Monday, November 24, 2014

Anh Ngữ và Một Vài Đề Nghị Thông Tin Nho Nhỏ

Gần một thế kỷ qua, nhân loại chứng kiến một sự kiện mà dù thích hay không, chúng ta đều phải chấp nhận, đó là nguồn thông tin  bao hàm mọi lãnh vực sinh hoạt toàn cầu bằng Anh ngữ càng ngày càng là nguồn đầy đủ, phổ thông nhất , chuyên môn nhất, và phổ biến rộng nhất.

Nói như vậy để xác định nhu cầu học Anh ngữ như một phương tiện nền tảng hữu hiệu trau dồi kiến thức và cập nhật thông tin thế giới là không thể thiếu hiện nay. 

Riêng lãnh vực chính trị và xã hội, một thực trạng thông tin đã được tự chính nó xác minh trong mấy thập niên qua rằng THÔNG TIN CHÍNH QUI hoàn toàn không KHẢ TÍN, mà ngược lại còn có tác hại TUYÊN TRUYỀN bẻ hướng và bẻ méo sự kiện (misinformation- disinformation)

Riêng những người có gốc nói tiếng Việt là chính như chúng ta, NHU CẦU NÀY CÀNG CẤP THIẾT.  Vì để tiến trình chúng ta trao đổi thông tin và tư tưởng được hữu hiệu, nắm tổng quát một số thông tin dữ kiện căn bản, đến mức tối đa có thể trong mọi vấn đề, trước khi hội luận. Tôi mạnh mẽ đề nghị qúi độc giả và quí vị thân hữu của trang  Nhân-Chủ (Chủ Quyền Cá Nhân) dù có khả năng Anh ngữ hay chưa có khả năng anh ngữ, cũng xin tham khảo thông tin, nhận định sự kiện thế giới  HÀNG NGÀY tại những trang độc lập sau đây:

1-Zero Hedge  (Kinh Tế Chính Trị)
2-Mish's Global Economic Trend Analysis
3-Global Research
4-Voltaire Network - Réseau Voltaire
5-CounterPunch: Tells the Facts, Names the Names
6-Paul Craig Roberts - Official Homepage
7-The Corbett Report
8-Asia-Pacific Perspective
9-The Real News Network - Independent News, Blogs and ...
10-Media Monarchy
11-LewRockwell.com
12- Antiwar.com
13-WikiLeaks
 14-The Intercept - First Look Media
 15-Scholars for 9/11 Truth & Justice
16-Chris Hedges, Columnist - Truthdig
17-F. William Engdahl Home (chính trị quốc tế)
18-Norman G. Finkelstein (vấn đề Do Thái-Palestine)
19- The Ron Paul Institute for Peace & Prosperity
20- Tom Dispatch
----
CounterPunch  Và còn nhiều trang khác nữa, tuỳ quí độc giả có thời gian truy khảo rộng mở xa hơn. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu 20 trang điển hình. Số thứ tự KHÔNG dùng như việc đánh giá CAO THẤP hay GIÁ TRỊ của trang!

Lý do của nhu cầu đọc Anh ngữ:

a- Đối với quí độc giả dù chưa có khả năng Anh ngữ, nhưng khi tham khảo, (qua phim ảnh âm thanh v,v) quí vị sẽ có cơ hội tiếp cận và giáp mặt làm quen với một số hình ảnh thông tin KHÔNG CÓ TRONG CÁC XÓM (báo chí)  CHÍNH QUI. Hơn nữa, quí vị sẽ dần dà nhận ra một số từ ngữ tiếng Anh thông dụng lập đi lập lại TRONG KHOẢNG 500 CHỮ trong các bản tin.. Như vậy một cách tiệm tiến, quí độc giả sẽ có khả năng hội ý được một số thông tin, để từ đó có sức bật học hỏi Anh ngữ và đi xa hơn trong tiến trình trau dồi ngôn ngữ cũng như kiến thức tổng quát chính trị kinh tế, và nhất là phát triển khả năng chất vấn các nguồn thông tin.

b- Quí độc giả có khả năng Anh ngữ (hoặc biết nhiều ngoại ngữ) sẽ có nhiều cơ hội tự trau dồi cũng như trợ giúp tha nhân thoát khỏi khung sườn tuyên truyền của báo chí chính qui chủ đích TRÓI BUỘC TRÍ NÃO và SỨC KHAI PHÁ CHẤT VẤN của quần chúng -trong việc đối chiếu nhựng dữ kiện và quan điểm khác biệt giữa các nguồn thông tin và chứng liệu.

Dĩ nhiên, những trang ĐỘC LẬP trên không nhất thiết luôn luôn đúng 100%, và không thể đúng 100%. Họ, cũng như chúng ta, có sở trường và sở đoản của họ. Nhưng chắc chắn họ ĐỘC LẬP. và nhiều chứng liệu (tài liệu chứng cớ)  Nghĩa là họ KHÔNG THÔNG TIN, NHẬN ĐỊNH theo đơn đặt hàng tuyên truyền cho mục tiêu NGU DÂN từ chính phủ hay tập đoàn quyền lực, bằng phương pháp BẺ MÉO  và BẺ HƯỚNG các sự kiện. Và cuối cùng KẾT LUẬN vẫn là trách nhiệm tự thân của CHÍNH CHÚNG TA sau khi đã trau dồi khả năng CHẤT VẤN, NHẬN ĐỊNH,  cũng như tham khảo kiềm chúng nhiều phía khác nhau.

KINH NGHIỆM "NHO NHỎ" về TIẾNG VIỆT và BẢN DỊCH

Một kinh nghiệm "nhỏ" bản thân Tôi trải nghiệm về "sư thua thiệt" khi yếu kém Anh ngữ trong thời đại thông tin toàn cầu với vị trí thượng phong của Anh ngữ. Tôi, cũng như rất nhiều người Việt khác,  từng đọc nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới trước năm 1975... qua các BẢN DỊCH VIỆT NGỮ ... như tác phẩm Bố Già (Ngọc Thứ Lang), và  đặc biệt là Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng của Krishnamurti (Phạm Công Thiện). Sau này khi đến Úc,với khả năng Anh ngữ khá hơn, Tôi đã tìm đọc nguyên tác hai tác phẩm này (và một số các tác phẩm chính trị học sử học, cũng như nhiều thông tin khác mà Tôi từng học và đọc qua bản Việt ngữ của các thằng "thầy" con "cô" cùng một số "dịch giả" loại vẹt  nô lệ và tối dạ- trong một hệ thống mà thật sự họ trực tiếp và gian tiếp làm NGU chúng ta hơn là "công ơn giáo dục") để không chỉ thấy dịch giả KHÔNG THỂ  CHUYỂN HẾT Ý và ĐÚNG Ý của Tác Giả  mà còn làm cho Tôi, độc giả hiều một số vấn đề sai lạc. Phần lớn là do ngôn ngữ Việt Nam quá thiếu kém không trong sáng, lẫn lộn dễ gây ngộ nhận như trong lãnh vực khoa học và nhất là tư duy trừu tượng dù đã phải mượn chũ Hán (85% Hán Việt) để diễn đạt.

Vào khoảng năm 1998-2000-, Tôi có viết một bài đề nghị về NHU CẦU ĐIỂN CHẾ NGÔN NGỮ VĂN TỰ VIỆT NAM trong lá thư mở gửi trao đổi với một "giáo sư trong nước" trên tờ Nhân Dân (Nguyển hay Phạm Hoài Nam gì đó) dĩ nhiên chẳng bao giờ lá thư ngỏ đó được đăng tải ngoài trang Lối Về của  riêng Tôi lúc đó. Sau này nối kết với trang Ý Kiến.

Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có nỗ lực thiết lập một viện hàn lâm ngôn ngữ để ĐIỂN CHẾ NGÔN NGỮ VĂN TỰ một cách khoa học đúng đắn trong nhu cầu kiện toàn và phong phú hoá ngôn ngữ văn tự Viêt để đáp ứng những thay đổi, phát minh sự vật mới, sự việc mới, và tư tưởng mới của nhân loại. "Chúng ta" vẫn chỉ có phát triển một khả năng "truyền thống giống nòi" kiểu CHŨ NÔM,  đó là khả năng đê tiện hoá tiếng nước ngoài trong một cách thế rất hạ cấp láu cá, chẳng hạn như "tuổi TEEN", "con Oshin", "SĂN ĐẦU (Headhunter) v.v Nhưng "triệu người như một" hễ cứ mở mồm là nhắm mắt ca ngợi "tiếng Việt phong phú, trong sáng" một cách liều mạng!!!

Ngôn ngữ văn tự, muốn trong sáng và phong phú, trước tiên nó phải là SINH NGỮ.  Vì là SINH NGŨ nên nó sống và NĂNG ĐỘNG tăng trưởng theo nhịp PHÁT TRIỂN của cộng đồng xã hội sử dụng nó làm phương tiện THÔNG TIN trong tiến trình KHÁM PHÁ, PHÁT MINH, những SỰ VẬT, SỰ VIỆC, và TƯ TƯỞNG MỚI miên tục trong đời sống hàng ngày. Như vậy, một ngôn ngữ văn tự KHÔNG THỂ PHONG PHÚ TRONG SÁNG khi chính xã hội con người đó trì trệ lạc hậu, không có nỗ lực khám phá, phát minh sự vật, sự việc mới, chuyển hoá tư duy phát minh tư tưởng mới trong đời sống của họ. Như thế tất cả chỉ là nói KHỐNG, gào rống thật to cho đã cái tự ái bầy đàn, thoả mãn mặc cảm tự ti của não trạng quốc gia dân tộc yếu kém mà thôi.

Trước năm 1975, Miền Nam có nỗ lực "nho nhỏ" do nhóm giáo sư Nghiêm Toản chủ trì với một "UỶ BAN SOẠN THẢO NGÔN TỪ" đã dùng phương pháp trào phúng dí dỏm  để tiếp cận độc giả quần chúng một lãnh vực khô khan "ít hấp dẫn" với tầm dân trí Việt Nam, rất hữu ích. Nhưng chẳng sống được bao lâu trong một nền "văn hoá" lúc nào cũng mỉa mai và khinh thường, miệt thị những  "việc trên trời", "việc hỡi ơi, "chuyện không thực tế", việc "chẳng đẻ ra tiền, ra cơm ra cháo" v.v và nào là ...những kẻ "ăn cơm nhà vác ngà voi, vác tù và hàng tổng" thậm chí  "khôn nhà dại chợ", "việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng" v.v Xã hội Việt Nam chưa hề có những nhóm độc lập thiện nguyện và não trạng quần chúng không hề có ý niệm "đóng góp" trách nhiệm (donations) với những nhóm này.. Tất cả đang sống và hành xử theo định luật "qui ra thóc"...

Nói tóm lại là trong hoàn cảnh "tiếng Việt" và "tâm thức Việt" như thế, cực chẳng đã mới phải đọc bản dịch (dĩ nhiên kể cả bản dịch của Tôi, vì cực chẳng đã Tôi mới phải làm việc phóng dịch). Chúng ta PHẢI TRAU DỒI NGOẠI NGỮ ít nhất là Anh ngữ. Nếu có thêm được bất kỳ ngoại ngữ nào càng nhiều càng tốt. Như ở một số các xã hội Âu Châu, học sinh sinh viên dùng 3-4 ngôn ngữ đang trở thành nhu cầu bình thường. Được như vậy thì chính bản thân chúng ta mới có cơ hội CHUYỂN HOÁ và trợ giúp lẫn nhau thúc đẩy cả  XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYỂN HOÁ trong tiến trình liên tục và  miên tục vận động DÂN TRÍ.

Thân kính

25-11-2014
Tuệ nghiệp thị không
Nguyên Khả PTC
Liên lạc:
chỉ trao đổi thư email có mã hóa (Only encrypted emails will be corresponded)
antistatism@yandex.com
publickeys:  GPG
fingerprint:  A0D8 7BE7 4F5A E4D8 3760  1E3C C337 ACF2 23BF CDE3
ID: 23BFCDE3
 


No comments:

Post a Comment