Thursday, October 9, 2014

CĂN BỆNH NGU DỐT TƯ TI và NGOAN CỐ của CHỦ NGHĨA DÂN TỘC QUỐC GIA-TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA


CĂN BỆNH NGU DỐT TỰ TI và NGOAN CỐ của CHỦ NGHĨA DÂN TỘC QUỐC GIA-TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
--
Tôi lấy đề tài nho nhỏ này để viết đáp lại ba (3) bài viết “cũ” về Nhật Bản vừa được một độc “giả” với cái tên visionx tái đăng trên trang NhanChu. Tôi nói là “tái đăng" vì NỘI DUNG của cả hai bài viết đã được ‘sào nấu” đăng tải ở nhiều trang bài Viêt Nam, như trang tạp bút Minh Mẫn, http://minhmancusi.blogspot.com.au/2014/04/tre-em-nhat-va-nhung-bai-hoc-ao-uc-thu.html
 Phụ NỮ Today v.v. (http://phunutoday.vn/lam-me/bi-quyet-day-con-cua-nguoi-nhat-43405.html)

Riêng bài thứ ba, có nội dung rút tỉa từ nhiều bài viết của cao trào phi chính phủ (anarchism) có gốc từ trang
 với những hình ảnh nhấn mạnh ý tưởng như:
-“We buy Shit We don’t Need- With Money We don’t have-To Impress People We don’t like”


-“Get A Job, Go to Work, Get Married, Follow Fashion, Act normal. Walk on the Pavement- Watch TV, Obey the law, Save for your Old age… Now Repeat after me: : I AM FREE”

Nội dung bài này, tuy hời hợt và phiến diện cũng như SAI LẦM trong  những giả định căn bản, nhưng rõ ràng đặt phần tư tưởng CAO hơn, nếu không nói thẳng là TRÁI NGƯỢC nội dung hai bài về Nhật. Lẽ ra bài viết (thứ 3) này rất hay, vì kết luận quả thật là hay, nhưng toàn bài không sáng tỏ do một số giả định sai (ít nhất là với tôi)

Điều thú vị là  “đăng giả” visionx đã đăng lại hai nội dung bài trái ngược nhau, nhưng lại có chung một đặc điểm: TÁC GIẢ VIẾT VỀ NHỮNG ĐIỀU HỌ ĐỌC QUA, nhưng CÓ VẺ KHÔNG HIỂU RÕ những gì họ viết. Và khi đã không HIỂU RÕ những gì mình viết ra, cái tai hại là gây ngộ nhận hiểu sai. Dù thế nào, Tôi vẫn "quí" bài thứ 3 hơn hết, dù với nhiều người thật là khó hiểu, một phần do cách bố cục và diển đạt chưa trong sáng theo đúng kích thước của đề tài tác giả đặt ra; một phần tự bản chất chủ đề "quá lớn" đối với não trạng quần chúng, nhất là quần chúng Việt Nam!!!

Dĩ nhiên khi Tôi đã dám “nặng lời” vói hàng “cư sĩ” và “nhà văn”, tất nhiên tôi phải có chứng cớ rõ rệt.

Tôi nói là tựa đề nho nhỏ vì  nó chỉ nhấn mạnh một điểm then chốt mà người ta thường ngộ nhận do chân tình kém hiểu thì ít mà do chủ trương cố tình gian lận để truyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia dân tộc, chủ nghĩa văn hóa truyền thống-kỷ cương thì nhiều. Ngoài điểm nho nhỏ nhấn mạnh này Tôi còn muốn trình bày vài điểm thiết yếu cần có nghiên cứu tham khảo hơn, và nếu được tìm cơ hội đến tận Nhật sinh hoạt để thể nghiệm những “đặc điểm văn hóa Nhật” này.

Bản thân người viết chưa hề đến Nhật, dù đã nhiều lần sắp xếp để đi theo lời mòi của vài người bạn cầm bút đang sinh sống tại Nhật. Hai lần đi hụt vì trở ngại công việc khi các cháu trong nhà sang  Nhật chơi  trong hai năm liền (có lẽ Tôi chưa (hoặc không) có duyên với nền “văn hóa” này).

Nói như vậy, để chắc chắn một điều rằng dù tôi đã ĐỌC, THAM KHẢO TÀI LIỆU, PHIM TÀI LIỆU, NGHE KỂ TRỰC TIẾP TỪ BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN GIA ĐÌNH, và NGAY CẢ BẠN NGƯỜI NHẬT  những hiểu biết trình bày của Tôi vẫn không  thể mang tính trọn vẹn khi chính Tôi chưa có cơ hội thể nghiệm và trắc nghiệm được.. Cũng như để nhấn mạnh rằng dù một người có sinh sống tại Nhật (hay bất cứ một xã hội nào) mà không có sự chú tâm nghiên cứu tham khảo với một trình độ hiểu biết nền tảng về nhân văn, cũng sẽ chẳng hiểu gì về xã hội đó ngoài những KIẾN VĂN NHO NHỎ RÁP NỐI NHƯ NHÌN NGOẠI HÌNH MỘT NGƯỜI QUEN NÀO ĐÓ mà thôi.

Như thế, những gì Tôi trình bày chỉ là những góp ý để độc giả tự suy xét lý giải và thẩm định cho đến khi có đủ điều kiện chứng nghiệm.

NHẬT BẢN, CÁI GƯƠNG RẠN NỨT

Ta hãy bàn về chuyện “huyền thoại Nhật Bản” trước.

Điểm đầu tiên Tôi muốn nói là trong trang Nhân Chủ đã từng đề cập đến “huyền thoại Nhật” và cũng có lý giải tổng quát lý do tại sao “ngôi sao sáng Bắc Đẩu” hay “Cẩm Nang của Á Châu” đã không vươn lên được hàng đầu của thế kỷ như mọi kẻ “chuyên gia” dự đoán vào cuối thế kỷ thứ 20.
Nhưng lần này người viết phải buộc đi xa hơn một chút.

CĂN BỆNH NGU DỐT TỰ TI và NGOAN CỐ của CHỦ NGHĨA DÂN TỘC QUỐC GIA-TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA

Thế giới không chỉ nói đến nước Nhật sau thế chiến thứ 2, hoặc phải đợi đến khi sản phẩm Nhật lấn chiếm thị trường tiêu thụ của Âu Mỹ  từ thập niên 70s. Người ta đã xôn xao về quốc gia này khi Nhật nhận chìm hạm đội Nga tại eo biển Đối Mã (Tsushima). Chiến thắng của Nhật do tài phiệt Do Thái Mỹ TẠI Newyork tài trợ)  http://strangeside.com/russo-japanese-war-financed-by-jacob-schiff/ đã được tung hô như thành quả của chủ nghĩa quốc gia dân tộc, đặc biệt đối với hoàn cảnh thực dân Âu Châu ngự trị, đã khiến nhiều thuộc địa “hướng về phương Đông” như một giải pháp cho xã hội họ, trong đó có Việt Nam và phong trào Đông Du. Nước Nhật lại chìm sau khi tội ác và tội phạm của chủ nghĩa Đại Đông Á cùng với chủ nghĩa Quốc Gia Xã Hội Đức bị đánh gục sau năm 1945. 

Mỹ và Âu Tây lại chiếm thượng phong và lan rộng khiến nhiều nhà “ái quốc” Á châu hẫng chân vì khó có thể chối bỏ được tính ưu việt trong lối hành xử và làm việc cũng như tổ chức xã hội của Âu Tây với cao trào tư nguyện “âu hóa” (văn hóa, chính trị, kinh tế v.v) của quần chúng và giới thanh thiếu niên càng ngày càng lan rộng.

Cho nên khi Nhật “âu hóa kỹ nghệ và chính trị” vươn lên hàng cường quốc kinh tế, với đặc quyền thầu cung cấp nhiều lãnh vực trong chiến tranh Đông dương cho Mỹ, các “nhà lãnh đạo giống nòi” đang lúng túng chưa tìm ra phương cách tái lập uy quyền và tự ái giống nòi văn hóa bỗng lại nhiên lại được nước Nhật cung cấp giải pháp… Thế là chính sách phát triển kinh tế xã hội lại “hướng về phương Đông” (look East Policy) http://en.wikipedia.org/wiki/Look_East_policy. Như Mã Lai, Nam Dương v.v

Riêng tại Việt Nam, sau khi bám sát Trung Cộng “môi hở răng lạnh (hiện nay vẫn bám) với nhiều thất bại lạc hậu trì trệ, và bị buộc phải mở cửa để sống còn với chính sách “đổi mới mở cửa” vào cuối thập niên 1980s, nhưng để tái củng cố quyền lực quốc gia nhà nước, một cao trào tái xác định văn hóa truyền thống “khổng giáo” được dấy lên, rồi lại xoay chiều khi vấn đề biên giới Việt Hoa nổ lớn, các “nhà quyền bính” lại phải vội mặc lại và tô son nới rộng thêm cho chiếc áo quốc gia đậm đà bản sắc dân tộc thành chiếc áo thùng thình to lớn “văn hóa phương Đông” và lại qui chiếu Nhật Bản thành tấm gương để lý giải và biện minh cho TÔN TI TRẬT TỰ, ỔN ĐỊNH XÃ HỘI PHÁT TRIỂN KINH TẾ- ĐẠO ĐỨC CHÍNH QUI bằng BẠO LỰC PHÁP LÝ và TUYÊN TRUYÊN CƯỠNG ÉP .

- Thực chất của chiến dịch nhắm mắt "ca ngợi Nhật Bản" nhằm đánh lạc hướng và dập tắt mầm ĐÒI HỎI TỰ DO, NHẬN THỨC ĐỐI KHÁNG VƯỢT THOÁT NHỮNG ĐỊNH LỆ THUẦN PHỤC mà người dân nói chung và giới thanh niên sinh viên đang mở mắt trước trào lưu tự do dân chủ trên thế` giới. (không ai dám đặt một thắc mắc rất hiển nhiên đời thường rằng tại sao CHẲNG MẤY AI DI DÂN TÌM HẠNH PHÚC THOẢI MÁI CHO BẢN THÂN và GIA ĐÌNH của mình tại Nhật, kể cả các "lãnh đạo" Á Châu, có lẽ kể cả tác giả của các bài "ca tụng Nhật Bản" nêu trên!!! Mà hầu như tất cả đều chỉ gửi con du học, di dân đến... Âu Mỹ!!!

Từ đó những huyền thoại phép lạ Nhật Bản được nối nhau ca tụng trong khi thực tế chính những xã hội này và ngay cả Nhật Bản đang vùng vẫy tuyệt vọng chống lại khuynh hướng tự do phi chính phủ truyền thống của một cộng đồng xã hội đạt nền tảng trên giá trị nhân bản (community of values).

Nghĩa là một quốc gia không còn được định hình trên căn bản thị tộc giống nòi văn hóa truyền thống, mà trên nền tảng tôn trọng giá trị tự do và phẩm giá con người, trong đó tính dân chủ, bình đẳng và sư tự do cá nhân được xác định.

Dưới nỗ lực cưỡng lại khuynh hướng mới này, riêng Nhật Bản đã và đang trả giá đắt, cái giá mà họ cố tình muốn dấu. Nó trở thành những điều cấm kỵ mà ít văn gia báo giới bản xứ dám đụng đến. Tệ nạn tham nhũng và nhũng lạm hệ thống giữa đảng bảo thủ cầm quyền và “văn hóa tổ chức tội phạm Yakuza”.  (http://listverse.com/2013/10/23/10-odd-facts-about-the-yakuza/)

Vụ khủng hoảng lò nguyên tử FUKUSHIMA gây chấn chấn động KHÔNG PHẢI CHỈ VÌ PHÓNG XẠ NGUYÊN TỬ, mà chính sự vụ này đã lật tẩy sự ung thối tham nhũng của hệ thống chính trị kinh tế Nhật. Khiến guồng máy tuyên truyền phải bẻ hướng CA NGỢI SƯ TRẬT TỰ NHẪN NHỊN TUÂN PHỤC của “người Nhật”  đánh lạc hướng chú ý vào vấn nạn chính: Tham nhũng, chia quyền lợi giữa nhà nước và tập đoàn liên quốc bất chấp quyền lợi dân chúng “hay còn gọi là quyền lợi dân tộc quốc gia” (sic)

Cái gọi là “đạo đức chính trị” của chính phủ và lãnh đạo, và “quyền lợi an nguy dân tộc” từng được miên tục dạy dỗ giáo dục ca tụng sẽ bị phơi bày là hoang đường nếu sự thật được phơi bày! http://www.globalresearch.ca/fukushima-meltdowns-a-global-conspiracy-of-denial/5363827

Phụ nữ vẫn bị chiêu bài “văn hóa truyền thống” và “ổn định xã hội” bóc lột và đè nén áp bức bất công phi nhân, như  ký giả John Pilger đã trình bày trong tập tài liệu của ông.”Nhật Bản Bên Dưới Mặt Nạ http://johnpilger.com/videos/japan-behind-the-mask



Hiện nay, Nam Hàn và Nhật bản (trung quốc đang trên đà đi theo) là hai quốc gia Á Châu có tỉ số thanh thiếu niên tự tử, một trong những nguyên nhân là “áp lực mong đợi của gia đình xã hội quá chặt chẽ”-http://news.asiaone.com/News/AsiaOne+News/Asia/Story/A1Story20120310-332649.html
Phụ nữ bị khinh rẻ đến mức độ thiếu niên nữ giới hành nghề mãi dâm dưới nhiều hình thức được xem như “nét văn hóa của Nhật” khởi từ “huyền thoại Geisha”. Hay nói một cách thẳng thắn và thực tế hơn là Nhật đang bị trì trệ và khủng hoảng ngầm ví chính NỖ LỰC NÍU LẠI HUYỀN THOẠI TRUYỀN THỐNG CỦA HỌ.  

Nhật (cũng như Nam Hàn) tiến bộ và phát triển ổn định nhanh là do những can đảm dám bung phá khỏi huyền thoại truyền thống cũ, tiếp cận những thành quả khoa học và giá trị mới về xã hội con người từ Âu Tây- họ đang vươn cao thì “các ông giời bảo thủ quyền bính” sợ mất quyền lực .

Đơn giản CON NGƯỜI và quần chúng càng LÊN CAO, Ý THỨC TỰ DO TỰ CHỦ CÀNG CAO thì thiểu số TRUYỀN THỐNG CAI TRỊ càng MẤT QUYỀN… Và thế là một cao trào bảo vệ “truyền thống Đông phương” “truyền thống bản sắc văn hóa” lại dấy lên tại Nhật, nhóm thiểu số này “thành công” khiến đảng bảo thủ tham nhũng nắm quyền liên tục từ sau 1945, với những gián đoạn rất ngắn ngủi của phe tiến bộ.

Nói ngắn gọn lại, là cái mà người ta đang ca ngợi là “đức tính” của người Nhật hay “phương pháp” Nhật Bản chính là những xiềng xích đã và đang trói xã hội và con người Nhật lại và làm cho chính họ tự cô lập kiềm hãm sức tiến của họ, mà lẽ ra họ đã vượt xa hơn cả Đức hay Mỹ.

ĐẠO ĐỨC TRONG "LUẬT ĐỊNH"

Cái gọi là Đạo Dức Chính Qui Nhật (tức là văn bản lệnh lạc từ giới cầm quyền) có từ thế kỷ thứ 7 (năm 604) http://www.duhaime.org/LawMuseum/LawArticle-1182/604-The-Seventeen-Article-Constitution-of-Japan.aspx - Nó không phải là bản “hiến pháp” theo đúng nghĩa, nó là những qui định của vương quyền pha trộn thần quyền cho “quần chúng” phải tuân thủ, nhưng thường đám quyền hành cai trị chẳng hề tuân theo, nó mang đầy tính chất LUÂN LÝ (ETHICS) hơn là Đạo đức (Morality). Nó cũng như những qui định của Hồi Giáo, Thiên Chúa giáo, Nho Giáo v.v vào những kỷ nguyên vương quyền trung cổ và ngay trong những xã hội độc tài giáo quyền hôm nay, là DÙNG BẠO LỰC, ÁP LỰC để ÁP ĐẶT rồi HUÂN TẬP THÀNH THÓI QUEN NIỀM TIN DỂ CAI TRỊ HỮU HIỆU hơn là vì NHẬN THỨC GIÁ TRỊ NHÂN BẢN PHỔ CẬP.


Hãy nhìn “văn hóa và đạo đức xã hội Nhật” đối xử với người phụ nữ cũng rõ! Nó cũng chỉ là “huyền thoại” để ru ngủ và nuôi dưỡng tuân phục. Đạo đức là giá trị ĐỒNG THUẬN và TỰ NGUYỆN có từ NHẬN THỨC.

ĐẠO ĐỨC nó biến thiên theo nhận thức của từng giai đoạn, từng xã hội và từng cá nhân. Có những giá trị ngày xưa là ĐÚNG, CHẤP NHẬN, bây giời là SAI bị lên án. Có những giá trị ngay hôm nay đa số cho là đúng, nhưng một số vẫn cho là sai. Nhưng SAI và ĐÚNG CŨNG KHÔNG XÁC ĐỊNH được người SAI là kẻ XẤU hoặc kẻ ĐÚNG là NGƯỜI TỐT.

Lấy thí dụ điển hình, hiện nay vẫn còn nhiều nơi cho ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI là phi ĐẠO ĐỨC! Hoặc tại các xã hội phương Đông hành xử bình đẳng giữa cha mẹ con cái, giũa học trò thầy giáo, giữa dân chúng và chính phủ là phi “Đạo Đức”! Hoặc nếu nhìn sâu hơn, thì theo tư tưởng Phật và giáo huấn của Jesu thì hành động áp đạt cưỡng chế con người là phi đạo đức, thì  ngay cái hệ thống và định chế quyền lực đã là phi đạo đức  

Những “giá trị này” bị buộc phải thay đổi theo đà nhận thức tự do của con người nhưng nhóm cai trị luôn tìm phương cách níu kéo. Cái gọi là ĐẠO ĐỨC không bao giờ là LUẬT, khi nó bị phải đặt vào vòng LUẬT HÓA nó không còn là ĐẠO ĐỨC nữa!

Khác với LUÂN LÝ là do quy định áp đặt từ bên ngoài (giáo hội, nhà nước, pháp luật, văn hóa, tục lệ), Đạo Đức nó là nhận giá trị thức từ tự thân bên trong của mỗi cá nhân. Cho nên chúng ta thường thấy một người muốn giữ đúng giá trị đạo đức thường phải vi phạm phá bỏ luân lý và chống lại pháp luật hay giáo luật.

Ngày nay nhờ kỹ thuật truyền thông và giao thông xã hội loài người đang nhỏ dần lại, nên giá trị đạo đức cũng đang tự nguyện tiến lại đồng thuận. Thí dụ hành động chống lại luật pháp, phong tục văn hóa, quyền lợi gia đình, quyền lợi danh dự quốc gia để bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm là hành động đạo đức.  ( ““Mọi cá nhân đều có những bổn phận quốc tế vượt trên trách nhiệm tuân lệnh quốc gia. Vì thế những cá nhân công dân có bổn phận phải vi phạm luật quốc gia để ngăn chặn những tội ác chống hòa bình và nhân bản xảy ra-"Individuals have international duties which transcend the national obligations of obedience. Therefore individual citizens have the duty to violate domestic laws to prevent crimes against peace and humanity from occurring.")

Nói ngắn gọn là phải phản quốc để giữ đạo đức con người. Và dĩ nhiên vẫn còn nhiều người KHÔNG ĐỒNG THUẬN với giá trị ĐẠO ĐỨC này! Đó là chưa nói RẤT NHIỀU NGƯỜI NHẦM LẪN giữa Luân lý và Đạo Đức; hay trong Anh ngữ, giữa Ethics và Morality. (http://www.diffen.com/difference/Ethics_vs_Morals)

Sự uẩn ức của người Nhật được mỹ miều che lấp bằng tấm vải thưa “văn hóa đạo đức giá trị gia đình, dân tộc quốc gia v.v  nhưng nó cứ phát tiết dưới nhiều dạng tích cực cũng như tiêu cực-tình trạng khủng hoảng và bệnh hoang tưởng cũng như thanh thiếu niên tự tử chỉ là hai trong nhiều dạng phát tiết mà thôi http://www.lse.ac.uk/newsAndMedia/news/archives/2013/07/SchizophreniaJapan.aspx
Và nó sẽ bùng nổ như đã từng bùng nổ thời Minh Trị và sau thế chiến 1945- cũng như những sợi giây “đạo đức luân lý chính qui” của Nhà nước chính phủ đã và đang bị ước vọng tự do nhân bản phá vỡ  trong các xã hội truyền thống văn hóa gia đình tổ quốc thiên chúa giáo Âu Mỹ; các xã hội “truyền thống bản sắc Hồi giáo” cũng đang mở đầu khủng hoảng.


Riêng Nhật Bản, đang có một nỗ lực giáo dục mới, tự do tự trị, thoát ra khỏi những “đạo đức” chính qui bảo thủ truyền thống của Nhật như trường hợp nhà giáo Toshiro Kanamori thực nghiệm với học sinh tiểu học của ông tại trường Kanazawa, phía Tây BắcTokyo. Chủ đề và chủ trương của Ông Toshiro Kanamori là  “Trẻ Em Đầy Sức Sống” (Children Full of Life), tự nguyện, tự giác, tự chủ, và tự quyết, tự trách nhiệm về chính giá trị đạo đức nhân bản của các em.

Chưa biết hệ thống chính qui nhà nước Nhật có để cho nỗ lực của Toshiro Kanamori lan rộng hay sẽ bị bóp nghẹt, vì nhìn xa, đường lối giáo dục nhân bản lợi ích này ĐE DỌA QUYỀN LỰC CHÍNH QUI của THIỂU SỐ nhất là nó sẽ sói mòn ĐỊNH CHẾ NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ.


Những “giá trị ảo tưởng” luôn luôn phải cần đến tuyên truyền gian lận và cưỡng bách. Gian dối và cưỡng bách không thể tồn tại lâu dài. Ước vọng tự do thoát khỏi xiềng xích, dù là trong đời sống xã hội tương giao - hay trong triết học, ước vọng thoát khỏi những thúc phược, hệ phược luôn luôn là động lực lớn nhất của tiến bộ trong tiến trình thành người của sinh vật thông minh (homo-sapiens)

Ngày nay những xã hội có khuynh hướng phi thần quyền, họ phủ nhận thượng đế, thần tiên, huyền thoại dân tộc như là những NIỀM TIN MÙ QUÁNG NGU DÂN TÁC HẠI. Nhưng họ vẫn tận dụng đặt ra những câu chuyện GIẢ TƯỞNG (FICTIONs) hay DỤ NGÔN (fables) Thần Thoại v.v để kích thích sáng tạo vượt biên giới qui ước hiện tại, và nhắn gửi những thông tin rất KHOA HỌC, rất cao cấp một cách nhẹ nhàng và hữu hiệu hơn.. thí dụ như những phim bằng tranh của Marvel, phim V for Vendetta, Batman the Dark Knight, World War Z, I am Legend, Transcendence  v.v những thông điệp trong những câu truyện giả tưởng này, nếu không có căn bản nhận thức tự do xã hội và nhân bản, sẽ chẳng thấy gì ngoài tính hoành tranh của nghệ thuật phim ảnh tân kỳ và choáng ngợp kỹ thuật!

Chúng ta sẽ bàn về “Sáng tạo hay thụ động” hay nói gần và dễ hiểu hơn là “giá trị một kiếp người của bạn là cái gì?”

nkptc
==

No comments:

Post a Comment