Giải Thưởng họ không thể nhận: Điều mỉa mai bi thảm về Greenwald, Poitras and Snowden
Thứ tư, 18- 12- 2013
Khi Tôi được vinh danh như là một nhà tư tưởng toàn cầu hàng đầu trong tuần qua, 3 người chung giải với Tôi đã không đến dự. Cái lý do tại sao họ không đến, thật lạnh người.
Tại thủ đô Washington tuần vừa qua, Tôi rất khiêm tốn được dự buổi tiệc ăn tối với một nhóm người tuyệt vời gồm những người cùng được sự công nhận trong danh sách những nhà tư tưởng toàn cầu hàng đầu của Tạp Chí Foreign Policy năm 2013. Sự vắng mặt nổi bật trong lãnh vực “Chế Độ Rình rập Theo Dõi và Những Người Đối Kháng” là chính những người đối kháng đó: Glenn Greenwald, Laura Poitras và Edward Snowden- Không phải vì họ không muốn tham dự nhưng bởi vì ba công dân Mỹ có tư duy toàn cầu này không được chấp nhận tại Mỹ.
Greenwald bị cáo buộc là một tòng phạm. Chính phủ Mỹ thường xuyên sách nhiễu lục soát đe dọa nhà làm phim tài liệu Pointras tại của khẩu. Và chính phủ Mỹ đã vô hiệu hóa thông hành (hộ chiếu) của Edward Snowden. Greenwald, Poitras and Snowden nằm trong danh sách đang tăng dần đầy những ký giả, những nhà vận động chính trị xã hội và công dân tố cáo, những người không thể di chuyển tư do thoải mái vì thực hiện những sinh hoạt thuộc lãnh vực được Tu Chính Án thứ nhất bảo vệ (quyền tự do ngôn luận). Đáng buồn là nỗi sợ bị trừng trị của họ không phải là cường điệu. Nước Anh bắt giữ người bạn đồng tính của Greenwald, công dân Ba Tây David Miranda 9 tiếng đồng hồ và qui tội anh ta là vi phạm luật chống khủng bố vì anh đã gặp Poitras và mang trong người những thông tin (không phải là những chất tố bất hợp pháp hay mưu toan khủng bố) cho Greenwald, Ký giả Wikileaks Sarah Harrison, người thật sự đã cứu công dân tố cáo Snowden từ Hồng Kông đã được luật sư riêng cảnh cáo không nên trở về quê hương Anh quốc. Người thành lập Wikileaks Julian Assange đã từ lâu là đối tượng bị Mỹ điều tra qui tội, và đã bị buộc phải xin tị nạn với Ecuador, nhưng không thể đến đó được.
Nhà nước Mỹ có hứa là sẽ không tra tấn Snowden, tuy nhiên một “lời hứa” như thế chỉ khơi thêm một câu hỏi: Đó có phải là cái mức thấp đến như thế của chuẩn mực - mà một nền dân chủ cần ấn định - không tra tấn người- hơn là hành xử theo nguyên tắc và tuân thủ tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế? Sự hung hăng dùng luật gián điệp qui tội trừng trị những công dân tố cáo và sãn sàng cột buộc gây khó khăn những nhà báo vào trong những vụ điều tra xét xử “rò rỉ” của Chính phủ Obama, khiến người ta nghi ngờ về tính chính đáng của hệ thống công lý hình sự.
Không thể đích thân tham dự, Snowden đã gửi một lá thư tuyên bố hùng hồn đầy ý nghĩa mà tôi đã đọc tại buổi tiệc tối. Không thể hiểu thấu được là anh ta vẫn có thể giữ được cảm nghĩ khôi hài giữa lúc xa nhà biệt xứ và trong những đe dọa liên tục, Snowden mở đầu lá thư tuyên bố của anh bằng một chuyện khôi hài: “Tôi xin lỗi không thể đích thân tham dự, tuy nhiên lại bị rầy rà chút xíu vì vấn đề sổ thông hành (hộ chiếu).” Những lời lẽ đầy cảm hứng của Snowden đã là món ăn (cần thiết bổ ích) cho một số những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới:
Ngày nay chúng ta đứng giữa ngã ba đường của chính sách, nơi các quốc hội và các tổng thống trong từng lục địa đang vật lộn với việc làm thế nào để áp dụng việc giám sát đúng mức đến những góc đen tối của những bộ máy thư lại an ninh quốc gia. Ảnh hưởng sự việc rất lớn. (tổng thống James Madison từng cảnh cáo rằng nền tự do của chúng ta hầu như bị cắt giảm bởi chính tiến trình xâm lấn từ từ âm thầm của những kẻ nắm quyền lực.
Tương đồng với dư luận quần chúng, tuyên bố của Snowden nói chung được đón nhận tốt đẹp. Tuy nhiên trong một chứng tỏ rõ rệt rằng cái loa tuyên truyền của chính phủ Mỹ đã thành ồn ào đến thế nào, một số những kẻ tuyên truyền thông minh đã bám chặt vào những khuôn thức đã bị vạch trần từ lâu về Snowden và việc tố cáo của anh. Một người tham dự đã đồn đoán về những lý do tồi bại mà Snowden có lẽ đã “chọn” chạy thoát đến Nga, khi, thật sự, chính phủ Mỹ đã vây chặn để Snowden bị kẹt tại Nga bằng cách vô hiệu lực sổ thông hành (hộ chiếu) của anh khi anh đang trên đường đến Châu Mỹ La Tinh. Một kẻ khác đã lên án Snowden vì một hiểm họa giả thuyết mơ hồ nào đó do hệ quả từ việc phanh phui của anh. Dù đã tốn lượng tài nguyên đáng kể để truy tìm điều hiểm họa này , nhà nước Mỹ đã chẳng tìm được bằng chứng nào như thế cả. Tuy vậy một kẻ khác chỉ trích anh vì đã không dùng “những phương cách nội bộ”, hoặc vì thiếu hiểu biết hay là vì muốn chống chế bác bỏ sự kiện rằng chẳng có phương cách nội bộ nào hữu hiệu hết cho những công dân tố cáo thuộc giới tình báo, và những phương cách nội bộ đúng là để cài bẫy họ hơn là bảo vệ họ.
Sự kiện rằng một phần ba những người được vinh danh trong số những nhà tư tưởng toàn cầu hàng đầu trong lãnh vực Chế Độ Theo Dõi đã không thể đi đến Mỹ để tham dự buổi tiệc ăn tối xiển dương tư duy tự do, là một điều mỉa mai bi thảm.
Sư hạn chế di chuyển là một hình thức khác của hành động ngăn chặn những sinh hoạt ngôn luận và hội họp được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ, và là một chiến thuật chống dân chủ, là thứ vật dụng của các chế độ độc tài, không phải của các nền dân chủ.
Cho dù Snowden không mưu cầu hay muốn được vinh danh, là một luật sư bênh vực xiển dương công dân tố cáo, Tôi rất cảm kích Tạp chí Foreign Policy đã công nhận sự cống hiến can đảm chưa ai từng làm của anh -, mà đúng vậy, đối với việc mở thêm-tiến trình suy nghĩ toàn cầu về chế độ rình rập theo dõi. Snowden đã viết trong lá thư tuyên bố của anh:”Tôi đặt cuộc sinh mạng tôi cho quan niệm rằng cùng với nhau, trong đời sống chân thực hàng ngày, chúng ta có thể tìm được sự quân bình tốt hơn (giữa tự do và an toàn-nkptc).
Những người được vinh danh khiếm diện một cách rõ rệt- chính là sự minh chứng về mức bao xa chúng ta còn phải dấn thân nữa.
Jesselyn Radack
NKPTC phóng dịch
Jesselyn Radack , là giám đốc của tổ chức An Ninh Quốc Gia và Nhân Quyền tại Phương Án Chính Phủ Minh Bạch- Một tổ chức hàng đầu của Công Dân Tố Cáo tại nước Mỹ (National Security & Human Rights at the Government Accountability Project)
====
Nguyên Tác
Awards they couldn’t accept: The tragic irony of Greenwald, Poitras and Snowden
When I was honored as a top global thinker last week, 3 of my co-recipients didn't come. The reason why is chilling
I was humbled to have dinner in Washington, D.C., last week with an incredible group of my co-recipients recognized in Foreign Policy magazine’s 2013 list of leading global thinkers. Conspicuously absent in the category of “The Surveillance State and Its Discontents” were the discontents: Glenn Greenwald, Laura Poitras and Edward Snowden — not because they did not want to attend but because these three American global thinkers are unwelcome in the United States.
Greenwald has been accused of being a co-conspirator to break the law. The U.S. government has regularly harassed, searched and intimidated documentary filmmaker Poitras at the border. And the U.S. government revoked Edward Snowden’s passport.
Greenwald, Poitras and Snowden are on a growing list of journalists, activists and whistle-blowers who are unable to travel freely because of their First Amendment-protected activities. Their fears of persecution are sadly not exaggerated. The United Kingdom detained Greenwald’s husband, Brazilian David Miranda, for nine hours and charged him with violating an anti-terrorism law because he had met with Poitras and carried information (not some illegal substance or terrorist plans) for Greenwald. WikiLeaks journalist Sarah Harrison, who literally rescued whistle-blower Snowden from Hong Kong, has been advised by her attorneys not to return home to the U.K. WikiLeaks founder Julian Assange has long been the target of a U.S. criminal investigation, and was forced to seek asylum from Ecuador, but cannot get there.
The U.S. has promised not to torture Snowden, but such a “promise” only raises the question: Is that how low a democracy should set the bar — at not torturing someone — rather than providing due process and abiding by international humanitarian standards? The Obama administration’s aggressive prosecution of whistle-blowers under the Espionage Act and willingness to embroil journalists in “leak” investigations and prosecutions casts doubt on the legitimacy of the criminal justice system.
Greenwald has been accused of being a co-conspirator to break the law. The U.S. government has regularly harassed, searched and intimidated documentary filmmaker Poitras at the border. And the U.S. government revoked Edward Snowden’s passport.
Greenwald, Poitras and Snowden are on a growing list of journalists, activists and whistle-blowers who are unable to travel freely because of their First Amendment-protected activities. Their fears of persecution are sadly not exaggerated. The United Kingdom detained Greenwald’s husband, Brazilian David Miranda, for nine hours and charged him with violating an anti-terrorism law because he had met with Poitras and carried information (not some illegal substance or terrorist plans) for Greenwald. WikiLeaks journalist Sarah Harrison, who literally rescued whistle-blower Snowden from Hong Kong, has been advised by her attorneys not to return home to the U.K. WikiLeaks founder Julian Assange has long been the target of a U.S. criminal investigation, and was forced to seek asylum from Ecuador, but cannot get there.
The U.S. has promised not to torture Snowden, but such a “promise” only raises the question: Is that how low a democracy should set the bar — at not torturing someone — rather than providing due process and abiding by international humanitarian standards? The Obama administration’s aggressive prosecution of whistle-blowers under the Espionage Act and willingness to embroil journalists in “leak” investigations and prosecutions casts doubt on the legitimacy of the criminal justice system.
Jesselyn Radack is the director of National Security & Human Rights at the Government Accountability Project, the nation’s leading whistleblower organization. More Jesselyn Radack.
I admire this article for the well-researched content and excellent wording.I got so involved in this material that I couldn’t stop reading.I am impressed with your work and skill.Thank you so much. du học Nhật
ReplyDelete