Thursday, December 4, 2014

NHỮNG TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA MỸ CÒN DẤU KÍN (đăng lại theo yêu cầu)


Những câu chuyện của những người lính mùa Đông[1].

Minh Triết chuyển ngữ.

 

Khi quân Mỹ vi phạm tội ác , dù bất cứ nơi đâu, người ta thường giải thích rằng những tội ác đó là những cuộc phiêu lưu lạc đường của vài “nhân tố xấu”, các kẻ được huấn luyện tồi tệ hay méo mó từ đầu, rồi mất định hướng trong sương mù chiến tranh.

Nhưng chỉ cần xem qua một lần bộ phim tài liệu “Người lính mùa Đông”, một  tập biên niên những lời chứng thu thập từ tổ chức “Cựu Chiến Binh chống chiến tranh”, cũng đủ đảo lộn lý thuyết biện hộ “các nhân tố xấu” từ trong ra ngoài.

Cuốn phim tài liệu, quay ở Detroit trong mùa đông năm 1971, nhưng không được phổ biến rộng rãi cho tới nay, đưa ra những câu chuyện của bản thân trực tiếp được kể từ những người lính nhậy cảm và  bình thường, từng chứng kiến (hay vi phạm) những hành động dã man nhất của thú tính như là một phần của một chuyến đi nghĩa vụ “thường ngày ở huyện” tại Việt Nam.

“Những gì cần được phô bày là sự kinh tỏm diễn ra mỗi ngày nơi đó”, một cựu chiến binh phát biểu trong phim.

Chúng ta biết được từ đại úy Rusty Hughes về một phi hành đoàn từ Philadelphia thường đạp tù binh văng khỏi trực thăng. Anh ta cho chúng ta biết rằng đây là một biên pháp được ủng hộ bằng  quân lệnh, viết rõ rằng: Tù binh được đếm khi xuống máy bay chứ không phải khi đón lên máy bay, vì hai con số có thể không khớp với nhau. Mọi người  đều nháy mắt hiểu ý.

Chúng ta nghe được từ trung sĩ Joseph Bangert về một  sĩ quan USAID viếng thăm một ngôi làng Việt Nam. Khi tới nơi, hắn bước tới xác một người đàn bà bị quân miền Nam giết. Trước mắt mọi người, hắn “lột hết quần áo bà ta và rút dao ra và cắt, từ âm hộ trở lên, tới ngực rồi lôi  đồ lòng xác chết, hoàn toàn ra khỏi lồng ngực và ném chúng ra ngoài. Rồi, hắn ngừng lại và quỳ xuống và bắt đầu lột da từng phân một khỏi xác chết và đặt vào chỗ này chỗ nọ  như là dấu hiệu cho một cái gì  hay cái gì khác”.

Chúng ta nghe về lính Thủy Quân Lục chiến nhả đạn vào con nít, rồi cười lớn ầm l ên; một nhóm khác thì ném đá một đứa bé tới chết. Các phần cơ thể, đặc biệt là lỗ tai, trở thành có giá--những thứ này có thể đổI lấy bia. Những ngôi làng thân thiện được dùng làm sân chơi cho các đơn vị súng cối và đạn pháo binh lúc buồn chán, với đơn vị thua cuộc phải đãi chầu nhậu cho người thắng. Kẻ thắng cuộc tàn phá ngôi làng.

“Họ giữ một biểu đồ số người bạn giết chết. Coi giống như một chuyến đi săn. Anh giết càng nhiều người, các sĩ quan của chúng ta càng vui,” Trung sĩ Scott Camil-người có 13 huân chương vớI 2 chuyến phục vụ trong Thủy Quân Lục chiến tại Việt Nam-nói. Những huân chương không phải cho sự dũng cảm, anh ta nói trong phim tài liệu, nhưng để cho các hành động giết chóc bừa bãi.

Hơn một trăm cựu chiến binh làm chứng tại cuộc Điều Tra Ngườ Lính Mùa Đông, tổ chức tại khách sạn Howard Johnson's chật chộI ở Detroit t ừ 31 tháng 1 tớI 2 tháng 2 năm 1971. Các máy quay của đài truyền hình đã ghi lại sự kiện này, nhưng không bao giờ phát lên đài các câu chuyện ấy. Một nhóm làm phim---trong đó nhiều ngườI đã nổi tiếng sau này---đã thu hình các sự kiện và lên khung điều chỉnh thành một bô phim dài 95 phút.
 
Những cựu chiến binh tham gia với cấp bậc từ đại úy tới binh Nhì và đến từ tất cả các nghành, binh chủng trong quân đội. Họ là thủy quân lục chiến, bộ binh, phi công và lực lượng đặc biệt. Các đơn vị của họ đóng trải dài trên toàn Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1970. 

John Kerry xuất hiện ngắn ngủi vào đầu phim, trong vai trò sau này người ta cho là đón gió thời cơ. Ông hỏi những câu hỏi vô thưởng vô phạt và không đưa ra lời khai nào cả. Ông chỉ xuất hiện trên màn ảnh, dướI một phút, nhưng sự xuất hiện này và cuộc biểu tình vứt bỏ huân chương sau đó ở Washington DC với nhiều cựu chiến binh “người lính mùa Đông”- về sau được xử dụng  bởi hội Cựu Chiến Binh Khinh Tốc Đỉnh vì Sự Thật  chống lại Kerry trong kỳ vận động tranh cử tổng thống năm 2004.

Chính nhóm này cũng thách thức tính chính xác của những lời khai mà  các cựu chiến binh đưa ra ở đại hội Người Lính Mùa Đông. Nhưng với rất ít bằng chứng- Tất cả những lời chứng này được phối kiểm, với sự kiểm soát giấy tờ xuất ngũ và lời chứng của họ đối chiếu với vị trí và ngày tháng các cuộc chuyển quân.

Cuộn phim quay trắng đen, không có thuyết minh. Cảnh các cựu chiến binh ngồi ở bàn cung khai xen kẽ với các đoạn phim màu do chính các cựu chiến binh quay trong khi ở Việt Nam.

“Đó là tôi, đang cười, nắm một xác chết”, một người lính nói, tỏ ra xấu hổ vì đã từng nghĩ rằng  sẽ rất khôi hài khi chụp hình chung vớI xác chết .

Xem cuộn phim giống như cảm thấy một vết phỏng chậm: NỗI đau chấn động lúc đầu, rồi bạn quen và hy vọng đỡ hơn, Nhưng sự giảm đau không bao giờ đến-- Không thể nào xem phim “NgườI Lính Mùa Đông” ngày nay mà không nghĩ đến Iraq, Aghanistan và vịnh Guantanamo, đó là lý  do tại sao các nhà phát hành đã chọn tung  phim ra lúc này.

Khi nghe các cựu chiến binh diễn tả việc  “làm cỏ làng mạc” để cho thấy “Tụi tao đéo…có giỡn chơi”, ngườI ta khó mà không tự hỏi có phải các chiến dịch hiện nay, được đặc tính hóa một cách mỹ miều  trong báo chí như “xông khói” đám phiến loạn từ các làng Sunni ở Iraq, không giống như việc tàn phá các làng mạc (ở VN) để cứu họ.

Các cựu chiến binh giải thích nỗi sợ và bối rối họ cảm thấy khi không biết ai là Việt Cộng hay ai là không ??? “ Bạn sợ và bạn quá sợ, bạn sẽ bắn bất cứ cái gì…” một người đã giải thích như vậy. Giải pháp cho việc lưỡng lự bạn thù là báo cáo tất cả tử thương là VC. Làm sao một người lính biết những ngưòi này là VC? Đơn giản-vì họ đã chết.

So sánh việc này vớI tình trạng ở Iraq. Một cựu chiến binh lục quân- bị thương ở Falluja bảo tôi tình hình ở đó mơ hồ như thế nào, và làm sao ngườI ta không thể nhận diện được  kẻ thù. “Thật khó khăn vì chúng tôi không biết ai là quân địch, Chúng tôi không biết phảI tin ai”.

Tiếp theo đó là cuộc trò chuyện của tôi  vớI một người có ngưòi anh em trong không quân. Khi được hỏI người đó có khỏe không, anh trả lời,”Khoẻ. Hắn giết 60 địch quân”. Làm sao anh ta biết đó là địch quân? Vì chúng nó chết rồi, dĩ nhiên.

Những cựu chiến binh trong phim mặc thường phục; nhiều ngườI có nụ cười tươi và giọng nói dịu dàng, điều này làm người ta khó tin hơn nữa  rằng họ đã tự nguyện tham dự các hành vi hiếp dâm, tra tấn và tàn bạo.

Làm sao chuyện này xảy ra? Làm sao những người trai trẻ có vẻ dễ mến này là trở thành thú vật?

Người Việt Nam không bao giờ là con ngườI- họ là đám mắt hí, mọi, cộng sản, những cựu chiến binh đã giải thích trong phim như vậy. “Chúng ta là dân văn minh”, một cựu chiến binh nói. Và vài cựu chiến binh---đặc biệt là lính thủy quân lục chiến-đề cập tới trại huấn luyện tân binh như là nơi mà sự chuyển hóa từ thường dân thành quái vật như Frankerstein xảy ra.

Đây là một khoảng thời gian của khổ nhục và hành hạ, nơi các viên chỉ huy cấp nhỏ  dùng các biện pháp khổ dâm bệnh hoạn, để trui luyện đám non trẻ thành đàn ông, trong khi luôn xác định chính nghĩa của Mỹ. Những bài học trong sự khống chế và làm nhục này, các cựu chiến binh nói, đã theo họ tớI Việt Nam và được xử dụng trong lúc thẩm vấn và giam giữ.

Trung sĩ Bangert, ngườI kể chuyện về nhân viên USAID, nhớ lạI một kỷ niệm lạnh lùng khác, tự nó nói lên kích thước về tâm thức tàn bạo trong các lực lượng vũ trang:

“Ngày cuối cùng của bạn ở tiểu đoàn huấn luyện tại trại Pendleton bên Mỹ, bạn có một bài học tí ti gọi là bài học con thỏ, nơi một hạ sĩ quan huấn luyện viên bước ra với một con thỏ và hắn nói cho bạn nghe về mưu sinh-thoát hiểm trong rừng già. Hắn cầm con thỏ, và sau vài chục giây, khi mọi người mới chỉ vừa  yêu thích nó- và không yêu thích nó.. Bạn biết mà, ở đó họ cũng là con người  thôi (kẻ yêu, ngưòi ghét)---Người huấn luyện viên bẻ cổ con thỏ, lột da nó, mổ bụng nó, cũng như những gì đến cho người đàn bà mà tôi đã khai ra.  Hắn làm chuyện này với con thỏ, và họ liệng bộ đồ lòng ra phía khán giả tham dự”.

“Bạn có thể kết luận bất cứ cách nào bạn muốn nhưng trước khi đi sang Việt Nam, đó là bài học cuối cùng bạn học ở Mỹ, nơi người ta lấy con thỏ rồi họ  giết nó, và họ lột da nó, và họ giỡn nghịch với đồ lòng  như rác rưởi, rồi họ quẳng bộ đồ lòng tùm lum khắp mọi nơi và rồi, cái đám người này được đưa lên máy bay ngày hôm sau và gửi qua Việt Nam.”

Minh Triết chuyển ngữ.
(Đăng Ngày: 30-8-2005)
 

Tham khảo thêm WinterSoldierFilm.com

© 2005 Independent Media Institute. All rights reserved.
View this story online at: http://www.alternet.org/story/24437/


Winter Soldiers' Stories
By Nina Berman, AlterNet
Posted on August 25, 2005, Printed on August 28, 2005
http://www.alternet.org/story/24437/
When American soldiers commit atrocities, whatever the locale, the crimes are usually explained away as misguided adventures by a few bad seeds who were poorly trained or twisted from the start, and then lost their bearings in the fog of war.

But just one viewing of the documentary Winter Soldier, a chronicle of testimonies given by the organization Vietnam Veterans Against the War, turns the bad seed defense inside out.

The film, shot in Detroit in winter 1971 but not widely released until now, provides first-hand accounts by apparently sane, sensitive soldiers, who witnessed (or committed) the most barbaric acts of brutality as part of their normal, day-to-day tours of duty.

"What should be brought out is the horror of the everyday that went on over there, " said one veteran in the film.

We learn from Cpt. Rusty Hughes about a crew from Philadelphia who got their kicks chucking live prisoners out of helicopters. He tells us that the practice was supported by military orders, which dictated that prisoners be counted once they were unloaded from aircraft not when they were first picked up, as the numbers might not jibe. Winks all around.

We hear from Sgt. Joseph Bangert about a USAID officer who visited a Vietnamese village. Upon arrival, the officer walked over to a dead woman who had been killed by South Vietnamese forces. In full public view, he "ripped her clothes off and took a knife and cut, from her vagina almost all the way up, just about up to her breasts and pulled her organs out, completely out of her cavity, and threw them out. Then, he stopped and knelt over and commenced to peel every bit of skin off her body and left her there as a sign for something or other."

We hear about marines who riddled children with bullets, then laughed out loud; another group stoned a child to death. Body parts, especially ears, were prized -- they could be traded for beers. Friendly villages were used as playgrounds for bored mortar and artillery units, with the losing unit buying drinks for the winners. The winners destroyed the village.

"They would keep a chart on how many kills you had. It was like a hunting trip. The more people you killed, the happier our officers were," said Sgt. Scott Camil, who received 13 medals over the course of two tours with the Marines in Vietnam. The medals were not for bravery, he says in the film, but for acts of indiscriminate killing.

More than 100 veterans testified in the Winter Soldier Investigations, held at a cramped Howard Johnson's Motor Lodge in Detroit from January 31 to February 2, 1971. TV cameras covered the event, but never aired the stories. A group of filmmakers -- many of whom went on to have formidable careers -- recorded the events and edited the material into a 95-minute film.

The veterans in attendance ranked from captains to privates and represented all branches of the military services. They were marines, infantrymen, pilots and Green berets. Their units were spread throughout Vietnam from the years 1963-1970.

John Kerry makes a brief appearance early in the film, in what now seems like a cameo role. He asks an innocuous question and gives no testimony. He is onscreen for less than a minute, but it's this appearance -- and the subsequent medal-throwing rally in Washington D.C. attended by many Winter Soldier vets -- that would be used against Kerry by Swift Boat Veterans for Truth during the 2004 presidential campaign.

That same group has challenged the veracity of the veterans' testimonies at Winter Soldier, but with little proof. All those testifying were vetted, with their discharge papers checked and their testimony mapped out against the locations and dates of troop movements.

The film is shot in grainy black and white, with no narration. Scenes of veterans seated at a table testifying are interspersed with color shots taken by the veterans while in Vietnam.

"There's me, holding a dead body, smiling," says one soldier, expressing shame for having once thought it amusing to pose with a corpse.

Watching the film is like experiencing a slow burn: The pain is shocking at first, then you settle in and hope for relief. But relief never comes -- it's impossible to watch Winter Soldier today without thinking about Iraq, Afghanistan and Guantanamo Bay, which is why the distributors have chosen to release the film now.

Hearing the vets describe wiping out villages to show "we weren't fucking around," it's hard not to wonder whether the current campaigns euphemistically characterized in the press as "flushing out" insurgents from Sunni villages in Iraq, aren't similarly destroying villages in order to save them.

The vets explain the fear and confusion they felt in not knowing who was Vietcong and who wasn't. "You're scared, you're so scared, you'll shoot at anything.," one man explains. The solution to the friend-or-foe quandary was to report all dead as VC. How did the soldier know they were VC? Simple -- because they were dead.

Compare this to the situation in Iraq. An army vet wounded in Falluja told me how confusing the situation was for him there, and how it was impossible to identify the enemy. "It's so hard because we don't know who the bad guy is. We don't know who to trust."

Then there's my conversation with a man whose brother is in the Air Force. When asked how the serviceman was doing, he said, "Great. He killed 60 bad guys." How did he know they were bad guys? Because they were dead, of course.

The vets in the film are dressed in civilian clothes; many have sweet smiles and gentle voices, making it seem all the more unbelievable that they willingly committed acts of rape, torture, and brutality.

How does this happen? How do seemingly nice young men turn into animals?

The Vietnamese were never people -- they were gooks, dinks, commies, the vets explain in the film. "We were the civilized ones," says one vet. And some veterans -- particularly marines, -- refer to boot camp as the place where the Frankenstein-like transformation from civilian to killer took place.

It is a period of rigorous degradation and humiliation, where petty commanders use sadistic practices to mold boys into men, while all along proclaiming the righteousness of the American cause. These lessons in control and humiliation, the vets said, went with them to Vietnam and were used during interrogations and detentions.

Sgt. Bangert, who told the story about the USAID officer, recounts another chilling memory, which speaks volume about the violent mentality of the armed forces:

"Your last day in the States at staging battalion at Camp Pendleton, you have a little lesson called the rabbit lesson, where the staff NCO comes out [with] a rabbit, and he's talking to you about escape and evasion and survival in the jungle. He has this rabbit, and then in a couple of seconds after just about everyone falls in love with it -- not falls in love with it, but, you know, they're human there -- he cracks it in the neck, skins it, disembowels it, just like I testified that this happened to a woman. He does this to the rabbit, and then they throw the guts out into the audience.

"You can get anything out of that you want, but that's your last lesson you catch in the United States before you leave for Vietnam where they take that rabbit and they kill it, and they skin it, and they play with its organs as if it's trash, and they throw the organs all over the place and then these guys are put on the plane the next day and sent to Vietnam."




[1] Ý nói lạnh lùng, buồn chán không có gì đáng làm.

No comments:

Post a Comment