Saturday, November 22, 2014

Quan Điểm Nhìn Về Sự Kiện Trung Quốc

 Trung Quốc từ hơn thập niên qua, đang mở rộng "khả năng quân sự", "ngoại giao" và "hợp tác kinh tế" trong khu vực Thái Bình Dương, cũng như đang  đồng bộ mở rộng ảnh hưởng qua Phi Châu và Nam Mỹ.

Sau hội nghị G20 tại Úc, Trung quốc đã ký kết  một hiệp ước tự do thương mại song phương với Úc (China, Australia Sign Landmark Free Trade Deal) Song hành với những trao dổi với Tân Tây Lan (NZ) và các đảo quốc trong khu vực biển Thái bình dương như Fiji. Cùng lúc Ấn Độ cũng mở cuộc cạnh tranh ngoại giao của thủ tướng MODI trong khu vực này.

Trung quốc cũng đang nỗ lực hiện đại hóa  nền khoa học kỹ thuật của họ nói chung, và ngành dầu hỏa nói riêng- và thúc đẩy mạnh trong việc tham dò và khai thác dầu hỏa cũng như các tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển mà họ gọi là "Biển Nam Trung Quốc" (south china sea).

Với sức vươn lên và vươn ra ngoài của Trung Quốc, Ấn Độ xem ra chưa có khả năng theo kịp. Một phần quan trọng là  vì Ấn Độ không nhận được sự hợp tác và trợ giúp chặt chẽ có hệ thống qua vốn đầu tư và kỹ nghệ của Âu Mỹ như Trung Quốc đang có trong hơn 30 năm qua, đặc biệt sau Thiên An Môn. Vị trí đối trọng với Nga và Âu Châu của Ấn Độ không (hay chưa)  "giá trị" bằng Trung Quốc! (Âu Mỹ từng làm ngơ cho Tầu tiến chiếm Tây Tạng- chỉ gửi tình báo "cứu thoát" Dalai LatMa- trong khi dòm chừng Ấn Độ từng bước đối với Kashmir và các khu vực liên hệ!!!)

Hiện nay Mỹ, Úc, Nhật và Đức (Âu Châu) đã chính thức trực tiếp trao đổi ngoại thương với Trung Quốc bằng Nhân Dân Tệ không cần qua Mỹ kim như các quốc gia khác nữa! Nghĩa là đồng Nhân Dân Tệ đã có vị trí quốc tế vững chắc và đang san sẻ ngôi vị bản vị quốc tế của Mỹ kim. (nghĩa là "chúng ta" có thể tích trữ Nhân Dân tệ để đi du lịch thế giới như từng làm với Mỹ Kim!!!)

Trong bối cảnh của hệ thống "định chế nhà nước" hiện tại của thế giới, sự kiện tiến trình Trung quốc, một đế quốc lâu đời với dân số lớn nhất thế giới, nhưng bị lạc hậu trì trệ trong mấy trăm năm qua sau khi từng đứng đầu, đi trước thế giới về định chế tập quyền và nông nghiệp với một số công nghệ, đã bắt đầu vươn lên tái xác định vị thế của nó qua sự trợ giúp đầu tư và kỹ thuật từ Âu Mỹ- cũng như đang khẳng định khu vực và tầm ảnh hưởng của nó trên thế giới trong mọi lãnh vực, là một điều "tự nhiên chính đáng", tất yếu không thể tránh-. Đây là đặc tính thuộc bản chất của hệ thống nhà nước quốc gia. Một phản ứng di truyền tất yếu bán khai nguyên thủy của đòi sống sinh vật: cá lớn nuốt cá bé và nguyên lý bạo lực.  Khi chấp nhận chủ nghĩa quốc gia và  định chế nhà nước (Nationalism, Statism) thì cũng phải chấp nhận tiến trình này là thường trực và miên tục như một "nguyên lý sống còn" của tiến hóa.

Phần lớn các quốc gia đang rống cổ "yêu hòa bình" chẳng qua vì chưa có khả năng và không thể làm gì khác hơn là phải "yêu hòa bình" như một phương pháp "tự vệ" của kẻ "chưa đủ mạnh", cho đến khi chính nó có cơ hội đủ mạnh để "hết yêu hòa bình" và lấn chiếm. Trừ một số ít các nhóm cộng đồng xã hội thật tâm yêu hòa bình. Và nếu muốn có cơ hội lấn chiếm phải dùng định chế nhà nước khống trị điều khiển được quần chúng nội địa của chính nó hữu hiệu bằng chủ nghĩa văn hóa và yêu nước.

Cứ xét quá trình Việt Nam, một dân tộc "phật giáo", trong một khu vực có Trung Quốc ngự trị phương Bắc, chưa có sự hiện hũu của hệ thống thực dân cũ Âu châu, đã tiến chiếm Miên, Lào, tuyệt chủng Champa v.v như thế nào. Và Thái Lan cũng một dân tộc "từ bi Phật giáo", cũng đã từng tiến chiếm Lào, Miến, Hmong ra sao tất đã rõ. Và cứ mường tượng bối cảnh hôm nay không có Trung Quốc, Nhật Bản, thì Việt Nam sẽ hành xử như thế nào với các quốc gia láng giềng "phật giáo" của nó!!!

Cứ đọc các "tâm tư phật tính" phản hồi bênh vực chống đỡ của những con dân "đậu phọng đỏ" của một "dân tộc có nền văn hóa phật giáo" với "truyền thống hiếu hòa" đối với quy kết nghiên cứu của một nhà nhân văn sử học Hàn quốc về "tiến trình Nam tiến của dân tộc Việt" trên trang BBC, Xin Tham Khảo Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam BBC- là chúng ta, những ai tỉnh thức với tâm nhân bản, sẽ lạnh người!

Khi một xã hội sinh hoạt theo đúng mô thức chủ quyền cá nhân tự do dân chủ thật sự (trực tiếp phi quyền chính) sẽ không bao giờ là đế quốc. Khi không có định chế tập quyền nhà nước và chính phủ nắm độc quyền tùy tiện; hoặc với một định chế nhà nước chính phủ bị kềm hãm bởi cấu trúc hàng ngang của hệ thống xã hội dân sự- nó sẽ chẳng còn nhu cầu và động lực tương tranh tiến chiếm-một bản năng thường hằng di sản của bản năng loài vật bầy đàn nằm trong chủ nghĩa quốc gia nhà nước như chúng ta đang thấy hiện nay. Nó sẽ chỉ còn nhu cầu tự vệ và sẽ có nhu cầu và động lực thương mại kinh tế cộng tồn như chúng ta đã và đang thấy ở các sinh hoạt biên giới cũng như sinh hoạt "con đường tơ lụa" trước đây. Có thể lấy tính trung lập và trực tiếp dân chủ của Thụy Sĩ làm điển hình ở mức độ căn bản.

Xét từ quan điểm  hệ thống nhà nước trong chủ nghĩa quốc gia, thì Trung quốc sẽ còn phải tiến xa, "cần" phải mở rộng hơn nữa, để khẳng định và bảo tồn vị trị sức mạnh, không chỉ là  niềm tin của nguyên lý sinh tồn trong đe dọa- mà của "tự hào quốc gia" hơn nữa-  mới mong giữ vững được tư thế "cường quốc" trong một thế giới mà hiện nay đế quốc Mỹ thay thế Anh quốc đang nắm chủ động nền kinh tế và kiểm soát quân sự  toàn cầu hơn 50 năm qua. Bởi nó sẽ bị thách thức triệt hạ, như đã từng bị triệt hạ. Như Mỹ hiện nay đang phải quay cuồng mở rộng tiến chiếm  hơn nữa như một phương pháp tất yếu của nhu cầu thường trực "tự vệ bảo tồn" vị thế đế quốc của nó: ngưng nghỉ là bị thách thức!

Đó là chưa kể là cựu đế quốc Nhật đang tìm cách thoát những ràng buộc sau khi bị khuất phục sau 1945. Và cựu đế quốc Nga cũng đang tái xác định chủ nghĩa tự tôn quốc gia của họ sau  khi Liên Xô tan rã!

Nghĩa là thế giới vẫn tiếp tục đang đi vào một cuộc tương tranh điên loạn tự hủy giữa những thằng "nhà nước" mà trong đó, cái chiến cảnh của 7 tỉ con người chỉ là quân cờ "sô cẩu"- một loại  quân cờ "sô cẩu tự nguyên" vì tin rằng "giống nòi của mình" vĩ đại cao quí nhất, với "lịch sử oai hùng nhất, và cái "đất tổ" của mình linh thiêng nhất, được quyền phình nở lớn nhất! Do một nhóm  thiểu số nhất và băng hoại tâm thần nhất gọi là  "lãnh đạo" chủ trì tiến hành!!! Và dĩ nhiên xã hội đó, con người đó, quốc gia đó trở thành BIỆT LỆ (exceptionalism), tự nhiên có quyền lãnh đạo cao nhất.... Cuối cùng "dân tộc nào cũng tôn quí biệt lệ"!!!

Trong một hệ thống chủ nghĩa quốc gia với niềm tin định chế nhà nước như thế, việc Trung Quốc vươn lên và vươn xa là một điều tất yếu, và HOÀN TOÀN CHÍNH ĐÁNG, nếu chưa muốn nói là hơi chậm trễ - vì từng tối dạ để bị kềm chế, khi Âu Mỹ ĐANG nối đuôi nhau thao túng thế giới hàng trăm năm nay chưa ngưng nghỉ.

Nó CHÍNH ĐÁNG, như đám "con dân Việt" đang chính đáng hóa "cuộc Nam tiến" cũng như hành xử của Việt Nam đối với Miên Lào hôm nay; nó chính đáng như người Âu Mỹ đang chính đáng hành xử đế quốc của Âu Mỹ hiện nay trên thế giới là "cần thiết" cho "quyền lợi quốc gia" của họ! Nó chính đáng như nhóm Do Thái giáo và các nhóm Thiên chúa giáo theo đúng "kinh thánh" và chủ nghĩa Zionism, đang chính đáng hóa hành xử cướp đất diệt chủng người Palestine của họ. Hay nói thẳng ra, như bản chất của chủ nghĩa quốc gia nhà nước đã tự khẳng định như một định lý, tất cả các "quốc gia dân tộc" đều chính đáng hóa hành động bất chính, bất nhân của họ.

Cũng phải nhớ rằng chính phủ nhà nước cũng như "quần chúng yêu nước, yêu bản sắc văn hóa đậm đà " không chỉ bạo ngược bất chính, bất nhân với kẻ ngoại nhân, mà ngay cả với người trong nước "đồng chủng, đồng bào" của họ khi cần phải "hy sinh vì đại nghĩa dân tộc"! (tham khảo Murder By Government--Democide)

Cho nên, nếu gọi Trung Quốc là mối ĐE DỌA của thế giới, thì tất cả QUỐC GIA là mối đe dọa của "thế giới", và của lẫn nhau mà thôi!  Đúng như Giáo Sư thần học W. R. Inge nhận định "Một Quốc Gia là một xã hội được đoàn kết bởi một ảo tưởng về tổ tiên giống nòi của nó và một nỗi sợ hãi chung đối với những nước láng giềng. (A nation is a society united by a delusion about its ancestry and a common fear of its neighbors.).

Một thế giới như vậy, dĩ nhiên trong  dân số quần chúng tổng thể được các lãnh đạo chính phủ, báo chí chính qui tuyên truyền nung nấu "tình yêu nước" miên tục, lúc nào cũng sôi sục tự hào.... thì vấn đề "sục sôi" rồi "dâng tràn" chỉ là thời gian và toan tính của giới lãnh đạo! Như lịch sử nhân lại từng kinh qua với những cuộc tàn sát đẫm máu!

Như vậy nền "hòa bình" như chúng ta biết, chỉ là tình trạng ngủ quên tạm thời của "lòng yêu nước giống nòi tổ quốc", khi chưa cần được đánh thức bởi các "vĩ nhân lãnh đạo chính trị " mà thôi. Nó chưa phải là nền hòa bình thật sự đúng nghĩa của nó. Ông Alfred Nobel hình như đã thấu hiểu được điều này khi đặt ra giải hòa bình Nobel và các giải liên hệ.

Nhà kinh tế học trứ danh Áo quốc, mở đầu cho phái kinh tế Áo, qua nghiên cứu xã hội tiến trình nhân văn kinh tế của nhân loại đã khẳng định chính xác: "Bất cứ ai mong ước hòa bình giữa các dân tộc thì phải chống lại chủ nghĩa quốc gia nhà nước" (Whoever wishes peace among peoples must fight statism. (Mises on War - Ludwig von Mises Institute)

Nền kinh tế hợp tác và CẠNH TRANH (không phải tương tranh) của loài người bị lũng đoạn và loại bỏ từ khi một định chế quyền lực tuyệt đối hiện hữu. Tất cả nhu cầu và động lực hợp tác cạnh tranh đã bị biến thành tương tranh để nắm thế thượng phong tuyệt đối, đó là tận dụng quyền lực nhà nước, một quyền lực cưỡng chế tuyệt đối trong  kinh tế, và dùng kinh tế để củng cố quyền lực tuyệt đối nhà nước. Đây chính là mô thức mà Mussolini đã nói đến: :

“Chủ nghĩa phát xít nên được gọi cho đúng cách hơn chính là chủ nghĩa tập đoàn, vì nó là một sự thống hợp quyền lực của định chế nhà nước và tập đoàn kinh tế" ( Fascism should more appropriately be called Corporatism because it is a merger of state and corporate power) Benito Mussolini
Như vậy chúng ta chẳng lạ gì từ khi có nhà nước, định chế tập quyền, tôn giáo, nhân loại trải dài theo những cuộc chiến tranh đẫm máu, man rợ lớn nhỏ nối tiếp nhau. Chúng ta càng không ngạc nhiên khi toàn bộ các thế lực quyền chính tôn giáo đều sợ hãi những tư tưởng phi quyền chính, và chúng tìm đủ mọi phương cách ngăn chặn tư tưởng này trong nền tư duy của nhân loại.

Chính vì  "chủ Nghĩa Quốc Gia DânTộc là sự thèm khát quyền lực được tôi luyện bằng sự tự lừa dối chính họ " (Nationalism is power hunger tempered by self-deception-) như văn hào George Orwell đã nhận định và cảnh báo nhân loại bao nhiêu năm trước đây.

Không chỉ có những cảnh báo như của văn hào George Orwell , mà trước đó văn hào Đức Johann Wolfgang von Goethe, còn đi xa hơn trong ẩn ý cảnh báo về thủ đoạn ngu dân của bọn thiểu số lãnh đạo cầm quyền chính qua chiêu bài "bản sắc văn hóa" hay "đậm đà dân tộc tính" rằng:

"Tất cả (chủ nghĩa quốc gia) sự căm thù quốc gia là một cái gì đó rất đặc thù. Bạn sẽ luôn tìm thấy nó mạnh nhất và bạo ngược nhất ở những nơi có mức độ văn hóa thấp nhất " ~ Altogether national hatred is something peculiar. You will always find it strongest and most violent where there is the lowest degree of culture.)
Xét tiến trình nhân văn và "văn hóa chính trị" của cả nhân loại này từ xưa cho đến nay, ở thế kỷ 21, nhất là  nơi những xã hội còn sinh hoạt ở tầm thấp, những nhận định này chưa từng bị minh chứng sai lầm, nó đúng một cách rõ rệt và xác quyết hơn bao giờ hết!

Nhưng nhân loại lạ kỳ sở hữu TƯ DUY- khi một tư tưởng ước vọng tích cực đã được nảy sinh phát hiện nó không bao giờ bị dấp tắt được nữa-  dù bạo lực thủ đoạn tàn bạo và  tinh tế đến mức nào. Sự kiện di sản của Copernicus, Bruno, Galileo và nhận thức nhân chủ hiện nay đang mở rộng với quá trình họ liên tục bị thế lực nhà nước quốc gia  tôn giáo săn đuổi đàn áp, tru diệt khắp nơi hàng ngàn năm qua... đã minh chứng và khẳng định sức mạnh tư tưởng của Giá Trị Con Người do chính sinh vật hai chân đã sáng tạo làm hướng tiến cho chính nó - từ khi nó đột biến từ bỏ đời sống leo trèo trên cây để xuống đất sinh hoạt bằng bộ óc làm nền tảng.

Trung quốc hay không Trung Quốc, Mỹ hay không Mỹ v.v  Ngày nào còn định chế quốc gia nhà nước, bản sắc giống nòi, tôn giáo giáo lý tối thượng v.v trong tâm thức của nhân loại, thì ngày ấy loài người chưa nhìn ra đúng thân phận chung cũng như tiềm năng đúng đắn của họ trong cái CHẤM XANH MỜ NHẠT kia, và chưa thể có hòa bình tiến bộ và tự do thật sự.

Phải chăng cái "tự do đầu tiên và cuối cùng"  First and Last Freedom  mà  Krishnamurti Jiddu muốn nói đến là một phần nền tảng của nỗ lực trả lời vấn nạn chung này của nhân loại?

Chúng ta có bao giờ thật sự tự chất vấn chính bản thân mỗi chúng ta rằng tại sao hầu như bất cứ những ai kêu gọi con người  hòa bình, thương yêu, bao dung, đùm bọc lẫn nhau ... đều bị quyền chính xúi dục "nhân loại" trù dập, mỉa mai, loại trừ  và giết hại??? Ngược lại những kẻ bàn tay đẫm máu con người, lừa dối, xúi dục "nhân loại" thủ đoạn lừa bịp, thù oán, đầy đọa, chém giết nhau lại thường được vinh danh trân trọng  ghi nhớ như những thần tượng danh nhân thành đạt, anh hùng, vĩ nhân trong "lịch sử"???

tuệ nghiệp thị không
23-11-2014
NKPTC
===

China's President Targets Strategic Ties In Pacific

From channelnewsasia.com: Chinese President Xi Jinping arrived in Fiji Friday (Nov 21) on a whirlwind visit aimed at strengthening economic and strategic ties with Pacific island nations.
Xi's visit comes after Indian Prime Minister Narendra Modi, head of the world's largest democracy, stopped over in Fiji to also court regional leaders who form one of the largest voting blocs at the United Nations. Both leaders have targeted the Pacific as a vital stop on their way home from the recent Group of 20 summit in Australia.
Xi, who has already established a rapport with Fiji after visiting four years ago as vice president of China, will hold talks Friday evening with Fiji's 2006 coup leader and recently elected prime minister Voreqe Bainimarama. On Saturday, he will then meet a delegation of up to eight Pacific island leaders.

"An important agenda of my visit is to invite leaders of all Pacific island countries that have diplomatic ties with China to Fiji for discussions on ways to further grow China's relations with these countries and jointly draw a blueprint for the bright future of our friendly exchanges and mutually beneficial co-operation," Xi said in a statement released ahead of his arrival.

China To Step Up Oil, Gas Exploration in East, South China Seas

from chinadaily.com: China aims to raise petroleum output by updating its technology and stepping up oil and gas exploration across Bohai, East China and South China Seas.
The plan was outlined in an energy development scheme for 2014 to 2020 issued by the State Council on Wednesday.
To accelerate offshore oil and natural gas exploration, China will improve its own technology as well as actively seek overseas partners.
The country will attach equal importance to onshore oil fields, stabilizing old sites and exploring new alternatives, especially those in West China.
Coal's proportion of overall mix cut to 62% by 2020
China has announced plans to cap its annual energy use equivalent to 4.8 billion metric tons of standard coal by 2020, in an effort to cut carbon emissions.
The headline figure was revealed within the State Council's energy development strategy plan (2014-20), which also detailed moves to cut coal's share of the country's overall energy mix to 62 percent from the current 67 percent, and raise non-fossil fuel consumption to more than 15 percent.

Mises on War










March 21, 2003

War…is harmful, not only to the conquered but to the conqueror. Society has arisen out of the works of peace; the essence of society is peacemaking. Peace and not war is the father of all things. Only economic action has created the wealth around us; labor, not the profession of arms, brings happiness. Peace builds, war destroys. (Socialism, p. 59)
The market economy involves peaceful cooperation. It bursts asunder when the citizens turn into warriors and, instead of exchanging commodities and services, fight one another. (1st Ed. Human Action, p. 817 ; 3rd Ed. Human Action, p. 821)
Economically considered, war and revolution are always bad business.  (Nation, State, and Economy, p. 152)
The market economy means peaceful cooperation and peaceful exchange of goods and services. It cannot persist when wholesale killing is the order of the day. (Interventionism: An Economic Analysis, p. 67)
War prosperity is like the prosperity that an earthquake or a plague brings. The earthquake means good business for construction workers, and cholera improves the business of physicians, pharmacists, and undertakers; but no one has for that reason yet sought to celebrate earthquakes and cholera as stimulators of the productive forces in the general interest. (Nation, State, and Economy, p. 154)
There have been...in all other nations, eulogists of aggression, war, and conquest. (Omnipotent Government, p. 232)
War can really cause no economic boom, at least not directly, since an increase in wealth never does result from destruction of goods. (Nation, State, and Economy, p. 154)
[T]he essence of so-called war prosperity; it enriches some by what it takes from others. It is not rising wealth but a shifting of wealth and income. (Nation, State, and Economy, p. 158)
War is… a destroyer and annihilator, in short, as an evil that strikes all, victor as well as vanquished. (Nation, State, and Economy, p. 86)
The philosophy of protectionism is a philosophy of war. The wars of our age are not at variance with popular economic doctrines; they are, on the contrary, the inescapable result of consistent application of these doctrines. (1st Ed. Human Action, p. 683; 3rd Ed. Human Action, p. 687)
Whoever wishes peace among peoples must fight statism. (Nation, State, and Economy, p. 77)
Modern society, based as it is on the division of labor, can be preserved only under conditions of lasting peace. (Liberalism, p. 44)
[O]nly tolerance can create and preserve the condition of social peace without which humanity must relapse into the barbarism and penury of centuries long past. (Liberalism, p. 56)
Modern war is not a war of royal armies. It is a war of the peoples, a total war. It is a war of states which do not leave to their subjects any private sphere; they consider the whole population a part of the armed forces. Whoever does not fight must work for the support and equipment of the army. Army and people are one and the same. The citizens passionately participate in the war. For it is their state, their God, who fights.  (Omnipotent Government, p. 104)
Men are fighting one another because they are convinced that the extermination of adversaries is the only means of promoting their own well-being. (1st Ed. Human Action, p. 175; 3rd Ed. Human Action, p. 176)
The existence of the armaments industries is a consequence of the warlike spirit, not its cause. (1st Ed. Human Action, p. 297; 3rd Ed. Human Action, p. 300)
What basis for war could there still be, once all peoples had been set free? (Nation, State, and Economy, p. 34)
[V]ictorious war is an evil even for the victor, that peace is always better than war.  (Liberalism,  p. 24)
Wars, foreign and domestic (revolutions, civil wars), are more likely to be avoided the closer the division of labor binds men. (Critique of Interventionism, p. 115)
War is the alternative to freedom of foreign investment as realized by the international capital market. (1st Ed. Human Action, p. 498; 3rd Ed. Human Action, p. 502)
The statement that one man's boon is the other man's damage is valid with regard to robbery, war, and booty. The robber's plunder is the damage of the despoiled victim. But war and commerce are two different things. (1st Ed. Human Action, p. 662; 3rd Ed. Human Action, p. 666)
It is certainly true that our age is full of conflicts which generate war. However, these conflicts do not spring from the operation of the unhampered market society. It may be permissible to call them economic conflicts because they concern that sphere of human life which is, in common speech, known as the sphere of economic activities. But it is a serious blunder to infer from this appellation that the source of these conflicts are conditions which develop within the frame of a market society. It is not capitalism that produces them, but precisely the anticapitalistic policies designed to check the functioning of capitalism. They are an outgrowth of the various governments' interference with business, of trade and migration barriers and discrimination against foreign labor, foreign products, and foreign capital. (1st Ed. Human Action, p. 680; 3rd Ed. Human Action, p. 684)
What has transformed the limited war between royal armies into total war, the clash between peoples, is not technicalities of military art, but the substitution of the welfare state for the laissez-faire state. (1st Ed. Human Action, p. 820; 3rd Ed. Human Action, p. 824 )
Under laissez faire peaceful coexistence of a multitude of sovereign nations is possible. Under government control of business it is impossible. (1st Ed. Human Action, p. 820; 3rd Ed. Human Action, p. 824)
Of course, in the long run war and the preservation of the market economy are incompatible. Capitalism is essentially a scheme for peaceful nations. (1st Ed. Human Action, p. 824; 3rd Ed. Human Action, p. 828)
What the incompatibility of war and capitalism really means is that war and high civilization are incompatible. If the efficiency of capitalism is directed by governments toward the output of instruments of destruction, the ingenuity of private business turns out weapons which are powerful enough to destroy everything. What makes war and capitalism incompatible with one another is precisely the unparalleled efficiency of the capitalist mode of production. (1st Ed. Human Action, p. 824; 3rd Ed. Human Action, p. 828)
The emergence of the international division of labor requires the total abolition of war. (1st Ed. Human Action, p. 827; 3rd Ed. Human Action, p. 831)
Modern war is merciless, it does not spare pregnant women or infants; it is indiscriminate killing and destroying. It does not respect the rights of neutrals. Millions are killed, enslaved, or expelled from the dwelling places in which their ancestors lived for centuries. Nobody can foretell what will happen in the next chapter of this endless struggle. This has little to do with the atomic bomb. The root of the evil is not the construction of new, more dreadful weapons. It is the spirit of conquest. It is probable that scientists will discover some methods of defense against the atomic bomb. But this will not alter things, it will merely prolong for a short time the process of the complete destruction of civilization. (1st Ed. Human Action, p. 828; 3rd Ed. Human Action, p. 832)
To defeat the aggressors is not enough to make peace durable. The main thing is to discard the ideology that generates war. (1st Ed. Human Action, p. 828; 3rd Ed. Human Action, p. 832)
The attainment of the economic aims of man presupposes peace, (Socialism, p. 62)
Social development is always a collaboration for joint action; the social relationship always means peace, never war. Death-dealing actions and war are anti-social. All those theories which regard human progress as an outcome of conflicts between human groups have overlooked this truth. (Socialism, p. 279)
Within a world of free trade and democracy there are no incentives for war and conquest. (Omnipotent Government, p. 3)
But what is needed for a satisfactory solution of the burning problem of international relations is neither a new office with more committees, secretaries, commissioners, reports, and regulations, nor a new body of armed executioners, but the radical overthrow of mentalities and domestic policies which must result in conflict. (Omnipotent Government, p. 6)
If some peoples pretend that history or geography gives them the right to subjugate other races, nations, or peoples, there can be no peace. (Omnipotent Government, p. 15)
For only in peace can the economic system achieve its ends, the fullest satisfaction of human needs and wants. (Omnipotent Government, p. 50)
It is not a shortcoming of the liberal program for international peace that it cannot be realized within an antiliberal world and that it must fail in an age of interventionism and socialism. (Omnipotent Government, p. 91)
Wars of aggression are popular nowadays with those nations which are convinced that only victory and conquest could improve their material well-being. (Omnipotent Government, p. 104)
The old liberals were right in asserting that no citizen of a liberal and democratic nation profits from a victorious war. (Omnipotent Government, p. 104)
Social cooperation and war are in the long run incompatible… But within the social system of cooperation and division of labor war means disintegration. The progressive evolution of society requires the progressive elimination of war. Under present conditions of international division of labor there is no room left for wars. The great society of world-embracing mutual exchange of commodities and services demands a peaceful coexistence of states and nations. (Omnipotent Government, p. 122)
If men do not now succeed in abolishing war, civilization and mankind are doomed. (Omnipotent Government, p. 122)
If you want to abolish war, you must eliminate its causes. What is needed is to restrict government activities to the preservation of life, health, and private property, and thereby to safeguard the working of the market. Sovereignty must not be used for inflicting harm on anyone, whether citizen or foreigner. (Omnipotent Government, p. 138)
The market economy involves peaceful cooperation and bursts asunder when people, instead of exchanging commodities and services, are fighting one another. (The Ultimate Foundation of Economic Science p. 92)
Only one thing can conquer war--that liberal attitude of mind which can see nothing in war but destruction and annihilation, and which can never wish to bring about a war, because it regards war as injurious even to the victors. (Theory of Money and Credit, p. 433)
Where liberalism prevails, there will never be war. (The Theory of Money and Credit, p. 433)
If war is regarded as advantageous, then laws . . . will not be allowed to stand in the way of going to war. On the first day of any war, all the laws opposing obstacles to it will be swept aside. (The Theory of Money and Credit, p. 434)
The first condition for the establishment of perpetual peace is, of course, the general adoption of the principles of laissez-faire capitalism. (The Ultimate Foundation of Economic Science p. 137)
He who wants to prepare a lasting peace must…be a free-trader and a democrat and work with decisiveness for the removal of all political rule over colonies by a mother country and fight for the full freedom of movements of persons and goods. (Nation, State, and Economy, p. 86)
If one wants to make peace, then one must get rid of the possibility of conflicts between peoples. (Nation, State, and Economy, p. 86)
If one holds the view that there are irreconcilable class antagonisms between the individual strata of society that cannot be resolved except by the forcible victory of one class over others, if one believes that no contacts between individual nations are possible except those whereby one wins what the other loses, then, of course, one must admit that revolutions at home and wars abroad cannot be avoided. (Nation, State, and Economy, p. 87)
Whoever wants peace among nations must seek to limit the state and its influence most strictly. (Nation, State, and Economy, p. 94)
The way to eternal peace does not lead through strengthening state and central power, as socialism strives for. (Nation, State, and Economy, p. 96)
[W]ith the progress of the division of labor we see the number of wars and battles diminishing ever more and more. The spirit of industrialism, which is indefatigably active in the development of trade relations, undermines the warlike spirit. (Nation, State, and Economy, p. 150)
Liberalism rejects aggressive war not on philanthropic grounds but from the standpoint of utility. It rejects aggressive war because it regards victory as harmful, and it wants no conquests because it sees them as an unsuitable means for reaching the ultimate goals for which it strives. Not through war and victory but only through work can a nation create the preconditions for the well-being of its members. Conquering nations finally perish, either because they are annihilated by strong ones or because the ruling class is culturally overwhelmed by the subjugated. (Nation, State, and Economy, p. 87)
History has witnessed the failure of many endeavors to impose peace by war, cooperation by coercion, unanimity by slaughtering dissidents…. A lasting order cannot be established by bayonets. (Omnipotent Government, p. 7)
Whoever on ethical grounds wants to maintain war permanently for its own sake as a feature of relations among peoples must clearly realize that this can happen only at the cost of the general welfare, since the economic development of the world would have to be turned back at least to the state of the year 1830 to realize this martial ideal even only to some extent. (Nation, State, and Economy, p. 151)
The losses that the national economy suffers from war, apart from the disadvantages that exclusion from world trade entails, consist of the destruction of goods by military actions, of the consumption of war material of all kinds, and of the loss of productive labor that the persons drawn into military service would have rendered in their civilian activities. Further losses from loss of labor occur insofar as the number of workers is lastingly reduced by the number of the fallen and as the survivors become less fit in consequence of injuries suffered, hardships undergone, illnesses suffered, and worsened nutrition. (Nation, State, and Economy, p. 151–52)
There are circumstances which make the consumption of capital unavoidable. A costly war cannot be financed without such a damaging measure….There may arise situations in which it may be unavoidable to burn down the house to keep from freezing, but those who do that should realize what it costs and what they will have to do without later on. (Interventionism: an Economic Analysis, p. 52)
It is not the war profits of the entrepreneurs that are objectionable. War itself is objectionable! (Interventionism: an Economic Analysis, p. 74)
From the beginning the intention prevailed in all socialist groups of dropping none of the measures adopted during the war after the war but rather of advancing on the way toward the completion of socialism.  (Nation, State, and Economy, p. 176)
[A]ggressors cannot wage total war without introducing socialism. (Interventionism: an Economic Analysis, p. 70)
The great British economist Edwin Cannan (1861–1935) wrote that if anyone had the impertinence to ask him what he did in the Great War, he would answer, "I protested."  (Economic Freedom and Interventionism, p. 172.)

Ludwig von Mises (1881–1973) was the leading economist of the Austrian School. The quotations are from:

Benito Mussolini (1883-1945) over the course of his lifetime went from Socialism - he was editor of Avanti, a socialist newspaper - to the leadership of a new political movement called "fascism" [after "fasces", the symbol of bound sticks used a totem of power in ancient Rome].
Mussolini came to power after the "March on Rome" in 1922, and was appointed Prime Minister by King Victor Emmanuel.
In 1932 Mussolini wrote (with the help of Giovanni Gentile) and entry for the Italian Encyclopedia on the definition of fascism.
Fascism, the more it considers and observes the future and the development of humanity quite apart from political considerations of the moment, believes neither in the possibility nor the utility of perpetual peace. It thus repudiates the doctrine of Pacifism -- born of a renunciation of the struggle and an act of cowardice in the face of sacrifice. War alone brings up to its highest tension all human energy and puts the stamp of nobility upon the peoples who have courage to meet it. All other trials are substitutes, which never really put men into the position where they have to make the great decision -- the alternative of life or death....
...The Fascist accepts life and loves it, knowing nothing of and despising suicide: he rather conceives of life as duty and struggle and conquest, but above all for others -- those who are at hand and those who are far distant, contemporaries, and those who will come after...
...Fascism [is] the complete opposite of…Marxian Socialism, the materialist conception of history of human civilization can be explained simply through the conflict of interests among the various social groups and by the change and development in the means and instruments of production.... Fascism, now and always, believes in holiness and in heroism; that is to say, in actions influenced by no economic motive, direct or indirect. And if the economic conception of history be denied, according to which theory men are no more than puppets, carried to and fro by the waves of chance, while the real directing forces are quite out of their control, it follows that the existence of an unchangeable and unchanging class-war is also denied - the natural progeny of the economic conception of history. And above all Fascism denies that class-war can be the preponderant force in the transformation of society....
After Socialism, Fascism combats the whole complex system of democratic ideology, and repudiates it, whether in its theoretical premises or in its practical application. Fascism denies that the majority, by the simple fact that it is a majority, can direct human society; it denies that numbers alone can govern by means of a periodical consultation, and it affirms the immutable, beneficial, and fruitful inequality of mankind, which can never be permanently leveled through the mere operation of a mechanical process such as universal suffrage....
...Fascism denies, in democracy, the absur[d] conventional untruth of political equality dressed out in the garb of collective irresponsibility, and the myth of "happiness" and indefinite progress....
...iven that the nineteenth century was the century of Socialism, of Liberalism, and of Democracy, it does not necessarily follow that the twentieth century must also be a century of Socialism, Liberalism and Democracy: political doctrines pass, but humanity remains, and it may rather be expected that this will be a century of authority...a century of Fascism. For if the nineteenth century was a century of individualism it may be expected that this will be the century of collectivism and hence the century of the State....
The foundation of Fascism is the conception of the State, its character, its duty, and its aim. Fascism conceives of the State as an absolute, in comparison with which all individuals or groups are relative, only to be conceived of in their relation to the State. The conception of the Liberal State is not that of a directing force, guiding the play and development, both material and spiritual, of a collective body, but merely a force limited to the function of recording results: on the other hand, the Fascist State is itself conscious and has itself a will and a personality -- thus it may be called the "ethic" State....
...The Fascist State organizes the nation, but leaves a sufficient margin of liberty to the individual; the latter is deprived of all useless and possibly harmful freedom, but retains what is essential; the deciding power in this question cannot be the individual, but the State alone....
...For Fascism, the growth of empire, that is to say the expansion of the nation, is an essential manifestation of vitality, and its opposite a sign of decadence. Peoples which are rising, or rising again after a period of decadence, are always imperialist; and renunciation is a sign of decay and of death. Fascism is the doctrine best adapted to represent the tendencies and the aspirations of a people, like the people of Italy, who are rising again after many centuries of abasement and foreign servitude. But empire demands discipline, the coordination of all forces and a deeply felt sense of duty and sacrifice: this fact explains many aspects of the practical working of the regime, the character of many forces in the State, and the necessarily severe measures which must be taken against those who would oppose this spontaneous and inevitable movement of Italy in the twentieth century, and would oppose it by recalling the outworn ideology of the nineteenth century - repudiated wheresoever there has been the courage to undertake great experiments of social and political transformation; for never before has the nation stood more in need of authority, of direction and order. If every age has its own characteristic doctrine, there are a thousand signs which point to Fascism as the characteristic doctrine of our time. For if a doctrine must be a living thing, this is proved by the fact that Fascism has created a living faith; and that this faith is very powerful in the minds of men is demonstrated by those who have suffered and died for it.

This text is part of the Internet Modern History Sourcebook. The Sourcebook is a collection of public domain and copy-permitted texts for introductory level classes in modern European and World history.
Unless otherwise indicated the specific electronic form of the document is copyright. Permission is granted for electronic copying, distribution in print form for educational purposes and personal use. If you do reduplicate the document, indicate the source. No permission is granted for commercial use of the Sourcebook.
(c)Paul Halsall Aug 1997
halsall@murray.fordham.edu



Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam
Các đại biểu thảo luận ở Hội thảo Việt Nam học 2008 tại Hà Nội
Các đại biểu thảo luận ở Hội thảo Việt Nam học 2008 tại Hà Nội
Một chuyên gia Hàn Quốc đã mạnh dạn đụng đến một chủ đề nhạy cảm khi ông nói hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là "chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược".
Giáo sư Song Jung Nam, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, đặt vấn đề này tại Hội thảo Việt Nam học 2008, khi phân tích tính chất mở rộng lãnh thổ trong thời Hậu Lê, giai đoạn mở mang được cho là mạnh nhất trong lịch sử.
Mở rộng lãnh thổ
Công cuộc Nam tiến bắt đầu từ năm 1069 khi nhà Lý buộc Chiêm Thành nhường ba châu, đưa cương vực tiến tới tỉnh Quảng Trị ngày nay.
Tiến sĩ Song Jung Nam lưu ý ngoài chuyện gả Huyền Trân công chúa cho vua Champa để nhận hai châu Ô - Lý, sau đó, thời nhà Trần "không nhận được một tấc đất nào từ Champa", mà còn "vài lần phải lâm vào thế tự vệ".
Năm 1402, nhà Hồ đánh Chiêm Thành, mở rộng ra đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Đến khi quân Minh xâm lược và chiếm Việt Nam, khu vực này bị Chiêm Thành lấy lại.
Theo chuyên gia Hàn Quốc, triều Hậu Lê, bắt đầu từ Lê Lợi, là triều đại "có được nhiều lãnh thổ nhất".
Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn quân chiếm Chiêm Thành, lấy lại bốn châu bị mất trong thời gian quân Minh cai trị.
Qua cuộc viễn chinh này, Việt Nam cũng mở rộng lãnh thổ tới Bình Định ngày nay.
Ngoài lãnh thổ chiếm được, nhà Lê chia Chiêm Thành thành ba khu vực để "có thể dễ dàng hợp nhất vùng này vào bất kỳ lúc nào".
Người dân ở Quảng Trị
Đến thời Lý, lãnh thổ chỉ mới kéo đến Quảng Trị
Tác giả ghi nhận Chiêm Thành, trong thế kỷ 15, còn "ở vùng đệm nên có thể duy trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia với Việt Nam."
"Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia hay Việt Nam - Thái Lan trở thành mối quan hệ đối lập sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam và Thái Lan."
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh
Việc mở rộng lãnh thổ diễn ra "sôi động, nhanh và rộng nhất là vào thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh".
Theo tác giả: "Việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan."
"Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam - Campuchia hay Thái Lan - Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ".
Khác với thời kỳ trước, đặc trưng giai đoạn trong thế kỷ 17, khi chúa Nguyễn đi xuống phía Nam, là "chiếm lĩnh đồng thời sát nhập và hợp nhất lãnh thổ".
 Việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia
TS. Song Jung Nam
Tháng Tám năm 1692, chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Chu, chiếm Chiêm Thành và đến năm sau đổi tên thành Thuận Thành, xóa bỏ sự tồn tại của Chiêm Thành với tư cách một quốc gia.
Kể từ lúc đó, Chiêm Thành đã "trở thành một dân tộc thiểu số của Việt Nam".
Việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành năm 1697 thể hiện "sự vững vàng của một quốc gia thống trị nhưng cũng cho thấy đây là một mắt xích trong việc thực hiện dư định hợp nhất Campuchia có chung đường biên giới".
Tác giả Song Jung Nam nhắc lại năm 1621, chúa Nguyễn đã "yêu cầu vua Campuchia cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chân Lạp với những hình thức miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của người Việt được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mũi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu bây giờ".
Lúc này, Campuchia muốn thoát khỏi ảnh hưởng của vương quốc Ayuthaya của Thái Lan, nên đã "mượn sức mạnh của Việt Nam để thoát khỏi sự cai trị của Thái, Việt Nam đã có được cơ hội tiến vào Campuchia một cách hợp pháp và đồng thời trên cơ sở đó, đã có được cơ hội tuyệt vời để có thể cản trở sự tiến vào Campuchia của Thái và xâm chiếm lãnh thổ Campuchia".
Năm 1658, lần đầu tiên Việt Nam "có cơ hội gửi quân đội theo yêu cầu của Campuchia để giải quyết phân tranh vương vị và kết quả là nhận được sự cư trú hợp pháp ở Mũi Xoài, Đồng Nai và nộp cống, thần phục từ Campuchia".
Năm 1679, Việt Nam "đem 50 chiến thuyền với hơn ba ngàn quân, lợi dụng những người quản lý của nước Minh Trung Quốc đầu hàng như Dương Ngan Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình … tiến hành thực hiện việc phát triển Mỹ Tho và Biên Hòa".
'Hỗ trợ và vũ lực'
Tác giả nhận xét việc hợp nhất ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên diễn ra khác phương pháp hợp nhất Chiêm Thành.
"Khi hợp nhất lãnh thổ của Chiêm Thành, đa số dùng phương pháp chiếm bằng vũ lực nhưng khi hợp nhất lãnh thổ Campuchia thì lợi dụng người trong nước hay người nước ngoài trước hết là khai thác, rồi lợi dụng khi quyền lực cai trị của Campuchia yếu đi thì hợp nhất một cách tự nhiên."
"Không những thế, ở đây còn cho thấy sự ưu tiên phương pháp nhận lãnh thổ bằng cách hỗ trợ giải quyết nội chiến của Campuchia hơn là dùng vũ lực trực tiếp."
 Khi hợp nhất lãnh thổ Campuchia thì lợi dụng người trong nước hay người nước ngoài trước hết là khai thác, rồi lợi dụng khi quyền lực cai trị của Campuchia yếu đi thì hợp nhất một cách tự nhiên
TS. Song Jung Nam
Riêng đến khi hợp nhất Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, chúa Nguyễn chuyển sang dùng vũ lực bằng ba lần thu phục năm 1732, 1753 và 1757.
Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam vẫn tiếp tục dưới triều đại cuối cùng, nhà Nguyễn.
Năm 1835, dưới thời vua Minh Mạng, danh tướng Trương Minh Giảng tiến quân sang Campuchia, đổi tên Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, sát nhập vào Đại Nam.
Tuy vậy, "cuộc xung đột dành quyền cai trị Campuchia giữa Việt Nam và Thái kéo dài, cộng với việc phản đối sự cai trị của Việt Nam trên toàn Campuchia và các cuộc phản loạn trong nước nên đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi".
Năm 1847, nhà Nguyễn ký hiệp định với Thái và rút quân.
Tác giả cho rằng: "Mở rộng lãnh thổ của Việt Nam bị kiềm chế bởi Thái và Pháp. Nếu giả định trường hợp Pháp không tiến hành xâm lược hay không có mâu thuẫn với Thái thì Việt Nam đã có được một vùng rộng lớn trong lãnh thổ của Lào và Campuchia".
TS. Song Jung Nam kết luận: "Việc mở rộng lănh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đă không ngừng đấu tranh trong trường kỳ lịch sử để sinh tồn bên cạnh một Trung Quốc mạnh hơn mình nhưng ngược lại cũng tiến hành chinh phục Chiêm Thành và Campuchia yếu hơn."
 Việc mở rộng lănh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé
TS. Song Jung Nam
"Điều này thể hiện hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược."
"Việt Nam đã trải qua quá trình dân chủ đấu tranh và bồi dưỡng sức mạnh quốc gia rồi trên cơ sở đó hướng đến chủ nghĩa dân chủ xâm lược và kết quả là xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ."
Ông nói thêm việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cũng minh chứng cho quy luật lịch sử "giữa các láng giềng không có quan hệ tốt".
Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc tái lập năm 1991, trong khi quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia cũng không mặn mà từ sự kiện Việt Nam đem quân vào Phnompenh cuối thập niên 1970.
Sang thập niên 1980, quan hệ giữa Hà Nội và Bangkok cũng căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia.
Như trong một hội thảo mới đây về Vương triều Nguyễn, quan điểm chính thống hiện nay là các chúa Nguyễn đã "có công mở rộng lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới" (GS. Phan Huy Lê trong hội thảo tháng 10 ở Thanh Hóa).
Diễn giải về quá trình "xâm lược" của Việt Nam trong lịch sử chắc khó lòng nhận được tán đồng từ người Việt Nam.
Dẫu sao, nó cho thấy người bên ngoài có những cái nhìn khác mà bên trong có thể không (muốn) thấy.
Việc bài của GS. Song Jung Nam được đưa vào Hội thảo Việt Nam tháng 12 tại Hà Nội, cũng như một số nhận định trái chính thống về Hồ Chí Minh, là dấu hiệu không khí học thuật trong nước đã thoải mái và thoáng hơn so với những năm trước đây.

Sand
Tôi đồng ý với bạn Trần Nam. "Mở mang bờ cõi" hay "xâm lược" bản chất đâu có khác gì nhau. Cũng giống như "ngoan cường" với "ngoan cố" ấy mà.
Bây giờ Việt Nam lúc to mồm phản đối, lúc lại rụt vòi đối với vấn đề Trường Sa. Nhưng cuối cùng Trung Quốc vẫn chiếm phần lớn, và chẳng có nước nào trên thế giới muốn dính vào chuyện này.
Chỉ khi bản thân ta mạnh lên thì đương nhiên các nước khác cũng phải nể trọng. Vấn đề là liệu người Việt Nam có đoàn kết lại cùng nhau, hướng tới tương lai, nhìn tới cái lợi xa hơn được hay không?
Trần Nam
Việc VN chiếm các quốc gia ở phía nam thì cũng có khác gì việc TQ "nam chinh"? Tại sao một cái thì gọi là "xâm lược" một cái lại gọi một cách hoa mỹ là "khai hoang" hay "sáp nhập"?
Chiêm thành có phải đất hoang đâu mà "khai", họ cũng có liên hệ gì với VN đâu mà "sáp nhập". Rốt cuộc thì vấn đề này một lần nữa chỉ minh chứng cho một chân lý duy nhất có ý nghĩa trên thế giới này là "chân lý thuộc về kẻ mạnh", cho dù nhiều người dị ứng với cái chân lý này.
Thật ra rất đơn giản, bạn đã yếu thì đừng có nói chữ, nói đạo lý làm gì cho mất công, cũng chả có tác dụng gì.
Chỉ có nội lực mạnh mới quan trọng, chỉ có mạnh lên thì mới cách duy nhất để phát triển. Khi đã mạnh rồi thì chả phải sợ ai, và lâu lâu nếu cần thì sẵn sàng dùng vũ lực để giành lại quyền lợi cho dân tộc, quốc gia. Đó mới là cái chân lý để trường tồn.
Hùng, Mỹ
Kinh nghiệm từ bài nghiên cứu này là hành động "chiếm đóng" một lãnh thổ không phải lúc nào cũng xấu và Việt Nam cũng đã từng "xâm lược" các vùng lãnh thổ khác.
Hiểu được thực tế này sẽ tránh được những "bức xúc" không cần thiết khi theo dõi thời sự quốc tế.
Có nhiều nguời ở Việt Nam vẫn rất nhạy cảm khi nghe tin Mỹ hoặc một nước phương Tây đem quân vào lãnh thổ một nước khác. Họ không nghĩ rằng Việt Nam cũng đã từng làm như vậy gần đây và nhiều lần khác trong lịch sử.
Điều đáng quan tâm hơn là những kẻ "xâm lược" để lại gì sau thời gian chiếm đóng. Mỹ, Canada, Úc, Hongkong, đều là những vùng lãnh thổ thuộc đế quốc Anh hiện nay hoặc trong quá khứ. Kinh tế, xã hội ở các vùng này đều thuộc loại tiên tiến hàng đầu thế giới sau khi người Anh rút đi.
Người Pháp đô hộ Đông Dương nhưng họ mang lại chữ quốc ngữ mà Việt Nam ta ngày nay vẫn dùng, cũng như đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đường xá, cồng cống mà đến nay vẫn không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của Việt Nam.
Có khi chúng ta phải nghĩ lại, nếu chúng ta là họ, chúng ta đã có thể làm được gì cho những vùng bị ta chiếm đóng?
Hồng Lam
Tôi nghĩ, chúng ta không nên qua nặng nề với việc sử dụng thuật ngữ văn học như từ "xâm lược".
Việc mở mang bờ cõi đôi khi như là một việc sáp nhập các vùng, chứ không hẳn là xâm lược và đó là hình thức phổ biến của lịch sử phát triển các quốc gia trên thế giới, nhất là nơi nhiều binh biến như nước VN.
Vi Vu
Bạn gì nói là ngày xưa Việt Nam dài đến Trường Giang, không hiểu bạn nói ngày xưa là xưa khi nào? Có phải khi Triệu Đà bỏ chạy loạn Hán Sở mà chiếm Ba Thục, Ngô Việt không?
Nếu thế chắc bạn lầm rồi vì ngoài Lý Thường Kiệt đốt thành U Thương và Quang Trung bạo phổi đòi Quảng Tây hình như VN chưa bao giờ lấy gì được của TQ cả!
HT
Khi xưa không có ranh giới rõ ràng giữa các nước, đa phần đất là đất hoang không chủ cho nên việc các Vua Chúa VN ngày xưa mở rộng về phía nam nên gọi là đi "khai hoang" chứ không thể gọi là đi xâm lược.
Sau này KHKT phát triển, người đông cho nên các nước xác định ranh giới rõ ràng với nhau. Khi đã có ranh giới rõ ràng rồi mà anh lại lấn sang đất, nước của người khác thì mới gọi là xâm lược; giống như TQ đang lấn đất lấn biển VN hiện nay.
Bill
Bạn Nguyên và Rocket nên học lại lịch sử và học hỏi về tinh thần dân tộc của các nước láng giềng Nhật Bản, Trung Quốc.
Thử hỏi Nguyên chứ cuộc chiến tranh nào không tàn bạo? Nếu không tàn bạo thì đất nước Việt nam hay Mỹ đi chăng nữa có còn tồn tại không? Mỹ có cảm thấy ô nhục cha ông họ trong trận chiến ở Việt nam không?
Còn Rocket thử nghĩ xem dân Mông Cổ có cảm thấy ô nhục khi Khả Hãn xâm chiến các vùng đất không thuộc lãnh thổ của mình không?
Tuấn
Trình độ của vị Giáo sư, tác giả bài viết này thực ra chỉ tương đương với những người VN bình thường mà có chút kiến thức về lịch sử. Việc VN xâm lược Chiêm Thành, Campuchia đều được sử sách ghi nhận rồi.
Ai mà chẳng hiểu "mở rộng lãnh thổ" thì có nghĩa là phải chiếm đất của người khác. Vì tiếng Việt (thực ra là Hán Việt) xâm lược có nghĩa xấu chứ còn dùng theo tiếng Anh là "invasion" thì có sao đâu.
Ngoài ra việc đánh CPC năm 78 là việc nên làm. Chỉ có điều là ta ở lại lâu quá nên không tránh khỏi việc bị coi như quân xâm lược.
Bạn nào cứ nói chuyện thử với những người lính đã từng ở bên đó thì sẽ hiểu. Cũng chẳng khác lính Pháp, Mĩ ngày xưa đâu. Còn bạn nào đó bảo lãnh thổ VN ngày xưa đến nam sông Trường giang thì tôi không hiểu bạn không biết LS hay bạn là người Trung Quốc vậy.
Quang
Bạn Nguyên có ở Campuchia ngày nào không mà nói vậy. Bạn đã nhìn thấy cánh đồng chết chưa, bạn đã từng chứng kiến đồng bào mình bị tàn sát thế nào chưa, bạn đã thấy Polpot chặt đầu nhà tu hành chưa mà bạn có nhận xét kỳ lạ vậy.
Cato
Tôi đồng ý việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia để đánh đuổi tàn quân Khơme đỏ vì đó là một việc làm chính nghĩa, nếu trưng cầu ý kiến ở liên hiệp quốc thì theo luật quốc tế Việt Nam hành động như vậy là đúng.
Không cần nói nhiều về chuyện này nữa nếu chính phủ Campuchia hiện nay đưa các cựu chỉ huy Khowme đỏ ra xét xử tội diệt chủng thì tôi nghĩ cộng đồng quốc tế cũng nên truy cứu trách nhiệm liên đới vì tội hỗ trợ Khơme đỏ của Trung Quốc và Thái Lan gây ra thảm cảnh diệt chủng.
Còn việc mở rộng lãnh thổ thì đó là lịch sử thời phong kiến đã qua rồi, bây giờ chỉ nên áp dụng đường biên giới lãnh thổ có được theo quy định về phân chia lãnh thổ trên đất liền và trên biển của Liên hiệp quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Tôi cũng muốn hỏi bạn Nguyên bạn biết gì về Việt Nam tại Campuchia, bạn cứ post bài chi tiết ra chứ nói chung chung thì chẳng ai biết, việc nào đúng nói đúng việc nào sai nói sai thời đại bây giờ phải công khai sự thật.
Nobody
Có lẽ nhìn đi nhìn lại cũng phải nhìn 2 mặt của vấn đề. Phải nhìn từ 2 phía nếu không thì rất có thể sẽ bị nhầm lẫn.
Với người Việt, Trung Quốc chiếm đất VN thì người Việt gọi là Xâm Chiếm. Nhưng người Việt chiếm đất thành Chiêm thì lại bảo là Mở Mang Bờ Cõi. Cốt lõi đều như nhau, nhưng lịch sử nước nhà thì nước nào chả phải ghi lợi cho lịch sử, lợi cho chính trị nên điều tất yếu thì 2 nước khác nhau viết về cùng 1 vấn đề sẽ khác nhau.
Vậy nên để thống nhất Lịch sử thì Thế Giới nên mở ra tổ chức ghi lại lịch sử thế giới qua các nhà sử học của từng nước, như thế mới có thể thống nhất được Lịch Sử. Vả lại Lịch Sử vốn là thứ khó chứng thực nên khó mà tranh cãi.
Sincerity
"Mở mang bờ cõi" là từ né tránh của "xâm lược". Các vị chúa Nguyễn đã mở mang bờ cõi về phương Nam, đã thôn tính Chiêm Thành và chiếm một phần đất của Campuchia- điều đó là sự thật.
Có điều lịch sử hình thành một quốc gia khó có thể đảo ngược được. Chiêm Thành hiện nay đã là dân tộc thiểu số, đang sống "vui vẻ, hòa hợp một nhà" với anh em Kinh chúng ta. Còn Campuchia thì vẫn luôn căm thù việc VN lấy đất của họ.
Trước 1975, Lon Nol đã cho "cáp duồn" dân miền Nam VN tàn bạo như thế nào thì ai cũng rõ. Sau 1975, vào năm 1977-78 Khờ-Me đỏ cũng đã xua quân (với sự hỗ trợ của TQ) đánh thốc mạn sườn VN để mong chiếm lại phần đất đã mất trước đây và kết quả bị đánh tan tác ra khỏi Pnompenh như ta đã biết.
VN đem quân qua Campuchia năm 1978 đánh đuổi Khờ Me đỏ là "cứu giúp" dân ở đó thoát khỏi diệt chủng hay "xâm lược"?
Muốn hiểu thế nào cũng được. Chỉ có điều muốn giữ được phần đất miền Nam (trước đây của Campuchia) thì đem quân qua tận Pnompenh là "cần thiết", không thể làm khác được.
Năm 1979, để "trả thù" cho đàn em Khờ Me đỏ, TQ đã cho quân tràn qua biên giới "xâm lược" VN với cớ "dạy cho VN một bài học"?
Rocket
Đọc bài viết này lãnh đạo Đảng CS có thấy ngượng với cha ông không? Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc có lúc thịnh suy nhưng chúng ta vẫn luôn giữ được chủ quyền, thậm chí mở rộng sang cả chăm pa, Campuchia.
Vậy mà tiền đồng VN thấy có mỗi đại diện của CS in trên đó nhưng họ cũng là đại diện lãnh đạo duy nhất làm cho chủ quyền cha ông mấy ngàn năm giữ gìn bị mất.
Trà My
Ngược dòng lịch sử, chúng ta phải nói là tàn bạo quá, xóa sổ cả một dân tộc, máu quân Chiêm chảy thành sông.
Có vay có trả cho nên đất nước ta, con cháu Việt phải trả, nào là chiếm tranh nhồi da xáo thịt, nào là huynh đệ tương tàn, nào là thiên tai địch họa, nào là giành quyền lực. Cha làm con hưởng là chuyện đương nhiên.
Hiếu
Lịch sử hình thành các quốc gia khác có lẽ cũng giống VN. Trung quốc, Thái Lan cũng thôn tính các dân tộc nhỏ, thống nhất lãnh thổ.
Kể cả Campuchia cũng mở rộng bờ cõi bằng cách đánh chiếm các vùng đất phía nam. Nên dùng từ "thống nhất lãnh thổ" hay "mở rộng lãnh thổ" thì hay hơn.
Tất nhiên, đó là chuyện của quá khứ. Bây giờ chúng ta sẽ không chấp nhận khái niệm mở rộng lãnh thổ theo kiểu dùng vũ lực nữa.
Nhưng hiện tại đang xuất hiện kiểu mở rộng lãnh thổ bằng các biện pháp kinh tế, chính trị. Là người chứng kiến sự tàn ác của Khơme đỏ đối với dân Việt nam ở biên giới, tôi tán thành việc chúng ta đưa quân vào Campuchia năm 1978 để chấm dứt chế độ diệt chủng.
Chúng ta đã rút quân trả lại quyền hành đầy đủ cho người Campuchia. Giờ đây không nhà nước nào cho rằng chính quyền hiện tại của Campchia là bù nhìn của VN. Chúng ta đã có biên giới hòa bình, yên ổn phía tây nam.
Hình như đang có 1 số thế lực muốn khơi gợi lại các mâu thuẫn cũ của VN, kích động nội chiến, kích động các dân tộc thiểu số vùng lên đòi độc lập kiểu Kosovo. Hòng làm cho VN suy yếu, và họ sẽ thừa nước đục thả câu.
Nguyên
Hình như bạn Pinochio không biết hay cố tình không biết những điều mà quân đội Việt Nam đã làm trong những năm chiếm đóng Campuchia?
Tôi là người Việt Nam nhưng tôi thấy xấu hổ vì những gì người Việt mình gây ra với nhân dân Campuchia, đó là lý do vì sao cho tới bây giờ người Campuchia vẫn còn rất ghét và coi khinh người Việt chúng ta. Phải rất lâu nữa mới xóa được quá khứ ô nhục này.
Minh, Úc
Các sự kiện VN xâm chiếm dần Chiêm Thành và Campuchia không phải là điều gì mới mẻ. Trong giai đoạn trước thì xâm chiếm lãnh thổ của nhau là chuyện bình thường, xảy ra đối với mọi quốc gia.
Có điều tôi không thấy có mối liên hệ nào giữa các sự kiện nêu ra và lập luận cho rằng "chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lượng" là đặc trưng của lịch sử VN. Nếu nước nào ở hoàn cảnh VN cũng chống xâm lược và đi xâm lược nước khác thì đó không phải là đặc trưng.
Someone
Về nội dung bài viết thì sử sách đã nói và không có gì mới cả nhưng tác giả dùng từ “xâm lược” về việc mở rộng lãnh thổ của VN diễn ra từ thế kỷ 11 liệu có phù hợp hay không?
Tôi không nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm, chúng ta phải chấp nhận lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử có mỗi trật tự sắp xếp khác nhau, vào thời đó việc thôn tính lãnh thổ là điều bình thường diễn ra ở hầu hết các quốc gia.
PPT
Đây là một quá trình lịch sử mà chính sử Việt Nam công nhận chứ không chối bỏ. Quá trình lịch sử thì không đảo ngược được.
Nhưng các chính phủ phải hợp tác với nhau để tìm ra cách ứng xử hợp lí và cũng để ngăn cản xảy ra một quá trình tương tự.
Vấn đề bây giờ là trách nhiệm của nhà cầm quyền mỗi nước bảo đảm công bằng cho tất cả mọi người mọi thành phần dân tộc dựa trên căn bản bình đẳng nhân quyền và mọi quyền dân sự. Các xung đột nếu có là do cung cách đối xử bất bình đẳng mà ra.
Trên thực tế, nhà nước Việt Nam hiện nay không có các phân biệt dân sự và chủng tộc đối với các nhóm thiểu số và vẫn dành cơ hội ưu tiên cho các dân tộc ít người bắt kịp đà tiến chung của xã hội Việt Nam.
Tình, Vũng Tàu
Các chi tiết tiến sĩ Song Jung Nam đề cập không phải là mới, đã được người Vietnam thế hệ U30 trở lên biết rõ. Tuy nhiên, hiểu thế nào cho đúng về sự phát triển của lịch sử và chấp nhận nó một các khách quan còn tùy thuộc vào tri thức của từng người, của từng nền văn hóa. Bây giờ người Mỹ khi nói về lịch sử của mình cũng chỉ là sự ca ngợi khai phá công thổ và truyền bá văn minh mà thôi.
Nobody
Hành vi thì giống nhau, nhưng có lẽ chỉ khác nhau về danh xưng. Ví dụ như đối với Ta thì là "Mở mang bờ cõi", nhưng với Địch lại là "Xâm lược". Cũng thế đối với "đi nghĩa vụ quân sự" là "đi Quân dịch"; "Phục viên" và "Giải ngũ", còn hàng lô từ ngữ khác tương tự, mong các bạn tìm tòi đóng góp.
Thuận
Vấn đề này chúng ta cần nhắc lại cho con cháu chúng ta biết nguồn gốc đất nước để cùng nhau cố gắn xây dựng và gìn giữ đất nước.
Chúng ta thấy ông cha ta đã gian nan mở mang đất nước như hiện nay và đến nay chúng ta cần minh bạch rỏ ràng để tôn thờ nhà Nguyễn đã có công rất lớn cho đất nước hiện nay. Đối với một người dân Việt, họ rất muốn biết nguồn gốc đất nước, và khi họ hiểu được nguồn gốc họ mới thấy giá trị của từng tất đất mà ông cha ta mở mang và họ sẽ quyết đấu tranh để bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ.
Khoa
Việc mở rộng lãnh thổ bằng việc xâm chiếm Chiêm Thành là một sự thật lịch sử mà Việt Nam không hề che dấu.
Tôi ủng hộ việc đưa các nội dung này ra thảo luận và phân tích. Nhưng tôi cực lực lên án cách lập luận lập lờ của người viết khi đánh đồng các nội dung bài viết với việc Việt Nam sang cứu nhân dân CPC năm 1978.
Thử hỏi không có Việt Nam thì ai sẽ là người cứu nhân dân CPC khỏi họa diệt vong. Đó là hành động tự vệ hoàn toàn hợp pháp.
Ý kiến
Các học giả chỉ bàn đến chuyện biên giới VN được mở rộng dần ở phía nam nhưng lại không ai bàn đến ở phía bắc VN mất dần với TQ ngày càng nhiều.
Nước VN ta ngày xưa phía bắc còn kéo đến tận bờ nam sông Trường Giang của TQ bây giờ cơ đấy. Ngay như hiện nay thôi các vị có bàn đến thác Bản Dốc, Hữu Nghị Quan không? Biết nhưng lờ đi với nhau cả chứ gì? Khoa học phải đảm bảo tính công bằng và trung thực đấy nhé!
Độc giả
Nguời Việt mình phải tưởng nhớ công lao chúa Nguyễn cho xứng tầm. Xem ra cuộc chiến Trịnh Nguyễn đem lại cho Việt nam vùng lãnh thổ rộng lớn, còn cuộc chiến Bắc Nam về ý thức hệ chỉ đem lại đau thương và mất đi vùng đất Hòang sa, Ải nam quan, Trường Sa và cả vùng biển rộng lớn.
Pinochio
Tôi không là người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho nên tôi không thấy có gì khó chịu hay sai trong việc TS Song Jung Nam nói VN xâm lược hay mở rộng lãnh thổ, đó là việc tự nhiên và thường xảy ra giữa các quốc gia ở mọi thời kỳ.
Vấn đề nhạy cảm vẫn còn đến ngày hôm nay khi VN nhân danh giúp đỡ Nhân Dân Campuchia để đưa quân vào hạ bệ Khơ-me đỏ và chiếm đóng một thời gian dài trên đất nước đó.
Là người dân đồng bằng sông Cửu Long-nơi chứng kiến sự tàn ác của Khơ-me đỏ với dân vô tội cả 2 nước ở vùng biên giới-tôi ủng hộ việc đưa quân tấn công qua Campuchia để giữ yên nền độc lập của nước tôi và bảo vệ dân tôi được quyền sống hòa bình hơn là để xảy ra một cuộc chiến biên giới dai dẳng.
 

No comments:

Post a Comment