Friday, November 15, 2013

Diễn Văn của tổng thống Mỹ Kennedy nói về tương quan An Ninh Quốc Gia và Tự Do Báo Chí



Diễn Văn của tổng thống Mỹ Kennedy nói về tương quan An Ninh Quốc Gia và Tự Do Báo Chí

Chủ trương của Trang là TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN CÁ NHÂN-  KHÔNG BAO GIỜ TỰ TIỆN THAY ĐỔI BẤT CÚ CHI TIẾT TỪ NGỮ trong BÀI VIẾT của BẤT CỨ AI nếu không có YÊU CẦU của CHÍNH TÁC GIẢ. 
 ===



Tổng thống John F. Kennedy
Khách sạn Waldorf-Astoria, Thành phố New York
27.4.1961
=========================
Thưa Chủ tịch, thưa quí Bà, quí Ông:
Đa tạ quí vị lượng tình mời tôi lại đây tối nay.
Quí vị gánh vác trách nhiệm nặng nề vào những ngày này và trong một bài tôi đọc cách nay không lâu nhắc tôi gánh nặng các biến cố thời nay còn đặc biệt nặng nề xiết bao đè lên chức ngiệp quí vị.
Chắc quí vị nhớ năm 1851 Diễn Đàn Ngị Luận Nữu Ước dưới sự bảo trợ và xuất bản của Horace Greely, tuyển dụng một kí giả quèn tên là Karl Marx làm thông tín viên Luân Đôn cho báo.
Chúng ta nghe nói thông tín viên hải ngoại Marx, không tiền dính túi, với gia đình ốm đau bệnh tật và đói lả, nằng nặc đòi Greely và biên tập viên điều hành Charles Dana tăng tiền công vốn hào phóng lên thành 5$ mỗi đợt, một công xá Ông và Engels bạc ơn nặng lời “sự lường gạt tư sản ti tiện nhất[1].” 
Nhưng khi mọi kêu cầu tài chính bị từ khước, Marx rảo kiếm các phương kế sinh nhai và danh vọng khác, sau cùng chấm dứt quan hệ với tờ Diễn Đàn và dành trọn tài năng toàn thời cho những ý tưởng di lại cho thế giới những hạt giống của chủ ngĩa Lê-nin, Xta-lin, cách mạng và chiến tranh lạnh.
Nếu như tờ báo Nữu Ước tư bản này đối xử với Marx tử tế hơn; cũng giá như Marx vẫn giữ chân thông tín viên, lịch sử có lẽ đã khác. Và tôi hi vọng quí vị chủ báo khắc sâu trong tâm khảm bài học này ngõ hầu sắp tới khi có kêu nài giảm nỗi cơ cầu từ nhà báo tiểu tốt nào xin rộng mở hầu bao chi công tăng cho họ.
Tôi lựa tiêu đề cho những nhận định của tôi tối nay là “Tổng thống và Báo giới.” Ai đấy có thể gợi ý nếu dùng văn ngữ “Tổng thống qua, Báo giới lại” tiêu đề này có thể tự nhiên hơn. Song đó không phải tâm tình của tôi tối nay.
Tuy nhiên, khi một nhà ngoại giao nổi tiếng từ một nước mới đây yêu cầu Bộ Ngoại giao ta bác bỏ sự công kích từ một vài tờ báo vào đồng ngiệp ông ta, mình không cần đáp Chính phủ này không chịu trách nhiệm gì về báo chí, vì báo chí đã minh định họ không chịu trách nhiệm gì về Chính phủ này – đúng thôi.   
Tuy vậy, tiêu đích của tôi tại đây tối nay không phải để phóng ra sự tấn kích thường có về cái gọi là báo chí một chiều. Ngược lại, những tháng gần đây tôi ít nge những kêu ca về sự thiên vị trong báo chí ngoại trừ từ dăm ba đảng viên Cộng hòa. Tiêu đích của tôi tối nay cũng không phải là thảo luận hoặc bênh vực việc truyền hình về những buổi họp báo của Tổng thống. Tôi ngĩ sẽ có lợi hơn nếu có chừng 20 triệu người Mỹ thường xuyên ngồi quan chiêm nhân những buổi họp báo này, nếu tôi được phép nói thế, những phẩm chất lịch thiệp, thông minh, và sắc sảo do các thông tín viên Washington của quí vị phô diễn.
Cuối cùng, những nhận định này cũng không có chủ định nhằm xem xét mức độ riêng tư đúng mức mà báo giới nên dành cho Tổng thống và gia đình ổng. 
Nếu mấy tháng qua, các thông tín viên và nhiếp ảnh viên tại Bạch cung của quí vị đi nhà thờ đều, chắc chắn chả có ai hại đến họ.
Mặt khác, tôi nhận biết rằng các nhân viên và nhiếp ảnh viên săn tin của quí vị có thể phàn nàn là họ không còn được hưởng những đặc quyền sử dụng thảm cỏ xanh tại các sân golf địa phương tương tự như họ đã từng có lần vui hưởng.
Đúng là vị tiền nhiệm của tôi không phản đối như tôi về những tấm hình chụp kĩ năng chơi golf ai đó đang thể hiện. Song mặt khác Ông cũng chả bao giờ quất trúng đầu một mật vụ viên nào.
Chủ đề của tôi tối nay là một chủ đề ngiêm túc và nhậy cảm hơn cần giới xuất bản cũng như biên tập quan tâm.
Tôi muốn nói về trách nhiệm chung của chúng ta trong việc đối mặt với nguy cơ chung. Những biến cố trong những tuần gần đây có thể giúp soi rọi thách thức đó cho một số người; nhưng tầm cỡ đe doạ của những biến cố đó còn trải rộng thấu chân trời trong nhiều năm nữa. Hi vọng gì thì gì cho tương lai - giảm bớt đe dọa hay sống với nó – không thế nào thoát hoặc sức nặng hoặc độ lớn của thách đố này cho sự sống còn và cho sự an ninh của chúng ta - một thách đố đứng sừng sững trước mặt chúng ta qua những lối không thân quen trong mỗi không gian con người hoạt động.
Sự thách đố chết người này đặt lên xã hội chúng ta cả báo giới lẫn Tổng thống hai yêu cầu phải trực tiếp quan tâm – hai yêu cầu thoạt nge thì có vẻ hầu như mâu thuẫn, song phải được điều giải và làm tròn nếu chúng ta phải thoả đáp trước mối hiểm ngèo quốc gia. Mạn phép đề cập, trước hết, nhu cầu một nền thông tin đại chúng rộng lớn hơn, và tiếp đến, nhu cầu giữ bí mật công quyền rộng lớn hơn.
I
Chữ “secrecy = bí mật” – chính cái chữ này, bị tởm lợm trong một xã hội cởi mở và tự do; và chúng ta muôn triệu người như một bất di bất dịch từ xưa đến nay chống lại với các hội kín, với các thề hứa bí mật và cách hành hoạt bí mật. Chúng ta đã quyết định từ lâu rằng những mối nguy hại của sự che dấu quá đáng và không được bảo đoan ở các sự việc đặc thù nguy hại hơn cả những nguy hại được viện dẫn biện minh cho sự che dấu đó. Ngay đến ngày nay, chả giá trị lắm trong việc chống lại với mối đe dọa từ một hội kín bằng cách sao y những sự câu thúc tự tiện của họ. Ngay cả ngày nay, chả giá trị nhiều trong việc bảo đảm sự sinh tồn của đất nước chúng ta nếu truyền thống của chúng ta không sinh tồn với đất nước. Và sẽ có nguy tai rất ngiêm trọng khi nhu cầu gia tăng an ninh được loan báo bị những bọn nhảm vồ lấy chụp để nhằm suy diễn tới chỗ kiểm duyệt chính thức và bưng bít. Tôi không có ý định cho phép xảy ra trong phạm vi quyền hạn của tôi. Và không một viên chức nào trong chính quyền tôi, dù cấp bậc cao hay thấp, dân hay quân sự, suy ý văn từ của tôi tại đây tối nay như là một lí cớ mà kiểm duyệt tin tức, bóp ngẹt những sự bất đồng chính kiến, che đậy những lỗi lầm của chính phủ hoặc che đậy những sự kiện báo chí và công chúng đáng được biết.        
Nhưng tôi mạnh mẽ yêu cầu mỗi nhà xuất bản, mỗi biên tập viên, và mỗi nhà báo trong nước xem xét lại tiêu chuẩn riêng của mình, và nhìn nhận bản chất mối nguy vong của đất nước ta. Trong thời chiến tranh, chính phủ và giới báo chí quen liên hợp trong nỗ lực phần lớn dựa trên sự tự kỉ luật, phòng ngừa chuyện lộ tin cho kẻ thù. Trong lúc “nguy hiểm đang có và rõ”, các pháp viện đã phán định ngay những đặc quyền của Tu chính án thứ Nhất cũng phải nhường lối những nhu cầu của công chúng vì an ninh quốc gia.
Thời nay, không có cuộc chiến tranh nào được tuyên bố cả - tuy vậy lại có thể là một cuộc đấu tranh tàn khốc, chiến tranh không bao giờ phải tuyên bố theo lối cũ cổ mới là chiến tranh. Nếp sống chúng ta đang bị tiến công. Những kẻ tự xưng tự nhận là kẻ thù của chúng ta đang tiến bước quanh trái đất. Sự sống còn của bạn bè chúng ta đang gặp nguy tai. Và dẩu như thế, chẳng có chiến tranh nào được tuyên bố, chẳng có biên giới nào bị quân xâm, chẳng có phi đạn nào được phóng ra.
Nếu giới báo chí cứ chờ có tuyên bố chiến tranh rồi mới tư đặt vào kỉ luật thời chiến, thì tôi chỉ có thể nói được rằng chưa bao giờ có cuộc chiến tranh nào đe dọa lớn tới an ninh chúng ta như cuộc hiện tại. Nếu quí vị chờ cho tới khi có kết qủa kiếm ra “nguy hiểm đang hiện diện và hiển hiện”, tôi phải nói thôi: nguy hiểm chả bao giờ hiện diện và hiển hiện hơn hiện diện và hiền hiện vào lúc này đây.
Điều đó đòi hỏi một đổi thay trong lối nhìn, một đổi thay trong chiến thuật, một đổi thay trong sứ mệnh - từ chính phủ, từ dân chúng, từ mỗi doanh nhân hay ngiệp đoàn, và từ mỗi tờ báo. Vì chúng ta đang bị đối chỏi quanh thế giới bởi một âm mưu tàn bạo và nhất bộ dựa trên những phương tiện kín mật ngõ hầu bành trướng không gian ảnh hưởng - bằng cách xâm nhập thay vì xâm lăng, bằng cách xói mòn thay vì bầu tuyển, bằng cách hù dọa thay vì lựa chọn tư do, bằng du kích ban đêm thay vì bằng quân đội ban ngày ban mặt. Đây là một hệ thống trưng dụng nhân vật lực khổng lồ cho việc xây dựng một guồng cỗ có cấu trúc chắt chẽ, bộ máy cực kì hiệu qủa kết hợp các hành vụ chính trị, khoa học, kinh tế, tình báo, ngoại giao và quân sự.   
Sự chuẩn bị âm mưu được đậy kín, chứ không công khai. Những sai lầm của nó được chôn chặt, chứ không đưa thành tiêu đề tựa báo. Kẻ bất đồng chính kiến bị bịt miệng, không được tuyên khen. Không chi tiêu nào bị đặt dấu hỏi, không tin đồn nào được in ấn cả, không bí mật nào bị phát giác ráo. Tóm lại, họ tiến hành Chiến Tranh Lạnh với một kỉ luật thời chiến không một nền dân chủ nào hi vọng hay muốn sánh đối với nó.
Tuy thế, mọi nền dân chủ đều thừa nhận phải có sự kiềm chế cần thiết vì cần ích của an ninh quốc gia – và câu hỏi còn lại là những kìm hãm này có cần phải được tuân thủ chặt chẽ hơn không nếu chúng ta phải đối chỏi với kiễu tấn công này cũng như với một cuộc xâm lăng thẳng thừng.
Các sự kiện của vấn đề này là kẻ thù của đất nước này công khai huênh hoang việc thủ đắc thông tin qua báo chí mà không phải mướn điệp viên hay qua trôm cắp, hối lộ, do thám; rằng chi tiết của những sự chuẩn bị bí mật của đất nước này hầu đương đầu với những hành vụ bí mật của kẻ thù bị đăng báo hết cho mọi độc giả, bạn cũng như địch; rằng kích thước, sức mạnh, điạ điểm và bản thể lực lượng và vũ khí của chúng ta, kế sách và chiến lược sử dụng chúng, tất cả đều bị loan tải trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác với một cấp độ đủ để mãn đáp bất kì một cường quốc ngoại quốc nào; và rằng, trong ít nhất một trường hợp, đăng tải chi tiết liên quan tới một cơ chế vận hành bí mật đến nỗi các vệ tinh bị theo dõi đến nỗi phải sửa đổi lại tốn đáng kể chi phí và thời gian.
Các báo đăng những chuyện này đều là các báo trung thành, yêu nước, có trách nhiệm và thiện ý. Nếu ta lâm vào một cuộc chiến mở, hẳn họ không loan tải những chuyện đó. Nhưng vì không có cuộc chiến tranh mở, họ chỉ nhận ra những thách đố của ngề báo chứ không nhận ra những thách đố của an ninh quốc gia. Và câu hỏi của tôi tối nay là có nên gánh thêm thách đố  nữa chăng.
Câu hỏi đó chỉ dành cho một mình quí vị trả lời. Không công chức nào nên trả lời câu hỏi thay quí vị. Chính phủ không có kế hoạch đặt định giới hạn nào ngược ý muốn quí vị. Nhưng tôi có thể không chu toàn bổn phận với đất nước, có tính đến hết thảy trách nhiệm chúng ta đang gánh chịu và hết thảy phương tiện có trong tay để làm tròn các trách nhiệm, nếu tôi không lưu ý quí vị vấn đề này, và xin khẩn trương xét vấn đề một cách đầy ý thức.
Đã có nhiều dịp, tôi nói – và báo chí quí vị luôn hằng nói - lúc này là lúc kêu gọi tinh thần hi sinh và tự kỉ luật đến mọi công dân. Họ kêu gọi mọi công dân cân đối giữa quyền và thoải mái tư riêng với ngĩa vụ của mình với ích lợi công. Tôi không tin những công dân phục vụ trong ngành báo tự miễn trừ mình khỏi các kêu gọi đó.
Tôi không có ý định lập mới một Vụ Thông tin Chiến tranh nhằm điều quản lưu lượng tin tức. Tôi không gợi ý bất cứ hình thức kiểm duyệt mới hay bất cứ kiểu thức bảo mật an ninh mới nào cả đâu. Tôi chả có giải đáp dễ dàng cho nỗi lưỡng nan tôi lâm vào, và chả tìm cách áp đặt nếu tìm ra câu trả lời. Nhưng tôi yêu cầu các thành viên của ngề báo và kĩ ngệ báo của xứ sở này coi lại trách nhiệm của chính riêng mình, xem xét mức độ và bản chất mối nguy hiểm hiện nay, mà quan lưu ngĩa vụ tự kiềm chế trước mối nguy hiểm hiện đè trĩu nặng trên vai cả thảy chúng ta.       
Bây giờ mọi báo tự hỏi chính mình, với mọi vụ việc: “Đó có phải là tin tức hay không?” Tôi thiết tha gợi ý quí vị thêm một câu hỏi nữa vào đấy: “Tin đó có lợi gì cho an ninh quốc gia hay không?” Và tôi hi vọng mọi nhóm ở Mĩ - ngiệp đoàn, doanh gia và công bộc ở mọi cấp – cũng cố gắng hỏi câu hỏi tương tự, và tác vụ theo cung cách tương tợ.
Và nếu báo chí Mĩ mà cân nhắc và khuyến ngị giả định tự nguyện về những bước đặc thù hay cơ chế mới, tôi có thể bảo đoan với quí vị mình sẽ toàn tâm hợp tác trong những lời khuyến ngị đó.    
Có thể sẽ chẳng có những khuyến ngị. Có thể chả có câu trả lời cho tình cảnh lưỡng nan một xã hội cởi mở và tự do phải đối măt trong cuộc một chiến tranh lạnh và bí mật. Thời bình, tranh cãi về chủ đề này, với bất cứ hệ quả hành động nào, cũng đều đau khổ và không tiền lệ. Song đây là thời bình và thời nguy diệt vong chưa từng có trong lịch sử.
II
Chính bản chất phi tiền lệ của thách thức này cũng dẫn đến ngĩa vụ thứ nhì cho quí vị - một ngĩa vụ tôi chia xẻ. Đó là ngĩa vụ thông tin và cảnh báo nhân dân Mĩ – đoan chắc họ sở hữu mọi sự kiện cần, cũng như hiểu - về mối hiểm tai, viễn tượng, mục đích và phương án ta đối mặt. 
Không Tổng thống nào nên sợ sự tra xét của công chúng đối với chương trình của mình. Bởi sự hiểu biết đến từ sự tra xét đó; và sự ủng hộ hay đối lập cũng đến từ sự hiểu biết đó. Và cả hai đều cần thiết. Tôi chẳng đòi hỏi báo giới quí vị ủng hộ chính phủ, nhưng tôi yêu cầu sự giúp đỡ của quí vị trong trách vụ thong tin mênh mông bể sở và cảnh báo dân ta. Bởi tôi có sự tín tưởng đầy đủ trong sự đáp ứng và sự tận hiến của công dân ta bất cứ chỗ nào họ được thông tin một cách đầy đủ.    
Chẳng những tôi không thể nào chặn họng những tranh luận trong độc giả quí vị - mà tôi còn hoan ngênh tranh luận đó. Chính phủ này có ý định cởi mở và thành thật với những điều thiếu sót; vì như có bậc thức giả từng nói: “Một sai sót sẽ không trở thành một sai lầm cho tới khi mình từ chối sửa sai.” Chúng tôi có ý định nhận hoàn toàn trách nhiệm các sai sót chúng tôi phạm; và mong vọng quí vị chỉ ra khi chúng tôi bỏ sót.
Không có tranh biện, không có phê phán, không Chính phủ nào và không đất nước nào thành công cả - và không nền cộng hòa nào tồn tại. Cho nên vì sao nhà làm luật Solon của thành Nhã Điển tuyên chỉ là tội hình bất kì công dân nào tránh né tranh biện. Và đó cũng là lí do tại sao nền báo chí của chúng ta được Tu chính án thứ Nhất bảo vệ - sự vụ duy nhất ở Mĩ được Hiến pháp bảo vệ cách cụ thể - thoạt kì thủy không để vui chơi và giải trí, không để cường nhấn những dung thường và tình cảm, không thuần đơn giản “cho công chúng cái họ muốn” – song để thông tin, phấn kích, phản ánh, nói rõ những nguy cơ và cơ hội, chỉ rõ những khủng hoảng và lựa chọn, lãnh đạo, uốn nắn, giáo dục, và đôi khi kể cả việc tạo phẫn nộ trong dư luận quần chúng.
Điều này hàm ngĩa phải bao dàn và phân tích tin tức quốc tế rộng lớn sâu xa hơn nữa – vì tin tức quốc tế không còn xa lắc xa lơ và của người ta nữa mà nằm trong tầm tay chúng ta và bản địa. Điều đó hàm ý chú tâm hơn nữa vào hiểu biết tin tức được cải tiến và vào sự truyền tin được cải tiến. Và sau cùng, điều đó hàm ngĩa là, chính phủ mọi cấp, phải chu toàn bổn phận cung cấp cho quí vị những thông tin khả hữu đầy đủ nhất – những tin không giới hạn bởi an ninh quốc gia – và chúng tôi chủ trương sẽ thực thi.
Đầu thế kỉ thứ Mười Bảy, Francis Bacon nhận định về ba phát minh gần đây đã làm thay đổi thế giới: địa bàn, thuốc súng và ngành báo in. Ngày nay, sự nối gắn giữa các nước do la bàn giúp khiến tất cả chúng ta đều trở thành tất cả công dân của một thế giới, hi vọng và đe doạ của một người trở nên hi vọng và đe doạ của tất cả chúng ta. Trong nỗ lực cùng sinh tồn với nhau của thế giới một là tất cả đó, sự tiến hóa của thuốc súng thấu tận giới hạn tột cùng của nó cảnh báo loài người những hậu qủa khủng khiếp của thất bại.   
Và do đó chính ở nơi báo giới - người biên chép những hành vi có chủ định của con người, người giữ lương tri con người, người tải chuyển tin tức của loài người – nơi chúng ta kiếm tìm sức mạnh và trợ giúp, vững tin với hỗ trợ của quí vị con người sẽ đạt điều mà họ được sinh ra để làm: tự do và độc lập.
Từ Khê Hồi: phỏng dịch, Melbourne 15.11.2013.    
   ============
Nguyên tác:

              Mr. Chairman, ladies and gentlemen:   I appreciate very much your generous invitation to be here tonight.
You bear heavy responsibilities these days and an article I read some time ago reminded me of how particularly heavily the burdens of present day events bear upon your profession.
  You may remember that in 1851 the New York Herald Tribune under the sponsorship and publishing of Horace Greeley, employed as its London correspondent an obscure journalist by the name of Karl Marx.
  We are told that foreign correspondent Marx, stone broke, and with a family ill and undernourished, constantly appealed to Greeley and managing editor Charles Dana for an increase in his munificent salary of $5 per installment, a salary which he and Engels ungratefully labeled as the "lousiest petty bourgeois cheating."
  But when all his financial appeals were refused, Marx looked around for other means of livelihood and fame, eventually terminating his relationship with the Tribune and devoting his talents full time to the cause that would bequeath to the world the seeds of Leninism, Stalinism, revolution and the cold war.
  If only this capitalistic New York newspaper had treated him more kindly; if only Marx had remained a foreign correspondent, history might have been different. And I hope all publishers will bear this lesson in mind the next time they receive a poverty-stricken appeal for a small increase in the expense account from an obscure newspaper man.
  I have selected as the title of my remarks tonight "The President and the Press." Some may suggest that this would be more naturally worded "The President Versus the Press." But those are not my sentiments tonight.
  It is true, however, that when a well-known diplomat from another country demanded recently that our State Department repudiate certain newspaper attacks on his colleague it was unnecessary for us to reply that this Administration was not responsible for the press, for the press had already made it clear that it was not responsible for this Administration.
  Nevertheless, my purpose here tonight is not to deliver the usual assault on the so-called one party press. On the contrary, in recent months I have rarely heard any complaints about political bias in the press except from a few Republicans. Nor is it my purpose tonight to discuss or defend the televising of Presidential press conferences. I think it is highly beneficial to have some 20,000,000 Americans regularly sit in on these conferences to observe, if I may say so, the incisive, the intelligent and the courteous qualities displayed by your Washington correspondents.
  Nor, finally, are these remarks intended to examine the proper degree of privacy which the press should allow to any President and his family.
  If in the last few months your White House reporters and photographers have been attending church services with regularity, that has surely done them no harm.
  On the other hand, I realize that your staff and wire service photographers may be complaining that they do not enjoy the same green privileges at the local golf courses which they once did.
  It is true that my predecessor did not object as I do to pictures of one's golfing skill in action. But neither on the other hand did he ever bean a Secret Service man.
  My topic tonight is a more sober one of concern to publishers as well as editors.
  I want to talk about our common responsibilities in the face of a common danger. The events of recent weeks may have helped to illuminate that challenge for some; but the dimensions of its threat have loomed large on the horizon for many years. Whatever our hopes may be for the future--for reducing this threat or living with it--there is no escaping either the gravity or the totality of its challenge to our survival and to our security--a challenge that confronts us in unaccustomed ways in every sphere of human activity.
  This deadly challenge imposes upon our society two requirements of direct concern both to the press and to the President--two requirements that may seem almost contradictory in tone, but which must be reconciled and fulfilled if we are to meet this national peril. I refer, first, to the need for far greater public information; and, second, to the need for far greater official secrecy.
  The very word "secrecy" is repugnant in a free and open society; and we are as a people inherently and historically opposed to secret societies, to secret oaths and to secret proceedings. We decided long ago that the dangers of excessive and unwarranted concealment of pertinent facts far outweighed the dangers which are cited to justify it. Even today, there is little value in opposing the threat of a closed society by imitating its arbitrary restrictions. Even today, there is little value in insuring the survival of our nation if our traditions do not survive with it. And there is very grave danger that an announced need for increased security will be seized upon by those anxious to expand its meaning to the very limits of official censorship and concealment. That I do not intend to permit to the extent that its in my control. And no official of my Administration, whether his rank is high or low, civilian or military, should interpret my words here tonight as an excuse to censor the news, to stifle dissent, to cover up our mistakes or to withhold from the press and the public the facts they deserve to know.
  But I do ask every publisher, every editor, and every newsman in the nation to reexamine his own standards, and to recognize the nature of our country's peril. In time of war, the government and the press have customarily joined in an effort based largely on self-discipline, to prevent unauthorized disclosures to the enemy. In times of "clear and present danger," the courts have held that even the privileged rights of the First Amendment must yield to the public's need for national security.
  Today no war has been declared and however fierce the struggle may be, it may never be declared in the traditional fashion. Our way of life is under attack. Those who make themselves our enemy are advancing around the globe. The survival of our friends is in danger. And yet no war has been declared, no borders have been crossed by marching troops, no missiles have been fired.
  If the press is awaiting a declaration of war before it imposes the self-discipline of combat conditions, then I can only say that no war ever posed a greater threat to our security. If you are awaiting a finding of "clear and present danger," then I can only say that the danger has never been more clear and its presence has never been more imminent.
  It requires a change in outlook, a change in tactics, a change in missions--by the government, by the people, by every businessman or labor leader, and by every newspaper. For we are opposed around the world by a monolithic and ruthless conspiracy that relies primarily on covert means for expanding its sphere of influence--on infiltration instead of invasion, on subversion instead of elections, on intimidation instead of free choice, on guerrillas by night instead of armies by day. It is a system which has conscripted vast human and material resources into the building of a tightly knit, highly efficient machine that combines military, diplomatic, intelligence, economic, scientific and political operations.
  Its preparations are concealed, not published. Its mistakes are buried, not headlined. Its dissenters are silenced, not praised. No expenditure is questioned, no rumor is printed, no secret is revealed. It conducts the Cold War, in short, with a war-time discipline no democracy would ever hope or wish to match.
  Nevertheless, every democracy recognizes the necessary restraints of national security--and the question remains whether those restraints need to be more strictly observed if we are to oppose this kind of attack as well as outright invasion.
  For the facts of the matter are that this nation's foes have openly boasted of acquiring through our newspapers information they would otherwise hire agents to acquire through theft, bribery or espionage; that details of this nation's covert preparations to counter the enemy's covert operations have been available to every newspaper reader, friend and foe alike; that the size, the strength, the location and the nature of our forces and weapons, and our plans and strategy for their use, have all been pinpointed in the press and other news media to a degree sufficient to satisfy any foreign power; and that, in at least in one case, the publication of details concerning a secret mechanism whereby satellites were followed required its alteration at the expense of considerable time and money.
  The newspapers which printed these stories were loyal, patriotic, responsible and well-meaning. Had we been engaged in open warfare, they undoubtedly would not have published such items. But in the absence of open warfare, they recognized only the tests of journalism and not the tests of national security. And my question tonight is whether additional tests should not now be adopted.
  That question is for you alone to answer. No public official should answer it for you. No governmental plan should impose its restraints against your will. But I would be failing in my duty to the nation, in considering all of the responsibilities that we now bear and all of the means at hand to meet those responsibilities, if I did not commend this problem to your attention, and urge its thoughtful consideration.
  On many earlier occasions, I have said--and your newspapers have constantly said--that these are times that appeal to every citizen's sense of sacrifice and self-discipline. They call out to every citizen to weigh his rights and comforts against his obligations to the common good. I cannot now believe that those citizens who serve in the newspaper business consider themselves exempt from that appeal.
  I have no intention of establishing a new Office of War Information to govern the flow of news. I am not suggesting any new forms of censorship or new types of security classifications. I have no easy answer to the dilemma that I have posed, and would not seek to impose it if I had one. But I am asking the members of the newspaper profession and the industry in this country to reexamine their own responsibilities, to consider the degree and the nature of the present danger, and to heed the duty of self-restraint which that danger imposes upon us all.
  Every newspaper now asks itself, with respect to every story: "Is it news?" All I suggest is that you add the question: "Is it in the interest of the national security?" And I hope that every group in America--unions and businessmen and public officials at every level will ask the same question of their endeavors, and subject their actions to the same exacting tests.
  And should the press of America consider and recommend the voluntary assumption of specific new steps or machinery, I can assure you that we will cooperate whole-heartedly with those recommendations.
  Perhaps there will be no recommendations. Perhaps there is no answer to the dilemma faced by a free and open society in a cold and secret war. In times of peace, any discussion of this subject, and any action that results, are both painful and without precedent. But this is a time of peace and peril which knows no precedent in history.
  It is the unprecedented nature of this challenge that also gives rise to your second obligation--an obligation which I share and that is our obligation to inform and alert the American people to make certain that they possess all the facts that they need, and understand them as well--the perils, the prospects, the purposes of our program and the choices that we face.
  No President should fear public scrutiny of his program. For from that scrutiny comes understanding; and from that understanding comes support or opposition and both are necessary. I am not asking your newspapers to support the Administration, but I am asking your help in the tremendous task of informing and alerting the American people. For I have complete confidence in the response and dedication of our citizens whenever they are fully informed.
  I not only could not stifle controversy among your readers--I welcome it. This Administration intends to be candid about its errors; for as a wise man once said: "An error does not become a mistake until you refuse to correct it." We intend to accept full responsibility for our errors and we expect you to point them out when we miss them.
Without debate, without criticism, no Administration and no country can succeed and no republic can survive. That is why the Athenian lawmaker Solon decreed it a crime for any citizen to shrink from controversy. And that is why our press was protected by the First Amendment-- the only business in America specifically protected by the Constitution--not primarily to amuse and entertain, not to emphasize the trivial and the sentimental, not to simply "give the public what it wants"--but to inform, to arouse, to reflect, to state our dangers and our opportunities, to indicate our crises and our choices, to lead, mold, educate and sometimes even anger public opinion.
  This means greater coverage and analysis of international news--for it is no longer far away and foreign but close at hand and local. It means greater attention to improved understanding of the news as well as improved transmission. And it means, finally, that government at all levels, must meet its obligation to provide you with the fullest possible information outside the narrowest limits of national security--and we intend to do it.
  It was early in the Seventeenth Century that Francis Bacon remarked on three recent inventions already transforming the world: the compass, gunpowder and the printing press. Now the links between the nations first forged by the compass have made us all citizens of the world, the hopes and threats of one becoming the hopes and threats of us all. In that one world's efforts to live together, the evolution of gunpowder to its ultimate limit has warned mankind of the terrible consequences of failure.
  And so it is to the printing press--to the recorder of man's deeds, the keeper of his conscience, the courier of his news--that we look for strength and assistance, confident that with your help man will be what he was born to be: free and independent.
 





    
  
                 






[1] Nguyên văn “lousiest petty bourgeois cheating”.

No comments:

Post a Comment