Saturday, January 24, 2015

Tội Ác và Tội Phạm Nhà Nước: Bản Chất không phải Hiện Tượng


Ngày 19, 1, 2015 vừa qua, ngày lễ công cộng kỷ niệm  một vĩ nhân, Martin Luther King, ông Paul Craig Roberts vừa viết một bài nhận định nhan đề "Martin Luther King: Một người Mỹ Anh Hùng". Điểm đặc biệt của bài nhận định này là nó không chỉ vạch ra những mờ ám và nghịch lý của những biến động chính trị xã hội Âu Mỹ trong hơn 70 năm qua, từ sau thế chiến thứ hai, mà còn ở chỗ nó trình bày đầy đủ những tội ác kinh tởm và khinh khiếp của nhà nước chính phủ Mỹ và Âu Châu với đầy đủ những chứng cớ đã được ghi nhận thành tài liệu.

Một thú vị đặc biệt của bài viết này, là những tố cáo nhà nước Mỹ bị xếp loại "chống Mỹ" (anti-americanism) và thuyết âm mưu (conspiracy theory) không phải từ những đối thủ cộng sản, hồi giáo,  hay những tên "dốt nát, thất bại bất mãn, khuynh tả, vô công rỗi nghề" , mà từ tiến sĩ  Paul Craig Roberts, một nhà khoa bảng, nhà báo, và từng là quan chức cao cấp trong chính phủ Mỹ thời Reagan. Ông chính là cha đẻ của chính sách kinh tế Reagan được phe hữu ca tụng và mệnh danh là Reaganomics, hay là chính sách kinh-tế-mặt-cung (supply side economics).


Sự kiện Tiến Sĩ Martin Luther King cùng em trai cố tổng thống JF Kenndy, Robert F. Kennedy bị ám sát trong lúc cao trào đấu tranh dân quyền DÂN SỰ BẤT TUÂN ( civil disobedience ) tại Mỹ đang lên cao, cho đến nay vẫn còn gây tranh luận về vấn nạn AI LÀ THỦ PHẠM, dù theo bản báo cáo chính qui từ nhà nước Mỹ đã khẳng định với nhiều lỗ hổng chứng cứ.

Hồ sơ vụ án này đã bị khoá sổ vì an ninh quốc gia, và theo "phán quyết" phải đợi 59 năm sau mới được công bố. Có nghĩa là tất cả phải đợi đến năm 2027.

Ông Paul Craig Roberts nhắc lại sự kiện này như một nhắc nhở không chỉ về tính can trường không sợ hãi của những nhân tố chủ chốt của cao trào đấu tranh dân quyền tại Mỹ bùng nổ lớn với hành động đối kháng can trường của cô Rosa Parks và của những người Mỹ dấn thân vào hung hiểm thập niên từ 1950s đến cuối 1960s, mà còn vạch rõ về những thủ đoạn bôi nhọ hạ uy tín các nhân vật đấu tranh rồi ám sát, cũng như những thủ đoạn "giả địch" giết thường dân vô tội, để đổ tội cho những thành phần đối kháng lại nhà nước Mỹ.

Riêng Martin Luther King bị các "văn gia, nhà báo" cũng như những thành viên cao trào cung khai tố cáo là "lang chạ đủ hạng đàn bà" (womaniser) và là một đảng viên cộng sản. Những tố cáo phanh phui thiếu chứng cớ này vẫn không làm giảm uy tín của Martin Luther King, và bọn nhà nước chính phủ buộc phải triệt hạ ông. Năm đó Martin Luther King chỉ mới 39 tuổi.

Paul Craig Roberts lược duyệt lại hàng loạt các kế hoặch "giả địch" của chính phủ nhà nước, chứ không riêng của Mỹ để nhấn mạnh và minh chứng cho người dân thấy rõ ràng rằng sự kiện nhà nước chính phủ cố tình giết hại người dân của chính mình để đổ vấy cho kẻ khác trong mục tiêu chính trị của riêng nhà nước chính phủ, là những việc có thật, những sự kiện đã được đúc kết đầy đủ trong văn khố, nhằm vạch rõ những nhận định trên cửa miệng của đám đông và báo chí chính qui rằng nhà nước chính phủ KHÔNG BÀO GIỜ TÀN SÁT DÂN CỦA MÌNH. Ông vạch rõ tất cả các vụ "khủng bố" "ám sát" đều có vóc dáng của những vụ "giả địch", nhất là vụ Charlie Hebdo vừa mới đây, nhằm cảnh báo đến quần chúng Mỹ của Ông.

Thế nhưng Paul Craig Roberts cũng chỉ dừng lại ở những chính trị gia ác độc, chứ không dám vạch thẳng đó là bản chất của định chế quyền lực nhà nước chính phủ.

Cùng thời điểm với bài viết này, khắp thế giới, tất cả các nhà nước chính phủ đang nắm tay nhau càng ngày càng chặt chẽ và khắn khít trong tiến trình gia tăng đàn áp tự do ngôn luận bằng những đạo luật nhân danh "bảo vệ an ninh xã hội và quốc gia" với những cuộc bắt bớ và bỏ tù những ai dám can đảm lên tiếng tố cáo tội ác và tội phạm của chính phủ nhà nước. Điển hình nhất vừa mới xảy ra ở Pháp hơn 50 người bị bắt và bị truy tố vì tự do ngôn luận, trong đó có danh hài Dieudonné; và tại Mỹ cựu nhân viên CIA, John Kiriakou, bị tù 30 tháng và vợ ông bị sa thải khỏi cơ quan CIA, ông Barrett Brown bị 3 năm tù, và Kathy Kelly,  Bonny Mahoney vì những người này lên tiếng trình bày bằng chứng CIA tra tấn tàn bạo những nghi phạm theo lệnh của G.W Bush.

Cả Châu Âu đang tận dụng vụ Charlie Hebdo để tấn công nền tự do ngôn luận cũng như trấn áp  người Hồi giáo và gây phân hóa xã hội1-Europe Considers Surveillance Expansion After Deadly Attacks 2-Spies Among Us: How Community Outreach Programs to Muslims Blur Lines between Outreach and Intelligence 
3- Anti-Muslim Acts Haved Soared in France Since Paris Attacks

Tất cả những diễn biến này không phải là những hiện tượng giây chuyền ngẫu hợp hệ quả của một "vụ khùng bố", mà nó chính là một diễn tiến của một kế hoặch rõ rệt- Kế hoặch "giả địch" của chính nhà nước chính phủ khủng bố tinh thần người dân của chính họ cho nhu cầu quyền chính cai trị. Nghĩa là củng cố vai trò của định chế nhà nước, nhu cầu "phải cần một nhà nước để có an ninh ổn định", và rằng "loài người hoang dại" phải cần "kỷ luật và bạo lực tập quyền" để sống với nhau trong não trạng quần chúng. Chính là chủ nghĩa nhà nước quốc gia (nation-state).

Hơn ai hết chính Paul Craig Roberts lẽ ra đã biết rất rõ rằng đây chính là bản chất của QUYỀN CHÍNH, và cái định chế nhà nước chính phủ chính là lâu đài kiên cố của những kẻ quyền bính. Nhưng một cách nào đó ông vẫn mơ có một nhà nước chí thiện từ dân do dân và vì dân. Ông chỉ nói đến "nhà nước, chính phủ  Mỹ tận thiện" đang sụp đổ vì những "cá nhân chính trị gia băng hoại".

Ông nhắc đến anh em Kennedy bị "bọn nhà nước chính phủ Mỹ" ám sát, nhưng lại  quên rằng chính J.F.Kennedy là đương kim tổng thống Mỹ lúc bấy giờ (người của định chế); và Roberts Kennedy là thượng nghị sĩ, đang trên đà thắng cử vào chức tổng thống (cũng thành phần của định chế)! Cả hai anh em với ảo tưởng xây dựng "chính phủ tận thiện".  Ông cũng quên luôn lời cảnh báo bản chất chó sói nhà nước chính trị của Jefferson, và những hiếm hoi ngoại lệ như Gandhi, Kennedies v.v, không thể sống còn tồn tại lâu dài trong cái định chế với bản chất như thế.  Nó giống như nhân vật Ivanov trong "bóng tối giữa trưa" (Darkness at Noon) của A. Koestler, khi bỗng thấy lại một điểm lương tâm của mình, là lúc trở thành tác hại cho định chế quyền chính, phải bị triệt hạ. Vì nhất điểm lương tâm đối với định chế quyền chính nhà nước là con vi trùng cần loại bỏ, tiêu diệt.

Khi "chiến tranh là sức khỏe của Nhà nước quốc gia" (War is the Health of the State), Bạo lực là nguyên lý sống còn, là cha mẹ của tập quyền độc tài (Force is the vital principle and immediate parent of despotism- Thomas Jefferson), thì  tự nhiên, một cách thuận lý, những ai yêu hòa bình tự do công chính bắt buộc phải là những con "vi trùng đáng sợ" của bọn nhà nước chính trị.

Hay nói ngược lại, những "con vi trùng" yêu hòa bình, yêu tự do công lý, nhân bản này muốn tồn tại phát triển, thì tự nhiên mục tiêu của "những con vi trùng hòa bình, tự do bình đẳng nhân bản" này,  phải là đánh quị cái xác thân định chế quyền chính; phá hủy "sức khỏe" của nó; tận diệt cái nguyên lý sống còn của nó là bạo lực và chiến tranh!  Tất cả hoàn toàn khoa học và thuận lý, thuận lẽ tự nhiên. 

Lịch sử nhân loại không hề thiếu những điển hình rõ ràng về bản chất nhà nước quyền chính. Tất cả những kẻ yêu hòa bình dấn thân với những nỗ lực kiến tạo hạnh phúc tự do cho nhân loại đều bị định chế quyền chính nhà nước chính phủ sát hại và đầy ải, nhẹ nhất là cô lập. Hầu như không có ngoại lệ!

Đã đến lúc những người như Paul Craig Roberts, Chris Hedge  v.v cần mạnh dạn cắt đứt giấc huyễn mộng về một nhà nước chính phủ tận thiện (benevolent government) và nói rõ cho quần chúng biết.

Paul Craig Roberts cũng như Chris Hedge và nhiều người khác đã liên tục tố cáo tội phạm và tội ác của định chế nhà nước chính phủ với dư thừa chứng cớ. Hình như họ đã nhận ra nhu cầu của mô thức phi quyền chính, nhưng có thề vì một tính toán riêng nào đó, hay ngại ngần quần chúng choáng hoảng nên không thẳng thắn khẳng định tất cả những băng hoại mà họ tố cáo chính là bản chất của định chế nhà nước chính trị. Riêng Chris Hedge đã đi xa hơn một bước là khẳng định rằng hiện tình chính trị không còn thuốc chữa, tất cả các cuộc bầu và tuyển cử dân chủ gián tiếp đều chỉ là trò chơi của nhóm quyền lực. Do đó nó cần một cuộc cách mạng quần chúng toàn diện. Nhưng cũng né tránh đặt vấn đề bản chất nhà nước, và mô thức phi quyền chính. (Why We Need Professional Revolutionists) 

Chỉ vì Chris Hedge vẫn chủ trương xây dựng một "nhà nước tận thiện chủ nghĩa xã hội (socialist system)


xxxx
Bệnh  lý của kẻ quyền thế:

Nếu chỉ vừa tố cáo tội ác, tội phạm của nhà nước chính phủ, lại vừa trông mong có một nhà nước chính phủ tận thiện, vô hình chung chẳng khác gì tưới dầu vào lửa và mong trận hỏa hoạn bị dập tắt!

Đã hơn ngàn năm qua, đặc biệt từ khi Pierre-Joseph Proudhon tuyên xưng mô thức phi quyền chính (anarchism) hơn hai trăm năm qua, thế mà nhân loại vẫn còn ngờ ngợ. Phần lớn là do thói quen đã huân tập ngàn năm về ảo thể nhà nước và những xuyên tạc về mô thức này. Danh từ Anarchy đã bị hệ thống quyền chính biến nó thành đồng nghĩa với bạo loạn (chaos).

Dù vậy cao trào của mô thức phi quyền chính vẫn đang tiến từ từ. Càng ngày càng có người nhận thức và tham gia.  Nó cần thêm tiếng nói. Cần thêm việc diễn giải rành mạch về những ý niệm "công cộng" (public) và tư hũu (private). Và nó rất cần những người hiểu biết và dầy kinh nghiệm như Paul Craig Roberts, Chris Hedge can đảm tham gia vận động để cắt ngắn thời gian.

Nền dân chủ gián tiếp cũng phải kinh qua vài trăm năm để phá bỏ các thể chế độc tài tập trung quyền lực để hình thành. Nền dân chủ trực tiếp sơ khai của Thụy Sĩ hiện hũu đơn độc cả trăm năm nay cũng đang bị tấn công cả từ hai phía, nội tập và ngoại công. Điều này cho thấy nền tảng của quyền lực nẳm ngay ở nỗ lực ngăn chặn và bóp méo thông tin bằng hệ thống tuyên truyền giáo dục.  Nghĩa là tấn công vào sự nhận thức của nền dân trí. Nó cũng có nghĩa khẳng định là dân trí giá trị tự thân chính là sức mạnh chuyển hóa đáng sợ nhất của quyền chính.

Henry David Thoreau đã đúng khi nhận định cách đây hơn 150 năm “Chính phủ tốt nhất là chính phủ không còn có cầm quyền (chính trị) nữa”. Và khi con người có đủ nhận thức để tiếp nhận và thực hiện điều này, thì đây là mô thức chính phủ họ sẽ đạt được ("That government is best which governs not at all"; and when men are prepared for it, that will be the kind of government which they will have)

Cốt lõi của vấn đề chính là một mô thức định chế điều hành phi quyền chính. Nó chỉ thực hiện được khi người ta nhận thức ra nó và mong muốn nó. Tất cả đi từ nhận thức của người dân. Chính là DÂN TRÍ.

24-1-2015
NKPTC

=

Nguyên Lý tiến trình DÂN CHỦ TRỰC TIẾP

Nguyên Lý tiến trình DÂN CHỦ TRỰC TIẾP- điều được tuyên truyền rằng KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC đã được THỤC HIỆN tại Cao Trào Chiếm Đóng phố Wall.

Trong bao nhiêu năm, đặc biệt là từ khi nền DÂN CHỦ GIÁN TIẾP (HAY ĐẠI DIỆN) được hình thành, đã có rất nhiều người nhận ra được  khuyết điểm của nền dân chủ đại biểu gián tiếp, và từng đưa ra  đề nghị KHAI TRIỂN RỘNG NỀN DÂN CHỦ TRỰC TIẾP ,  trong đó có Henry David Thoreau  và các nhóm Phi Chính Phủ (Anarchism)- khởi đầu tư tưởng này  thuộc nhóm TỰ DO KINH TẾ  cánh hũu- sau đó lan rộng và tiến hóa thành một tư tưởng riêng không theo Hũu hay Tả- chủ trương phi Chính Phủ và Tự Do Lựa Chọn (Volitionalism) - Từ đó các hệ thống giáo dục chính qui Tả (như độc tài Cộng Sản) và Hũu như các chế độ phương Tây, đều tập trung chỉ trích tư tưởng phi chính phủ trực tiếp dân chủ là HOANG TƯỞNG, KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC.. mặc dù sự thật  NGAY TRONG HỆ THỐNG HIỆN HÀNH cũng phải thực hiện nguyên tắc TRỰC TIẾP DÂN CHỦ nghĩa là phải có sự ĐỒNG THUẬN CHUNG CỦA ĐẠI ĐA SỐ -- NHƯ trong nguyên tắc TRƯMG CẦU DÂN Ý, SỦA ĐỔI HIẾN PHÁP.. và hiện nay như những quyết định của Liên Âu và Chính Sách Thắt Lưng Buọc Bụng tại Hy Lạp đang được tiến hành quyết định bằng DÂN CHỦ TRỰC TIẾP..

CAO TRÀO CHIÊM CỨ PHỐ WALL đã THỰC HIỆN điều "KHÔNG THỂ" - trong suốt một tháng qua, TẤT CẢ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH của CAO TRÀO đều được trải qua TIẾN TRÌNH ĐỒNG THUẪN TRỰC TIẾP CỦA TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ- không cần bỏ phiếu - TẤT CẢ NHỮNG NGỪOI THAM GIA CAO TRÀO -họ CÙNG hội thảo tranh luận  TRONG TỪNG HỘI ĐỒNG  (ASSEMBLY) để có sự  đồng thuận chung của tất cả mọi người -và RỒI TỪNG NGỪOI giơ tay biểu quyết LẤY TỔNG ĐA SỐ - ĐỂ CÓ TUYỆT ĐẠI  ĐA SỐ ĐỒNG THUẬN (CONSENSUS) sau khi đã tranh luận , phản biện rồi THỎA HIỆP ĐỂ ĐI ĐẾN THỎA THUẬN- trong đại hội đồng và CÙNG THỰC HIỆN.. Nếu còn bất cứ PHẢN ĐỐI HAY KHÁC BIỆT NÀO thì sẽ không có QUYẾT ĐỊNH CHUNG CUỘC,  sẽ phải tranh luận lại cho đến khi đạt sự THỎA THUẬN ..

Nguyên Lý nền tảng là QUYẾT ĐỊNH SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỌI NGƯỜI, và MỌI NGƯỜI PHẢI TRỰC TIẾP  CÓ Ý KIẾN VÀ ĐỒNG THUẬN CHẤP THUẬN  hay THỎA THUẬN và THỰC HIỆN. yẾU TỐ BỊ CƯỠNG THUẬN THEO ĐA SỐ  trong HỆ THỐNG DÂN CHỦ GIÁN TIẾP GẦN NHƯ BỊ HỦY BỎ.. Tức là TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Tự Quyết ĐỂ CÓ SỰ THỎA THUẬN và đi đến Đồng Quyết Định chung.

Vận mạng an nguy hạnh phúc của mọi ngừoi, không còn theo nguyên tắc gián tiếp là GIAO KHOÁN CHO MỘT THIỂU SỐ ĐẠI DIỆN TÙY NGHI QUYẾT ĐỊNH - vói lý cớ là  MẤT HỜI GIAN, quyết định không đươc NHANH CHÓNG , KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC VIỄC BIỂU QUYẾT CỦA MỌI NGỪOI  v.v

Ngay cả trong khoa học tự nhiên, Không ai có thể biết chính xác néu KHÔNG THỰC NGHIỆM..  lý thuyết chỉ là KHUNG SƯỜN ĐỀ NGHỊ với những Giả Thiết.. cho đến khi phải được THỰC NGHIỆM thì mới có những KẾT LUẬN dích thật GIÁ TRỊ.

Trước khi nền Dân Chủ Gián Tiếp ra đòi, nó cũng được lý thuyết hóa để có những uu điểm, cũng bị chống đối từ những não bộ phong kiến độc tài , tập quyền của bọn Vua  Chúa, Quân Phiệt, Tài Phiệt và bọn Cộng Sản..như VN và TQ, đều cho là Dân Chủ Gián Tiếp  không tốt v.v  nhưng sau khi thực hiện 300 năm nay, người ta cũng đã thấy những uu điểm nhất định trong bối cảnh chính trị lưỡng cực - Nhưng khi mội trường lưỡng cực tan biến - Những lỗ hổng và khuyết điểm bất lực của nền dân chủ gián tiếp càng ngày càng rõ rệt- ngừoi ta mới nhận ra phải thay đổi và cần có một MÔ THỨC DÂN CHỦ TỐT HƠN..

Muốn biết tốt hay xấu phải  THỰC NGHIỆM NÓ.. Và Không như phong kiến tập quyền, quân phiệt hay Cộng Sản được thực hiện bằng cưỡng ép bạo lực..  Triết lý của nền DÂN CHỦ TRỰC TIẾP là sự HIỂU BIẾT , LÒNG TỰ NGUYỆN và SỰ THỎA THUẬN của mỗi cá nhân tham dự.
Nhân loại đã biết rõ mô thức Phong Kiến, Đế quốc, Quân Phiệt, và Cộng Sản tác hại như thế nào qua SỰ THỰC NGHIỆM  hàng ngàn năm, hàng trăm năm và hàng chục năm qua..và 300 năm nền dân chủ Gián Tiếp cũng đã minh chứng sự thất bại của nó.

Đã đến lúc phải THỰC NGHIỆM DÂN CHỦ TRỰC TIẾP để XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VÀ KHẢ NĂNG CỦA NÓ trong nhu cầu thiết lập một mô thức sinh hoạt tốt đẹp hơn đưa đến TỰ DO BÌNH ĐẲNG và HÒA BÌNH cho nhân loại trong kỷ nguyên này và  những kỷ nguyên nối tiếp. Henry David Thoreau có lẽ đúng khi nhận định cách đâyhơn 150 năm “Chính phủ tốt nhất là chính phủ không còn có cầm quyền (chính trị) nữa”. Và khi con người có đủ nhận thức để tiếp nhận và thực hiện điều này, thì đây là mô thức chính phủ họ sẽ đạt được ("That government is best which governs not at all"; and when men are prepared for it, that will be the kind of government which they will have)

28-10-2012

NKPTC

No comments:

Post a Comment