Tuesday, November 4, 2014

Hãy nói và nói như việc mình Để Nói

Phạm nhất Thanh

Nói đến danh từ Dân chủ tự do, trong mỗi cá nhân đều luôn hiểu, đó là cái sự bảo đảm những quyền cơ bản cho toàn dân; đó là quyền giám sát, chỉ trích, đặt ngược câu hỏi khi thấy cần minh bạch một quan điểm và quyền phế truất tổ chức hay quyền lực ở mọi cấp. Vì khi có sự khác biệt, trao đổi phê bình chỉ ra cái sai và trích cái đúng thì xã hội mới có sự đào thải sai trái để hầu tìm đáp số chung đúng nhất để xây dựng xã hội.

Tuy nhiên đối với VN chúng ta, dù ngoài đời hay trên Thế Giới Mạng Ảo, vẫn còn một số dù sống hay du học tại xứ dân chủ, nhưng đã vì cái tính bán khai “Độc Quyền đấu tranh” “sư nô lệ tư tưởng vào một chủ nghĩa” của cá nhân/ hội đoàn, để rồi ngăn cản CẤM những tiếng nói khác thắc mắc về những quan điểm của họ.

Vontaire, với một câu nói “Tôi không ưa gì những điều bạn nói. Nhưng đứa nào mà bịt miệng bạn, thì tôi sẽ sống chết với chúng nó để bảo vệ cái quyền được ăn nói những điều (đáng ghét) của bạn”. Mang một ý nghĩa, mọi người có quyền suy tư và nêu ý, nghĩ đưọc cái gì thì phát nói cái đó, tranh luận ngay, chẳng cần thiết đúng hay sai. Cứ tranh luận hay thảo luận trước đã...rồi thiên hạ người ta nghe người ta tất biết nó trắng đen ra sao. Có như vậy từ cái sự tranh luận, thiên hạ sẽ dựa trên cái hay nhất để yểm trợ, hay ít ra từ mỗi cá nhân điều ý thức được cái gì đó cho mình.

Những xã hội dân chủ, tự do ngôn luận, không có cái gì mà họ không nói tới, không bàn tới. Nói thẳng không quanh co. Thánh nhân, gíáo chủ, quốc trưởng v.v cứ thế mà vạch thẳng mặt, nói thẳng lời. Không ai chửi báo chí của họ là “vạch áo cho người xem lưng” hay phản loạn. Việc họ công khai hóa những sai lầm nhơ bẩn của dân tộc họ, đất nước họ, chính quyền họ, (Kỳ thị, đàn áp, hối lộ, v.v) nó tự nhiên, và cũng chỉ là một buổi nói chuyện.

Nhất là báo chí, luôn luôn có ít nhất hai loại bài đối nghịch. Và lá thư độc giả cũng một cách trình bày rất nhiều ý kiến tương phản. Người viết bình luận, ý kiến, quang minh, thẳng thắn! Vì họ tạo ra được cái ý thức môi trường như thế, mỗi cá nhân ý thức, thực thi và thể hiện cái “quyền” của họ là nói cùng bổn phận và phê phán “vì đó là đúng” hơn là theo “tiêu chuẩn phe ta”, nên xã hội người họ hiên ngang và chẳng có ai là “làm cha” của xã hội. Lãnh tụ chính trị, tôn giáo, văn học, cũng cứ bình đẳng, không ai sợ ai cả! cái họ sợ là thiếu đì cái lý và cái quyền được nói, vì cái quyền được nói và cái bổn phận nói đối diện những sai trái và bất công, chính là những cái giúp họ có thể điều chỉnh và ngăn chặn những tệ đoan và bất công trong xã hội.

Đấy là xã hội tự do. Còn bên Á châu một số nước nói chung và VN nói riêng, ngay như trong sinh hoạt bình thường nơi hải ngoại, các diễn đàn internet chat như PalTalk, thì người người quen cái nếp “nhã nhặn”. Những lập luận thường được nghe như “Tránh voi không xấu mặt nào”. Kính trên và nhường nhịn với các ông “đại gia” trong cộng đồng. Còn đối vói chung quanh, thì một câu nhịn chín câu lành. Dĩ hòa vi quí. Và cứ thế mà cúi đầu, không ai quan sự việc xảy ra có đúng hay sai, có hợp lý công bằng hay không? tất cả “lặng thing” cười nhẹ nhàng cho êm cửa êm nhà. Người cùng phe cùng Đảng cùng Hội cùng Thuyền thì “cứ đóng cửa bảo nhau, đừng vạch áo cho người xem lưng” theo cái kiểu “đảng sai đảng sửa” đừng nói chi nhiều…quê lắm!!!. Và cứ thế từ cung cách cư xử giữa cá nhân với cá nhân, đến cá nhân với tập thể, với đất nước. Thật là một xã hội “thiên đường” anh phận, NHỊN ĐỂ ĐƯỢC YÊN!!! dần dà đi đến cái “nô lệ, nhịn, nhục và nhục, rồi đến nhục”. Thấy bất công vô lý nhưng không nói, không muốn nói và không dám nói. Bị đạp vào mặt, bị lừa gạt một cách trắng trợn, thì cứ im để “vẽ lấy đẹp đoàn kết”, hơn là phản kháng... “nhìn không đẹp”.
Trong nước đã thế! Ngoài này cũng không khác gì. Viết ra một điều gì cứ sợ người này sẽ nói thế này, người kia sẽ nói thế nọ. Hội này nó sẽ phiền lòng, Đảng kia sẽ buồn tâm, nhiều lúc nói lên hay thắc mắc về những chính sách và những hành xử trong lòng sinh hoạt Hải ngoại thì cứ sợ bị chụp mũ bằng những tội danh mơ hồ phi lý luận như “việt cộng, việt gian đánh phá Cộng đồng” vì nó đám vạch ra cái sai của “phe ta”, và cứ thế kẻ “ngông thì cứ bịp dân” và dân thì cứ “nhịn để êm” chứ không mấy ai trực diện điều chỉnh vấn đề vấn đề theo cái lẽ công bằng bình đẳng. Mặc dù đa số vẫn cứ lên án CS, kêu gọi hãy trả sự thật, nhưng chỉ là “sự thật” đối với và dành cho kẻ thù (CS). Còn những sai trái của “chúng mình” thì OK! lờ được cứ lờ. CS cũng thế, lên án hải ngoại, lên án thành phần dân chủ, nhưng “sự thật” về ĐCS, phải theo lề bên phải của Đảng CS.

Bao che được tí nào hay tí ấy. Nếu rõ ràng quá thì cười trừ, dù sao nó cũng là đồng chí! Bên Hải Ngoại thì “thôi dành hơi chửi VC”, còn cái SAI TRÁI (phe ta) thì cứ cho qua vì là… “chiến hữu”...Lúc này chưa nên nói chuyện ấy,. .v.v Và cứ với luận điệu đó, sự can đảm đối diện với sự thật ngay trong sinh hoạt hằng ngày theo dân chủ tính, cả hai Quốc Nội và Hải Ngoại không mấy ai thực thi “với phe ta”, và rồi ai nấy “im lặng”, lừa mình, gạt người, và nuôi tính nô lệ làm gương cho thế hệ sau.

Tại Việt-Nam ai móc hay phê bình Đảng CS là bị tù, điển hình như những sự kiện Lm Lý, LS Đài, Công Nhân v.v cũng như phe nhóm cầm quyền tránh né trách nhiệm “bổn phận của tiếng nói” bằng cách “bóng chuyền”, như vụ án dân oan, Trung Ương “đá về Tỉnh”, Ủy Ban Tỉnh đá xuốn Huyện, và rồi Huyện đá lên thành phố v.v với những lý do “nó xử ní, tớ không dính líu”... còn xã hội thì không quan tâm, vẫn cứ nhịn để được chín câu lành, không giúp, dù một tiếng nói ...để đánh bóng cho cái hình ảnh “đoàn kết thiên đường XHCN”.

Tại Hải Ngoại ai lên tiếng thay thắc mắc về những “giai tầng lãnh tụ” Hội Đoàn, Phe Phái thì lập tức bị chụp VC hay Việt Gian, hay nếu sự kiện quá rõ không thể chụp, thì ai nấy đá tới đá lui … “là nó không liên quan đến tớ…tớ không nói, không ý kiến”….và rồi à ơ dí dầu….đấm bùn sang ao, dù rằng biết nó vô lý.

Những tư tưởng đó, trở thành quán tính, luật, chân lý, nguyên tắc v.v trong những sinh hoạt của người VN. Hiện tượng này khiến cho một số ngưòi hữu tâm dẫu nghĩ ra được chín chắn, quyền lợi đất nước, cũng không còn dám cất tiếng nói thẳng thắn được nữa. Can đảm lắm thì tìm cách nói lượn vòng vòng..y chang như đang sống trong chế độ CSVN vậy. Tất cả dồn hết sức, miệt mài, hung hăng bảo vệ hư cấu “của phe nhóm” của một cá nhân...chứ không chú hết tâm sức vì tiền đồ, lợi ích thực chất DÂN CHỦ THẬT SỰ cho đất nưóc dân tộc.

Tất cả khó khăn của đấu tranh hôm này, là ở não trạng tư duy của mỗi chúng ta. Ngôn luận là quyền nói và bổn phận lắng nghe và lên tiếng trước những bất công, vô lý dù nhiều khi sự kiện không liên quan đến ta.

Do đó, càng cần phải thực thi cái dân chủ tính trước khi mở miệng hoặc khoác áo dân chủ trước dư luận, nếu như mệnh danh đấu tranh tranh chủ, nhưng không biết dùng cái lý để phản biện bảo vệ quan điểm ngược lại hành xử theo cái tính bán khai dân chủ của CSVN là cái “dân chủ theo quy định phe ta”, thuận ta là dân chủ khác ta là phá hoại …. bất cần phán xét theo cái lý và bằng chứng … thì đó đúng hơn là hành xử của thành phần ngụy quân tử chính trị thời cơ, treo đầu dê mà bán thịt chó một cách khinh thường sự nhận định của dư luận, chứ không phải là dân chủ tính.

Nếu không làm được những căn bản “quyền và bổn phận” của dân chủ tính, thì chẳng còn giá trị gì. Hay đúng hơn còn tệ hơn cả tờ báo chí ĐCS. Khoá miệng người ta để chỉ còn có mình nói, và những người nói như mình. Vì ít gì cũng còn có cái cớ tại Đảng nó bắt thế!

Còn nhớ Lm Nguyễn Văn Lý, năm 2002, đã xác định:
"Khi bất đắc dĩ phải sống trong những hoàn cảnh có những luật lệ ràng buộc mình một cách bất công, phi lý thì cá nhân hay tổ chức nào muốn được tự do thực sự tất không được cúi đầu tuân thủ để mình trở thành hợp pháp hầu cá nhân hay tổ chức ấy khỏi tự thắt cổ mình; trái lại mỗi cá nhân hay mỗi tập thể phải khéo léo, khôn ngoan, can đảm, và vui lòng trở thành bất hợp pháp, tự gạt các luật lệ bất công phi lý ấy ra khỏi các sinh hoạt của mình, thì cá nhân hay tổ chức ấy mới được tự do thật sự. Và đặc biệt trong lãnh vực Tôn giáo, việc trở thành bất hợp pháp như thế là điều có thể thực hiện được trong tầm tay, chỉ cần với một chút dũng lực mà thôi."
Tiếng nói ngôn luận dân chủ, chính là cái món ăn tinh thần của mỗi cá nhân trong mỗi xã hội. Khi chính mỗi cá nhân chúng ta ý thức được cái giá trị dân chủ, biết thể hiện cái quyền và bổn phận, cùng nhau cổ xúy người khác quan tâm và nói, thì những sự bất công, tệ nạn luôn sẽ bị dìm xuống mức khả quan không gây hại đến xã hội tạo ảnh hưởng xấu, cái để kiểm soát không ai bằng người đối lập và những tiếng nói dư luận, vốn dĩ thiên hạ có thể gạt người nhưng thiên hạ không thích bị gạt, vì thể dân chủ chính là cán cân công lý để phân định sự thanh lọc lựa chọn của dân chủ tính qua sự bình luận minh bạch tối thiểu.

Dân và nước VN đã bị Chế Độ CSVN lừa gạt hơn 60 miền Bắc, hơn 30 năm miền Nam, nên mặt trận hôm nay là người VN chân chính, thì không chỉ chống CSVN mà còn luôn “cảnh giác” với những “âm mưu về với XHCN” dưới chiêu bài “dân chủ” mà lại có những hành động trái ngược với “tinh thần dân chủ” làm lợi cho CS.

Vì có ích gì khi kể lại những tội ác trong quá khứ mà không đủ can đảm thực thi dân chủ tính nhìn vào những sự thiếu minh bạch đang diễn ra ở hiện tại ngay trong sinh hoạt dân chủ? Nếu mỗi cá nhân không vượt qua được những bức tường lòng của chính mình, không xếp lại được những định kiến tự tâm mình, và mỗi người - hay nhóm người - đều nhất định bảo thủ trong “phe ta” của riêng mình thì chúng ta thì khó mà qua khỏi đuợc cơn quốc nạn này. Vấn đề không phải là XHCN có “ban trả lại Tự Do hay không?” mà là con người có dám thực thi dân chủ tính đem sự thật thúc đẩy dân trí thực thi trong cái tự do tư tưởng KHÔNG vùng cấm địa. Để nói, Hãy nói và nói như việc mình Để Nói

Sydney ngày 17-11-2007

No comments:

Post a Comment