Quốc gia nào cũng tìm mọi cách nhồi nhét "lòng cảm ơn quân lính" vào đầu quần chúng, đặc biệt là trẻ con. Riêng ở Mỹ, ngày hàng năm "tưởng nhớ cựu chiến binh" đã thành một kỹ nghệ làm tiền song hành với kỹ nghệ chiến tranh.
Năm nay 2014, chúng tập chung những ngôi sao điện ảnh Hồ Ly Vọng như Meryl Streep, Tom Hanks, and Steven Spielberg; nằm dưới sự bảo trợ, cố vấn của các cựu quan chức chính phủ và các tập đoàn thương mại, - cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates, cựu tổng tham mưu quân đội Admiral Michael Mullen, những tên tuổi trọc phú Mỹ lố nhố sau tấm màn "tưởng nhớ chiến binh"- công ty Starbucks, HBO, và đại ngân hàng JPMorgan Chase đứng ra bao dàn chi trả. Bọn này là thành viên nổi của những kẻ thu lợi nhuận từ chiến tranh nhiều nhất. Mục đích của đại nhạc hội, mà theo chúng tuyên bố là :"Để nâng cao sự chú ý về những vấn đề cựu chiến binh và đưa ra một hội trường quốc gia để bảo đảm rằng cựu chiến binh và gia đình họ biết rằng lòng biết ơn của dân Mỹ là thật lòng" !!!(“raise awareness” of veterans issues and “provide a national stage for ensuring that veterans and their families know that their fellow Americans’ gratitude is genuine.”) Sau khi chính nhà nước Mỹ (bộ cựu chiến binh) đã bỏ bê họ hằng bao năm qua, bị báo chí vạch trần buộc đưa đến việc từ chức của vài viên tướng lãnh trách nhiệm, và chiến tranh hôm nay đang leo thang, chúng cần thêm xác thân của gia đình anh, chị, em, chồng vợ con cái của dân chúng Mỹ!
Một cựu quân nhân, binh chủng Biệt Động, đã viết cảm nghĩ cay đắng của anh ta với những chứng cớ dối trá và lạm dụng tình cảm làm tiền gian manh của nhóm tập đoàn. Rory Fanning viết chưa được thấu đáo như tướng thủy quân lục chiến Mỹ, ông Butler (bài dịch của anh Minh Triết ở dưới phần tham khảo), nhưng nó nhìn xuyên suốt những trò "đại nhạc hội cảm ơn chiến sĩ" để thấy phía sau là một kế hoạch bịt mắt dân chúng, giới trẻ để tiếp tục đẩy các thế hệ thanh niên nối nhau vào cõi chết cho quyền lực chính trị và quyền lợi của các đại tập đoàn công ty.
Chiến tranh vẫn là trò làm tiền gian manh. Cay đắng là vẫn còn những nạn nhân u mê chưa tỉnh và lại mắc "hội chứng Stockholm", bênh vực chính kẻ lạm dụng gia hại mình!
Khi những trò bịp bợm "cảm ơn chiến sĩ" này diễn ra càng hoành tráng, thì chúng ta biết những cuộc chiến đang đến càng đẫm máu đê tiện. Tất cả đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta đấy. Nhưng chủ nghĩa nhà nước đã bó nhỏ óc của quá nhiều người hàng trăm năm nay.
Nói như nhà văn Ấn Arundhati Roy thì “ Cờ quạt quốc gia chỉ là những miếng giẻ mầu mà bọn Nhà Nước Chính Phủ dùng trước là để bó nhỏ đầu óc người dân lại, và sau đó dùng làm khăn liệm xác để chôn những xác chết thôi” (Flags are bits of colored cloth that governments use first to shrink-wrap people’s minds & then as ceremonial shrouds to bury the dead.”
Thay vì sa bẫy "tưởng nhớ ghi công" vinh danh chiến tranh, chúng vẫn phải tìm cách trả lời cho câu hỏi từ hơn 50 năm trước của Bob Dylan "Bao nhiêu lần bom đạn phải bay nữa trước khi bị ngăn cấm vĩnh viễn? (How many times must the cannon balls fly Before they're forever banned ?)
Có lẽ chúng ta "đành" phải tin rằng bọn quan chức chính trị gia quyền chính "thật lòng cảm tạ" những "hy sinh dũng cảm" của các cựu chiến binh, và những "tử sĩ", đã cống hiến cuộc đời họ và hạnh phúc gia đình họ cho những gia tài kếch sù và quyền uy rộng lớn của chúng!
Nhân Chủ đã viết cũng như dịch nhiều bài về trò bịp này. 1- (Sự Tuyên Truyền Bịp Bợm về Ái Quốc về “Tưởng niệm chiến binh,2-Này Những Tên Đầu Nậu Chiến Tranh! Năm nay, xin gửi lại quí độc giả bài viết của cựu tướng Mỹ Butler, và bài viết mới của cựu lính biệt động Mỹ cùng tham khảo.
NhanChu
====
Chiến Tranh là trò làm tiền Gian Manh (War Is A Racket)
Major General Smedley Butler, USMC.
Thiếu tướng Smedley Butler, Thủy quân lục chiến Mỹ, sinh 30-7-1881- mất 21-6-1940. Có biệt danh là Ngưòi Chiến Đấu Hòa Bình "The Fighting Quaker" và Ông Già Mắt Sắc "Old Gimlet Eye", vì sau khi ra khỏi quân đội, ông tích cực vận động dân trí, hô hào chính trị diễn thuyết khắp nơi chống chiến tranh gian manh của bọn nhà nước chính trị. Trong thòi của Ông, ông là một vị tướng TQLC nhiều huân chương chiến công nhất.
Ông đầu quân khi cuộc chiến Mỹ-Tây ban Nha bùng nổ. được huy chương Brevette trong thời gian loạn Quyền Thuật ở Trung Quốc, chiến đấu ở Trung Mỹ, và tại Pháp trong Thế chiến thứ Nhất và được vinh thăng thiếu tướng. Ông phục vụ quốc gia trong 34 năm, tuy vậy ông tuyên bố chống lại việc Mỹ can thiệp vũ trang vào công việc của các quốc gia có chủ quyền.
Thiếu tướng Smedley Butler, Thủy quân lục chiến Mỹ, sinh 30-7-1881- mất 21-6-1940. Có biệt danh là Ngưòi Chiến Đấu Hòa Bình "The Fighting Quaker" và Ông Già Mắt Sắc "Old Gimlet Eye", vì sau khi ra khỏi quân đội, ông tích cực vận động dân trí, hô hào chính trị diễn thuyết khắp nơi chống chiến tranh gian manh của bọn nhà nước chính trị. Trong thòi của Ông, ông là một vị tướng TQLC nhiều huân chương chiến công nhất.
Ông đầu quân khi cuộc chiến Mỹ-Tây ban Nha bùng nổ. được huy chương Brevette trong thời gian loạn Quyền Thuật ở Trung Quốc, chiến đấu ở Trung Mỹ, và tại Pháp trong Thế chiến thứ Nhất và được vinh thăng thiếu tướng. Ông phục vụ quốc gia trong 34 năm, tuy vậy ông tuyên bố chống lại việc Mỹ can thiệp vũ trang vào công việc của các quốc gia có chủ quyền.
CHIẾN TRANH LÀ TRÒ LÀM TIỀN GIAN MANH
(BẢN ANH NGỮ : Bài nói chuyên của tướng Smedley Butler, TQLC Mỹ năm 1933, ông mất năm 1940)
(Minh Triết NCĐ chuyển ngữ)
(BẢN ANH NGỮ : Bài nói chuyên của tướng Smedley Butler, TQLC Mỹ năm 1933, ông mất năm 1940)
(Minh Triết NCĐ chuyển ngữ)
Chiến Tranh là trò làm tiền GIAN MANH. Nó lúc nào cũng vậy.
Nó có thể là phương cách cổ xưa nhất, cách sinh lợi dễ dàng nhất, chắc chắn là cách độc ác nhất. Nó là cách độc nhất mà lợi lộc được tính bằng đô-là và mất mát bằng sinh mạng con người.
Một mưu mô làm tiền gian manh là cách miêu tả tốt nhất mà tôi tin là một cái gì đó không phải là điều mà đa số người ta nghĩ đến. Chỉ có một nhóm nhỏ “tay trong” biết nó thực sự là gì. Người ta điều khiển nó cho lợi ích thiểu số, trên sự mất mát của thật nhiều người. Và từ chiến tranh, một số người trở nên giàu sụ nhờ đó.
Trong chiến tranh Thế Giới thứ Nhất, một nhóm nhỏ đã gom góp được nhiều món lợi nhuận từ cuộc chiến này. Ít nhất có 21,000 tân tỷ phú và triệu phủ được đẻ ra tại Mỹ trong thế chiến (thứ nhất.) Đây mói chỉ là những người thú nhận lợi tức lớn lao của họ từ máu trên bảng khai thuế. Còn bao nhiêu triệu phú nữa nhờ chiến tranh nhưng khai gian thuế, không ai biết.
Có bao nhiêu gã triệu phú chiến tranh này đã vác súng? Bao nhiêu đứa chúng nó đào giao thông hào? Bao nhiêu trong đám chúng nó đã biết mùi đói khổ trong căn hầm đầy chuột là gì? Bao nhiêu đứa chúng nó đã trải qua nhiều đêm không ngủ, kinh hoàng, núp tránh đạn pháo cùng miểng và đạn súng máy? Bao nhiêu kẻ trong chúng nó đã thọc lưỡi lê vào kẻ thù? Bao nhiêu đứa chúng nó đã bị thương hay tử trận?
Quốc gia lấy được thêm lãnh thổ từ chiến tranh, nếu họ thắng trận. Bọn chúng nó chỉ vơ hết. Lãnh thổ mới chiếm này lập tức được khai thác bởi một thiểu số-cùng là nhóm thiểu số moi tiền từ máu ngưòi trong chiến tranh. Quần chúng đưa vai ra gánh trả phí tổn.
Và phí tổn này là gì?
Phí tổn đó trở nên một hóa đơn khủng khiếp. Những mộ bia mới xây, bao nhiêu thân thể đứt lìa, tâm thần vỡ vụn, bao nhiêu cõi lòng tan nát và gia đình đổ vỡ, Bất ổn kinh tế, Suy thoái và những cùng khổ tiếp theo, Thuế khóa còng lưng cho các thế hệ tiếp nối.
Trong thật nhiều năm, với tư cách một người lính, tôi đã hoài nghi chiến tranh là một trò làm tiền gian manh: chỉ cho tới khi tôi lui về hưu với đời sống dân sư, tôi mới thật sự nhận thức ra hiểu nó trọn vẹn. Và bây giờ khi tôi thấy những đám mây chiến tranh thế giới (thế chiến thứ 2) tụ lại, như hôm hay, tôi phải đối mặt với nó và lên tiếng cảnh báo.
Và một lần nữa, họ chia phe. Pháp và Nga đã gặp nhau và thoả thuận đứng bên nhau. Ý và Áo vội vã làm một thỏa ước tương tự. Ba lan và Đức đưa mắt thân thiện nhìn nhau, tạm gác qua, cuộc tranh chấp về hành lang Ba lan (tới Koenisberg của Đức).
Vụ ám sát vua Alexander của Nam tư làm rắc rối mọi việc. Nam Tư và Hung Gia Lợi gần như sẵn sàng cắt cổ nhau. Ý sẵn sàng nhảy vào. Nhưng Pháp đang đợi. Tiệp khắc cũng vậy. Tất cả bọn nhà nưóc họ đều mong chờ chiến tranh. Nhưng dân chúng thì không như vậy-Với những người phải chiến đấu và đóng thuế và chết thì không- Chỉ có những kẻ cò mồi chiến tranh và ở nơi hậu phương để trục lợi, mới mong chiến tranh.
Hiện nay trên thế giới có đến 40 triệu quân dưới cờ (các quốc gia), và các nhà lãnh đạo cùng ngoại giao của chúng ta có can đảm nói rằng chiến tranh không cận kề.Quỷ thần ơi! 40 triệu người này được huấn luyện để chỉ làm vũ công à?Ở Ý là không phải rồi, chắc chắn là vậy. Thủ tướng Mussolini biết rằng họ được huấn luyện để làm gì. Ông ta, ít nhất, thẳng thắn nói ra. Và chỉ mới hôm nọ, Lãnh Tụ náy đã tuyên bố trong quyển “Hoà Giải Quốc Tế” do quỹ Carnergie vì Hoà bình Quốc Tế ấn hành:
“Trên hết tất cả , chủ nghĩa Phát xít, càng chiêm nghiệm và quan sát tương lai và sự phát triển của nhân loại tách rời ra khỏi những toan tính chính trị thời cuộc hiện nay, càng không tin vào khả năng hay ích lợi của nền hoà bình vĩnh cửu…Chỉ có chiến tranh mới mang hết được năng lực tận cùng của con người ra và đóng dấu ấn cao quí lên dân tộc nào có can đảm đối mặt với nó”.
Thật không hoài nghi gì nữa, Mussolini tin chắc vào những gì ông ta nói. Quân đội dày công huấn luyện của ông, đàn phi cơ của ông, và hải quân của ông sẵn sang cho chiến tranh-nôn nóng vì nó, hình như vậy. Vị thế sát cánh với Hung gia lợi trong tranh chấp với Nam Tư cho thấy điều đó. Và sự động viên vội vã của quân Ý dọc biên giới Áo sau khi Dollfuss bị ám sát cho thấy điều đó luôn. Chuyện động đao, động kiếm ở Âu châu báo hiệu chiến tranh, không chóng thì muộn.
Ngài Hitler, với sự tái vũ trang Đức quốc và đòi hỏi thêm nhiều vũ khí, là một đe dọa không bằng thì cũng lớn hơn cho hoà bình. Pháp vừa mới tăng thời gian nghĩa vụ quân sự cho thanh niên từ 1 năm lên 18 tháng.
Vâng, khắp mọi nơi, các quốc gia đang chuẩn bị vũ khí. Những con chó dại của Ậu châu sút chuồng. Ở Viễn Đông, các biến chuyển thì rắc rối hơn. Hồi năm 1904, khi Nga và Nhật đánh nhau, chúng ta đạp người bạn cũ Nga và hậu thuẫn Nhật. Rồi các nhà tài phiệt quốc tế rộng rãi của chúng ta tài trợ Nhật bản. Và bây giờ khuynh hướng là đầu độc chúng ta về Nhật bản. Chính sách “mở cửa” với Trung Hoa là gì với chúng ta? Mậu dịch của chúng ta với Trung hoa là 90 triệu một năm. Hay quần đảo Phi luật Tân? Chúng ta đã tiêu khoảng 600 triệu đô la tại Phi luật Tân trong 35 năm và chúng ta (các nhà tài phiệt, kỹ nghệ và đầu cơ) có đầu tư riêng biệt ở đó ít hơn 200 triệu.
Và rồi, để cứu mậu dịch Trung hoa khoảng 90 triệu, hay để bảo vệ các khoản đầu tư tư nhân chưa đến 200 triệu ở Phi luật Tân, chúng ta kích động để gây căm thù Nhật bản và lao vào chiến tranh-một cuộc chiến tốn kém hàng tỷ đô la, hàng trăm nghìn sinh mạng người Mỹ, và thêm hàng trăm nghìn người khác thương tật thể xác và tâm thần bất ổn.
Dĩ nhiên, phải có sinh lời để bù vào sự lỗ lã này-nhiều tài phú sẽ hình thành. Hàng triệu và hàng tỷ đô la sẽ chồng chất bởi một thiểu số: nhà sản xuất đạn dược, nhà tài chính, nhà đóng tàu, sản xuất, đóng thịt hộp, đầu cơ. Đám này sẽ phát tài mạnh mẽ.
Đúng thế, bọn chúng đang sẵn sàng cho một cuộc chiến khác. Tại sao lại không chứ? Nó đẻ ra lãi to lớn mà.
Nhưng nó đem lại lợi lộc gì cho những người bị giết? Nó có đem lại ích lợi gì cho các bà mẹ , và chị em, vợ , và người yêu của họ? Nó có ích lợi gì cho con cái của họ?Chiến tranh nó sinh lợi gì cho ai, ngoại trừ một thiểu số mà chiến tranh là lợi lộc lớn của bọn chúng?
Vâng, và nó có lợi gì cho quốc gia?
Hãy lấy chính trường hợp Mỹ của chúng ta. Cho tới năm 1898, chúng ta không có một miếng lãnh thổ nào ngoài chính quốc của Bắc Mỹ. Vào lúc đó, nợ quốc gia của chúng ta chỉ hơn 1 tỷ. Rồi chúng ta trở thành “quan tâm” đến quốc tế. Chúng ta quên, hay gạt bỏ, lời răn dạy của các vị tổ phụ lập quốc chúng ta. Chúng ta quên lời cảnh báo của George Washington về “những giao ước giăng mắc”. Chúng ta lao vào chiến tranh. Chúng ta lấy được lãnh thổ hải ngoại. Cuối thế chiến, nợ quốc gia của chúng ta nhảy tới hơn 25 tỷ, đó là kết quả trực tiếp của việc xen vào bang giao quốc tế. Thăng bằng cán cân mậu dịch tổng cộng của chúng ta trong thơì gian 25 năm đạt vào khoảng 24 tỷ. Như vậy, trên bình diện kế toán, chúng ta, chúng ta trễ nợ mỗi năm, và con số ngoại thương đó có thể là của chúng ta nếu không có chiến tranh.
Đối với một người Mỹ bình thường, trả tiền để đứng ngoài vòng việc dây dưa với ngoại bang có lẽ rẻ hơn (Chưa nói là an toàn hơn). Trò làm tiền này, đối với một thiểu số, cũng như nấu rượu lậu và các trò làm tiền khác, kiểu xã hội đen, đem về lợi nhuận choáng mắt, nhưng cái giá phí tổn để tiến hành, luôn bị đổ lên đầu người khác-những người chẳng hưởng lợi lộc gì.
Chương 2- Ai hưởng lợi?
Cuộc Thế Chiến (I), hay có lẽ sự tham chiến ngắn ngủi cùa chúng ta vào nó, đã tiêu tốn nước Mỹ 52 tỷ đô-la. Hãy tính xem. Đó là 400 đô-la cho mỗi người đàn ông, đàn bà và con nít Mỹ. Và chúng ta vẫn chưa trả xong nợ. Chúng ta đang trả nó, con cái chúng ta sẽ trả nó, và cháu chắt chúng ta có lẽ cũng sẽ tiếp tục trả cái phí tổn của cuộc chiến đó.
Tiền lời của một cơ sở làm ăn tại Mỹ thường là 6, 10, và đôi khi 12%. Nhưng tiền lời thời chiến-à! Nó là chuyện khác hẳn- 20%, 60%, 100%, 300%, và 1800 %...nó lên tới trời xanh. Tất cả là điều kiện thuận lợi. Chú Sam (nhà nước Mỹ) có tiền. Cứ nhào vô lấy.
Dĩ nhiên, nó không được trình bày thẳng thừng như vậy trong thời chiến. Nó được biến cải thành lòng ái quốc, tình yêu nước, và “chúng ta phải chung vai đấu cật”, nhưng lợi lộc thì tăng rồi nhảy vọt và phóng thăng thiên-và được bỏ túi an toàn. Hãy lấy một vài ví dụ:
Hãy lấy những người bạn du Ponts của chúng ta, dân làm thuốc súng. Gần đây một người trong going tộc họ đã ra làm chứng trước Ủy ban Thượng viện rằng thuốc súng của họ thắng cuộc chiến phải không nào? Hay là cứu thế giới vì dân chủ? Hay cái gì đó, đúng không nào? Họ đã làm như thế nào trong chiến tranh? Họ từng là một tập đoàn tư bản yêu nước. Ấy mà, thu nhập trung bình của giòng họ du Ponts trong khoảng thời gian 1910 tới 1914 (trước chiến tranh) là 6 triệu hàng năm. Nó không nhiều nhưng dòng họ du Ponts xoay sở cũng đủ. Và bây giờ hãy nhìn tới lợi tức trung bình của họ mỗi năm trong những năm chiến tranh, 1914 tới 1918. Chúng tìm ra được là năm-mươi-tám triệu tiền lời mỗi năm! Gần gấp mười lần thời bình, và lợi tức thời bình cũng đã quá tốt. Một sự gia tăng lợi nhuận hơn 950%.
Hãy lấy một trong những công ty sắt cỏn con của chúng ta đã vì lòng ái quốc, gạt bỏ sản xuất đường ray tàu hỏa và khung nhà và cầu để sản xuất vật dụng chiến tranh. Mà xem, thu nhập hàng năm trong khoảng 1910-1914 độ chừng 6 triệu. Rồi chiến tranh tới. Và, như tất cả công dân trung thành, “Sắt Bethlehem” lập tức chuyển qua sản xuất đạn dược. Thế lợi nhuận của họ đã vọt lên -hay là họ để giá hời cho Chú Sam nào? Đấy nhá, thu nhập giữa 1914-1918 của họ là 49 triệu hàng năm!Hay cứ lấy công ty Sắt Hoa kỳ chẳng hạn. Thu nhập trung bình trong khoảng thời gian 5-năm trước cuộc chiến là 105 triệu hàng năm. Không tệ chút nào. Rồi chiến tranh đến và lợi nhuận nhảy vọt. Lợi nhuận trung bình hàng năm cho khoảng thời gian 1914-1918 là 240 triệu. Quả thật không tệ.
Đó là thu nhập về sắt và thuốc súng. Hãy nhìn đến một thứ gì khác. Một chút đồng chẳng hạn. Ngành này luôn khấm khá trong thời chiến.Lấy ví dụ Công ty Anaconda, thu nhập trung bình hàng năm trong những năm tiền chiến 1910-1914 là 10 triệu. Trong những năm chiến tranh 1914-1918, lợi nhuận vọt lên 34 triệu hàng năm.
Hay công ty Đồng Utah, trung bình 5 triệu hàng năm trong khoảng 1910-1914. Vọt lên trung bình 21 triệu lợi nhuận hàng năm trong thời gian chiến tranh.Hãy gộp 5 công ty này lại, với 3 công ty nhỏ hơn. Lợi nhuận trung bình hàng năm của thời gian tiền chiến 1910-1914 là 137 triệu 480 nghìn. Rồi chiến tranh đến. Lợi nhuận trung bình của nhóm này vọt lên 408 triệu 300 nghìn. Một chút xíu gia tăng lợi nhuận phỏng chừng 200 %.
Chiến tranh có sinh lợi không? Nó đã đẻ tiền cho bọn đó. Nhưng bọn đó không phải là những kẻ duy nhất. Còn những người khác. Hãy lấy kỹ nghệ da.Trong khoảng 3 năm tiền chiến, lợi nhuận tổng cộng của công ty Da Trung Uơng là 3 triệu rưỡi. Nó chia ra độ 1 triệu 167 nghìn hàng năm. Ấy thế, năm 1916, công ty này có lợi nhuận là 15 triệu, một sự gia tăng nhỏ bé có 1100%. Chỉ có vậy. Công ty Hóa chất Tổng Quát kiếm được lợi nhuận trung bình trong 3 năm tiền chiến là 800 nghìn hàng năm. Chiến tranh tới, và lợi nhuận vọt lên 12 triệu. Một cú nhảy vọt tới 1400%.
Công ty Kền Quốc Tế nữa-và ta không thể tiến hành chiến tranh mà không có kền-cho thấy sự gia tăng lợi tức từ chỉ có 4 triệu tới 73 triệu hàng năm. Không tệ. Một sự gia tăng hơn 1700%.
Công ty Đường hàng năm kiếm được trung bình 2 triệu trong 3 năm tiền chiến. Vào năm 1916, tiền lời ghi nhận là 6 triệu.
Hãy nghe tài liệu Quốc Hội số 259, Quốc Hội Thứ Năm Mươi Sáu báo cáo về thu nhập doanh nghiệp và nhà nước. Xem xét lợi tức của 122 công ty thịt, 153 nhà sản xuất bông vải, 229 công ty may mặc, 49 nhà máy sắt và 340 công ty than trong thời chiến. Lợi tức mà dưới 25% là ngọại lệ. Ví dụ, các công ty than kiếm được lợi giữa 100% và 7856% trên tiền vốn trong thời chiến. Các nhà sản xuất thịt ở Chicago tăng gấp đôi, gấp ba thu nhập.
Và chúng ta đừng quên giới tài chính ngân hàng, những kẻ tài trợ cuộc chiến vĩ đại. Nếu có ai kiếm được siêu lợi nhuận đó là giới tài phiệt. Vì là những cá nhân chung vốn (những tổ hợp đối tác) thay vì là tổ chức công ty đăng ký kinh doanh cổ phần, họ không phải báo cáo cho giới đầu tư cổ phần. Và như thế lợi nhuận của họ cũng bí mật như sự to lớn của nó . Làm sao giới tài phiệt kiếm hàng triệu và hàng tỷ, tôi không biết vì những bí mật cỏn con đó không bao giờ được công bố-ngay cả trước Ủy ban điều tra Thượng Viện.
Nhưng đây là cách mà vài kẻ trong các nhà kỹ nghệ và đầu cơ yêu nước đục đẽo con đường của họ tới lợi nhuận từ chiến tranh.
Lấy ví dụ các nhà đóng giày. Họ thích chiến tranh. Chiến tranh đem lại việc làm ăn với lợi nhuận phi thường. Họ đạt lãi rất to do xuất khẩu tới các đồng minh của chúng ta. Có lẽ, cũng như những nhà sản xuất vũ khí và đạn dược, họ cũng bán cho kẻ thù. Vì một đô-la là một đô-la cho dù nó đến từ Đức hay Pháp. Nhưng bọn họ làm ăn khá cũng là do buôn bán với chú Sam nữa.
Ví dụ họ bán 35 triệu đôi giày đinh. Với 4 triệu quân nhân, một người được hơn 8 đôi giày. Trung đoàn của tôi, thời chiến lúc đó, mỗi người lính chỉ được phát một đôi. Có lẽ một số đôi giầy này bây giờ vẫn còn được dùng. Vì toàn là giày tốt c ả. Ấy nhưng khi chiến tranh kết thúc, chú Sam (chính phủ) vẫn còn dư thừa 25 triệu đôi. Đã mua-và trả tiền cả rồi. Tiền lời cũng đã ghi chép và bỏ túi.
Số da dư vẫn còn nhiều. Rồi các nhà thuộc da bán cho chú Sam hàng trăm nghìn yên ngựa McClelan cho kỵ binh. Nhưng Mỹ lại không có một quân kỵ binh nào ở hải ngoại cả! Như thế thì Ai đó phải tống khứ mớ da đó đi. Kẻ nào đó phải kiếm lời từ số da đó- Cho nên chúng ta có một đống yên ngựa McClellan. Và hình như giờ chúng ta vẫn còn một đống.
Cũng vậy, có kẻ nào đó có rất nhiều mùng màn chống muỗi. Thế là chúng nó bán cho chú Sam 20 triệu cái mùng để lính hải ngoại xài. Tôi giả thiết là người ta tưởng đám lính giăng mùng chui vào khi họ phải cố ngủ trong chiến hào ngập bùn lâỳ-một tay phải gãi rận và tay kia quơ đám chuột chạy. Thế đấy, không có một cái mùng nào được gửi đến chiến trường Pháp cả!
Ấy nhưng mà bằng mọi cách, những nhà sản xuất tính kỹ tính xa này muốn chắc chắn rằng không người lính nào không có mùng, cho nên, 40 triệu thước vải mùng được bán cho chú Sam!
Đó là lợi nhuận tốt đẹp trong nghề vải mùng vào thời đó, mặc dù không có muỗi bên Pháp. Tôi giả sử rằng nếu chiến tranh kéo dài thêm chút nữa, những nhà sản xuất mùng lanh lợi có lẽ sẽ bán cho chú Sam vài thùng muỗi để thả bên Pháp hầu nhiều vải mùng nữa sẽ được đặt hàng.
Những nhà chế tạo phi cơ và động cơ cảm thấy rằng họ cũng nên kiếm những món lời chính đáng từ cuộc chiến này. Tại sao không? Mọi người khác đều kiếm lời cho họ. Rồi một tỷ đô la- cứ đếm tiếp nó nếu bạn còn sống đủ thọ tới đó-được chú Sam tiêu để sản xuất động cơ máy bay mà không bao giờ cất cánh! Không một chiếc nào, hay động cơ, từ cả tỷ đô la hợp đồng đó, dùng tham chiến bên Pháp hết. Cũng chỉ là cái đám nhà sản xuất đó kiếm chút đỉnh lời độ 30, 100 hay có lẽ 300 %.Áo thung lót của lính tốn 14 xu để sản xuất, và chú Sam trả 30 xu tới 40 xu cho một chiếc- một lợi nhuận nhỏ bé cho nhà sản xuất áo thun. Và nhà sản xuất tất vớ và nhà sản xuất quân phục và nhà sản xuất mũ và nhà sản xuất nón sắt- đứa nàio cũng có phần hết.
Tại sao, khi chiến tranh chầm dứt, hơn 4 triệu bộ quân trang quân dụng-ba lô và đồ đạc để đựng đầy chúng-chất đầy trong nhà kho ở Mỹ. Rồi bây giờ, chúng bị vứt bỏ vì theo quy định mới đã thay đổi quân trang. Nhưng mà những nhà sản xuất đã thu lợi từ số đó rrồi-và bọn họ sẽ lại làm như thế lần tới nữa.
Có nhiều ý kiến độc đáo để kiếm lời trong thời chiến tranh.
Một người ái quốc tháo vát bán cho chú Sam cả chục tá đồ vặn ốc cho lọai ốc cỡ lớn cả thước (48 inches) . Ờ nhỉ, đó là những đồ vặn ốc đẹp. Vấn đề ở chỗ chỉ có một con ốc được chế tạo lớn đúng cỡ cho những đồ vặn ốc này. Đó là con ốc giữ các Cuộn phát điện ở thác Niagara. À thế, sau khi chú Sam mua cái mớ này và nhà sản xuất đã bỏ túi tiền lời, mớ đồ vặn ốc này được đưa lên xe lửa và tải vòng quanh nước Mỹ để cố tìm cho được chỗ dùng nó. Khi Hoà ưóc đình chiến được ký kết, nó thật sự là một cú chấn thương đau buồn cho cái gã chế tạo dụng cụ vặn ốc. Ông ta vừa bắt đầu chế tạo vài con ốc to để vừa với đồ vặn. Để rồi ông ta đã tính bán vài con ốc đó, cũng cho chú Sam!
Chưa hết, một người khác đã có ý nghĩ độc đáo rằng các vị đại tá không nên đi xe hơi hay cưỡi ngựa. Người đó có lẽ đã thấy hình Andrew Jackson ngồi xe 4 bánh ngựa kéo. Vâng, 6000 chiếc xe 4 bánh ngựa kéo được bán cho chú Sam để cho các vị đại tá xử dụng! Không một chiếc nào được dùng. Nhưng nhà sản xuất xe ngựa 4 bánh đã kiếm được lợi nhuận chiến tranh của họ.
Những nhà đóng tàu cảm thấy họ cũng nên nhào vô kiếm chút cháo. Họ đóng thật nhiều tàu để kiếm nhiều lời. Hơn 3 tỷ trị giá. Một số tàu dùng được. Nhưng một số tầu trị giá 635 triệu đóng bằng gỗ không nổi được! Những mối nối bị hở-và chúng chìm. Tuy vậy, (nhà nước) chúng ta cũng trả tiền chúng nó. Và kẻ nào đó bỏ túi tiền lời.
Các nhà nghiên cứu, kinh tế gia và thống kê đã ước đoán rằng cuộc chiến đã làm tốn tiền chú Sam 52 tỷ. Trong số tiền này, 39 tỷ được chi trả ngay cho chính cuộc chiến. Số phí tổn này phải trả ra 16 tỷ tiền lời. Đó là cách làm sao mà 21,000 tỷ phú và triệu phú kiếm tiền. Không nên xem thừơng số lời 16 tỷ này. Nó là một con số khá đấy. Và nó chạy vào túi một ít thiểu số thôi.
Cuộc điều tra của ủy ban thượng viện về kỹ nghệ súng đạn và tiền lãi thời chiến, chỉ mới mò mẫm trên bề mặt nổi, dù với nhiều tiết lộ gây chấn động.
Tuy vậy, nó cũng có vài ảnh hưởng. Bộ Ngoại Giao đã từng xem xét “từ lâu” các cách để đứng ngoài vòng chiến. Bộ Chiến Tranh bất ngờ quyết định họ có một kế hoạch tuyệt diệu để đề nghị. Hành pháp đặt ra một ủy ban-với bộ Chiến Tranh và bộ Hải Quân được đại diện ủy quyền dưới ghế chủ tịch của một tên đầu cơ phố Wall- để giới hạn tiền lãi thời chiến. Giói hạn đến mức nào không thấy nói đến…Hmmm…Có lẽ mức lãi 300 và 600 và 1600% của những kẻ biến máu thành vàng trong Thế Chiến sẽ bị giới hạn ở những con số nhỏ hơn.
Tuy thế, rõ ràng kế hoạch này không đề ra cái giới hạn cho sự mất mát tổn thất- đó là-việc mất mát tổn thất của những kẻ chiến đấu trong cuộc chiến. Tôi dám đoan quyết đến hết sức của tôi rằng chẳng có gì trong cái kế hoạch đó giới hạn sự mất mát mức tổn thất của người lính là chỉ được mất một con mắt, hay một cái tay thôi, hay giới hạn chỉ nên bị một vết thương hay đến hai hay ba vết thương thôi. Hay giới hạn sự tổn thất sinh mạng con người.
Không có gì trong kế hoạch đề xuất này, một cách rõ ràng, chẳng hạn như KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ hơn 12% của một trung đoàn bị thương khi lâm trận, hay không ĐƯỢC ĐỂ HƠN 7% của một sư đoàn phải tử trận.
Dĩ nhiên, cái Ủy ban này không thể bị quấy rầy với ba chuyện vặt vãnh như vậy!* Chú ý: Chú Sam (Uncle Sam) ý chỉ nhà nước Mỹ.
CHƯƠNG 3: NHỮNG AI PHẢI NAI LƯNG TRẢ CHIẾN PHÍ?
Ai cung cấp lợi nhuận-những mảnh lợi nhuận nho nhỏ xinh xắn của 20, 100, 300, 1500 và 1800 phần trăm . Tất cả chúng ta trả chúng-bằng tiền thuế. Chúng ta trả các nhân viên ngân hàng tiền lời của họ khi chúng ta mua Công Trái Phiếu Tự Do với giá 100 đô và bán chúng lại ở giá 84 hay 86 đô cho giới ngân hàng. Giới ngân hàng này thu vào hơn 100 đô. Đó là một mánh khoé đơn giản. Giơí ngân hàng kiểm soát siêu thị an ninh. Họ có thể dìm giá các công khố phiếu này thật là dễ giàn. Rồi tất cả chúng ta- nhân dân-trở nên hốt hoảng và bán trái phiếu ra ở giá 84 hay 86 đô. Giới ngân hàng thu mua vào. Rồi cũng lại đám ngân hàng này kích thích sự tăng vọt giá cả và trái phiếu nhà nước nương theo đó-và còn hơn nữa. Rồi đám ngân hàng thu tiền lời của họ. Nhưng người lính mới là người trả phần lớn nhất của hóa đơn.
Nếu anh không tin điều này, hãy viếng thăm các nghĩa trang Hoa kỳ trên các chiến trường ở nước ngoài. Hay viếng thăm bất cứ bệnh viện cựu chiến binh ở Hoa kỳ. Trên chuyến đi toàn quốc, giữa những dòng tôi đang viết lúc này, tôi đã viếng thăm 18 bịnh viện nhà nước cho cựu chiến binh. Trong đó là tổng cộng độ 50 nghìn con người tan nát-những con người được quốc gia tuyển chọn 18 năm trước đây. Người bác sĩ trưởng giải phẫu tại một bịnh viện nhà nước ở Milwaukee, nơi có 3800 tử thi còn sống này, bảo tôi rằng tỷ lệ tử vong trong cựu chiến binh cao gấp 3 lần so với những người không bị động viên.
Trai trẻ với tâm thức bình thường được tách ra khỏi đồng ruộng và văn phòng và nhà máy và nhấn vào hàng ngũ. Ở đó, họ được “đúc” lại, họ được tái tạo; họ được trui luyện đến “tột cùng” biến đổi nhân cách; xem sát nhân là mệnh lệnh hàng ngày. Họ được xếp vai kề vai và, qua tâm lý bầy đàn, họ bị biến đổi hoàn toàn. Chúng ta dùng họ vài năm và huấn luyện họ không nghĩ gì khác cả về giết và bị giết.
Rồi, một cách bất ngờ, chúng ta giải ngũ họ và bảo họ “ quay gót 180 độ” thêm lần nữa (biến đổi nhân cách tột cùng”!) Lần này, họ phải tự lo liệu điều chỉnh, không có tâm lý bầy đàn, không sự giúp đỡ và cố vấn của sĩ quan và tuyên truyền trên toàn quốc. Chúng ta không cần họ nữa. Vì vậy chúng ta giải tán họ mà không có bất cứ bài diễn văn hay diễn hành “Ba-phút” hay ca ngơi “Cho Vay vì Tự Do”. Rất nhiều, quá nhiều, những thanh niên trai trẻ đàng hoàng tuấn tú này cuối cùng bị hủy diệt, trên phương diện tâm thần vì tự họ không thể làm việc “ quay gót 180 độ” “biến đổi nhân cách cuối cùng” đó một mình.
Trong bệnh viện nhà nước ở Marion, Indiana, 1800 người trẻ này ở trong chuồng! 500 người trong họ trong những dãy nhà với song sắt và lưới chung quanh các toà nhà và trên thềm. Họ là những người đã bị hủy diệt về tâm thần. Những chàng trai trẻ này không còn nhân dạng nữa. Oh, và cái nhìn trên gương mặt họ, Về mặt thể xác, họ khỏe khoắn, về mặt tâm thần, họ đã chết.
Có hàng ngàn và hàng ngàn trường hợp như vậy và càng nhiều trường hợp hơn xảy ra luôn. Nỗi kích thích vĩ đại của chiến tranh, chuyện cắt đứt bất ngờ của nỗi kích thích đó-những chàng trai trẻ không chịu đựng được nó.
Đó là một phần của hóa đơn. Thây kệ đám tử trận-chúng nó đã trả cái phần của chúng nó trong tiền lời chiến tranh. Thây kệ đám thương tật tâm thần và thể xác-chúng nó hiện đang chi trả phần của chúng nó trong tiền lời chiến tranh. Nhưng những kẻ khác trả, nữa,-họ trả với bất hạnh khi họ dứt áo ra đi từ giã gia đình và nhà cửa để khoác lên quân phục của chú Sam- trên đó lợi nhuận đã được rút ra. Họ trả một phần nữa trong quân trường nơi họ được đội ngũ hóa và diễn tập trong khi kẻ khác lấy việc của họ và vị trí của họ trong cộng đồng nơi họ sinh sống. Họ trả nó trong chiến hào nơi họ bắn và bị bắn; nơi họ đôi khi đói ngày đêm; nơi họ ngủ trong bùn và lạnh và trong mưa-với tiếng rên rỉ và kêu la của những người hấp hối như lời ru khủng khiếp.
Nhưng xin đừng quên-người lính cũng trả phần của họ bằng các tờ bạc đô la nữa.But don't forget – the soldier paid part of the dollars and cents bill too.
Cho đến và ngay cả trong cuộc chiến Hoa kỳ-Tây ban Nha, chúng ta có hệ thống tưởng thưởng, và quân nhân cùng thủy thủ chiến đấu cho tiền. Trong thời Nội Chiến, họ được trả thưởng phụ trội, trong nhiều trường hợp, trước khi họ nhập ngũ. Chính quyền, hay tiểu bang, trả cao tới 1200 đô cho tiền đầu quân. Trong cuộc chiến Hoa kỳ-Tây ban Nha, họ cho tiền thưởng. Khi chúng ta bắt được bất cứ hải thuyền nào, tất cả lính đều có phần của họ-ít nhất, họ được giả định như vậy. Rồi người ta tìm ra cách chúng ta có thể giảm chiến phí bằng cách lấy tất cả tiền thưởng và giữ chúng, nhưng cũng bắt lính bằng bất cứ giá nào. Rồi những người lính không thể kèo nài công sức họ. Tất cả mọi người khác có thể, nhưng người lính không thể.
Napoleon từng nói “Tất cả con người đều mê đắm huân chương…họ chắc chắn ham hố huân chương”.
Và rằng bằng cách phát triển hệ thống Napoleon-áp-phe huân chương-nhà nước học hỏi làm sao nó có thêm quân mà ít tiêu hao tài chính hơn-bởi vì đám thanh niên thích được gắn huân chương. Huân chương không hiện hữu cho tơí thời Nội Chiến. Rồi Huân chương danh dự Quốc hội được phân phát. Nó làm việc đầu quân dễ dàng hơn. Sau Nội Chiến, không có huân chương nào mới được ban ra cho tới cuộc chiến Hoa Kỳ-Tây ban Nha.
Trong Thế Chiến, chúng ta dùng tuyên truyền để làm thanh niên chấp nhận nghĩa vụ quân sự. Họ bị bêu rếu để xấu hổ nếu họ không tòng quân nhập ngũ.Việc tuyên truyền chiến tranh này trở nên thật đồi bại đến nỗi Thượng Đế cũng được đưa vào nó. Trừ vài ngoại lệ, giới tăng lữ tham gia vào sự cổ võ giết choc, giết, giết. Giết bọn Đức. Thượng Đế đứng về phía chúng ta... Đó là Ý Chúa rằng bọn Đức bị giết.
Và tại nước Đức, những mục sư tốt bụng kêu gọi người Đức giết quân Đồng Minh... để làm hài lòng cùng một Thượng Đế. Đấy là một phần của việc tuyên truyền tổng quát, được dựng nên để làm nhân dân ý thức được chiến tranh và sát nhân.Những lý tưởng đẹp đẽ được vẽ lên cho đám thanh niên của chúng ta, những kẻ được gửi đi để chết. Đây là “cuộc chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến”. Đây là “cuộc chiến để làm thế giới an toàn hơn cho dân chủ”. Không ai bảo họ, khi họ nhịp bước ra trận, rằng việc tiến ra mặt trận và tử trận của họ sẽ là lợi nhuận chiến tranh lớn lao. Không ai nói với các binh sĩ Hoa Kỳ này rằng họ có thể bị bắn hạ bởi các viên đạn được chế tạo bởi chính các người anh em của họ tại đây. Không ai nói với họ rằng các tàu mà họ dung để băng ngang đại dương có thể bị trúng ngư lôi từ các tàu ngầm được đóng với các bản quyền Hoa Kỳ. Họ chỉ được cho biết là nó sẽ là một cuộc phiêu lưu vẻ vang.
Rằng, sau khi nhét lòng yêu nước xuống cổ họng họ, người ta quyết định bắt họ cùng giúp đỡ chiến phí. Như vậy, chúng ta cho họ lương bổng rộng rãi ở 30 đô la hằng tháng.
Tất cả họ cần làm cho cái số tiền hoằng tráng này là để những người thân yêu lại phía sau, từ bỏ công việc, nằm trong chiến hào lầy lội, ăn đồ hộp (khi họ nắm được chúng) và giết và giết và giết…và bị giết.
Nhưng khoan đã!
Một nửa số lương đó ( nhỉnh hơn lương người thợ tán ri-vê ở xưởng đóng tàu hay nhân công trong một nhà máy đạn an toàn nơi hậu phương kiếm được trong một ngày) được lấy từ người lính để dùng nuôi gia đình hắn, để họ không thành gánh nặng cho cộng đồng của hắn. Rồi chúng ta bắt hắn trả cái tính như là bảo hiểm tai nạn-số tiền mà chủ nhân trả cho trong một nhà nước tiến bộ-cái đó tốn cho hắn 6 đô 1 tháng. Hắn còn lại chưa tới 9 đô.
Rồi, sự hỗn láo tối thượng của tất cả-hắn bị gần như ép gạt để chi trả cho đạn dược, quân phục, và lương thực của hắn bằng cách mua Trái phiếu Tự Do. Phần lớn lính không lãnh được tiền khi tới ngày lương.
Chúng ta bắt họ mua Trái phiếu Tự Do ở giá 100 đô và khi chúng ta mua lại nó-khi họ trở về từ chiến tranh và không thể tìm ra việc làm-ở giá 84 và 86 đô. Và các quân nhân đã mua số trái phiếu này trị giá độ 2 tỷ đô
Vâng, người lính trả phần lớn hóa đơn. Gia đình họ cũng trả nữa. Họ trả nó trong cùng nỗi bất hạnh của người lính. Khi anh ta đau khổ, họ đau khổ. Đêm đến, khi hắn nằm trong chiến hào và nhìn miểng pháo nổ quanh hắn, họ nằm trong giường ở nhà và trăn trở thao thức-cha, mẹ, vợ, anh-chị em, con trai và con gái hắn.Khi hắn trở về nhà thiếu mất một mắt, hay mất một chân hay với tâm thần vỡ vụng, họ cũng đau khổ-cũng bằng hay đôi khi hơn cà hắn. Vâng, và họ, cũng, đóng góp tiền bạc của họ cho lợi lộc của các tay làm súng đạn và giới ngân hàng và giới đóng tàu và chế biến và giới đầu cơ kiếm được. Họ, cũng, mua traí phiếu Tự do và đóng góp cho lợi nhuận của giới ngân hàng sau Hưu chiến trong …của giá cả dàn dựng của Trái phiếu Tự Do.
Và rằng ngay cả bây giờ, gia đình của những thương binh và của những người tàn phế tâm thần và những kẻ không thể nào tự hồi phục vẫn còn đang đau khổ và vẫn trả giá.
Chương 4-làm sao đập vỡ trò làm tiền nhớp nhúa này!
Ừ nhỉ, đó là trò làm tiền, đúng vậy.
Một thiểu số hưởng lợi-trong khi đa số phải trả. Nhưng có một cách để chặn nó lại. Bạn không thể chấm dứt nó bằng các hội nghị giải giới. Bạn không thể loại trừ nó bằng các cuộc hội thảo hòa bình ở Geneve. Những nhóm có lòng tốt nhưng thiếu thực tế không thể xóa bỏ nó bằng nghị quyết. Nó có thể bị đập tan một cách hữu hiệu duy nhất khi lấy lợi nhuận ra khỏi chiến tranh.
Cách duy nhất để đập tan trò làm tiền này là động viên nguồn vốn và kỹ nghệ và giới lao động trước khi nhân lực quốc gia có thể bị động viên. Một tháng trước khi Chính Quyển có thể tổng động viên thanh niên của quốc gia-nó phải động viên nguồn vốn và kỹ nghệ và giới lao động. Hãy để các sĩ quan và giám đốc và viên chức cao cấp của các nhà máy vũ khí và các tay làm súng đạn và các nhà đóng tàu và các nhà chế tạo máy bay và các nhà sản xuất của tất cả những gì khác mà đem lại lợi nhuận trong thời chiến cũng như giới chuyên gia ngân hàng và các tay đầu cơ, bị động viên-lãnh 39 đô hằng tháng, cùng mức lương với các anh em trong chiến hào lãnh.
Hãy để các công nhân trong các nhà máy này lãnh cùng mức lương-tất cả công nhân, tất cả chủ tịch, tất cả viên chức, tất cả giám đốc, tất cả nhân viên điều hành, tất cả chuyên viên ngân hàng-vâng, và tất cả tướng lĩnh và tất cả đô đốc và tất cả sĩ quan và tất cả chính trị gia và tất cả những người nắm các chức vụ dân cử trong chính quyền-tất cả mọi người trong quốc gia chịu giới hạn thu nhập tổng cộng hằng tháng không quá mức chi trả cho các binh sĩ trong chiến hào!
Hãy để tất cả các vua và tài phiệt và trùm áp-phe và tất cả các công nhân trong kỹ nghệ và tất cả các thượng nghị sĩ và thống đốc và thiếu tá trả một nửa của mức lương 30 đô hằng tháng tới gia đình và trả bảo hiểm rủi ro chiến tranh và mua Trái phiếu Tự Do.
Tại sao họ lại không?
Họ không phải đụng chạm với rủi ro bị giết hay thân thể què quặt hay tâm thần chấn thương. Họ không đang ngủ trong chiến hào bùn lầy. Họ không đói. Những người lính đói!
Hãy cho giơí tư bản và kỹ nghệ và lao động 39 ngày để suy nghĩ và bạn sẽ tìm thấy, đến lúc đó, sẽ không có chiến tranh. Chuyện đó sẽ đập tan việc làm tiền nhờ vào chiến tranh-Chỉ có nó và không có gì khác.
Có lẽ tôi hơi quá lạc quan. Giới tư bản vẫn còn tiếng nói. Vì vậy, giới tư bản sẽ không cho phép rút lợi nhuận ra khỏi chiến tranh cho tới khi nhân dân-những người phải chịu đựng và vẫn phải trả giá-quyết định rằng những người họ bầu vào các chức vụ dân cử sẽ.
Một bước cần thiết trong cuộc đấu tranh đập tan trò làm tiền nhờ vào chiến tranh này là một cuộc trưng cầu dân ý giới hạn vào việc nên tuyên chiến hay không. Một cuộc trưng cầu dân ý không phải cho mọi cử tri nhưng chỉ dành riêng cho những người sẽ được kêu gọi chiến đấu và hy sinh. Thật là vô lý trong việc để một chủ tịch 76 tuổi của một nhà máy làm đạn hay một tay đầu não bình chân như vại của một ngân hàng quốc tế hay một tay trưởng phòng với cặp mắt láo lien của một nhà máy sản xuất quân phục-tất cả đám đó đều thấy viễn ảnh của lợi nhuận lớn lao trong trường hợp chiến tranh-bỏ phiếu xem quốc gia có nên lâm chiến hay không. Họ sẽ không bao giờ bị gọi nhập ngũ vác súng-ngủ trong chiến hào và bị bắn. Chỉ có những kẻ bị kêu gọi liều mạng của chính họ cho đất nước mới nên có đặc quyền bỏ phiếu để quyết định xem quốc gia nó nên lâm chiến hay không.
Có nhiều tiền lệ cho việc giới hạn bỏ phiếu đến những ai chịu ảnh hưởng. Nhiều tiểu bang của chúng ta có giới hạn trên những ai được quyền bỏ phiếu. Trong phần lớn, có khả năng đọc và viết là cần thiết trước khi bạn có thể bỏ phiếu. Trong vài tiểu bang, bạn phải có tài sản. Đó sẽ là một việc dễ dàng hàng năm cho các nam nhân đến tuổi đầu quân đăng ký nghĩa vụ trong cộng đồng của họ như khi họ làm trong nghĩa vụ quân sự thời Thế chiến và chịu khám sức khỏe. Những ai đủ tiêu chuẩn và vì vậy sẽ được gọi nhập ngũ trong thời chiến sẽ được quyền bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý giới hạn. Họ nên là những người có quyền quyết định-và không phải là Quốc hội mà ít ai ở vào giới hạn tuổi và trong đó càng ít hơn nữa những người đủ điều kiện thể chất để nhập ngủ. Chỉ những ai phải chịu đựng đau khổ mới có quyền đầu phiếu.
Bước thứ ba trong việc đập tan trò làm tiền nhờ vào chiến tranh này là đảm bảo rằng các lực lượng quân sự của chúng ta thật sự chỉ là các lực lượng tự vệ.Vào mỗi cuộc họp của Quốc hội, câu hỏi của việc bành trướng hải quân được đề ra. Các đô đốc ghế xoay xa-lông của Washington (và luôn có thật nhiều tay như vậy) là các tay vận động hành lang rất khéo léo. Và họ khôn ngoan. Họ không gào lên “Chúng ta cần thật nhiều thiết giáp hạm để đánh nước này hay nước nọ” À không. Đầu tiên, họ cho biết rằng Hoa Kỳ bị đe dọa bởi một thế lực hải quân to lớn. Hầu như hằng ngày, các đô đốc này sẽ nói cho anh, hạm đội to lớn của kẻ thù giả định này sẽ tấn công và tiêu diệt 125 triệu người. Chỉ như vậy. Rồi họ bắt đầu kêu la cho một hải quân lớn hơn. Để làm gì? để chiến đấu kẻ thù? À, không, à không..chỉ để mục tiêu phòng thủ mà thôi.
Rồi, vô tình, họ tuyên bố diễn tập ở Thái Bình Dương..cho phòng thủ…À, há…Thái bình dương là một đại dương to tát. Chúng ta có bờ biển dài ở Thái bình Dương. Các cuộc diễn tập sẽ xảy ra ngoài khơi, 2 hay 3 trăm dặm? À, không. Các cuộc diễn tập sẽ xảy ra 2 nghìn, vâng, có lẽ, 3 nghìn 5 trăm dặm ngoài khơi.Người Nhật bản, một dân tộc kiêu hãnh, sẽ rất hài lòng ngoài tưởng tượng khi thấy hạm đội Hoa kỳ thật gần bờ biển của họ. Hài lòng gần như là cư dân California khi họ phải thấy bóng dáng qua làn sương buồi sớm, hạm đội Nhật bản tập trận ngoài khơi Los Angeles.
Các chiến hạm của Hải quân chúng ta, thật là rõ ràng, nên được giới hạn cụ thể, trong vòng 200 hải lý từ bờ biển chúng ta. Nếu luật đó được thông qua năm 1898, chiến hạm Maine đã không tới hải cảng Havane ở Cuba. Nó đã không phát nổ. Chiến tranh với Tây ban Nha đã không xảy ra và các mất mát nhân mạng sau đó. Hai trăm dặm thật là quá đủ, theo ý kiến các chuyên gia, cho việc phòng thủ. Quốc gia của chúng ta không thể bắt đầu một cuộc chiến tiến công nếu các chiến hạm không thể đi xa hơn 200 dặm tính từ bờ. Phi cơ có thể được phép bay xa tới 500 dặm từ bờ để cho mục tiêu thám thính. Và lục quân, không nên rời khỏi giới hạn lãnh thổ của quốc gia chúng ta.
Tóm lại: Ba bước cần được thi hành để đập tan trò làm tiền nhờ vào chiến tranh.Chúng ta phải tách lợi nhuận ra khỏi chiến tranh.
Chúng ta phải cho phép thanh niên của đất nước những người sẽ cầm súng quyết định có nên tuyên chiến hay không.
Chúng ta phải giới hạn lực lượng quân sự của chúng ta vào các mục đích tự vệ quê hương.
Chương 5-Vất Bỏ đi chiến tranh!
Tôi không phải người khùng để tin là chiến tranh là chuyện của dĩ vãng. Tôi biết dân chúng không muốn chiến tranh, nhưng không ích lợi gì khi nói chúng ta không thể bị đẩy vào một cuộc chiến khác.Nhìn lại quá khứ, Wilson tái đắc cử tổng thống năm 1916 trên diễn đàn tranh cử rằng ông ta đã “giữ chúng ta ngoài vòng chiến” và trong lời hứa với ngụ ý rằng ông ta sẽ “giữ chúng ta ngoài vòng chiến”. Và rồi, 5 tháng sau đó, ông ta hỏi Quốc Hội tuyên chiến với nước Đức.
Trong khoảng thời gian 5 tháng đó, dân chúng đã không được hỏi rằng họ có đổi ý không. 4 triệu người trai trẻ khoác quân phục và đi ra hay lên tàu chiến không được hỏi rằng họ có muốn ra đi để chịu đựng và hy sinh.
Rằng cái gì đã khiến chính quyền của chúng ta đổi ý thật bất ngờ?
Tiền!
Một ủy ban đồng minh, chúng ta có thể hồi tưởng, thành hình trong thời gian ngắn ngủi trước khi tuyên chiến và kêu gọi Tổng Thống. Tổng Thống triệu tập một nhóm cố vấn. Vị chủ tịch ủy ban nói. Gạt ra ngoài ngôn ngữ ngoại giao, đây là những gì ông ta bảo Tổng thống và nhóm cố vấn: “Không cần thiết để tự đánh lừa chúng ta thêm nữa. Lý tưởng phe đồng minh đang thất thế. Chúng tôi nợ các ông (Giới ngân hàng Mỹ, các nhà sản xuất đạn dược Mỹ, các nhà chế tạo Mỹ, giới đầu cơ Mỹ, giới xuất khẩu Mỹ) 5 hay 6 tỷ đô la.
Nếu chúng tôi thua (và nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, chúng tôi phải thua), chúng tôi, Anh, Pháp và Ý, không thể trả món tiền này…và nước Đức sẽ không trả.Và rằng…”
Nếu bí mật đã bị ngăn cấm khi nó liên quan đến việc thương thuyết chiến tranh và nếu giới truyền thông đã được mời tới hiện diện ở cuộc hội nghị đó, hay radio đã có mặt để trực tiếp truyền thanh, Hoa kỳ đã không bao giờ lâm chiến. Nhưng cuộc hội thảo này, như tất cả các bàn thảo về chiến tranh, được bao bọc bởi tấm màn bí mật dày đặc nhất. Khi thanh niên của chúng ta bị gửi ra trận, họ được cho biết rằng đó là “cuộc chiến để làm thế giới an toàn cho dân chủ” và “cuộc chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến”.
Vâng, 18 năm sau, thế giới có ít dân chủ hơn là lúc đó. Ngoài ra, đâu phải là việc của chúng ta rằng Nga hay Đức hay Anh hay Pháp hay Ý hay Áo sống dưới nền dân chủ hay quân chủ? Rằng họ là Phát-xít hay Cộng sản? Vấn đề của chúng ta là bảo vệ nền dân chủ của chính chúng ta.
Và, rất ít, nếu có gì, đã được làm để bảo đảm chúng ta rằng Thế Chiến thật sự là cuộc chiến để kết thúc mọi cuộc chiến.
Vâng, chúng ta có hội nghị giải trừ binh bị và hội nghị giới hạn vũ khí. Nó không có nghĩa gì cả. Một cái đã thất bại, kết quả của một cái khác đã bị vô hiệu hóa. Chúng ta đã gửi các quân nhân chuyên nghiệp và thủy thủ và chính trị gia và nhà ngoại giao của chúng ta tới các hội nghị này. Và cái gì xảy ra?
Các quân nhân và thủy thủ chuyên nghiệp không muốn giải giới. Không tên đô đốc nào lại muốn không có tàu chiến. Không gã tướng lãnh nào lại muốn không có vị trí chỉ huy. Cả hai có nghĩa là người không có việc. Họ không muốn giải trừ binh bị. Họ không muốn giới hạn vũ khí. Và tại tất cả các hội nghị này, lấp ló đàng sau nhưng đầy uy quyền là, cũng là những tay chân mờ ám của những kẻ kiếm lời từ chiến tranh. Chúng muốn đoan chắc rằng các hội nghị này không giải trừ binh bị cũng không giới hạn vũ khí một cách cương quyết.
Mục đích tối hậu của bất cứ cường quốc nào tại các hội nghị này không phải là hoàn thành giải giới để ngăn chặn chiến tranh nhưng có lẽ là thêm vào vũ khí cho chính mình và giảm cho bất cứ kẻ thù tiềm tàng nào.
Chỉ có một con đường duy nhất để giải giới với dường như vẻ khả thi.Đó là tất cả các quốc gia tụ lại và tiêu hủy mỗi tàu chiến, mỗi đại bác, mỗi khẩu súng trường, mỗi chiến xa, mỗi phi cơ chiến đấu. Cho dù, điều này nếu thực hiện, vẫn chưa đủ.Cuộc chiến tương lai, theo các chuyên gia, sẽ được thi hành không phải với thiết giáp hạm, không phải với pháo binh, không phải với súng trường hay với tiểu liên. Nó sẽ được chiến đấu với các hóa chất và hơi ngạt chết người.
Mỗi quốc gia đang tìm tòi và hoàn thiện một cách bí mật các phương tiện mới hơn và ghê gớm hơn để hủy diệt hàng loạt đối phưong. Vâng, tàu chiến vẫn sẽ được đóng, bởi các nhà đóng tàu cần kiếm lời. Và súng sẽ tiếp tục được sản xuất và thuốc súng và súng trường sẽ được chế tạo, vì các nhà sản xuất súng đạn phải kiếm được lợi nhuận lớn lao. Và các người lính, dĩ nhiên, phải mặc quân phục, để cho các nhà sản xuất cũng phải kiếm tiền lời chiến tranh.
Nhưng chiến thắng hay thảm bại sẽ được quyết định bởi chuyên môn và tài năng của các nhà khoa học của chúng ta.
Nếu chúng ta đặt họ vào việc sản xuất hơi độc và các công cụ cơ khí và chất nổ để hủy diệt càng lúc càng ác liệt, họ sẽ không có thời gian cho công việc kiến tạo của chuyện xây dựng một sự thịnh vượng lớn lao hơn cho tất cả mọi người. Bằng cách đặt họ vào công việc ích lợi này, chúng ta-tất cả có thể kiếm tiền nhiều hơn từ hòa bình hơn là từ chiến tranh-ngay cả những nhà sản xuất đạn dược.
Như vậy...Tôi nói, chiến tranh cút quỉ nó đi.========================
Smedley Darlington Butler
Major General - United States Marine Corps [Retired]
Born West Chester, Pa., July 30, 1881
Educated Haverford School
Married Ethel C. Peters, of Philadelphia, June 30, 1905
Awarded two congressional medals of honor, for capture of Vera Cruz, Mexico, 1914,
and for capture of Ft. Riviere, Haiti, 1917-Distinguished service medal, 1919-Retired Oct. 1, 1931
On leave of absence to act as director of Department of Safety, Philadelphia, 1932
Lecturer - 1930's-Republican Candidate for Senate, 1932
Died at Naval Hospital, Philadelphia, June 21, 1940-For more information about Major General Smedley Butler, contact the United States Marine Corps
Rory Fanning: Why Do We Keep Thanking the Troops? | |
Thank You for Your Valor, Thank You for Your Service, Thank You, Thank You, Thank You…
Still on the Thank-You Tour-of-Duty Circuit, 13 Years Later
By Rory Fanning
Last week, in a quiet indie bookstore on the north side of Chicago, I saw the latest issue of Rolling Stone resting on a chrome-colored plastic table a few feet from a barista brewing a vanilla latte. A cold October rain fell outside. A friend of mine grabbed the issue and began flipping through it. Knowing that I was a veteran, he said, “Hey, did you see this?” pointing to a news story that seemed more like an ad. It read in part:
The sucking sound from the espresso maker was drowning out a 10-year-old Shins song. As I read, my heart sank, my shoulders slumped.
Special guests at the Concert for Valor were to include: Meryl Streep, Tom Hanks, and Steven Spielberg. The mission of the concert, according to a press release, was to “raise awareness” of veterans issues and “provide a national stage for ensuring that veterans and their families know that their fellow Americans’ gratitude is genuine.”
Former Secretary of Defense Robert Gates and former Chairman of the Joint Chiefs Admiral Michael Mullen were to serve in an advisory capacity, and Starbucks, HBO, and JPMorgan Chase were to pay for it all. “We are honored to play a small role to help raise awareness and support for our service men and women,” said HBO chairman Richard Plepler.
Though I couldn’t quite say why, that Concert for Valor ad felt tired and sad, despite the images of Rihanna singing full-throated into a gold microphone and James Hetfield and Kirk Hammett of Metallica wailing away on their guitars. I had gotten my own share of “thanks” from civilians when I was still a U.S. Army Ranger. Who hadn’t? It had been the endless theme of the post-9/11 era, how thankful other Americans were that we would do… well, what exactly, for them? And here it was again. I couldn’t help wondering: Would veterans somewhere actually feel the gratitude that Starbucks and HBO hoped to convey?
I went home and cooked dinner for my wife and little girl in a semi-depressed state, thinking about that word “valor” which was to be at the heart of the event and wondering about the Hall of Fame line-up of twenty-first century liberalism that was promoting it or planning to turn out to hail it: Rolling Stone, the magazine of Hunter S. Thompson and all things rock and roll; Bruce Springsteen, the billion-dollar working-class hero; Eminem, the white rapper who has sold more records than Elvis; Metallica, the crew who sued Napster and the metal band of choice for so many longhaired, disenfranchised youth of the 1980s and 1990s. They were all going to say “thank you” — again.
Raising (Whose?) Awareness
Later that night, I sat down and Googled “vets honored.” Dozens and dozens of stories promptly queued up on my screen. (Try it yourself.) One of the first items I clicked on was the 50th anniversary celebration in Bangor, Maine, of the Gulf of Tonkin incident, the alleged Pearl Harbor of the Vietnam War. Governor Paul LePage had spoken ringingly of the veterans of that war: “These men were just asked to go to a foreign land and protect our freedoms. And they weren’t treated with respect when they returned home. Now it’s time to acknowledge it.”
Vietnam, he insisted, was all about protecting freedom — such a simple and innocent explanation for such a long and horrific war. Lest you forget, the governor and those gathered in Bangor that day were celebrating a still-murky “incident” that touched off a massive American escalation of the war. It was claimed that North Vietnamese patrol boats had twice attacked an American destroyer, though President Lyndon Johnson later suggested that the incident might even have involved shooting at “flying fish” or “whales.” As for protecting freedom in Vietnam, tell the dead Vietnamese in America’s “free fire zones” about that.
No one, however, cared about such details. The point was that eternal “thank you.” If only, I thought, some inquisitive and valorous local reporter had asked the governor, “Treated with disrespect by whom?” And pointed out the mythology behind the idea that American civilians had mistreated GIs returning from Vietnam. (Unfortunately, the same can’t be said for the Veterans Administration, which denied returning soldiers proper healthcare, or the Veterans of Foreign Wars and the American Legion, organizations that weren’t eager to claim the country’s defeated veterans of a disastrous war as their own.)
When it came to thanks and “awareness raising,” no American war with a still living veteran seemed too distant to be ignored. Google told me, for example, that Upper Gwynedd, Pennsylvania, had recently celebrated its 12th annual “Multi-Cultural Day” by thanking its “forgotten Korean War Veterans.” According to a local newspaper report, included in the festivities were martial arts demonstrations and traditional Korean folk dancing.
The Korean War was the precursor to Vietnam, with similar results. As with the Gulf of Tonkin incident, the precipitating event of the war that North Korea ignited on June 25, 1950, remains open to question. Evidence suggests that, with U.S. approval, South Korea initiated a bombardment of North Korean villages in the days leading up to the invasion. As in Vietnam, there, too, the U.S. supported a corrupt autocrat and used napalm on a mass scale. Millions died, including staggering numbers of civilians, and North Korea was left in rubble by war’s end. Folk dancing was surely in short supply. As for protecting our freedoms in Korea, enough said.
These two ceremonies seemed to catch a particular mood (reflected in so many similar, if more up-to-date versions of the same). They might have benefited from a little “awareness raising” when it came to what the American military has actually been doing these last years, not to say decades, beyond our borders. They certainly summed up much of the frustration I was feeling with the Concert for Valor. Plenty of thank yous, for sure, but no history when it came to what the thanks were being offered for in, say, Iraq or Afghanistan, no statistics on taxpayer dollars spent or where they went, or on innocent lives lost and why.
Will the “Concert for Valor” mention the trillions of dollars rung up terrorizing Muslim countries for oil, the ratcheting up of the police and surveillance state in this country since 9/11, the hundreds of thousands of lives lost thanks to the wars of George W. Bush and Barack Obama? Is anyone going to dedicate a song to Chelsea Manning, or John Kiriakou, or Edward Snowden — two of them languishing in prison and one in exile — for their service to the American people? Will the Concert for Valor raise anyone’s awareness when it comes to the fact that, to this day, veterans lack proper medical attention, particularly for mental health issues, or that there is a veteran suicide every 80 minutes in this country? Let’s hope they find time in between drum solos, but myself, I’m not counting on it.
Thank Yous
While Googling around, I noticed an allied story about President Obama christening a poetic sounding “American Veterans Disabled for Life Memorial” on October 5th. There, he wisely noted that “the U.S. should never rush into war.” As he spoke, however, the Air Force, the Navy, and Special Forces personnel (who wear boots that do touch the ground, even in Iraq), as well as the headquarters of “the Big Red One,” the Army’s 1st Infantry Division, were already involved in the latest war he had personally ordered in Iraq and Syria, while, of course, bypassing Congress.
Thank you, thank you, thank you, thank you! Damn, I voted for Obama because he said he’d end our overseas wars. At least it’s not Bush sending the planes, drones, missiles, and troops back there, because if it were, I’d be mad.
Then there were the numerous stories about “Honor Flights” sponsored by Southwest Airlines that offered all World War II veterans and the terminally ill veterans of more recent wars a free trip to Washington to “reflect at their memorials” before they died. Honor flights turn out to be a particularly popular way to honor veterans. Local papers in Richfield, Utah, Des Moines, Iowa, Elgin, Illinois, Austin, Texas, Miami, Florida, and so on place by place across significant swaths of the country have run stories about dying hometown “heroes” who have participated in these flights, a kind of nothing-but-the-best-in-corporate-sponsorship for the last of the “Greatest Generation.”
“Welcome home” ceremonies, with flags, marching bands, heartfelt embraces, much weeping, and the usual babies and small children missed during tours of duty in our war zones are also easy to find. In the first couple of screens Google offered in response to the phrase “welcome home ceremony,” I found the usual thank-you celebrations for veterans returning from Afghanistan in Sioux Falls, South Dakota, Ft. Sill, Oklahoma, and Saint Albans, Vermont, among other places. “We don’t do enough for our veterans, for what they do for us, we hear the news, but to be up there in a field, and be shot at, and sometimes coming home disabled, we don’t realize how lucky we are sometimes to have the people who have served their country,” one of the Saint Albans attendees was typically quoted as saying.
“Do enough…?” In America, isn’t thank you plenty?
Oddly, it’s harder to find thank-you ceremonies for living vets involved in America’s numerous smaller interventions in places like the Dominican Republic, Lebanon, Grenada, Kosovo, Somalia, Libya, and various CIA-organized coups and proxy wars around the world, but I won’t be surprised if they, too, exist. I was wondering, though: What about all those foreign soldiers we’ve trained to fight our wars for us in places like South Vietnam, Iraq, and Afghanistan? Shouldn’t they be thanked as well? And how about members of the Afghan Mujahedeen that we armed and funded in the 1980s while they gave the Soviet Union its own “Vietnam” (and who are now fighting for al-Qaeda, the Taliban, or other extreme Islamist outfits)? Or what about the Indonesian troops we armed under the presidency of Gerald Ford, who committed possibly genocidal acts in East Timor in 1975? Or has our capacity for thanks been used up in the service of American vets?
Since 9/11, those thank yous have been aimed at veterans with the regularity of the machine gun fire that may still haunt their dreams. Veterans have also been offered special consideration when it comes to applications for mostly menial jobs so that they can “utilize the skills” they learned in the military. While they continue to march in those welcome home parades and have concerts organized in their honor, the thank yous are in no short supply. The only question that never seems to come up is: What exactly are they being thanked for?
Heroes Who Afford Us Freedom
Starbucks Chairman Howard Schultz has said of the upcoming Concert for Valor:
And what about that term “hero”? Many veterans reject it, and not just out of Gary Cooperesque modesty either. Most veterans who have seen combat, watched babies get torn apart, or their comrades die in their arms, or the most powerful army on Earth spend trillions of dollars fighting some of the poorest people in the world for 13 years feel anything but heroic. But that certainly doesn’t stop the use of the term. So why do we use it? As journalist Cara Hoffman points out at Salon:
There are American soldiers stationed around the globe who think about filing conscientious objector status (as I once did), and I sometimes hear from some of them. They often grasp the way in which the militarized acts of imperial America are helping to create the very enemies they are then being told to kill. They understand that the trillions of dollars being wasted on war will never be spent on education, health care, or the development of clean energy here at home. They know that they are fighting for American control over the flow of fossil fuels on this planet, the burning of which is warming our world and threatening human existence.
Then you have Bruce Springsteen and Metallica telling them “thank you” for wearing that uniform, that they are heroes, that whatever it is they’re doing in distant lands while we go about our lives here isn’t an issue. There is even the possibility that, one day, you, the veteran, might be ushered onto that stage during a concert or onto the field during a ballgame for a very public thank you. The conflicted soldier thinks twice.
Valor
I’m back at that indie bookstore sitting at the same chrome-colored table trying to hash all this out, including my own experiences in the Army Rangers, and end on a positive note. The latest issue of Rolling Stone appears to have sold out. Out the window, the sun is peeking through a thick web of clouds. They sell wine here, too. The sooner I finish this, the sooner I can start drinking.
There is no question that we should honor people who fight for justice and liberty. Many veterans enlisted in the military thinking that they were indeed serving a noble cause, and it’s no lie to say that they fought with valor for their brothers and sisters to their left and right. Unfortunately, good intentions at this stage are no substitute for good politics. The war on terror is going into its 14th year. If you really want to talk about “awareness raising,” it’s years past the time when anyone here should be able to pretend that our 18-year-olds are going off to kill and die for good reason. How about a couple of concerts to make that point?
Until then, I’m going to drink wine and try to enjoy the music over the sound of the espresso machine.
Rory Fanning walked across the United States for the Pat Tillman Foundation in 2008-2009, following two deployments to Afghanistan with the 2nd Army Ranger Battalion. Fanning became a conscientious objector after his second tour. He is the author of the new book Worth Fighting For: An Army Ranger’s Journey Out of the Military and Across America (Haymarket, 2014).
Follow TomDispatch on Twitter and join us on Facebook. Check out the newest Dispatch Book, Rebecca Solnit’s Men Explain Things to Me, and Tom Engelhardt’s just published Shadow Government: Surveillance, Secret Wars, and a Global Security State in a Single-Superpower World.
Copyright 2014 Rory Fanning
=
This article originally appeared at TomDispatch.com. To receive TomDispatch in your inbox three times a week, click here.
[Note for TomDispatch Readers: Today’s piece is out of the ordinary, the sort of thing that’s largely untouchable in the mainstream. A former Army Ranger writes about why the endless “thank you"s for service in America’s wars ring hollow. And that Ranger-turned-conscientious-objector, Rory Fanning, has quite an all-American odyssey to tell, which is exactly what he’s done in his new book Worth Fighting For: An Army Ranger’s Journey Out of the Military and Across America. As far as I’m concerned, it’s a must read and, as it happens, for a $100 contribution to this site, you can be the first on your block to get a signed, personalized copy of it.
Just check out the offer at the TomDispatch donation page and while you’re at it, note that signed, personalized copies of my new book, Shadow Government: Surveillance, Secret Wars, and a Global Security State in a Single-Superpower World, are still available. My thanks again to all of you -- it was a genuine outpouring of support -- who have already contributed! Tom]
More than a few times I’ve found myself in a crowd of Vietnam veterans, and more than a few times at least one of them was wearing a curious blue or yellow t-shirt. Once that shirt undoubtedly fit a lean physique of the late 1970s or early 1980s, but by the time I saw it modeled, in the 2000s, it was getting mighty snug. Still, they refused to part with it. On it was some variation of the outline of a map of Vietnam with bit of grim humor superimposed: “Participant, Southeast Asia War Games, 1961-1975: Second Place.”
I was always struck by it. These men of the “Me Generation” had come home to the sneers and backhanded comments of the men of the “Greatest Generation,” their fathers’ era. They had supposedly been the first Americans to lose a war. However, instead of the defensive apparel donned by some vets (“We were winning when I left”), they wore their loss for all to see, pride mingling with a sardonic sense of humor.
Today’s military is made up of still another generation, the Millennials, representatives of the 80 million Americans born between 1980 and 2000. In fact, with nearly 43% of the active duty force age 25 or younger and roughly 66% of it 30 or under, it’s one of the most Millennial-centric organizations around.
As a whole, the Millennials have been regularly pilloried in the press for being the “Participation Trophy Generation.” Coddled, self-centered, with delusions of grandeur, they’re inveterate narcissists with outlandish expectations and a runaway sense of entitlement. They demand everything, they’re addicted to social media, fast Wi-Fi, and phablets, they cry when criticized, they want praise on tap, and refuse to wear anything but their hoodies and “fuck you flip-flops” like the face of their generation, the Ur-millennial: Mark Zuckerberg!
At least that’s the knock on them. Then again, when didn’t prior generations knock the current one?
The National Institutes of Health did determine people in their 20s have Narcissistic Personality Disorder three times more often than those 65 or older and a recent survey by Reason and pollster Rupe did find that those 18-24 are indeed in favor of participation trophies unlike older Americans who overwhelmingly favor winners-only prizes. Still, it’s a little early to pass blanket judgment on an entire generation of whom the youngest members are only on the cusp of high school. The Millennials may yet surprise even the most cantankerous coots. Time will tell.
The Millennial military, however, isn’t doing the generation any favors. Despite its dismal record when it comes to winning wars and a recent magnification of its repeated failures in Iraq, today’s military seems to crave and demand that its soldiers, sailors, marines, and airmen be thanked and lauded at every turn. As a result, the Pentagon is involved in stage-managing all manner of participation-trophy spectacles to make certain they are — from the ballpark to the NASCAR track to the Academy of Country Music’s “An All-Star Salute to the Troops” concert at the MGM Grand in Las Vegas earlier this year.
And like those great enablers of the Millennial trophy kids, so-called helicopter parents, the American public regularly provides cheap praise and empty valorization for veterans, writes Rory Fanning in TomDispatch debut. A veteran of the war in Afghanistan — having served two tours with the 2nd Army Ranger Battalion before becoming a conscientious objector — Fanning explores America’s thank-you-for-your-service culture, what vets are actually being thanked for, and why Rihanna’s hollow patriotism left him depressed. His moving new book, Worth Fighting For: An Army Ranger’s Journey Out of the Military and Across America, captures his 3,000-mile trek through and encounter with this country, an unforced march meant to honor Pat Tillman and question the nature of our recent wars.
I don’t get to hang out with Vietnam vets as much as I used to, but late one night a year or two ago I found myself with a few of them in an almost deserted bar. Having ducked out of the annual meeting of a veterans’ group, we ordered some beers from a Millennial-age waiter. He asked if my 60-something compatriots were attending the nearby conference and they mumbled that they indeed were. The waiter seemed to momentarily straighten up. “Thank you for your service,” he solemnly intoned before bounding off to get the beers. One of veterans — a Marine who had seen his fair share of combat — commented on how much he hated that phrase. “They do it reflexively. That’s how they’ve been raised,” I replied. “I hope they wise up,” said another of the vets. Time — as with all things Millennial — will tell. Nick Turse
Yesterday, we in the USA observed Veteran’s Day. It is a day to celebrate and honor all of the men and women who have served in the US military, and falls on the same day as Remembrance Day and Armistice Day, which are observed in other countries, marking the end of World War I. Like many other US holidays, it has become quite commercialized, but the “thank a veteran” mantra is one that has remained strong, encouraging citizens to shake the hands of any veterans they encounter to thank them for serving our country.
November 10-18 also marks National Hunger and Homeless Awareness Week in the US. According to the National Coalition for the Homeless, there are approximately 770,000 people who are homeless today. 107,000 of those sleeping on the streets are US veterans. Happy Veteran’s Day, indeed.
The idea behind Veteran’s Day is that these men and women provided a great service for our country and deserve our thanks, but these numbers suggest that something is off. Why are so many servicemen and women sleeping on the streets?
There is no one answer. Disabilities, addiction, and mental illness are factors in homelessness anyway, but could they also be the most likely causes for homelessness among veterans? In 2008, 5.5 million veterans had a disability. Four years later, that number can only have increased. Post-traumatic stress disorder, or PTSD, is rampant among veterans: according to US Department of Veteran Affairs, 11-20% of veterans of the Iraq and Afghanistan wars are affected by PTSD, as well as 10% of Gulf War veterans and 30% of Vietnam War veterans. Substance abuse appears to be a growing problem among veterans, as well. Couple these with the job market and/or a particular veteran’s ability to hold a job given their circumstances and we’ll be able to examine reasons behind such high homelessness rates among veterans.
From the National Coalition on the Homeless:
What we, as a society and not necessarily individuals, need to do involves more than week-long tent cities and coat drives. Becoming aware of what homeless life is like and providing food, clothing, and other necessities to homeless people is obviously incredibly important, but we can’t change homelessness on a societal scale without help from the federal government. With threats of cuts to programs like welfare, Social Security, and public housing, the problem is only going to get worse. “Every man for himself” doesn’t work in a society, and we can’t keep thanking our veterans by taking away programs that will help them readjust to civilian life.
Mock tent cities don’t affect legislature on their own. It takes writing letters to your representatives and senators, protesting, petitioning, and finding other ways to get lawmakers to bring their attention to the homeless population. The best way you can thank a veteran is to do what you can do get them off the streets.
Written by Alisse Desrosiers
Follow her on Twitter, @alisse_marie!
Still on the Thank-You Tour-of-Duty Circuit, 13 Years Later
By Rory Fanning
Last week, in a quiet indie bookstore on the north side of Chicago, I saw the latest issue of Rolling Stone resting on a chrome-colored plastic table a few feet from a barista brewing a vanilla latte. A cold October rain fell outside. A friend of mine grabbed the issue and began flipping through it. Knowing that I was a veteran, he said, “Hey, did you see this?” pointing to a news story that seemed more like an ad. It read in part:
“This Veterans Day, Bruce Springsteen, Eminem, Rihanna, Dave Grohl, and Metallica will be among numerous artists who will head to the National Mall in Washington D.C. on November 11th for ‘The Concert For Valor,’ an all-star event that will pay tribute to armed services.”
“Concert For Valor? That sounds like something the North Korean government would organize,” I said as I typed Concertforvalor.com into my MacBook Pro looking for more information.The sucking sound from the espresso maker was drowning out a 10-year-old Shins song. As I read, my heart sank, my shoulders slumped.
Special guests at the Concert for Valor were to include: Meryl Streep, Tom Hanks, and Steven Spielberg. The mission of the concert, according to a press release, was to “raise awareness” of veterans issues and “provide a national stage for ensuring that veterans and their families know that their fellow Americans’ gratitude is genuine.”
Former Secretary of Defense Robert Gates and former Chairman of the Joint Chiefs Admiral Michael Mullen were to serve in an advisory capacity, and Starbucks, HBO, and JPMorgan Chase were to pay for it all. “We are honored to play a small role to help raise awareness and support for our service men and women,” said HBO chairman Richard Plepler.
Though I couldn’t quite say why, that Concert for Valor ad felt tired and sad, despite the images of Rihanna singing full-throated into a gold microphone and James Hetfield and Kirk Hammett of Metallica wailing away on their guitars. I had gotten my own share of “thanks” from civilians when I was still a U.S. Army Ranger. Who hadn’t? It had been the endless theme of the post-9/11 era, how thankful other Americans were that we would do… well, what exactly, for them? And here it was again. I couldn’t help wondering: Would veterans somewhere actually feel the gratitude that Starbucks and HBO hoped to convey?
I went home and cooked dinner for my wife and little girl in a semi-depressed state, thinking about that word “valor” which was to be at the heart of the event and wondering about the Hall of Fame line-up of twenty-first century liberalism that was promoting it or planning to turn out to hail it: Rolling Stone, the magazine of Hunter S. Thompson and all things rock and roll; Bruce Springsteen, the billion-dollar working-class hero; Eminem, the white rapper who has sold more records than Elvis; Metallica, the crew who sued Napster and the metal band of choice for so many longhaired, disenfranchised youth of the 1980s and 1990s. They were all going to say “thank you” — again.
Raising (Whose?) Awareness
Later that night, I sat down and Googled “vets honored.” Dozens and dozens of stories promptly queued up on my screen. (Try it yourself.) One of the first items I clicked on was the 50th anniversary celebration in Bangor, Maine, of the Gulf of Tonkin incident, the alleged Pearl Harbor of the Vietnam War. Governor Paul LePage had spoken ringingly of the veterans of that war: “These men were just asked to go to a foreign land and protect our freedoms. And they weren’t treated with respect when they returned home. Now it’s time to acknowledge it.”
Vietnam, he insisted, was all about protecting freedom — such a simple and innocent explanation for such a long and horrific war. Lest you forget, the governor and those gathered in Bangor that day were celebrating a still-murky “incident” that touched off a massive American escalation of the war. It was claimed that North Vietnamese patrol boats had twice attacked an American destroyer, though President Lyndon Johnson later suggested that the incident might even have involved shooting at “flying fish” or “whales.” As for protecting freedom in Vietnam, tell the dead Vietnamese in America’s “free fire zones” about that.
No one, however, cared about such details. The point was that eternal “thank you.” If only, I thought, some inquisitive and valorous local reporter had asked the governor, “Treated with disrespect by whom?” And pointed out the mythology behind the idea that American civilians had mistreated GIs returning from Vietnam. (Unfortunately, the same can’t be said for the Veterans Administration, which denied returning soldiers proper healthcare, or the Veterans of Foreign Wars and the American Legion, organizations that weren’t eager to claim the country’s defeated veterans of a disastrous war as their own.)
When it came to thanks and “awareness raising,” no American war with a still living veteran seemed too distant to be ignored. Google told me, for example, that Upper Gwynedd, Pennsylvania, had recently celebrated its 12th annual “Multi-Cultural Day” by thanking its “forgotten Korean War Veterans.” According to a local newspaper report, included in the festivities were martial arts demonstrations and traditional Korean folk dancing.
The Korean War was the precursor to Vietnam, with similar results. As with the Gulf of Tonkin incident, the precipitating event of the war that North Korea ignited on June 25, 1950, remains open to question. Evidence suggests that, with U.S. approval, South Korea initiated a bombardment of North Korean villages in the days leading up to the invasion. As in Vietnam, there, too, the U.S. supported a corrupt autocrat and used napalm on a mass scale. Millions died, including staggering numbers of civilians, and North Korea was left in rubble by war’s end. Folk dancing was surely in short supply. As for protecting our freedoms in Korea, enough said.
These two ceremonies seemed to catch a particular mood (reflected in so many similar, if more up-to-date versions of the same). They might have benefited from a little “awareness raising” when it came to what the American military has actually been doing these last years, not to say decades, beyond our borders. They certainly summed up much of the frustration I was feeling with the Concert for Valor. Plenty of thank yous, for sure, but no history when it came to what the thanks were being offered for in, say, Iraq or Afghanistan, no statistics on taxpayer dollars spent or where they went, or on innocent lives lost and why.
Will the “Concert for Valor” mention the trillions of dollars rung up terrorizing Muslim countries for oil, the ratcheting up of the police and surveillance state in this country since 9/11, the hundreds of thousands of lives lost thanks to the wars of George W. Bush and Barack Obama? Is anyone going to dedicate a song to Chelsea Manning, or John Kiriakou, or Edward Snowden — two of them languishing in prison and one in exile — for their service to the American people? Will the Concert for Valor raise anyone’s awareness when it comes to the fact that, to this day, veterans lack proper medical attention, particularly for mental health issues, or that there is a veteran suicide every 80 minutes in this country? Let’s hope they find time in between drum solos, but myself, I’m not counting on it.
Thank Yous
While Googling around, I noticed an allied story about President Obama christening a poetic sounding “American Veterans Disabled for Life Memorial” on October 5th. There, he wisely noted that “the U.S. should never rush into war.” As he spoke, however, the Air Force, the Navy, and Special Forces personnel (who wear boots that do touch the ground, even in Iraq), as well as the headquarters of “the Big Red One,” the Army’s 1st Infantry Division, were already involved in the latest war he had personally ordered in Iraq and Syria, while, of course, bypassing Congress.
Thank you, thank you, thank you, thank you! Damn, I voted for Obama because he said he’d end our overseas wars. At least it’s not Bush sending the planes, drones, missiles, and troops back there, because if it were, I’d be mad.
Then there were the numerous stories about “Honor Flights” sponsored by Southwest Airlines that offered all World War II veterans and the terminally ill veterans of more recent wars a free trip to Washington to “reflect at their memorials” before they died. Honor flights turn out to be a particularly popular way to honor veterans. Local papers in Richfield, Utah, Des Moines, Iowa, Elgin, Illinois, Austin, Texas, Miami, Florida, and so on place by place across significant swaths of the country have run stories about dying hometown “heroes” who have participated in these flights, a kind of nothing-but-the-best-in-corporate-sponsorship for the last of the “Greatest Generation.”
“Welcome home” ceremonies, with flags, marching bands, heartfelt embraces, much weeping, and the usual babies and small children missed during tours of duty in our war zones are also easy to find. In the first couple of screens Google offered in response to the phrase “welcome home ceremony,” I found the usual thank-you celebrations for veterans returning from Afghanistan in Sioux Falls, South Dakota, Ft. Sill, Oklahoma, and Saint Albans, Vermont, among other places. “We don’t do enough for our veterans, for what they do for us, we hear the news, but to be up there in a field, and be shot at, and sometimes coming home disabled, we don’t realize how lucky we are sometimes to have the people who have served their country,” one of the Saint Albans attendees was typically quoted as saying.
“Do enough…?” In America, isn’t thank you plenty?
Oddly, it’s harder to find thank-you ceremonies for living vets involved in America’s numerous smaller interventions in places like the Dominican Republic, Lebanon, Grenada, Kosovo, Somalia, Libya, and various CIA-organized coups and proxy wars around the world, but I won’t be surprised if they, too, exist. I was wondering, though: What about all those foreign soldiers we’ve trained to fight our wars for us in places like South Vietnam, Iraq, and Afghanistan? Shouldn’t they be thanked as well? And how about members of the Afghan Mujahedeen that we armed and funded in the 1980s while they gave the Soviet Union its own “Vietnam” (and who are now fighting for al-Qaeda, the Taliban, or other extreme Islamist outfits)? Or what about the Indonesian troops we armed under the presidency of Gerald Ford, who committed possibly genocidal acts in East Timor in 1975? Or has our capacity for thanks been used up in the service of American vets?
Since 9/11, those thank yous have been aimed at veterans with the regularity of the machine gun fire that may still haunt their dreams. Veterans have also been offered special consideration when it comes to applications for mostly menial jobs so that they can “utilize the skills” they learned in the military. While they continue to march in those welcome home parades and have concerts organized in their honor, the thank yous are in no short supply. The only question that never seems to come up is: What exactly are they being thanked for?
Heroes Who Afford Us Freedom
Starbucks Chairman Howard Schultz has said of the upcoming Concert for Valor:
“The post-9/11 years have brought us the longest period of sustained warfare in our nation’s history. The less than one percent of Americans who volunteered to serve during this time have afforded the rest of us remarkable freedoms — but that freedom comes with a responsibility to understand their sacrifice, to honor them, and to appreciate the skills and experience they offer when they return home.”
It was crafty of Schultz to redirect that famed 1% label from the ultra rich, represented by CEOs like him, onto our “heroes.” At the concert, I hope Schultz has a chance to get more specific about those “remarkable freedoms.” Will he mention that the U.S. has the highest per capita prison population on the planet? Does he include among those remarkable freedoms the guarantee that dogs, Tasers, tear gas, and riot police will be sent after you if you stay out past dark protesting the killing of an unarmed Black teenager by a representative of this country’s increasingly militarized police? Will the freedom to be too big to fail and so to have the right to melt down the economy and walk away without going to prison — as Jamie Dimon, the CEO of Chase, did — be mentioned? Do these remarkable freedoms include having every American phone call and email recorded and stored away by the NSA?And what about that term “hero”? Many veterans reject it, and not just out of Gary Cooperesque modesty either. Most veterans who have seen combat, watched babies get torn apart, or their comrades die in their arms, or the most powerful army on Earth spend trillions of dollars fighting some of the poorest people in the world for 13 years feel anything but heroic. But that certainly doesn’t stop the use of the term. So why do we use it? As journalist Cara Hoffman points out at Salon:
“‘[H]ero’ refers to a character, a protagonist, something in fiction, not to a person, and using this word can hurt the very people it’s meant to laud. While meant to create a sense of honor, it can also buy silence, prevent discourse, and benefit those in power more than those navigating the new terrain of home after combat. If you are a hero, part of your character is stoic sacrifice, silence. This makes it difficult for others to see you as flawed, human, vulnerable, or exploited.”
We use the term hero in part because it makes us feel good and in part because it shuts soldiers up (which, believe me, makes the rest of us feel better). Labeled as a hero, it’s also hard to think twice about putting your weapons down. Thank yous to heroes discourage dissent, which is one reason military bureaucrats feed off the term.There are American soldiers stationed around the globe who think about filing conscientious objector status (as I once did), and I sometimes hear from some of them. They often grasp the way in which the militarized acts of imperial America are helping to create the very enemies they are then being told to kill. They understand that the trillions of dollars being wasted on war will never be spent on education, health care, or the development of clean energy here at home. They know that they are fighting for American control over the flow of fossil fuels on this planet, the burning of which is warming our world and threatening human existence.
Then you have Bruce Springsteen and Metallica telling them “thank you” for wearing that uniform, that they are heroes, that whatever it is they’re doing in distant lands while we go about our lives here isn’t an issue. There is even the possibility that, one day, you, the veteran, might be ushered onto that stage during a concert or onto the field during a ballgame for a very public thank you. The conflicted soldier thinks twice.
Valor
I’m back at that indie bookstore sitting at the same chrome-colored table trying to hash all this out, including my own experiences in the Army Rangers, and end on a positive note. The latest issue of Rolling Stone appears to have sold out. Out the window, the sun is peeking through a thick web of clouds. They sell wine here, too. The sooner I finish this, the sooner I can start drinking.
There is no question that we should honor people who fight for justice and liberty. Many veterans enlisted in the military thinking that they were indeed serving a noble cause, and it’s no lie to say that they fought with valor for their brothers and sisters to their left and right. Unfortunately, good intentions at this stage are no substitute for good politics. The war on terror is going into its 14th year. If you really want to talk about “awareness raising,” it’s years past the time when anyone here should be able to pretend that our 18-year-olds are going off to kill and die for good reason. How about a couple of concerts to make that point?
Until then, I’m going to drink wine and try to enjoy the music over the sound of the espresso machine.
Rory Fanning walked across the United States for the Pat Tillman Foundation in 2008-2009, following two deployments to Afghanistan with the 2nd Army Ranger Battalion. Fanning became a conscientious objector after his second tour. He is the author of the new book Worth Fighting For: An Army Ranger’s Journey Out of the Military and Across America (Haymarket, 2014).
Follow TomDispatch on Twitter and join us on Facebook. Check out the newest Dispatch Book, Rebecca Solnit’s Men Explain Things to Me, and Tom Engelhardt’s just published Shadow Government: Surveillance, Secret Wars, and a Global Security State in a Single-Superpower World.
Copyright 2014 Rory Fanning
=
By: Tom Engelhardt Monday October 27, 2014 8:17 am |
[Note for TomDispatch Readers: Today’s piece is out of the ordinary, the sort of thing that’s largely untouchable in the mainstream. A former Army Ranger writes about why the endless “thank you"s for service in America’s wars ring hollow. And that Ranger-turned-conscientious-objector, Rory Fanning, has quite an all-American odyssey to tell, which is exactly what he’s done in his new book Worth Fighting For: An Army Ranger’s Journey Out of the Military and Across America. As far as I’m concerned, it’s a must read and, as it happens, for a $100 contribution to this site, you can be the first on your block to get a signed, personalized copy of it.
Just check out the offer at the TomDispatch donation page and while you’re at it, note that signed, personalized copies of my new book, Shadow Government: Surveillance, Secret Wars, and a Global Security State in a Single-Superpower World, are still available. My thanks again to all of you -- it was a genuine outpouring of support -- who have already contributed! Tom]
More than a few times I’ve found myself in a crowd of Vietnam veterans, and more than a few times at least one of them was wearing a curious blue or yellow t-shirt. Once that shirt undoubtedly fit a lean physique of the late 1970s or early 1980s, but by the time I saw it modeled, in the 2000s, it was getting mighty snug. Still, they refused to part with it. On it was some variation of the outline of a map of Vietnam with bit of grim humor superimposed: “Participant, Southeast Asia War Games, 1961-1975: Second Place.”
I was always struck by it. These men of the “Me Generation” had come home to the sneers and backhanded comments of the men of the “Greatest Generation,” their fathers’ era. They had supposedly been the first Americans to lose a war. However, instead of the defensive apparel donned by some vets (“We were winning when I left”), they wore their loss for all to see, pride mingling with a sardonic sense of humor.
Today’s military is made up of still another generation, the Millennials, representatives of the 80 million Americans born between 1980 and 2000. In fact, with nearly 43% of the active duty force age 25 or younger and roughly 66% of it 30 or under, it’s one of the most Millennial-centric organizations around.
As a whole, the Millennials have been regularly pilloried in the press for being the “Participation Trophy Generation.” Coddled, self-centered, with delusions of grandeur, they’re inveterate narcissists with outlandish expectations and a runaway sense of entitlement. They demand everything, they’re addicted to social media, fast Wi-Fi, and phablets, they cry when criticized, they want praise on tap, and refuse to wear anything but their hoodies and “fuck you flip-flops” like the face of their generation, the Ur-millennial: Mark Zuckerberg!
At least that’s the knock on them. Then again, when didn’t prior generations knock the current one?
The National Institutes of Health did determine people in their 20s have Narcissistic Personality Disorder three times more often than those 65 or older and a recent survey by Reason and pollster Rupe did find that those 18-24 are indeed in favor of participation trophies unlike older Americans who overwhelmingly favor winners-only prizes. Still, it’s a little early to pass blanket judgment on an entire generation of whom the youngest members are only on the cusp of high school. The Millennials may yet surprise even the most cantankerous coots. Time will tell.
The Millennial military, however, isn’t doing the generation any favors. Despite its dismal record when it comes to winning wars and a recent magnification of its repeated failures in Iraq, today’s military seems to crave and demand that its soldiers, sailors, marines, and airmen be thanked and lauded at every turn. As a result, the Pentagon is involved in stage-managing all manner of participation-trophy spectacles to make certain they are — from the ballpark to the NASCAR track to the Academy of Country Music’s “An All-Star Salute to the Troops” concert at the MGM Grand in Las Vegas earlier this year.
And like those great enablers of the Millennial trophy kids, so-called helicopter parents, the American public regularly provides cheap praise and empty valorization for veterans, writes Rory Fanning in TomDispatch debut. A veteran of the war in Afghanistan — having served two tours with the 2nd Army Ranger Battalion before becoming a conscientious objector — Fanning explores America’s thank-you-for-your-service culture, what vets are actually being thanked for, and why Rihanna’s hollow patriotism left him depressed. His moving new book, Worth Fighting For: An Army Ranger’s Journey Out of the Military and Across America, captures his 3,000-mile trek through and encounter with this country, an unforced march meant to honor Pat Tillman and question the nature of our recent wars.
I don’t get to hang out with Vietnam vets as much as I used to, but late one night a year or two ago I found myself with a few of them in an almost deserted bar. Having ducked out of the annual meeting of a veterans’ group, we ordered some beers from a Millennial-age waiter. He asked if my 60-something compatriots were attending the nearby conference and they mumbled that they indeed were. The waiter seemed to momentarily straighten up. “Thank you for your service,” he solemnly intoned before bounding off to get the beers. One of veterans — a Marine who had seen his fair share of combat — commented on how much he hated that phrase. “They do it reflexively. That’s how they’ve been raised,” I replied. “I hope they wise up,” said another of the vets. Time — as with all things Millennial — will tell. Nick Turse
Why Are So Many Veterans in the US Homeless?
November 10-18 also marks National Hunger and Homeless Awareness Week in the US. According to the National Coalition for the Homeless, there are approximately 770,000 people who are homeless today. 107,000 of those sleeping on the streets are US veterans. Happy Veteran’s Day, indeed.
The idea behind Veteran’s Day is that these men and women provided a great service for our country and deserve our thanks, but these numbers suggest that something is off. Why are so many servicemen and women sleeping on the streets?
There is no one answer. Disabilities, addiction, and mental illness are factors in homelessness anyway, but could they also be the most likely causes for homelessness among veterans? In 2008, 5.5 million veterans had a disability. Four years later, that number can only have increased. Post-traumatic stress disorder, or PTSD, is rampant among veterans: according to US Department of Veteran Affairs, 11-20% of veterans of the Iraq and Afghanistan wars are affected by PTSD, as well as 10% of Gulf War veterans and 30% of Vietnam War veterans. Substance abuse appears to be a growing problem among veterans, as well. Couple these with the job market and/or a particular veteran’s ability to hold a job given their circumstances and we’ll be able to examine reasons behind such high homelessness rates among veterans.
From the National Coalition on the Homeless:
“Homelessness results from a complex set of circumstances that require people to choose between food, shelter, and other basic needs. Only a concerted effort to ensure jobs that pay a living wage, adequate support for those who cannot work, affordable housing, and access to health care will bring an end to homelessness.“So what can we do to help our veterans? It’s not that there is necessarily a lack of people trying to help. There are public assistance programs available, coalitions advocating for veterans, and people of all ages putting forth efforts to raise homelessness awareness, yet still, almost 15% of all homeless people are veterans.
What we, as a society and not necessarily individuals, need to do involves more than week-long tent cities and coat drives. Becoming aware of what homeless life is like and providing food, clothing, and other necessities to homeless people is obviously incredibly important, but we can’t change homelessness on a societal scale without help from the federal government. With threats of cuts to programs like welfare, Social Security, and public housing, the problem is only going to get worse. “Every man for himself” doesn’t work in a society, and we can’t keep thanking our veterans by taking away programs that will help them readjust to civilian life.
Mock tent cities don’t affect legislature on their own. It takes writing letters to your representatives and senators, protesting, petitioning, and finding other ways to get lawmakers to bring their attention to the homeless population. The best way you can thank a veteran is to do what you can do get them off the streets.
Written by Alisse Desrosiers
Follow her on Twitter, @alisse_marie!
No comments:
Post a Comment