Friday, January 30, 2015

HY LẠP: Bài Học Thú vị về nền Dân Chủ Gián Tiếp và Quyền Lực Tài Chính

(dân chúng Hy Lạp reo hò khi Alexis Tsipras thắng cử)

Kết quả cuộc bầu cử tại Hy Lạp 2015 vừa qua đang gây bàng hoàng cho giới "bảo thủ quyền lực" Âu Mỹ với một chính phủ khuynh tả do một giáo sư kinh tế, một triết gia trẻ Marxit lãnh đạo, ông Alexis Tsipras, sinh năm 1974, năm nay 41 tuổi. Từng là đảng viên đảng Cộng Sản Hy Lạp và hiện nay lãnh đạo khối Liên Hiệp Khuynh Tả Cấp Tiến (SYRIZA), với chủ trương chống chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng của Âu Mỹ và hệ thống tài chính IMF áp đặt. Chính phủ mới của Ông (SYRIZA) chỉ thiếu 2 ghế để có quyền đa số tuyệt đối (149 ghế/ 300). Chủ trương hệ thống kinh tế xã hội khuynh tả và gốc Marxít của (SYRIZA) đang khiến khối nhà nước Âu Mỹ bắt đầu mất ăn mất ngủ!

Ngay sau khi kết quả được công bố, tân thủ tướng đã tuyên thệ nhậm chức ngay với một nghi thức đơn giản phá bỏ truyền thống "cửa quyền trịnh trọng" , ông không ăn mặc trịnh trọng đeo cà vạt hay thắt nơ, và không tuyên thệ theo nghi thức truyền thống ky tô giáo Orthodox với "thánh kinh".

Chưa hết, vị tân thủ tướng trẻ tuổi khoa bảng "khuynh tả cộng sản" này còn ném thêm một quả bom vào cả khối Âu Châu đang theo Mỹ kình chống Nga bênh vực chế độ Quốc Xã phát xít tại Ukraine, với hành động đầu tiên là chính thức đi thăm "nghĩa trang liệt sĩ" Kaisariani và làm lễ truy điệu tại đài tưởng niệm 200 đảng viên Cộng Sản Hy Lạp "hy sinh" trong thế chiến II chống Đức 1944.

Hành động tưởng niệm đầu tiên này được xem như một "thông điệp" mạnh mẽ gửi đến nhà nước Đức, và là một nhắc nhở đến với nhà nước cũng như nhân dân Pháp và các xã hội Âu Châu khác về  tội ác chủ nghĩa Quốc Gia Dân Tộc Đức cũng như các loại chủ nghĩa quốc gia gây phân hóa xã hội. Nhưng chưa hết, ngay sau đó chỉ vài giờ, Ông tân thủ tướng này còn khẳng định quan điểm lập trường ngoại giao của chính phủ mới của Ông với hành động ngoại giao đầu tiên là tiếp kiến Đại Sứ Nga trước khi gặp gỡ bất cứ quan chức nước ngoài nào khác!

Chúng ta cũng nên duyệt tổng quát qua lịch sử cận đại và cấu trúc xã hội của Hy Lạp.

Là một xứ sở cổ đại với sáng kiến dân chủ trực tiếp đầu tiên tại thành Athens vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Sau đó rơi vào tình trạng quân quyền đế quốc từ khi bị Macedonia (Alexander the Great) chinh phục (332 BC). Sau đó bị đế quốc La Mã (27BC - 1453) chiếm cứ; rồi tiếp đến đế quốc Hồi Thổ Ottoman chiếm đóng sát nhập (1571-1822).

Hy Lạp chính thức tuyên bố độc lập năm 1822, nhưng trải suốt 193 năm tới nay với nhiều biến động chìm nổi theo tình hình chính trị của Âu Châu và thế giới (hai cuộc thê chiến) với thời gian bị quân phiệt cai trị., Hy Lạp hiện theo thể chế Cộng Hòa Đại Nghị, tổng thống là nguyên thủ đại diện quốc gia, nhưng thủ tướng mới là người nắm quyền chính trị hành pháp vói nhiệm kỳ 4 năm.

Với dân số khoảng 11 triệu - chỉ bằng 1/9 dân số Việt Nam (95 triệu), Nhưng Hy Lạp có tổng sản lượng nội địa (GDP) khoảng 241,721 ti Mỹ Kim lớn hơn so với GDP của Việt Nam 171,222 tỉ Mỹ Kim (Tôi dùng số Mỹ Kim hối đoái (nôm na là tiền tươi), không dùng PPP (mãi lực tương đương) dễ ngây ngộ nhận)

Từ khi tham gia khối tiền tệ EUROZONE cũng như do tình hình , cấu trúc sản xuất của thế giới thay đổi chuyển sang khu vực Á Châu một số lớn các kỹ nghệ gia dụng tầm trung sau cuộc chiến tranh lạnh, Hy Lạp đối diện với nhiều khủng hoảng do tiến trình tái phối trí chính trị và kinh tế khu vực của nhóm thiểu số cai trị. Nổi tiếng nhất là vụ đi đêm giữa nhà nước Hy Lạp và Liên Âu,do công ty Mỹ Goldman Sachs "chấp bút" hư cấu số thống kê kinh tế tài chính của Hy Lạp cho phù hợp với "tiêu chuẩn" của hiệp ước EU Maastricht đề ra.

Từ đó nền kinh tế Hy Lạp cũng như nhiều thành viên Liên Âu khác bị ECB (ngân hàng trugn ương Châu Âu), World Bank, và IMF xỏ mũi đến khủng hoảng và nợ nần, và buộc phải bán tài sản tài nguyên để trả nợ. Nền móng xã hội suy thoái trong khi lại mất hoàn toàn quyền hạn về tiền tệ và lãi xuất trong điều tiết kinh tế xã hội khi tham gia khối Eurozones.

Thêm vào đó, hiện tình căng thẳng tại Ukraine cũng như giữa khối Âu Mỹ và Nga với những màn cấm vận giao thương kinh tế do nhà nước Mỹ ra lệnh cho các nhà nước Châu Âu tiến hành, đã khiến tình hình kinh tế Hy Lạp và nhiều quốc gia khác tồi tệ hơn.

Kết quả cuộc bầu cử 2015 đưa Alexis Tsipras, một chính trị gia trẻ tuổi, xuất thân đảng viên cộng sản, là một triết gia Marxit và là giáo sư kinh tế khuynh hướng xã hội đắc cử, đã cho thấy một cách nào đó người dân Hy Lạp đã cảm nhận được hướng băng hoại của chính sách đại bản tập quyền.

Nói một cách khác, đa số người dân Hy Lạp và nhà nước mới của họ đã chọn con đường khác hẳn với toàn bộ khối Âu Châu và Mỹ mong muốn. Khác như thế nào đây?

Vị thủ tướng mới này không dừng lại ở những hành xử "vỗ mặt" Âu Mỹ, vừa qua Ông lại viết một lá thư quan điểm gửi thẳng đến nhân dân Đức qua tờ báo lớn hàng đầu của Đức,  Handelsblatt, (Alexis Tsipras' Open Letter To Germany: What You Were Never Told About Greece) trong đó Ông thẳng thắn trình bày những thông tin bịp bợm của Âu Mỹ về vấn đề Hy Lạp; Ông kêu gọi người dân Đức gác bỏ định kiến tuyên truyền về cá nhân Ông, đảng Cấp Tiến của ông để lắng nghe , đọc những lời, những dữ kiện ông trình bày, rằng :

"Định kiến đã chẳng bao giờ là một ý hướng tốt, nhất là trong thời điểm khi một cuộc khủng hoảng kinh tế củng cố những định khuôn vô chứng và nuôi dưỡng niềm tin thù hận mù quáng, chủ nghĩa quốc gia dân tộc, ngay cả bạo lực." (Prejudice was never a good guide, especially during periods when an economic crisis reinforces stereotypes and breeds biggotry, nationalism, even violence.)


Sau khi trình bày sự thật về sự kiện món nợ 2010 Hy Lạp vay từ Đức, ông giải thích rõ những gì thực tế mà trong 5 năm qua, người dân nước Đức không được biết đến và bị giải thích sai lạc:

"Đảng của tôi, và cá nhân Tôi, đã cực lực phản đối thỏa hiệp vay nợ vào tháng 5 năm 2010, không phải bởi vì quí bạn, những công dân nước Đức, đã không giao cho chúng tôi đủ tiền, nhưng chính bởi vì các bạn công dân Đức đã cho chúng tôi vay quá nhiều, nhiều hơn là các bạn lẽ ra nên làm, và chính phủ của chúng tôi đã chấp nhận quá xa, xa hơn là họ được quyền chấp nhận. Số tiền mà trong bất cứ tình huống nào, cũng chẳng giúp người dân Hy Lạp (khi Hy Lạp bị ném vào vực thẳm của món nợ không thể trả nổi) hay cũng chẳng ngăn chặn được  sự tăng nhanh nợ nần của chính phủ Hy Lạp, mà chỉ là tốn phí nặng gánh  tiền thuế của người dân Hy Lạp và người dân Đức. (My party, and I personally, disagreed fiercely with the May 2010 loan agreement not because you, the citizens of Germany, did not give us enough money but because you gave us much, much more than you should have and our government accepted far, far more than it had a right to. Money that would, in any case, neither help the people of Greece (as it was being thrown into the black hole of an unsustainable debt) nor prevent the ballooning of Greek government debt, at great expense to the Greek and German taxpayer.

Trong phần cuối lá thư, vị thủ tướng trẻ tuổi này đánh thẳng vào nỗi lo sợ của dân chúng Châu Âu nói chung và Đức nói riêng về hướng "khuynh tả cộng sản" từ tuyên truyền của báo chí chính quí về Hy Lạp và đảng Cấp Tiến của ông, đặc biệt về việc hư cấu thông tin để gây phân hóa chia rẽ giũa các xã hội của bọn cầm quyền phía sau nhà nước Âu Mỹ. Như thông tin sai lạc về món nợ thật sự  không thể trả nổi của Hy Lạp:

"Cho phép Tôi trình đến các bạn một nỗ lực đáng tiếc nhằm sử dụng một phiên bản hư cấu về "số thống kê Hy Lạp", trong mục tiêu tuyên bố sự khủng hoảng Hy Lạp đã chấm dứt, đây là một xúc phạm đến tất cả công dân Châu Âu, những người mà , cuối cùng dù  lâu, cũng phải được biết sự thật về Hy Lạp và về Âu Châu. Cho nên, xin cho Tôi được thẳng thắn rằng: Món nợ Hy Lạp hiện tại không thể kéo dài và không thể trả được, nhất là trong khi Hy Lạp bị liên tục tra tấn trấn lột thu nhập thuế khóa. Việc nhất quyết thực hiện những chính sách không lối thoát này, và việc không chấp nhận nhìn thẳng vào sự tính toán đơn giản, gây tốn phí cho người dân đóng thuế Đức rất trầm trọng, và ngay cùng một lúc, nó gia án bỉ nhục một quốc gia hãnh diện Âu Châu. Điều tồi tệ hơn nữa là, trong cung cách như thế này, thì không lâu người dân Đức sẽ quay ra thù ghét người Hy Lạp, người Hy Lạp cũng sẽ quay ra thù oán người Đức, và chẳng ngạc nhiên gì, cái lý tưởng Âu Châu (là một khối hòa bình) sẽ bị hủy hoại nặng nề.
Nước Đức, và đặc biệt giới công nhân Đức cần mẫn, chẳng có gì để sợ hãi một chiến thắng của  đảng SYRIZA hết. Mà ngược lại mới đúng. Công tác của chúng tôi không phải là đối đầu với bạn bè của chúng ta. Nó cũng không phải là để cố đạt được món nợ lớn hơn hay, tương ứng như vậy, đạt được quyền thâm thủng hơn. Mục tiêu của chúng tôi, thật ra là sự ổn định lại đất nước, cân bằng lại ngân sách và, dĩ nhiên, chấm dứt sự bóc lột giới người đóng thuế Hy lạp thất cơ thấp vế trong điều khoản của một thỏa hiệp nợ mà đơn giản không thể áp dụng được. Chúng tôi chủ trương chấm dứt luận cứ "nới rộng và giả vờ" không phải để chống lại công dân Đức mà với một quan điểm thuận lợi chung cho tất cả dân chúng Âu Châu."

(Allow me to submit to you that this sorry attempt to recruit a new version of 'Greek statistics', in order to declare the ongoing Greek crisis over, is an insult to all Europeans who, at long last, deserve the truth about Greece and about Europe. So, let me be frank: Greece's debt is currently unsustainable and will never be serviced, especially while Greece is being subjected to continuous fiscal waterboarding. The insistence in these dead-end policies, and in the denial of simple arithmetic, costs the German taxpayer dearly while, at once, condemning to a proud European nation to permanent indignity. What is even worse: In this manner, before long the Germans turn against the Greeks, the Greeks against the Germans and, unsurprisingly, the European Ideal suffers catastrophic losses.
Germany, and in particular the hard-working German workers, have nothing to fear from a SYRIZA victory. The opposite holds. Our task is not to confront our partners. It is not to secure larger loans or, equivalently, the right to higher deficits. Our target is, rather, the country's stabilization, balanced budgets and, of course, the end of the grand squeeze of the weaker Greek taxpayers in the context of a loan agreement that is simply unenforceable. We are committed to end 'extend and pretend' logic not against German citizens but with a view to the mutual advantages for all Europeans.

Dĩ nhiên, dù những vấn đề được trình bày  thật sự rõ ràng và thẳng thắn, nhưng đây cũng chỉ là lời tuyên bố chính thức của một "chính trị gia", một thành viên của định chế quyền lực như  nhà  Kennedies. Có thực hiện được hay không phải chờ xem, cái định chế với quyền lực ẩn tàng có "tương nhượng"  cho phép hay không. Bởi định chế quyền lực, kể cả "dân chủ gián tiếp",  không có chỗ cho lương tâm nhân bản hay "vì dân"  tồn tại. Mà người dân chưa nhận thức ra cái quyền trực tiếp của mình để phế bỏ nó.  

Hy lạp vẫn nằm trong Eurozones, nghĩa là chính phủ không có khả năng điều hành nền kinh tế thực thụ qua quyền hạn tài chính, lãi xuất, kích cầu, trợ cung, ngoài việc thay đổi chính sách thuế... và đi vay nợ bán tài sản công!

Liệu Alexis Tsipras có tồn tại được 4 năm và theo đuổi thực hiện đúng mong ước của cử tri hay không, dù là mong ước rất giới hạn què quặt, không dám thoát khỏi gọng kền của Eurozones, hay là nửa đường Alexis Tsipras sẽ đổi ý, trưng cầu dân ý rồi từ bỏ EU và Eurozone tái dựing bản vị Greek drachma. Nếu không được như vậy, chắc chắn phải thỏa hiệp, hoặc bị "xe đụng" "ngã máy bay" v.v Còn phải chờ. Và hy vọng lịch sử có một trường hợp ngoại lệ, dù chỉ số rất thấp!

Nhưng xét ngay hiện tại và "lời hứa trấn an Đức của Alexis Tsipras, chính phủ mới này  chỉ khá hơn bè lũ hũu khuynh như Samaras, nhưng sẽ  không  thể giải quyết nổi vấn nạn trong cái gọng kềm "3 chạc" cái vấn nạn có nguyên nhân từ chính nhóm quyển lực  "3 chạc"- Troika-  (International Monetary Fund, European Central Bank, European Commission) này tạo ra.

 
Giải pháp đúng đắn nhất là phải đối đầu với khối đại bản tài chính tại Brussels và IMF, nghĩa la phải ra khỏi Eurozones và EU là điều kiện tiên quyết để dành lại thế chủ động kinh tế tài chính;  và đồng thời  vận động trợ giúp  thúc đẩy quần chúng Hy Lạp về trách nhiệm kinh tế sản xuất cho thị trường nội địa của chính họ (localization of productions and market). Không thực hiện được hai điều căn bản này, khi mà xã hội đang  phần  lớn  phải tiêu thụ hàng nhập mà không có sản xuất những mặt hàng hay dịch vụ giá trị trao đổi ngoại thương, có Đức ở thế thượng phong lấn áp. và không có bản vị riêng (chính sách tiền tệ, lãi xuất, nguồn tài chính) để kích cung sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ nội địa, thì bất cứ nhà nước nào khuynh hướng nào cũng phải ký nợ IMF và bán tài nguyên quốc gia trả nợ.

Ngay tuyên bố của Alexis Tsipras cũng chỉ tố cáo và hòa hoãn với quyền lực Troika và IMF, chứ không đề cập giải pháp này!

Vấn đề là 11 triệu dân Hy Lạp, dân trí nhường ấy, kinh nghiệm dân chủ đủ loại như thế, cũng bị lừa đảo như bao nhiêu xã hội khác, để rồi phải trải bao điêu đứng chỉ vì GIAO KHOÁN TRÁCH NHIỆM vào TAY MỘT NHÓM, MỘT ĐẢNG, MỘT NGƯỜI muốn làm gì thì làm, mà họ không có quyền kiểm tra kiểm xét. Nếu có không đồng thuận thì phải thu hết can đảm tràn ra biểu tình thì lại bị ngăn chặn đánh đập truy tố tù tội. Rồi phải đợi cho đến khi hết nhiệm kỳ, bầu lại. Và nếu nó phải thỏa hiệp, không thực hiện những gì đã hứa hẹn, lại phải biểu tình bị đánh đập tù tội và chờ "bầu cử" nữa!!! 193 năm qua, HY Lạp  đã trải dủ mùi, sao vẫn chưa nhận ra?

Trò dân chủ gián tiếp quả nhiên lắm trò rắm rối như một con dao hai lưỡi. Lưỡi nào thì dân cũng chết trước! Nhóm nào, khuynh hướng nào,  chúng cũng dùng sinh mạng, đời sống thật của quần chúng để thử nghiệm "lý tưởng", "ý thức hệ" của chúng nó!

Ngày xưa Phan Chu Trinh, một "nho sinh Việt" vào đầu thế kỷ 20, thấm nhuần Khổng Nho, đậu đến Phó bảng (1900s). Thế mà chỉ trong chốc lát, vượt lên trên tất cả người cùng xứ đương thời,  nhận thức được cặn kẽ giá trị tự thân, tập trung vận động dân trí, giá trị dân quyền, tấn công chính quyền băng hoại,  bán khai của chính xã hội mình hơn là gào thết chống ngoại xâm theo kiểu chủ nghĩa quốc gia dân tộc thù hằn chủng tộc người Pháp da trắng.

Không như chủ trương quốc gia dân tộc của người đồng thời, Ông Phan Chu Trinh chỉ lên án NHÀ NƯỚC PHÁP, nhưng rất yêu thích văn minh dân trí giá trị dân quyền của xã hội, người dân Pháp.

Còn nhiều nghiên cúu tham khảo để đoán biết xem Phan Chu Trinh có vận động một mô thức dân chủ trực tiếp hay không. Tuy nhiên câu nói dưới đây, đề nghị cho chúng ta một bằng chứng Phan Chu Trinh muốn vận động cho một nền DÂN TRÍ có nhận thức tự chủ, tự trách nhiệm chính trị chứ không phải não trạng giao khoán cho một nhà nước theo kiểu gián tiếp.

dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân nào ngu dại cứ ngồi yên mà nhờ trời mà mong đợi mà trông cậy ở vua, ở quan, giao phó tất cả những quyền lợi của mình vào tay một người, hay là một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước, mới mong có ngày cất đầu lên nổi." (Quân Trị Dân Trị Chủ Nghĩa -PCT) 
Đối với dân Việt Nam, Phan Chu Trinh thẳng thắn hơn nữa, Ông mạnh dạn xối thùng nước lạnh vào mặt nhân dân cả nước, mắng thẳng là dân ngu, dân tối dạ. Rằng phải học hỏi người thầy Tây phương v.v Nhật, Nam Hàn đã nhận thức. Họ HỌC và HÀNH những đúng đắn của "bậc thầy" Tây phương không mặc cảm. Kết quả thực tiễn nói to, nói rõ  hơn hết. Kết quả, nó khẳng định giá trị mọi lý thuyết.

Nhưng than ôi! Lời nói đúng đắn chân thật sáng suốt ấy chốc đà đã gần 100 năm qua. Nhân loại đã qua một thiên niên kỷ mới 15 năm, mà cái đám dân 'cần cù, hiếu học" yêu quí của ông Phan Chu Trinh vẫn không hiểu nổi những gì ông vận động. Thậm chí còn bẻ méo, xuyên tạc và mắng chửi là "việt gian, phi dân tộc"!!!

Và ngay hôm nay, lại còn thêm một lũ người thế hệ mới đang đi ngược đường mò mẫm về "đông phương" với tất cả "phương tiện của tây phương" để giải quyết vấn nạn từ thời Phan Chu Trinh không chỉ còn tồn đọng mà tệ hại hơn bao giờ.

Cái gương Hy Lạp đang rõ mồn một, nhưng không phải duy nhất chỉ có Hy Lạp. Trong hơn 250 đất nước xã hội hiện nay, chẳng có nơi nào người dân thoát được "quyền uy" toàn tính của thiểu số, nhóm thiểu số được chính người dân ngu ngơ mặc nhiên  "giao khoán quyền cai trị sinh sát", trừ Thụy Sĩ.

Cứ nhìn nước Mỹ "hàng đầu" hiện nay sau hơn 200 năm  bị đám thiểu số "dẫn dắt" qua bao cuộc chiến tranh, từ cuộc nội chiến hàng triệu sinh mạng, đến hai thế chiến, rồi chiến tranh Bắc Hàn, Việt Nam, giờ đây Iraq, Trung Đông.. bao nhiêu đau khổ mất mát.. chỉ để cho bọn chủ nghĩa tập đoản (corporatism) và quyền chính đoạt lợi như tướng  Major General Smedley Butler vạch rõ trong bài diễn thuyết  War Is A Racket. Và trò làm tiền gian manh được thực hiện có hệ thống như một định chế hiện tại của mô thức "dân chủ gián tiếp" (sic)  lưỡng đảng Mỹ như nhà báo James Risen đã phanh phui ra trong tác phẩm của Ông mới vừa đây "Trả Bất Cứ Giá Nào"   (Quyền Lực Nhà Nước và "Lời Đàn Bà!")

Mất mát lớn nhất vẫn là nền tự do dân quyền của chính họ như hôm nay Paul Craig Roberts cảnh báo,  và Edward Snowden phải bỏ chạy để nói sự thật. John Kiriakou, Chelsea Manning v.v phải vào tù vì "tội nói thật" với quần chúng về tội phạm của nhà nước Mỹ.

Đó là "chuyện lớn", ngay trong đời sống hàng ngày của người ta, đã và đang  bị trói chặt  dần không chỉ với hệ thống rình mò trộm cắp xâm nhập như NSA, CIA, mà ngay cách ăn ở, sinh hoạt gioa đình v.v cũng bị bọn thiểu số định chế hóa, nhưng ít ai luu ý cho đến khi nó xảy đến cho bản thân họ,

Trong buổi hội luận vừa qua, chị  P.Tam có bực bội than rằng cô con gái sinh viên luật năm thứ 1 về nói rằng "giúp người không đúng cách là phạm luật". Chị bực dọc vì chị P.Tam chưa hiểu "nhà nước" (the state)  là gì và bản chất thật của "luật" là gì, và thật sự "luật" ở đâu ra, mục đích phục vụ ai! Nó không lý tưởng như Montesquieu tuyên bố, hay như đa số tưởng tượng.

Con gái chị nó "học luật" và nó nói đúng theo một trong những bài bài học đầu tiên về "luật", dù chưa chắc cô sinh viên này hiều đúng bản chất của luật nhà nước chính trị. Tiếc là không cón giờ để Tôi trao đổi chi tiết,  Tuy nhiên chỉ cần vài ba thí dụ là những người "bực dọc hiểu sai về nhà nước tận thiện" sẽ sáng mắt.

Lấy  một chuyên thường xảy ra với các di dân và Việt Nam (giác hơi, giác lễ, bấm huyệt mạch v.v) . Hàng xóm của bạn bị đau ốm vớ vẩn, bạn biết cách chữa gia truyền hay truyền thống. Bạn sang giúp chữa trị.  Người Hàng xóm vì lý do nào đó phải vào bệnh viện. Hỏi ra có sự "giúp đỡ" thuốc gia truyền hay phương pháp truyền thống của bạn.. . Bạn phạm luật và chịu trách nhiệm về những liên đới sức khỏe của  bệnh nhân hàng xóm. Tội danh thứ nhất là "bất cẩn", bạn không có "giấy phép hành nghề y". Nếu người hàng xóm đó bị chết, bạn ở tù, tội ngộ sát, dù chưa chắc cái chết là trực tiếp do sự "giúp đỡ từ lòng nhân" của bạn. Và bảo hiểm của người hàng xóm đó "thoát nợ". Cuối cùng tùy vào bạn có đủ tài chính mướn một tập đoàn luật sư "giỏi" có "chân móng" trong hệ thống pháp lý hay không !!!  Dịch vụ Y Khoa và quyền lợi từ  y tế  rất lớn, và là ĐỘC QUYỀN của nhóm dược phẩm và hội y sĩ! Chưa kề là phương tiện hũu hiệu của kiểm soát và cai trị của chính phủ nhà nước (Obamacare).

Thậm chí giúp đỡ người nghéo khó cũng bị phạm luật và tù tội, vì "luật không cho phép", đơn giản chỉ có thế!!!  Man, 90, arrested again this week for feeding the homeless!

Thậm chí tại Mỹ có nhiều nơi, như tại Oregan, bạn hứng nước mưa cũng là phạm luật!!! Vì nhà nước ra luật tuyên bố rằng nước mưa là tài sản quốc gia!!!

Tòa án tối cao Mỹ đang tranh luận để "ban hành luật" cho cả 50 bang hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính!!! (US Supreme Court to mull hearing gay marriage cases) Ngay cả việc  tự trồng rau quả cũng là phạm pháp!  Are Governments attempting to stop citizens from growing

Nghĩa là KHÔNG CHỈ GIÚP NGƯỜI KHÁC, mà ngay cả TỰ GIÚP MÌNH không theo ý Nhà nước, cũng là "phạm pháp"!

Đấy, từ chuyện yêu thương ăn ở với nhau, cho đến tương giao xóm ngõ, sử dụng nguồn thiên nhiên trong phạm vi nhà cửa đất đai, dạy dỗ con cái v.v nhất nhất do bọn thiểu số ngồi qui định qua PHÁP LUẬT! . Chúng đối xử với quần chúng như đấng cha mẹ với con thơ con dại... Vì người dân tự cho mình là con thơ trẻ dại cần nhà nước chính phủ cắtt đặt răn đe.... Và chúng cắt đặt  răn đe dân chúng không phải vì an nguy hạnh phúc quần chúng... nhưng  để... bảo vệ quyền lợi tập đoàn đặc quyền lợi nhuận thượng tầng cai trị.

Chĩ vì chúng ta bị nhồi nhét là chính phủ tận thiện và luật pháp được đặt ra là vì dân, nên chúng ta cảm thấy bực bội và không thể tin rằng đại đa số LUẬT có mục tiêu là TRỊ DÂN, và nhằm củng cố định chế quyền lực  hơn là vì Công Lý.

Mô thức dân chủ gián tiếp đã lộ dần bản chất băng hoại sau hơn 200 năm phục vụ cúu gỡ cho định chế nhà nước từ thời chuyển hóa khỏi quân chủ vương quyền; và định chế nhà nước càng ngày càng tỏ ra phi nhân, phi đạo lý trắng trợn hơn, không cần che đậy, với sự kiện bao quát toàn quyền lực chặt chẽ hơn bao giờ hết, nhờ kỹ thuật thông tin và vũ khí cao cấp. Chẳng gì còn để biện minh. Vấn đề còn lại là nhân thức. Những thế hệ trẻ như Larken Rose Jeff Berwick , James Corbett v.v đang đánh thức nhân loại, và số lượng đang lớn dần.

Ai nhận thức thì cứ tiến bước. Đến một thời điểm rồi cũng phải chuyển hóa cùng mọi người. Nên vận não nhận thức đứng lên càng sớm càng tốt, đừng để người khác phải lôi mình đi như một đứa trẻ con ăn vạ khi đến lúc phải dứt "sữa mẹ" rồi phải rời nhà ra trường đời tự chủ tự trách nhiệm.

Hãy nhìn  nhân dân Hy lạp đang học bài học cay đắng nhất về niềm tin chính phủ và nền "dân chủ gián tiếp". Và để xem họ, người Hy Lạp và cả nhân loại này, có nhìn ra được vấn đề như người Thụy Sĩ sau 4 năm sắp đến hay chăng?

30-01-2015
NKPTC

PHAN CHU TRINH: "Tên Tội Đồ Mạ Lị Dân Tộc Thông Minh Cần Cù Hiếu Học Anh Hùng Việt Nam là NGU SI KÉM CỎI MỌI DA VÀNG

Phan Chu Trinh  PHAN CHU TRINH
Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông về nước tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: “Từ đầu thế kỷ XIX về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gởi trong tay một số người đông, chớ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay bác lại dựng cờ quân chủ hay sao?”. Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã suy nghĩ, cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông.Phỏng ngày nay ông còn sống thì người cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. (Phan bội Châu viết về Phan Chu Trinh)
==

"Mất độc lập là một điều đau đớn nhưng khi xét các nguyên nhân, ta phải thừa nhận là do chúng ta ngu si vì vậy mà chúng ta phải chịu đựng đủ thứ, phải bò hết mọi ý thức hận thù, chúng ta nhờ người Âu châu làm thầy, chúng ta chấp nhận làm học trò, chúng ta cũng phải chấp nhận sự khốn cùng và chịu câm miệng để bắt đầu cái sai là bắt chước một nền văn minh nước ngoài.
Chúng ta ở trong cành khốn quẫn như thế nào do sự dối trá của người Pháp?  Ở châu Á trong lúc mọi dân tộc đang trên đường giải phóng thì chúng ta chìm đắm trong ngu si.  Dù ngày mai có bão tố, trận mạc, đấu tranh giữa các nước, dù người Pháp có bị thua thì các ông thầy hiện nay của chúng ta chỉ đơn giản ra đi từ nước chúng ta và tên đầy tớ đáng thương đang ngủ mê này sẽ chuyển từ tay người này sang tay kẻ khác." (Phan Chu Trinh.)
Tôi không thuộc vào hạng người khoe khoang.  Nòi giống chúng ta còn ngu muội lắm mà lại hay khoác lác không ai bằng.  Không thấy ai ở bên ta có đủ lòng tốt để đi tìm và chỉ ra cho đồng bào con đường tốt đẹp.  Chính cũng vì cái lòng kiêu ngạo này mà mất độc lập từ năm sáu mươi năm nay, và học theo kiểu Âu từ 20 năm mà vẫn chưa tìm được người nào viết được để làm cho người Pháp biết giá trị những người của dòng giống ta và biết họ mong muốn gì (Phan Chu Trinh).
Sau khi Bệ hạ lên ngôi, thường ra những Chiếu, Dụ ép dân phải tôn quân quyền, là lẽ gì vậy? Bệ hạ thường nói, nước ta xưa nay vẫn sùng Nho giáo. Nho giáo còn ai lớn hơn ông Khổng, ông Mạnh? Xưa vua Định Công hỏi đức Khổng Tử rằng: “Có câu gì vua nói ra làm nước thạnh vượng được không?”. Đức Khổng Tử rằng: “Có, làm vua khó lắm, mà làm tôi cũng không dễ”. Lại hỏi rằng: “Vậy thời có câu gì vua nói ra , mà làm mất nước không”. Đức Khổng Tử rằng: “Có, ta không vui chi sự làm vui, ta chỉ vui sao cho những lời ta nói ra không ai dám cãi lại”. Thầy Mạnh Tử nói rằng: “Trong nước dân là quý nhất, đất cát và vật sản là thứ nhì, còn vua là khinh”. Lại nói rằng: “Có ở cho được lòng người cùng dân, mới đáng làm ngôi thiên tử”. Còn biết bao nhiêu là lới nói khác nữa, cũng toàn một ý ấy cả. Bệ hạ xem lại trong 5 Kinh và 4 Truyện, xem có câu nào là tôn quân quyền không? Bởi vì người nào mà ngôi mình ở trên muôn người, thời lòng khiêm nhượng phải xem mình như ở dưới cả muôn người, ấy là cái tinh thần của Nho giáo vậy; nếu người nào hãnh hãnh tự đắc, cậy quyền thế mà ép dân, rằng: “chúng bay phải tôn ta, phải sợ ta, thời người ấy chẳng khác chi tìm đường tự tử vậy. (Phan Chu Trinh - Khải Định Hoàng Đế Thư)

Alexis Tsipras' Open Letter To Germany: What You Were Never Told About Greece



Authored by Alexis Tsipras via Syriza.net,

Most of you, dear [German] readers, will have formed a preconception of what this article is about before you actually read it. I am imploring you not to succumb to such preconceptions. Prejudice was never a good guide, especially during periods when an economic crisis reinforces stereotypes and breeds biggotry, nationalism, even violence.

In 2010, the Greek state ceased to be able to service its debt. Unfortunately, European officials decided to pretend that this problem could be overcome by means of the largest loan in history on condition of fiscal austerity that would, with mathematical precision, shrink the national income from which both new and old loans must be paid. An insolvency problem was thus dealt with as if it were a case of illiquidity.

In other words, Europe adopted the tactics of the least reputable bankers who refuse to acknowledge bad loans, preferring to grant new ones to the insolvent entity so as to pretend that the original loan is performing while extending the bankruptcy into the future. Nothing more than common sense was required to see that the application of the 'extend and pretend' tactic would lead my country to a tragic state. That instead of Greece's stabilization, Europe was creating the circumstances for a self-reinforcing crisis that undermines the foundations of Europe itself.

My party, and I personally, disagreed fiercely with the May 2010 loan agreement not because you, the citizens of Germany, did not give us enough money but because you gave us much, much more than you should have and our government accepted far, far more than it had a right to. Money that would, in any case, neither help the people of Greece (as it was being thrown into the black hole of an unsustainable debt) nor prevent the ballooning of Greek government debt, at great expense to the Greek and German taxpayer.

Indeed, even before a full year had gone by, from 2011 onwards, our predictions were confirmed. The combination of gigantic new loans and stringent government spending cuts that depressed incomes not only failed to rein the debt in but, also, punished the weakest of citizens turning people who had hitherto been living a measured, modest life into paupers and beggars, denying them above all else their dignity. The collapse of incomes pushed thousands of firms into bankruptcy boosting the oligopolistic power of surviving large firms. Thus, prices have been falling but more slowly than wages and salaries, pushing down overall demand for goods and services and crushing nominal incomes while debts continue their inexorable rise. In this setting, the deficit of hope accelerated uncontrollably and, before we knew it, the 'serpent's egg' hatched – the result being neo-Nazis patrolling our neighbourhoods, spreading their message of hatred.

Despite the evident failure of the 'extend and pretend' logic, it is still being implemented to this day. The second Greek 'bailout', enacted in the Spring of 2012, added another huge loan on the weakened shoulders of the Greek taxpayers, "haircut" our social security funds, and financed a ruthless new cleptocracy.

Respected commentators have been referring of recent to Greece's stabilization, even of signs of growth. Alas, 'Greek-covery' is but a mirage which we must put to rest as soon as possible. The recent modest rise of real GDP, to the tune of 0.7%, signals not the end of recession (as has been proclaimed) but, rather, its continuation. Think about it: The same official sources report, for the same quarter, an inflation rate of -1.80%, i.e. deflation. Which means that the 0.7% rise in real GDP was due to a negative growth rate of nominal GDP! In other words, all that happened is that prices declined faster than nominal national income. Not exactly a cause for proclaiming the end of six years of recession!

Allow me to submit to you that this sorry attempt to recruit a new version of 'Greek statistics', in order to declare the ongoing Greek crisis over, is an insult to all Europeans who, at long last, deserve the truth about Greece and about Europe. So, let me be frank: Greece's debt is currently unsustainable and will never be serviced, especially while Greece is being subjected to continuous fiscal waterboarding. The insistence in these dead-end policies, and in the denial of simple arithmetic, costs the German taxpayer dearly while, at once, condemning to a proud European nation to permanent indignity. What is even worse: In this manner, before long the Germans turn against the Greeks, the Greeks against the Germans and, unsurprisingly, the European Ideal suffers catastrophic losses.

Germany, and in particular the hard-working German workers, have nothing to fear from a SYRIZA victory. The opposite holds. Our task is not to confront our partners. It is not to secure larger loans or, equivalently, the right to higher deficits. Our target is, rather, the country's stabilization, balanced budgets and, of course, the end of the grand squeeze of the weaker Greek taxpayers in the context of a loan agreement that is simply unenforceable. We are committed to end 'extend and pretend' logic not against German citizens but with a view to the mutual advantages for all Europeans.

Dear readers, I understand that, behind your 'demand' that our government fulfills all of its 'contractual obligations' hides the fear that, if you let us Greeks some breathing space, we shall return to our bad, old ways. I acknowledge this anxiety. However, let me say that it was not SYRIZA that incubated the cleptocracy which today pretends to strive for 'reforms', as long as these 'reforms' do not affect their ill-gotten privileges. We are ready and willing to introduce major reforms for which we are now seeking a mandate to implement from the Greek electorate, naturally in collaboration with our European partners.

Our task is to bring about a European New Deal within which our people can breathe, create and live in dignity.

A great opportunity for Europe is about to be born in Greece. An opportunity Europe can ill afford to miss.


==
Cập Nhật Thông Tin về Tình Trạng Hy Lạp

Greece should exit eurozone ASAP

GREECE should exit the eurozone ASAP. In fact, I’m not sure why they haven’t done it already. They should quickly reintroduce the drachma and devalue it by a lot.
Last night, the new Prime Minister, Alexis Tsipras, made a defiant speech to Parliament, which was a good start. He laid out plans to dismantle what he called Greece’s ‘cruel’ austerity program and ruled out any extension of the bailout.
The Athens bank share index promptly dropped 10 per cent, the Greek market as a whole fell 5 per cent and the yield on its three-year government notes rose 366 basis points.
It’s true that Greece’s financial system would be bankrupted by replacing the euro with the drachma, since the banks’ assets would be in devalued drachmas while the debts remained in euros, and the nation itself would have to default on its debts. But as Mr Tsipras well knows, debt defaulters are always forgiven.
In fact, in 377AD Greece became the first nation in history to default on its debts and has spent about half of its period of independence over the past century in a state of default.
The list of countries that have defaulted include the United Kingdom, Germany, Japan, France, Denmark, Sweden, The Netherlands and, let it not be forgotten, the United States.
Not only was Greece forgiven its many defaults by the world’s banks, it was invited to join the eurozone (having cooked the books just a bit) and last year the yield on its sovereign 10-year bond traded down to below 6 per cent. Talk about not learning from history! It’s now back at 11 per cent, and the three-year bond is at 22 per cent).
So, while it’s true that if Greece returned to the drachma it would be excluded from capital markets for a while, it really would only be for a while.
In the meantime, there would be long queues of tourists at Athens Airport and crowding onto ferries into the Aegean Sea. Tourism would soar, as would its shipping industry, along with the flowering of a thousand export industries.
If currency manipulation was good enough for China when it came to rebuilding its export industries, why not for Greece?
Of course, the question is whether Germany would actually let Greece exit the eurozone, and the answer is definitely “Nein!”
Germany needs Greece (and Italy and Spain) inside the euro to keep the currency down. In a way, the existence of the eurozone is a form of currency manipulation by Germany that’s every bit as direct and effective as China’s peg to the US dollar.
As a case in point, over the past 12 months the Australian dollar has actually appreciated against the euro by 7 per cent while depreciating against the US dollar by 12 per cent.
As a result, sales of Audi rose 20 per cent last year, Mercedes Benz 16 per cent and BMW 11 per cent.
If Greece were to leave the euro, Germany’s big carmakers would suddenly become uncompetitive, along with Germany’s other exporters, and have to leave as well.
If Greece left, then so would Italy, Spain, Portugal and Cyprus. As a result, Germany, the Netherlands, Belgium and France would be left with the world’s strongest currency and the collapse of their export industries.
They will not allow this to happen, which is why Mr Tsipras is so cocky and defiant. He can, and will, drive a very hard bargain because he knows that Germany needs Greece more than Greece needs Germany.
In fact, it is fair to say that joining the euro has done Greece a great deal of damage, so that there is a case for Greece exiting no matter what enticements are eventually offered to them to stay.
As Alexis Tsipras told the Greek Parliament last night: “ … the bailout was cancelled by its own failure and destructive results.”


No comments:

Post a Comment