Tuesday, July 16, 2013

Tính Cơ Chế hay Hệ Thống Tự Nhiên Băng Hoại của Nhà Nước Chính Trị


Tính Cơ Chế hay Hệ Thống Tự Nhiên Băng Hoại của Nhà Nước Chính Trị
Sự kiện Snowden, cho đến hôm nay, đang tạo ra nhiều cuộc tranh luận với nhiều hướng khác nhau. Có những nhóm chỉ nỗ lực tập trung vào những chuyện đời tư cá nhân của Snowden và những cộng tác viên với anh. Nhóm này là đa số. Một số khác xoay quanh những phương án tị nạn khả thi của Snowden. Số ít còn lại tập trung vào lãnh vực pháp lý hiến định của vấn đề “theo dõi rình mò trộm cắp” của NSA, và một số chuyên gia ít hơn, thảo luận chi tiết kỹ thuật theo dõi rình mò nghe lén của NSA trên lãnh vực khoa học. Và hầu như vắng hẳn những bình luận gia tập trung vào một sự kiện hiển nhiên “bản chất nhà nước chính trị”, tự nó sẽ đẻ ra “bản chất an ninh” và ” bản chất an ninh” tự nhiên hành xử bạo ngược vô đạo và đê tiện. Có nghĩa là không ai nhìn vào tính “cơ chế” hay tính “hệ thống” của vấn đề.

Chúng ta đều biết, khả năng và “quyền” hành xử bí mật theo dõi rình mò, bắt bớ công dân của cơ chế nhà nước nó là bản chất tự nhiên của nhà nước chính trị từ ngàn xưa. Nó chỉ khác biệt đổi dạng khi dân chúng ở những xã hội tiến bộ thành công trong nỗ lực thiết lập tính dân chủ và pháp trị từ đầu thế kỷ 18. Nguyên lý pháp trị này, cuối cùng cũng chỉ có khả năng ép cơ chế nhà nước phải “gian manh khôn khéo” hơn, chính đáng hóa cái bản chất bạo ngược tự nhiên của nó bằng những “đạo luật”. Nói cách khác, những “đạo luật” này chính đáng hóa những bạo ngược bất nhân ngày xưa nhà nước chính trị mặc nhiên hành xử và quần chúng mặc nhiên chấp nhận theo "truyền thống văn hóa".


Những đạo luật như “chống nổi loạn” (Sedition Act) chẳng qua gia giảm cái “tru di tam tộc” ngày xưa, và làm đẹp cho hành xử vô đạo bất nhân của nhà nước chính trị mà thôi. Bản chất vẫn là triệt hạ tất cả hành động đối kháng quyền lực độc tôn của nhà nước. Vì bên cạnh cái gọi là “chống nổi loạn” (sedition Act) nó còn một đống các “đạo luật” liên hệ để cột buộc tất cả những “liên hệ” vào tội nổi loạn, đe dọa an ninh quốc gia v.v Tội Danh có khác, nhưng mục tiêu vẫn là một.


Lấy thí dụ điển hình qua sự kiện Snowden, chúng ta nhìn kỹ lại đạo luật “Theo Dõi Tình BÁo Quốc tế” ( Foreign Intelligence Surveillance Act) gọi tắt là FISA, được ban hành năm 1978. Như vậy trước năm 1978, nhà nước Mỹ (và các nhà nước khác) từng thảnh thơi hiền như Bụt Tây Tạng chăng? Điều này phải hiểu rằng kể từ năm 1978, những trò theo dõi rình mò kết tội đã được công khai và chính đáng hóa với sự đồng thuận pháp lý theo tính “dân chủ”. Có nghĩa là TAO (NHÀ NƯỚC) ĐƯỢC CHÚNG MÀY (DÂN CHÚNG) CÔNG KHAI ĐỒNG Ý cho TAO XÂM PHẠM CHÚNG MÀY- đừng kêu ca gì nữa!


Chưa hết, trong cơ chế gọi là “tam quyền phân lập” mà đám chánh án của nền Công Lý vừa TỐI vừa CAO, phải được CHỈ ĐỊNH của Nhà Nước Hành Pháp và PHÊ CHUẨN của đám dân biểu nghị sĩ (Quốc Hội- Lập Pháp). Như vậy hệ quả thuận lý,  thì ôi thôi, đám chánh án chỉ là tay sai của những kẻ  đặt để nó vào chức vụ đó mà thôi, làm sao “phân lập”. Cho nên chúng ta thấy rằng, hễ thằng Tổng thống nào thuộc Cộng Hòa thì nó sẽ chỉ định những tên Chánh Án vừa bảo thủ ngu tối vừa bạo ngược bán khai; và nếu là đảng Dân Chủ thì lại chỉ định những tện chánh án “cởi mở” với đồng tính luyến ái, phá thai v.v Tại sao hệ thống Công Lý này lại không được bầu cử với nhiệm kỳ dài hạn, 10 năm 15 năm???


Còn cái gọi là Lập Pháp (Quốc Hội) thì đại đa số phải có tiền hoặc/và thế lực tập đoàn đại bản ủng hộ mới vào lọt. Mà có vào lọt rồi mà không theo “chủ trương” của “tập đoàn quyền lực”, thì  độc lập như   Cynthia McKinney sẽ bị đủ thủ đoạn tống khứ khỏi cuộc “cầu cử”. Hoặc hiếm hoi như Bernie Sanders thì coi như bị vô hiệu hóa; ngay cả nằm trong Đảng mà khác ý kiến cũng bị  “trục xuất” và/hoặc vô hiệu hóa như Ron Paul, Kucinich , theo ý dân hay không theo ý dân chẳng thành vấn đề.


Thế thì “tam quyền phân lập” chẳng qua chỉ là màn kịch trình diễn để đám dân chúng có cảm giác rằng họ có  “dân chủ tự do” và rằng cái “cơ chế” hay “mô thức chính trị” của họ rất hiệu năng!!! Cho dù thực tế hệ quả trái ngược cứ xảy ra đều đều! Kẻ nô lệ tăm tối nhất là kẻ nô lệ tin rằng anh ta đang tự do! "Tam quyền chỉ "phân lập" trên sân khấu, nhưng nhất quán chặt chẽ trong chủ trương duy trì quyền lực cai trị bằng bất cứ thủ đoạn nào!


Lấy nước Mỹ để làm thí dụ điển hình mà thôi, chứ khi đã là nhà nước chính trị, thì nó như nhau, ở bất cứ nơi nào. Sự khác biệt chỉ được thấy ở tinh thần phản kháng và  mức độ phản kháng của dân chúng nơi đó. Dân Trí!!!


Qua sự kiện Snowden và NSA, chúng ta thấy rõ bọn nhà nước Âu Mỹ đã hầu như tê liệt hóa được quấn chúng của nó qua ảo tưởng “có dân chủ pháp trị”; ngược lại những kẻ “độc tài bạo ngược” như Trung Quốc, Nga lại e dè quần chúng của họ.
Gần như toàn bộ khối quần chúng Âu Mỹ, dù đã thấy rõ ràng với bằng chứng cụ thể  là nhà nước và quốc hội của họ “đồng thuận” với nhau vi phạm hiến pháp và xâm phạm dân quyền, nhân quyền của họ… nhưng họ vẫn cứ nhẩn nha chực chờ “hệ thống Công Lý” của họ giài quyết theo "trình tự dân chủ”. Cái “trình tự dân chủ” và “pháp trị” với nền “công lý” mà Snowden hiểu quá rõ qua P.Agee, Daniel Ellsberg, Bradly Manning, Lynne Stewart,Mordechai Vanunu, Assange v,v và đã phải quyết định vượt ra khỏi Mỹ để nói sự thật, và kỳ vọng rằng QUẦN CHÚNG MỸ THỨC TỈNH HÀNH XỬ QUYỀN LỰC DÂN CHỦ của HỌ, và THAY ĐỔI MÔ THỨC như  lời kêu gọi trong bản tuyên ngôn độc lập Mỹ: Hủy bỏ hoặc thay thế chính phủ nhà nước khi nó trở thành tác hại!


Cho đến nay, ngoài những huyên náo vớ vẩn bên lề, không một ai nhìn thấy bản chất băng hoại phi pháp của cơ chế nhà nước chính trị theo mô thức hiện tại  là không thể thay đổi, và cần phải hủy bỏ thay vào một mô thức mới hữu hiệu và hiệu quả hơn cho mục tiêu tự do hòa bình và nhân bản. Và đây có lẽ là “ẩn ý” của Snowden và các thành viên. Không như Adam Kokesh kêu gọi tiến thẳng vào vấn nạn và giải pháp:


"Khi một chính phủ đã chủ trương liên tục bất tuân nền luật pháp của chính nó đặt ra, đã xâm phạm những quyền con người nền tảng của công dân, đã đe dọa tính tối trọng của một nền tự do báo chí, đã thiết lập những định chế nhằm hủy diệt sự truyền thông riêng tư, đã phát động chiến tranh theo mệnh lệnh của những nhóm đặc quyền đe dọa sự an toàn của công chúng, đã giết hại hàng trăm trẻ em bằng những cuộc tấn công máy bay không người lái,  đã tống giam và hủy hoại cuộc đời của vô số những cá nhân bằng những tội danh phi lý, đã bóp nghẹt cơ hội kinh tế để duy trì sự khống trị của giới đặc quyền tài chính, đã ăn cắp của quần chúng bằng một hệ thống thuế khóa ngược ngạo và lạm phát, đã bán đứng những thế hệ tương lai vào nền nô lệ nợ nần, và đã lạm dụng quyền lực để đàn áp đối lập, thì nó không còn xứng đáng để tồn tại nữa, và sự thể này trở thành bổn phận của quần chúng nhân dân phải thay đổi hoặc hủy bỏ cái chính phủ nhà nước đó bằng bất cứ phương cách nào cần thiết để bảo vệ nền tự do và bảo đảm nền hòa bình. Một cuộc cách mạng cho nước Mỹ đã chờ quá mức rồi. Cuộc cách mạng này đã được ấp ủ trong tâm trí của dân chúng hàng nhiều năm, nhưng trong mùa Lễ Độc Lập năm nay, nó sẽ được tiến hành với một hình thức mới khi đoàn quân Cách Mạng Mỹ sẽ diễn hành tiến vào trong mỗi thủ phủ của Tiểu Bang để đòi hỏi các Thống đốc của 50 bang ngay lập tức khởi sự một tiến trình tuần tự giải thể chính phủ liên bang qua việc rút ra tự trị và  đòi lại những tài sản bị Liên bang cai quản. Nếu như một năm trôi qua kể từ ngày lễ Độc Lập 4-tháng 7 này (2013) mà vẫn cứ để cho những tội ác của chính phủ này tiếp diễn, thì chúng ta có lẽ đã đi qua thời điểm khiến không còn cách nào có thể tiến hành một cuộc cách mạng mà không bạo lực được nữa. Thời gian ngồi không chờ đợi đã qua rồi, đứng ở tư thế trung lập là đồng lõa, viện cớ tôi chỉ làm nhiệm vụ công việc của tôi thôi, không còn chính đáng, và chiến tuyến đã được vạch ra giữa CHÚNG TA, QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN và bọn tội phạm ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Trong khi có một số kẻ yếu bóng vía thiếu tự tin sẽ cho rằng cuộc cách mạng này quá sớm, rằng chúng ta có thể giải quyết qua phương tiện dân chủ do chính phủ đưa ra, rằng mức độ thuế hiện tại là có thể hợp lý vì những dịch vụ chính phủ cung cấp, và rằng những tội phạm của cái chính phủ này chỉ đơn thuần là một sự phiền nhiễu có thể dung túng được, điều này có lẽ quá trễ rồi.  Dù rằng có rủi ro hiểm nguy xảy ra trong lúc diễn biến cường đột, nhưng điều nguy hại hơn là cứ để cho cái chính phủ này tiếp tục không bị đối kháng. Cho nên, nếu quí vị hài lòng với nguyên trạng hiện tại, thì cứ ở trong nhà, ăn no cho béo, ngắm pháo bông an toàn từ xa, và để cho ngày Lễ Độc Lập này trôi qua như bất cứ những ngày khác. Nhưng nếu quí vị nhìn ra được những điều chúng tôi nhìn ra, và cảm nhận được những điều chúng tôi cảm nhận, thì chúng tôi sẽ gặp quí vị ở tuyến đầu của tự do trong ngày 4 tháng 7 năm 2013, vì đây là: Cuộc Cách Mạng Mỹ Cuối Cùng" (Adam Kokesh, 23 tháng 5,, 2013  Viết từ nhà tù Liên Bang Mỹ Philadelphia
Read Kokesh’s full statement below.
“When a government has repeatedly and deliberately failed to follow its own laws, violated the fundamental human rights of its citizens, threatened the sanctity of a free press, created institutions intended to eliminate privacy of communication, waged war at the behest of special interest that threatens the public safety, killed hundreds of children with drone strikes, imprisoned and destroyed the lives of countless individuals for victimless crimes, stifled economic opportunity to maintain the dominance of the financial elite, stolen from the people through an absurd system of taxation and inflation, sold future generations into debt slavery, and abused its power to suppress political opposition, it is unfit to exist and it becomes the duty of the people to alter or abolish that government by whatever means necessary to secure liberty and ensure peace.
“A new American revolution is long overdue. This revolution has been brewing in the hearts and minds of the people for many years, but this Independence Day, it shall take a new form as the American Revolutionary Army will march on each state capital to demand that the governors of these 50 states immediately initiate the process of an orderly dissolution of the federal government through secession and reclamation of federally held property. Should one whole year from this July 4th pass while the crimes of this government are allowed to continue, we may have passed the point at which non-violent revolution becomes impossible.
“The time to sit idly by has passed. To remain neutral is to be complicit, just doing your job is not an excuse, and the line in the sand has been drawn between the people, and the criminals in Washington, D.C. While some timid souls will say that it is too early, that we can solve this problem through democratic means provided by government, that current levels of taxation are reasonable for the services provided, and that the crimes of this government are merely a tolerable nuisance, it may already be too late.
“While there is risk in drastic action, the greater danger lies in allowing this government to continue unchallenged. So if you are content with the status quo, stay home, get fat, watch the fireworks from a safe distance, and allow this Independence Day to pass like any other. But if you see as we see, and feel as we feel, we will see you on the front lines of freedom on July 4th, 2013 for this, The Final American Revolution.”
Signed, Adam Kokesh, May 23, 2013 from a cage in the Philadelphia federal prison.
 
 Ở đây, ta có thể đoán mò rằng có lẽ Snowden và nhóm của anh liệu được “trình độ” quần chúng, cũng như bạo lực của guồng máy tuyên truyền sẽ xuyên tạc một khi anh mở ý cho mục tiêu “hủy bỏ và thay thế cơ chế tác hại” hiện nay như chúng đang đối xử với Adam Kokesh.


Một bản chất tự nhiên rằng khi đã là nhà nước chính trị, tự nhiên nó phải gian manh, bạo ngược và vô đạo, và  sẽ tự nhiên  trở thành đế quốc khi có điều kiện thuận lợi. Điều mà Assange ngây ngô không hiểu ra nên mới phân biệt “nước nhỏ, nước lớn”. Nhỏ hay Lớn, Nhược Tiểu hay Cường Quốc. tất cả bọn nhà nước chính phủ cũng đều cai trị quần chúng bằng thủ đoạn gian manh dối trá và bạo lực. Và nó chỉ là “nhược tiểu” bởi vì nó chưa có cơ hội thành đế quốc, hay nói đúng hơn cơ hội đế quốc đã bị thằng khác  hiện tại lấy mất. Chỉ cần tham khảo chút xíu về trước và sau giai đoạn ngăn ngủi của Thực Dân Âu Tây, chúng ta sẽ thấy ngay nhà nước nào cũng là “đế quốc” khi có cơ hội. Đến như Việt, Miên, Thái, Miến một nhóm sắc dân thấp kém, đất nhỏ, gần hết đời bị nộ lệ đô hộ,  mà còn cứ dấy lên giết nhau xưng “đế” cho đến bây giờ chưa thôi! 
Nhìn qua Châu Phi, Nam Mỹ mà xem, từ xưa đến nay có khác gì! Mới nhích lên một bậc đủ ăn đủ mặc là đã tiến hành chiến tranh “đế quốc” với hàng xóm láng giềng!!!


Những “cái  khác” tích cực cho nhân bản tự do mà chúng ta thấy rải rác cho đến nay, nó không nằm ở “cơ chế nhà nước chính trị” của bất cứ đất nước nào, mà nó nằm ở trình độ, mức độ nhận thức chính trị và  nhân bản của dân chúng xã hội đó mà thôi. Nhận thức dân chúng (dân trí) cao, ý thức tự do quần chúng mạnh thì quyền lực nhà nước thấp, nỗ lực đế quốc của nhà nước sẽ bĩ kềm hãm yếu đi.


Muốn triệt tiêu những vấn nạn “xã hội chính trị” này, trước tiên phải thấu hiểu nó. Những vấn nạn này là hệ quả tất yếu của hệ thống nhà nước chính trị. Nó thuộc bản chấtnhà nước chính trị. Nói theo kiểu nhà Phật là trèo cây chanh cứ đòi hái được quả cam, tự làm khổ và tự chuốc họa và chẳng bao giờ đạt được ước muốn. Gốc cây chanh, dù có vun bón chăm chút sử đồi cách nào đi nữa nó cũng là chanh. Muốn ăn cam phải trồng cây cam. 


Muốn triệt tiêu những vấn nạn này, phải triệt tiêu quyền lực chính trị, nguyên nhân của vấn nạn. Quyền lực băng hoại, quyền lực tuyệt đói băng hoại tận cùng – Những tên vĩ nhân (chính trị) đều là bọn gian ác (Power corrupts, absolute power corrupts absolutely- all great men are bad men (Lord Acton) 

Nhận định này không phải chỉ có người ở thời đại này mới nói đến, hoặc bây giờ mới được nghe. Nhận định này có từ ngàn xưa,  ý niệm một xã hội  tự trị tự túc vô chính phủ  và phi chính phủ (anarchism Greek ἀναρχία, i.e. anarchy- nghỉa là không cần có kẻ lãnh đạo cai trị)  đã có từ đông qua tây. Lão Tử, Trang Tử, StôÍt, Diogenes of Sinope, Zeno of Citium v.v gần cận hơn nữa có những người chi tiết và hệ thống hơn như Etienne de la Boetie, Henry D Thoreau v.v rồi cận đại được hệ thống hóa và phổ cập thành cao trào chính trị  và bị những nhóm cộng sản, hũu khunh cực đoan  (bản chất là chủ trương quyền lực nhà nước như Karl Marx)  lạm dụng;  để từ  đó danh từ  Anarchy (không cần kẻ lãnh đạo cai trị) biến thành “hỗn loạn”. 


Bản chất của tư tưởng “vô chính phủ và phi chính phủ” là  KHÔNG CẦN LÃNH ĐẠO CAI TRỊ - nguyên nghĩa của từ Hy Lạp Anarchism- chủ trương tự trách nhiệm, tự chủ, và bình đẳng trách nhiệm, cho nên nó không mang tính cấu trúc hay cơ cấu hệ thống quyền lực.  Vì vậy, cao trào này không có giới “lãnh đạo” như những cao trào chính trị khác.  Khi nhận thức đến mức độ “không cần kẻ cai trị lãnh đạo” tự nhiên người ta tham gia nối kết với nhau bình đẳng và sinh hoạt bình đẳng trong nguyên lý chủ quyền cá nhân (nhân chủ). Có nghĩa là tự trị , tự chủ và tôn trọng sự tự trị tự chủ của người khác.


Và khi nhận thức ở tầm mức này, người ta tự đề kháng chống bất cứ manh mối cai trị nào và tự bảo vệ nền “tự do, tự chủ không cần lãnh đạo cai trị” này của họ.  Và đây chính là mối liên kết xã hội, hay tính cố kết xã hội tự nó hình thành và chặt chẽ để bảo vệ nền “tự trị không lãnh đạo” chung của họ. Chứ nó không trở thành “ích kỷ., hỗn loạn, mạnh ai nấy lo” như bị tuyên truyền.


Ngược lại, chính những xã hội được rêu rao là có lãnh đạo và vì xã hội có chủ nghĩa “xã hội”, lại là những xã hội mà công dân cực kỳ thấp kém ích kỷ và sống mạnh ai nấy lo, khi đủ điều kiện thì bỏ đi! Tính công chúng và công ích hầu như chỉ có ở mặt tuyên truyền đầu môi!


Ngắn gọn lại để kết luận, mô thức xã hội chính là NHẬN THỨC XÃ HỘI. Tất cả nó nằm ở trong đầu của con người. Người ta nhận thức đến đâu, sẽ sống và tổ chức sống đến đó! Tất cả "sinh hoạt con người" được sinh ra từ tiến trình nhận thức, muốn triệt tiêu hay thay đổi nó, cũng phải bắt đầu từ tiến trình thay đổi nhận thức của con người.


Friedrich Nietzsche quá  chính xác khi khẳng định: “tự do là ước muốn được tự trách nhiệm” (tự chủ tự trị) ( "Freedom is the will to be responsible to ourselves.") Ngược lại với chủ trương chính phủ nhà nước (statism) là trao khoán cho “nhà nước” cái QUYỀN  CHÍNH TRỊ lo lắng bảo bọc “tự do an toàn  hạnh phúc” cho người dân. Nó mỉa mai nghịch lý không chỉ trên mặt lý luận, mà ngay thực trạng ngàn năm là như thế đấy, nhưng đã tồn tại từ khởi thủy xã hội đến bây giờ!!!


Tự Do (hay Hòa Bình, Nhân Quyền, An Ninh)  và Quyền Lực Chính Trị không bao giờ cộng tồn. Nó là hai đối thể, một mất một còn.

Thượng Đế, Nhà Nước là Ảo Thể- Chúng Ta là Thực Thể - Không có Thượng Đế, Không có Nhà Nước, Chỉ có Chúng Ta, Tôi và Quí Vị phải Quyết Định phương cách tự trách nhiệm Trao Đổi để Sống Chung Tự Do, Bình Đẳng với nhau mà thôi!

Nguyên Khả Phạm Thanh Chương
16-07-2013
antistatism@yandex.com

No comments:

Post a Comment