents is a veteran revolutionary from the South, Nguyen Ho, who founded the group Club of Former Resistance Fighters in 1986 after serving as a top VCP official in Saigon. The group, which comprised hundreds of war heroes and former members of the Viet Cong, was critical of Hanoi’s treatment of the south after the war, Hanoi’s downplaying of the role of the Viet Cong, and Hanoi’s handling of the economy since reunification in 1976. Others include southerners Nguyen Dan Que, who founded the Vietnamese chapter of Amnesty International, and the former academic Doan Viet Hoat, who founded and oversaw an independent newspaper, Freedom Forum, beforeit was shut down and he was imprisoned.

For the most part, these dissidents had been members of the ruling elite. They had nothing to gain and everything to lose by embarking on their various courses of action. These are people with a deep commitment to the revolution and to the Vietnamese nation. Most spent much of their lives working for Vietnam’s independence and sovereignty. They are patriots above all else. As Harvard historian Hue-Tam Ho Tai wrote about Duong Thu Huong, "she continues to believe that the ten years she spent dodging bombs and bullets in the central highlands were the best years of her life. They are the inspiration of her many themes and one source of the moral authority she brings to her new role as a political dissident."

For all these reasons, these 24 people are perhaps most dangerous to the regime. They carry an enormous degree of respect. They have acted in positions of leadership. They have proteges and supporters within the regime. As leaders and writers they are charismatic. They are, by and large, an old group and it remains to be seen whether another generation will emerge. But an older group, even a small one that is no longer in power, can be a catalyst. The leadership has only to look at the outpouring of popular support for Imre Nagy in Hungary or Alexander Dubcek in Czechoslovakia to find instances of political reform and the collapse of the communist party’s monopoly of power.

Because most of these dissidents are, or until recently were, party members, in many ways they appear to be a nascent loyal opposition rather than a subversive counter-revolutionary group. These dissidents do not necessarily want to be dissidents. Having dedicated most of their lives to the revolution, to wars of liberation and to the party, they are enormously patriotic and many remain loyal to the party, though unhappy with the policies implemented since reunification. And even if they have become more critical of the party, few deny the important role the party has played in the nation’s independence. Even non-member Ha Si Phu has used the analogy of the boat (the party) to cross the river (independence). But on the far shore, it has simply encumbered the country and has not allowed Vietnam to catch up to its peers.

Most see themselves as loyal oppositionists within the party who want to raise issues and policies that will strengthen Vietnam and rejuvenate the party. In the Sino-Confucian-Marxist tradition, intellectuals are bound to the state and career advancement is linked to loyalty to the regime. Therefore, the demands of these dissidents, in general, are reasonable and fairly moderate. For them, serving as a loyal opposition and making demands on the party and on the government is not only a right, but also a duty. As Merle Goldman writes about the duty of intellectuals in Confucian societies: "Confucianism did not legally guarantee a loyal opposition, but it justified one ideologically. To criticize government misdeeds was not the literati’s right, as in the West, but their responsibility."

But this type of system has drawbacks for the process of democratization: few intellectuals will stick their necks out to challenge the state because it is the state that controls their careers. This is a real problem for gaining a broader base of elite support to compel the state to alter its current policies. As one dissident, Bao Cu, complained: "In today’s struggle for democracy, intellectuals are supposed to be the leading flag. But is that really so, or is the opposite true? Could it be, that deep down, intellectuals themselves are afraid of democracy; that with democracy they might lose certain privileges, immunity and interests considered exclusively theirs through the ages." He makes an important point. What explains the dissidents’ inability to gain a wider following? One explanation belies the real shortcoming of the movement: they have real trouble working together. This is not hard to fathom when one understands all the myriad elements of dissent. Dissidents including life-long communists, supporters of the old Saigonese regimes, Buddhist monks and intellectuals simply desiring freedom of expression are often mistrusting of one another. Divided, Hanoi is able to isolate and control them.

The Issues at Stake

The dissidents have focused their demands on four major issues. First, they call for greater democratization. To be sure, few actually call for a Western-style multi-party democracy, and even less for the disbanding or the overthrow of the VCP. Rather, their demands focus on establishing a greater independent role for the National Assembly and creating more transparency in decision-making. Second, they advocate the rule of law, the abolition of governance by party decree, and the cessation of the party’s ability to stand above the law, enshrined in Article 4 of the current constitution. Third, Vietnam’s political dissidents demand greater intellectual and artistic freedom, especially freedom of the press. Fourth, they are highly critical of corruption. Although some would like to see the VCP completely surrender economic decision-making to market forces, many others are critical of unbridled capitalism. As corruption-inspired peasant protests throughout the country have been at the top of the party’s agenda, the critics' attacks on corruption have not fallen on deaf ears. But the party wants to lead the attack, and not allow the initiative to fall into the hands of outsiders who could use it to further their own agendas. For example, dissidents have used the issue of corruption to attack the party for having become a "new class," a corrupt elite alienated from the masses.

In short, these issues revolve around the party’s linkage of its own interests and survival with those of the state. In other words, can one be a patriot without supporting the VCP? These critics are aghast at the arrogance of the party, whose membership constitutes less than 2% of the population, yet represents the interests of all the people of Vietnam.

Issue 1: The Power of the National Assembly

Although on paper, the National Assembly is the supreme organ of the state, in reality, it is a rubber stamp for the VCP. The NA was dormant from 1949 to 1960, while the other law-making organ of the government, the Ministry of Justice, was shut down from 1961 to 1981. Of the 8,914 legal documents promulgated between 1945-1986, only 62 were laws; the rest were decrees, ministerial directives or executive orders. After the reunification of the country, the National Assembly continued to do little more than rubber stamp party decisions at its month-long biannual sessions.

With the advent of doi moi, the National Assembly took on new importance because of the urgency of creating a legal framework to oversee Vietnam’s transition to a market-oriented economy. Some reforms, such as secret balloting and the loosening of press restrictions, were implemented. The National Assembly is asserting itself by passing more laws needed for the reform process, debating policies made by the party, and has even refused to endorse the party’s nominee for a ministerial position. According to one official, the National Assembly is becoming a "dialogue partner" for the party. In the context of a communist society where the VCP has always monopolized decision making, the more assertive National Assembly is extremely popular.

Yet it is hardly an independent body. In addition, the party directly controls the Assembly through interference in its elections. Little is left to chance. Not only are there rigid quotas of men and women, intellectuals, workers, soldiers, and peasants in the National Assembly, the number of non-party members is also regulated. During the election for the 9th National Assembly, for example, 30 of the 32 independent candidates were disqualified for technical reasons. Neither of the two independent candidates was elected. The Vietnam Fatherland Front, a party-controlled umbrella organization, manages the elections and oversees three rounds of screening for all candidates, regardless of who nominates them. Nguyen Thanh Giang is a case in point. Giang, a prominent geo-physicist who works for the government's Geological Survey Department, was "rejected" by his "co-workers." Although he received 96% of the vote at a neighborhood meeting, he only received "30 percent" at his office. Despite having 300 colleagues, only 16 were allowed to vote -- most of whom were members of the party cell.

Few have called for the establishment of a multi-party political system, and even fewer have called for the disbanding of the VCP. The Hungarian model, in which opposition parties emerged from within a communist party that retained its leading role in politics and governance, is appealing to many. But most dissidents simply want a de-politicized forum where experts and those with different opinions can openly debate ideas and national policies. For these critics, the natural venue for such debate is the National Assembly. Legally, individuals may become members, so the VCP could continue to dominate an open forum without contending with other national-level political parties.

Fear of political instability has diluted open calls for the establishment of a pluralistic system with contending parties, but calls for the end of the totalitarian dictatorship and an open dialogue over policy are unanimous among dissidents. Bui Minh Quoc, one of the most outspoken dissidents, has simply argued that for the time being there should be more debates over political reform: "Stop considering the topics of multi-parties and pluralistic systems taboos, but organize public and fair debates on these matters so that people can take appropriate steps together in the effort to democratize the country in peace, stability and development." The National Assembly is seen as the appropriate venue for such a dialogue. General Tran Do, another outspoken dissident, wrote to the Politburo: "I still agree with and support the political leading role of the party. I think such a role is necessary. But leading does not mean imposing. Party leadership does not mean party rule." Do has not explicitly called for a multi-party democracy, but said: "I think this reform should include the abandonment of the party’s absolute and total control of everything. The party should only keep the role of political leadership and let the National Assembly, the government and the Fatherland Front have their own responsibilities and independent authorities." Other critics have tried to persuade the party leadership that pluralism is not necessarily going to arrive at the communist party’s expense and that, to the contrary, competition would revitalize the party.

What Do and others are saying is that the party has made, and continues to make, mistakes that could be averted if thre was more debate and discussion within the existing political framework. For the party, this means challenging its infallibility and empowering individuals to question its policies. As Hoang Minh Chinh said: "The root cause of all miseries of the nation and people of Vietnam is Article 4 of the Constitution. It declares the party’s exclusive right to rule. The party is therefore placed above the fatherland, nation, and everything else."

Issue 2: Demands for Rule of Law

Calls for the party placing itself "under the laws and on equal footings" is at the heart of the dissidents’ demands. Rather than calling for political pluralism, most simply demand a strict adherence by the party to the rule of law and the creation of an independent judiciary. Because of Communist Party control of the judiciary through interlocking directorates, laws and the court system simply serve the Communist Party. The legal sector must be strengthened and freed of political interference. There has been some progress, but many obstacles remain. For example, 30-40% of the judges and law staff in the country do not have law degrees or other professional training but are simply party appointed bureaucrats. Moreover, the Vietnamese legal system is ill-equipped to rectify the situation. The first law college in Vietnam was set up in 1979, and by 1993 the Hanoi Bar Association had only 50 members. Because of the increased demands that a market economy places on the legal system, the Bar estimates that Vietnam currently needs between 500-1,000 lawyers.

A key aspect of doi moi has been a commitment to establishing more detailed laws governing society. To this end the National Assembly has been in a fit of law-making activity of late. On the one hand, we should be pleased by this commitment to the rule of law. The problem, though, is that most of these laws are terribly flawed, and in one way or another many defeat their intended purpose by continuing to give the communist party the authority to intervene. Most commonly, laws grant a host of freedoms to the citizens, but have a caveat: those freedoms must not violate the security of the regime and stability of society. This is a common loophole that renders many of Vietnam’s laws mere window dressing. There needs to be a commitment by the party to truly abide by the rule of law that it is obviously trying to promote.

Issue 3: Ideology and The New Class

Whereas all of the dissidents are against the authoritarian nature of the communist regime, not all are against socialism. Some are concerned about being stuck in a half-capitalist-half-communist system. Others argue that such a system is untenable and that a complete rejection of socialism is necessary. As Phan Dinh Dieu wrote: "We must admit that communist theory and ‘socialism,’ with the radicalization of class contradictions and class struggle, with the imposition of a hasty economic collectivization regime of centralized management, of monopoly of leadership of the party have done great harm to the country." Ideology is a tool by which the VCP maintains its monopoly of power, rather than fosters economic development.

They are alluding to a phenomenon first expounded by Milovan Djilas in The New Class, in which he argued that the communist party becomes a class in its own right and, hence, the actions of party members become more guided by their class interest rather than the interests of the party or the nation in whose name they rule. "I put a question to the leaders in Hanoi," Dr. Duong Qunh Hoa told a journalist: "What is your final goal- the final goal of the revolution? Is it the happiness of the people, or power? Then I answered the question. ‘I think it is power.’" The dissident's perception is that the party is acting in its narrow class interests, preserving its poiwer and not ruling in the people's interests.

Likewise, many have denounced the "red capitalist" cadres who use their public positions for personal gain through kickbacks or through stealing state resources that they control. "The accumulation of wealth by the new capitalist class in Vietnam today is [achieved] by using authoritarian and deceptive tactics to robe the properties of the government and people," according to Nguyen Thanh Giang. The party acknowledges the gravity of corruption and smuggling and has launched large-scale anti-corruption campaigns, but asserts that they are by-products of the reform program. What landed Giang in jail, according to exiled dissident Doan Viet Hoat, was the fact that Giang had argued that "corruption is not simply a by-product of the market economy, but mainly the heritage of privileged power and benefits." The most well known attack on the "new class" comes from the novelist Duong Thu Huong. Paradise of the Blind (1988), her second book, now banned in Vietnam, is the story of a young guest worker in Russia who is confronted by the hypocrisy of her uncle: a dour cadre, an ideologue whose life revolves around smuggling and corruption in order to survive.

Issue 4: Freedom of the Press

In a 1999 survey of press freedom across East and Southeast Asia, Vietnam scored at the bottom. Although Article 69 of the 1992 Constitution claims that "citizens are entitled to freedom of speech and freedom of the press," in reality, under the dictates of socialist realism, all periodicals and newspapers are owned and controlled by the regime, forcing dissidents to publish their own "samizdat" newspapers. As Stein Tonneson noted, "The role of the ‘photocopy shops’ in creating a civil society in Vietnam cannot be exaggerated." There was also a subsequent rise in the number of clandestine publishing houses and, according to a report by the Ministry of Interior, by 1988, only half of the 400 newspapers were licensed and nearly 40% of the books published that year were done so illegally. The most well-known samizdat papers were Freedom Forum and the news letter of the Club of Former Resistance Fighters, Tradition of Resistance. Both have been banned and their editors arrested. Increasingly, dissidents have been able to circumvent the government’s control over the press through the Internet, leaving one government official to complain of the "sins of modern communication."

Press freedoms have varied according to political needs. For example, General Secretary Nguyen Van Linh needed the press in 1986-1988 to help him implement reforms through a stubborn and recalcitrant bureaucracy. As a carrot, he eliminated much of the party’s censorship of works and urged the writers not to "bend your pens in order to please people." As a result of Linh’s efforts, the press had considerably more freedom and, for the first time, journalists were allowed to write about the negative aspects of Vietnamese society and governance. Instead, the major dailies began printing investigative stories to expose corruption.

But liberalization was short-lived due to the collapse of socialism in Eastern Europe and the Tiananmen massacre. Linh reversed himself, ordering writers to stop writing "only about negative phenomenon." Pre-revolutionary works were once again banned, and what little freedoms the press had earned in 1987-1988 were restrained. Eight magazines and newspapers were shut down, while several editors were purged.

To date, the press remains firmly controlled and those who challenge the state are punished. The editor of the business daily, Doanh Nghiep [Enterprise], who published an article about high-level corruption within the Department of Customs regarding the purchase of four patrol craft, was arrested for "revealing state secrets" and later charged with "abusing democracy and intruding on the rights of the state, social organizations and the people’s interest." At the same time, the press had a very free hand in covering the two largest corruption cases in the state’s history (regarding state-owned enterprises engaged in real estate speculation, involving hundreds of millions of dollars in fraud and embezzlement). Obviously the government and the party wanted to send out a very clear signal to would-be corrupt businessmen. Despite widespread peasant protests in Thai Binh from 1997-1998, there was a press blackout for five months. Only then were the legitimate interests of the peasants, such as official corruption, summarily acknowledged. The foreign press was banned from the region altogether. The current General Secretary has repeatedly met with top media officials demanding that they toe the party line and "support revolutionary ideology." On May 19, 1999, the National Assembly passed a largely re-written press law that concentrates control over the media.

The dissidents argue that aside from being a violation of Article 69 of the Constitution, which clearly states that "Citizens have the right to freedom of expression; freedom of the press; the right to be informed; the right to assemble, to form associations, to old demonstrations according the regulation of the laws," censorship and the government’s monopoly of the media hurt the country in many additional ways. For them, an independent media will not lead to instability and anarchy, but to a more effective and accountable government that would be responsive to the concerns of the citizenry at all times. Likewise, Phan Dinh Dieu argues that intellectual freedom is essential to the country’s economic development, and calls for the "liberalization of information exchange." "New ideas and thinking, which are valuable sources for supporting the creation of wealth and prosperity in the new age, if found opposite to the party’s lines, have all been prohibited." Dieu frames his argument in economic terms: the marketplace, dominated by economically rational producers and consumers, needs the free flow of information. Vietnam can not catch up with the rest of the world economically, or become integrated into the global economy without a significant change in the information policy of the state.

Conclusion

The dissident movement in Vietnam is nascent and still small. Yet its power lies in the social and political positions of its members. As lifelong members of the communist party, both veterans with impeccable revolutionary credentials and the finest intellectual minds in the country speak with moral authority and reason. Although they are by no means a uniform group, they share several moderate goals. Most want to work within the current legal-constitutional structure by empowering the National Assembly to govern in a legalistic society, in which a free press provides information and serves as a public watchdog. Few advocate a truly pluralist system. They want to strengthen this system, not undermine it. But their frustration with the party’s monopoly of power, control of the National Assembly, corruption, refusal to liberalize and reform the economy, and the lack of intellectual freedom and freedom of the press, have led this core of dissidents to challenge the party’s methods and goals. By not reforming, they argue, the party is steadily losing its legitimacy and popular support. These dissidents wish to serve as a loyal opposition and contribute to the development of the nation. But to an insecure regime which has rested on its laurels and employed coercion to maintain its monopoly of power, these dissidents are a threat not only to the regime itself, but to the nation as a unified and independent entity, and must, therefore, be crushed.

No comments:

Post a Comment