Thursday, December 19, 2013

Bản Tuyên bố của Edward Snowden gửi đến buổi trao giải danh dự những người có suy nghĩ ảnh hưởng toàn cầu.


Bản Tuyên bố của Edward Snowden gửi đến buổi trao giải danh dự  những người có suy nghĩ ảnh hưởng toàn cầu.

LTS: Vào ngày 5 thứ tư, tháng 12- 2013, tại thủ đô Washington. Snowden gửi lời tuyên bố đến buổi trao giải danh dự cho những nhân vật có suy nghĩ ảnh hưởng toàn cầu. Glenn Greenwald, Laura Poitras cũng được mời nhận giải, nhưng vì chính phủ Mỹ chực chờ tóm bắt họ, nên không thể đến tham dự được.


Thật là một niềm vinh hạnh được tuyên bố tối nay. Tôi xin lỗi không thể đích thân tham dự, tuy nhiên lại bị rầy rà chút xíu vì vấn đề sổ thông hành. Glenn Greenwald và Luara Poitras cũng tiếc rằng không thể nhận lời mời của họ được. Vì như đã rõ, thời bây giờ phơi bày những vấn đề “quan tâm chính đáng” là đem thân vào danh sách hơn cả vì được giải thưởng “Tư tửơng toàn cầu”.

Năm 2013 là một năm quan trọng với xã hội văn minh dân sự. Khi chúng ta nhìn lại những sự kiện trong năm qua và những tác động liên đới của nó với chế độ rình rập theo dõi trong nước Mỹ và chung quanh thế giới, Tôi ngờ rằng chúng ta sẽ ghi nhớ cái năm này, vì sự thay đổi quan điểm của chúng ta nhiều hơn là vì những thay đổi trong chính sách chắc chắn sẽ xảy đến. Chỉ trong có độc một năm, quần chúng từ Nam Dương cho đến Indianapolis đã nhận thức ra rằng việc rình rập theo dõi chặt chẽ không phải là dấu hiệu của tiến bộ, mà chính là một vấn nạn phải giải quyết.

Chúng ta đã nhận ra rằng chúng ta đã để cho khả năng kỹ thuật quyết định chính sách và hành xử, hơn là nỗ lực bảo đảm những giá trị và nền pháp luật định hướng cho khả năng kỹ thuật. Và hãy ghi nhận rằng: sự nhận thức này, và những cảm thức này, được ghi nhận mạnh nhất trong giới trẻ- những người nắm lá phiếu trong cả cuộc đời họ trước mặt.

Ngay cả với những người có thể chưa chấp nhận rằng kỹ thuật rình rập theo dõi của chúng ta đã vượt qua những kiểm soát dân chủ cũng nên đồng ý rằng trong các nền dân chủ, việc rình rập theo dõi công chúng phải được công chúng tranh luận. Không một nhân vật chính phủ nào được quyền quyết định giới hạn quyền của chúng ta trong bí mật.

Ngày nay chúng ta đứng giữa ngã ba đường của chính sách, nơi các quốc hội và các tổng thống trong từng lục địa đang vật lộn với việc làm thế nào để áp dụng việc giám sát đúng mức đến những góc đen tối của những bộ máy thư lại an ninh quốc gia. Ảnh hưởng sự việc rất lớn. (tổng thống James Madison từng cảnh cáo rằng nền tự do của chúng ta hầu như bị cắt giảm bởi chính tiến trình xâm lấn từ từ âm thầm của những kẻ nắm quyền lực. Tôi đặt cuộc sinh mạng tôi cho quan niệm rằng cùng với nhau, trong đời sống chân thực hàng ngày, chúng ta có thể tìm được sự quân bình tốt hơn (giữa tự do và an toàn-nkptc).

Tôi rất cảm tạ Tạp Chí Foreign Policy và nhiều vị khác đang giúp vạch trần những xâm lấn tự do này và để chấm dứt hành động âm thầm đó .

Xin cám ơn quí vị
E.Snowden

NKPTC phỏng dịch


Nguyên tác:
===

Edward Snowden's Statement to FP on His Selection as a Global Thinker

It's an honor to address you tonight. I apologize for being unable to attend in person, but I've been having a bit of passport trouble. Glenn Greenwald and Laura Poitras also regrettably could not accept their invitations. As it turns out, revealing matters of "legitimate concern" nowadays puts you on the list for more than "Global Thinker" awards.
2013 has been an important year for civil society. As we look back on the events of the past year and their implications for the state of surveillance within the United States and around the world, I suspect we will remember this year less for the changes in policies that are sure to come, than for changing our minds. In a single year, people from Indonesia to Indianapolis have come to realize that dragnet surveillance is not a mark of progress, but a problem to be solved.
We've learned that we've allowed technological capabilities to dictate policies and practices, rather than ensuring that our laws and values guide our technological capabilities. And take notice: this awareness, and these sentiments, are held most strongly among the young--those with lifetimes of votes ahead of them.
Even those who may not be persuaded that our surveillance technologies have dangerously outpaced democratic controls should agree that in democracies, surveillance of the public must be debated by the public. No official may decide the limit of our rights in secret.
Today we stand at the crossroads of policy, where parliaments and presidents on every continent are grappling with how to bring meaningful oversight to the darkest corners of our national security bureaucracies. The stakes are high. James Madison warned that our freedoms are most likely to be abridged by gradual and silent encroachments by those in power. I bet my life on the idea that together, in the light of day, we can find a better balance.
I'm grateful to Foreign Policy Magazine and the many others helping to expose those encroachments and to end that silence.
Thank you.

No comments:

Post a Comment