Tuesday, August 20, 2013

Thói Quen Tập Tính, Chủng Tử Huân Tập Ngàn Năm... Vẫn Bỏ Được!

Thói Quen Tập Tính, Chủng Tử Huân Tập Ngàn Năm... Vẫn Bỏ Được!

"Nhân Loại" chẳng qua cũng là một trong muôn vàn sinh vật nối đuôi nhau ngẫu hợp sinh ra trên quả đất này. Quả đất nơi đủ hội điều kiện cho sự sống nẩy mầm và tiến hóa ngẫu hợp.

Con người khác hơn chỉ vì cũng một cách đột biến theo tính hội đủ điều kiện ngẫu hợp, trong đám "vượn người", có một số nhỏ phát triển bộ óc và phát sinh tư duy. Từ đó, thiểu số khai triển và kéo theo đa số để cách mạng (revolution) và định hướng cho cho cuộc tiến hóa của chính nó.

Nên nhớ không phải trong 7 tỉ con người hôm nay, ai cũng có "khả năng tập tính" hay có khả năng NHẬN RA KHẢ NĂNG này để duy trì và khai triển nó! Đây mới chỉ nói về tiến trình này như là sự kiện, chứ chưa nhất thiết được gọi là "tốt" hay "xấu" theo quan điểm "triết học" của "Người hiện đại".

*

Ở loài vật, tất cả là bản năng sinh tồn vô thức. Nghĩa là ngẫu nhiên, ngẫu hợp sinh ra, rồi cố làm tất cả để sinh tồn (survival)  và di truyền (reproduce), cho đến khi hết hạn định và chết, biến dạng tan rã trở lại thành vi sinh. Đời sống cứ tuần hoàn theo chu trình và tiến hóa theo điều kiện chung quanh, cứ như vậy trong một trạng thái tập tính vô thức theo áp suất môi trường.

Ở loài người, tập tính trong quá trình tư duy lọc lựa được gọi là "thói quen". Thói quen tập nhiễm ở số đông, được gọi là nếp sống. Ở cấp độ định chế hóa, nó được gọi là nếp "văn hóa".

Loài Người cũng giống như ở tất cả các sinh vật, không thoát ra ngoài được những tập tính, thói quen, nếp sống "văn hóa" này, nơi mỗi cá nhân hay tập thể, và cũng luôn thay đổi dù có nhanh có chậm, một phần là tùy theo sự đổi thay của môi trường sinh hoạt sinh tồn; một phần vì có khả năng tư duy nhận thức, những "tập tính" này thay đổi theo tư duy nhận thức của mỗi cá nhân hay từng nhóm người..

Khi nói đến thói quen, người ta thường nhầm lẫn cho rằng nó chỉ giới hạn và ngắn hạn của cá nhân, và nếu thói quen được nhiều người nhiễm theo và kéo dài hơn, có khi hàng thế kỷ, người ta lại sai lầm gọi là bản chất.

Bản chất mang tính tự nhiên sẵn có, như bản năng sinh tồn và di truyền. (đói ăn, khát uống, mùa động tình, thôi thúc tình dục v.v) Khác với thói quen, nó có là do tập nhiễm áp suất từ những điều kiện ngoại tại, và ở "con người", nó tùy theo mức thay đổi nhận thức và tư duy chọn lựa.

Thí dụ như ở loài sinh vật cây cỏ đều có bản chất sinh tồn và di truyền, nhưng khi đổi thổ ngơi hay môi trường điều kiện, nó sẽ thay đổi hình dạng tính cách sinh hoạt. Trong tiến trình này, có những giai đoạn gay gắt, sinh thực vật phải tự biến cải để trở thành một loài khác hẳn để sinh tồn và di truyền.. Đây chính là tiến hóa . Nếu không tiến hóa sẽ bị đào thải tuyệt chủng! Thí dụ như Khủng Long hay người Neanderthal.

Ở loài người, sau khi tiến hóa từ đơn bào vi sinh cho đến khi ngẫu hợp đột biến thay đổi khối óc để có tư tưởng và phát triển tư duy.  Đây là yếu tố duy nhất tách biệt sinh vật Người (homo-sapience) với tổ tiên vượn của họ và các sinh vật khác, và cũng làm chính họ khác biệt lẫn nhau (giữa các nền "văn hóa đặc thù") từ đơn vị cá nhân đến tập thể.

Cứ quay nhìn lại lịch sử "cận đại" 20 ngàn năm, hay thập thiên kỷ, của loài người, chúng ta sẽ thấy rất rõ điều này.

*

Vào thời điểm này, tất cả loài người đều sinh hoạt ngang tầm với nhau trên khắp địa cầu. Nhưng sau khi vượt qua thời kỳ thu nhặt và săn bắn, để đi vào nông nghiệp chăn nuôi, các nhóm Người đã có những khoảng cách khác nhau.

Có nhóm đi trước cả trăm năm, mà ta thường gọi thiếu đầy đủ là nền "văn minh", mặc nhiên bỏ quên yếu tố tư duy tự cách mạng để tiến đến mức "văn minh" đó. Chính yếu tố tư duy, nhận thức và sáng tạo đã khiến có những khoảng cách và tốc độ thay đổi nơi những nhóm người hay xã hội.

Hãy cứ nhìn lại lịch sử "cận đại" hơn, nếu không có "tư duy sáng tạo" của nhóm người Tây Âu và giao tiếp trao đổi với các nhóm khác, chúng ta có thể mường tượng thế giới hôm nay đã cách biệt trong "tập tính" "văn hóa" như thế nào!

Ngay cả với điều kiện như hôm nay, thông tin di chuyển đã cao cấp mở rộng, mà vẫn còn rất nhiều xã hội còn ở khoảng cách chênh lệch quá xa, chưa thể bắt kịp với nhau!  Và đây cũng chính là do trình độ mức nhận thức tư duy còn cách biệt. Chưa kể hiện nay vẫn còn nhiều "bộ lạc" "thị tộc" bán khai, kể cả hai lãnh vực văn minh vật chất lẫn khía cạnh đời sống tư duy, vẫn như thời điểm ngàn năm trước đây!

Và nhìn lại ngay trong một xã hội cũng vậy. Sinh hoạt trong cùng thổ ngơi môi trường, và điều kiện phương tiện vật chất "văn minh" khoa học như nhau, thế nhưng khoảng cách "văn minh thật sự" cũng vẫn còn chênh lệch.

Tổng quan duyệt xét là như vậy, để tạm thấy được tất cả là thói quen, tập tính. Nhưng ở "loài người" chúng ta có một yếu tố thuộc thói quen mà sinh thực vật không có: đó là có sự nhận thức và có nỗ lực chọn lựa để thay đổi. Nghĩa là có tính tự do, tự chủ, để tự định hướng!

Lấy một thí dụ ở sinh vật. Chúng ta ai cũng biết bầy trâu rừng mạnh mẽ hơn sư tử kể cả về  số đông lẫn sức mạnh cá nhân. Thế nhưng vì chỉ có tập tính bầy đàn, hầu như nó chỉ tấn công chống lại sư tử thành công trong một hai tình huống bất ngờ, nhưng sự thành công này không bao giờ được khai triển thành tập tính mới, thói quen mới của con Trâu Đàn. Con Trâu rừng này KHÔNG NHẬN RA ĐƯỢC KHẢ NĂNG hay TIỀM LỰC của  NÓ như "con người".

Bầy trâu rừng  vẫn giữ tập tính "tự nhiên" của nó, khi tranh giành giữa đồng loại với nhau, nó đo sừng rất chí mạng và tận lực đổ máu chết sống với nhau. Nhưng khi phải đối đầu với con sư tử, rõ ràng nhỏ hơn và yếu hơn, nhưng vì tập tính bày đàn, tất cả chỉ dừng lại ở mức tự vệ rồi bỏ chạy, dù đôi lúc hiếm hoi, nhưng đã chứng tỏ Con Trâu hay Đàn Trâu đều có dư khả năng đánh lại và triệt hạ sư tử, như trong đoạn phim tài liệu quay tại công viên tự nhiên quốc gia Kruger Nam Phi đã minh chứng.



Buffalo Kills male lions. Buffalos get payback... by bluemagic2014
(Trâu đàn giết sư tử)

Từ ngàn xưa, loài người cũng vậy, đại đa số luôn khiếp sợ thiểu số vì theo thói quen tập tính được truyền từ đời này sang đời kia.  Quần chúng khiếp sợ giới "quí tộc", "quân đội", dù đôi lúc nếu nổi lên là thành công giết được bọn quí tộc, quân đội. Nhưng não trạng thói quen "thờ vua" "sợ chúa" đã cầm giữ đám đông và giúp đám thiều số "sư tử" (hay nói theo cách của Thomas Jefferson la chó sói) nắm toàn quyền trong suốt lịch sử hàng ngàn năm. Cho đến khi có những cá nhân đơn lẻ NHẬN RA SỰ THẬT về  "sức mạnh" hay tính "qui tộc" là không thật.

Đặc biệt là họ NHẬN RA SỨC MẠNH của CHÍNH HỌ, TIỀM LỰC của CHÍNH HỌ và SỨC MẠNH KẾT HỢP,  họ vận động bộ óc sáng tạo, tư duy lý luận thuyết phục để khai mở lôi kéo người khác chậm hơn họ... Và hôm nay lối sống "văn hóa" của nhân loại đã có khác biệt, đi lên, dù trong SỰ ĐI LÊN  đó vẫn còn sự CÁCH BIỆT CHÊNH LỆCH còn nhiều và rộng lớn!

Con người, thật sự về căn bản, cũng chẳng khác gì hơn đàn trâu và sư tử. Chỉ có khác là chúng ta có bộ óc đã phát triển đến mức có tư duy nhận thức và sáng tạo. Không chỉ sáng tạo vật chất mà còn sáng tạo cả ý niệm trừu tượng nữa. (Vấn đề trừu tượng này sẽ đi thật sâu sau)

Và khi đã khám phá ra khả năng tiềm ẩn của mình, con người không chỉ đơn thuần lưu giữ nó lại, mà khai triển nó rộng ra thành tập tính mới, thói quen mới, lối sống văn hóa mới. Như ở những xã hội có những cá nhân đi trước, đã khám phá ra quyền lực chủ quyền cá nhân con người, họ đã thành lập và khai triển thói quen đối kháng quyền lực nhà nước, chống bất bình đẳng v.v rồi vận động đồng loại thực hiện.. và nó đang trở thành "di truyền tính" mới của họ.

Trong khi cùng một thời điểm, trên quả địa cầu, nhưng vẫn còn có những xã hội vẫn cứ thấp kém, thậm chí chỉ "nghĩ xấu" lãnh đạo, còn chưa có ý niệm, chứ nói gì dám nghĩ đến đối kháng chống lại "giống nòi tổ tiên" để sống và làm người tốt hơn! Cho nên những Daniel Ellsberg, Bradley Manning, Edward Snowden, Jullian Assange, Sarah Harrison, Glenn Greenwald, George Carlin v.v  chỉ thấy ở những xã hội tiến bộ, có nhận thức trước mà thôi, dù họ cũng là LOÀI NGƯỜI như 7 tỉ con người trên địa cầu này, có cùng nguồn tổ tiên chủng loại, ăn uống sinh hoạt sử dụng kỹ thuật gần như nhau.

Chính những cá nhân thuộc thiểu số "đột biến" này trong xã hội, đã trong từng thời kỳ trong lịch sử, đã và đang kéo cả nhân loại đi lên. Hay nói cách khác, nhân loại đi lên qua từng thời kỳ, đều là từ những cá nhân tiên phong đơn lẻ, nhưng viễn kiến và can đảm vượt trội!

Ở đây, cần có một ghi chú "nho nhỏ" rằng HIỆN TRẠNG CỤ THỂ này đây, cũng là bằng chứng giải thích tại sao trong số khỉ vượn hàng triệu năm trước, lại chỉ có một số "thành người" để mở mắt cho các tín đồ Thượng Đế Sáng Tạo những người thường "chất vấn"  tiến trình tiến hóa với câu hỏi "tại sao" đó!!!

Nhưng điều này đã minh chứng, thói quen "bản chất" hàng chục ngàn năm vẫn thay đổi được nhờ tư duy nhận thức, vấn đề là nhanh hay chậm, ở kích thước nhỏ hay to lớn mà thôi, tùy nỗ lực vận động và tự vận động của những cá nhân con người tiên phong nhận thức trước mà thôi!

Thói quen thường khó bỏ. Muốn bỏ thói quen một người cần có nhận thức cao, và tùy vào loại thói quen, thói quen nhỏ hay thói quen lớn, thói quen cá nhân hay thói quen bầy đàn đậm đà đã thành "văn hóa bản sắc ", một người muốn từ bỏ có khi phải cần đến cả Bi Trí Dũng.

Thí dụ như thói quen bạo lực, tham lam, hiếp đáp người, muốn từ bỏ cần nhận thức cao của lòng Nhân, Từ Bi. Đại hiền triết Jesus Nazareth, Khổng Tử giảng dạy về cách từ bỏ thói quen này. Thói quen ám niệm về sống chết khổ đau của thất tình, lục dục, đại hiền triết Thích Ca Mâu Ni giảng dạy về phương pháp từ bỏ thói quen "bản chất" Con Người này. Thói quen "bản sắc văn hóa" thì nền tư duy nhân bản, kiến thức, giao lưu mở rộng đã buộc nhiều người phải tự từ bỏ đổi thay, hoặc tự nguyện từ nhận thức cao hơn.

Và dĩ nhiên, không phải ai cũng vượt được bản năng sinh vật để học được những phương pháp của những đại hiền triết này. Nhưng những phương pháp này không phải là không tưởng, không thể thực hiện, vì đã có một số người thực hiện thành công. Vấn đề đại đa số không thực hiện được là do vẫn còn ám niệm tập tính như bày trâu rừng, vì "tự cho là không thể được" và không thực hiện. Mặc nhiên, do u mê hèn nhược, vẫn sai lầm ngộ nhận cho THÓI QUEN là BẢN CHẤT.  Và khi đã cho nó là bản chất thì dĩ nhiên họ chẳng nỗ lực thay đổi nó nữa, với câu viện dẫn sáo ngữ " tant qu'il y aura des hommes, il y aura de l'hommerie (khi vẫn còn loài người thì vẫn còn vấn đề như thế)

Hãy đi từ thực tiễn cụ thể.  Những thói quen cá nhân do bắt chước tập nhiễm trong đoạn đời của một người, như thói quen hút thuốc lá, thói quen uống ruợu, đánh bài bạc v.v mà nếu không đủ nhận thức hay do từ một biến cố cá nhân, còn khó bỏ, khó thay, rồi còn đổ thừa đặt thêm cho nó một cái tên NGHIỆN để bào chữa.

Hay nói đến thói quen đậm và rộng hơn cho một tập thể đến độ "mỹ miều" gọi là lối sống hay văn hóa, như Nhai Trầu của một số dân Đông Nam Á Châu, rồi theo đà thay đổi nếp sống nhu cầu, thẩm quan thẩm mỹ...cũng từ bỏ đổi thay. Nhưng phải mất hàng thế hệ.

Thói quen "văn hóa" đàn ông đánh đàn bà, đánh vợ nạt con, đàn bà sợ đàn ông, phục tùng chồng vô điều kiện, con cái cúi đầu tuyệt đối trước cha mẹ v.v của nhân loại đã kéo dài bao ngàn năm, rồi cũng được loại bỏ gần như tuyệt hẳn. Nhưng vẫn chỉ là ở những CÁ NHÂN CÓ NHẬN THỨC CAO, những xã hội có nhận thức cao. Thói quen văn hóa này ĐẠI ĐA SỐ NHÂN LOẠI thấp kém vẫn còn  được thịnh hành "trân trọng" là "bản sắc".

Thói quen chia đẳng cấp trong xã hội, thói quen sợ hãi đố kỵ sự khác biệt thành kỳ thị v.v đều là những tập tính sinh vật chung còn tồn đọng nơi loài người. Nhưng với những CÁ NHÂN NHẬN THỨC viễn kiến đi trước như Phật, Lão, Jesu, rồi đến các nhà nhân quyền và cao trào nhân quyền nhân phẩm hiện đại, họ đã vận động để nhân loại từ bỏ... Và cũng chỉ có một số xã hội tiến bộ với đa số con người tiến bộ nhận thức là bỏ được. Còn lại hàng tỉ con người khác vẫn giữ thói quen man rợ "bản sắc văn hóa" này!

Và cuối cùng là cái thói quen lớn thuộc lãnh vực "trí óc trừu tượng của con người xã hội" là thói quen CẦN và SỢ Nhà Nước, Cần và Sợ Thượng Đế. Thói quen này nó đã kéo dài huân tập hàng chục ngàn năm, thành chủng tử trong từng con người, gần như "di truyền tính", dĩ nhiên như vậy làm sao bỏ được dể dàng!

*

Khởi đầu chỉ là do không hiểu biết những hiện tượng khoa học tự nhiên như sấm sét, gió bão. ngập lụt; những hiện tượng bầu trời thay đổi sắc thái v.v Người sơ khai đã sợ hãi và nghĩ ra các gã "thần" để lý giải và thờ cúng những "gã thần" do chính họ tạo ra.

Qua thời gian, người ta không chỉ bị bắt nạt bới thiên nhiên mà còn bị những kẻ gian manh bạo lực bắt nạt và lạm dụng nỗi sợ hãi do chưa hiểu biết này của con người. Những tên "vượt trội" đầu tiên này đã phối hợp giữa nỗi sợ hãi "thần quyền" và "đe dọa bạo lực" để khởi sự một nền cai trị, với các hình thức định chế ra đời, mà các sử gia, nhân chủng học gia gọi sai lầm thiếu lương thiện là "văn minh" (Civilization), nó mang ý nghĩa tổ chức nền cai trị, nô lệ hóa con người, hơn là tổ chức xã hội tương quan hành xử.

Tổ chức xã hội tương quan hành xử xã hội đã có trước đó, khi con người bắt đầu giao tiếp và trao đổi buôn bán các sản phẩm, thành quả làm việc và sáng tạo của họ với nhau theo những qui ước giá trị mà họ đồng thuận đặt ra với nhau rất sòng phẳng công bằng, như chúng ta vẫn còn thấy ở các bộ tộc da đỏ, người miền núi v.v Nền văn minh chính là tự do sáng tạo và tự do trao đổi sản phẩm, vật chất cũng như tư tưởng, âm nhạc nghệ thuật v.v chứ không phải hệ thống tổ chức cai trị, nô lệ hóa con người của một nhóm nhỏ "vua chúa" và "quí tộc"!

Qua thời gian, khi đời sống dân số gia tăng, đa số người ta bắt đầu có thêm cơ hội hiểu biết , thì đám thiểu số quyền lực ranh ma đã chặn phủ đầu trước bằng cách cải tiến từ nỗi sợ và ý nghĩ cần "đa thần" - thành nỗi sợ và sự cần thiết chỉ sợ một thần chủ thề cho phù hợp với nhu cầu TẬP QUYỀN của chúng.. Và kể từ đây tôn giáo "kiện toàn" thêm "tín lý", đặt thêm, hư cấu thêm những giải thích thần quyền cũng như thêm giáo luật và "tổ chức" thang trật GIÁO HỘI -  song hành với tiến trình hình thành định chế, và khai triển và kiện toàn "tín lý" của hệ thống nhà nước" qua giáo dục, hành xử "văn hóa" hàng ngàn năm, huân tập qua bao thế hệ thường trực nhồi nhét vào tâm não thành những di thể chủng tử cho đến bây giờ.

Chúng ta cứ duyệt lại những câu chuyện tôn giáo mà trong đó các thần, các chúa đánh nhau để dành quyền- đe dọa "tín đồ" bằng những hình phạt ghê khiếp, và hứa hẹn những phần thưởng hoang tưởng chẳng bao giờ có ở "đời sau" để giữ người và giữ quyền. Nhà nước thế quyền, cũng cùng một tiến trình và phương thức đe dọa hứa hẹn như thế, nhưng cụ thể bạo lực thường trực bao quát đời sống thực tế hơn. chứ chẳng khác gì.

Cả hai niềm tin và nỗi sợ Thượng đế (tôn giáo thần quyền)  và Nhà nước (thế quyền quốc gia chính phủ) này,  đều được nhồi nhét thường trực qua "văn hóa" hành xử hàng ngày, và qua giáo dục chính qui hàng bao thế hệ rằng về tinh thần hay tâm linh Con người phải CẦN có Thượng Đế để sống TỐT HƠN và phải biết SỢ tuân lệnh THƯỢNG ĐẾ- nếu không thỉ chưa cần nói là tốt hay xấu, mà sẽ bị THƯỢNG ĐẾ PHẠT TÔI làm cho XẤU... nghĩa là KHÔNG CÓ THƯỢNG ĐẾ thì sống xấu xa  ra sao, tai họa như thế nào chưa biết rõ... Nhưng rõ ràng XẤU XA TỒI TỆ nhất là bị chính Thượng Đế phạt vì không tin cãi lời Thượng Đế!!!

Mặt khác Con người cũng được dạy rằng phải CẦN CÓ NHÀ NƯỚC, chính phủ,  để an toàn hạnh phúc hơn, và cũng phải biết SỢ tuân lệnh NHÀ NƯỚC. Nhưng không có nhà nước, chưa biết là sống bất ổn hay mất an toàn như thế nào, hỗn loạn ra sao... Nhưng rõ ràng khi không chấp nhận cái định chế Nhà nước chính phủ, không tuân lệnh Nhà nước,  thì hậu quả BẤT ỔN, TÙ TỘI TRA TẤN, TỬ HÌNH do chính Nhà Nước gây ra nhãn tiền ngay trước mặt!

Chúng ta có thấy cả hai mặt cuộc sống thật xã hội và "tâm linh" của con người đều bị khủng bố đe dọa bởi chính Nhà Nước và Thượng Đế không? Hiểu rõ ràng đơn thuần rằng : Chúng mày phải cần tao mới được tốp đẹp- nếu dám KHÔNG CẦN TAO,  không nghe theo Tao, Tao sẽ phạt cho chúng mày XẤU NHẤT, TỒI TỆ ĐAU KHỔ NHẤT!

Nói cách khác, TAO, Nhà nước và Thượng Đế,  LÀ CÁI NGUYÊN NHÂN KHỦNG KHIẾP NHẤT của chúng mày, nếu chúng mày KHÔNG CẦN TAO chứ không phải là bất hạnh nào khác! Lý do hiện hũu của Nhà nước và Tôn giáo là chính nó, là như vậy đấy!

Và qua hàng chục ngàn năm nay Người Ta cho rằng cần Nhà Nuớc Tận Thiện để bảo vệ Tự Do Nhân Quyền và An Toàn cho chúng ta, và qua "Khế Ước Xã Hội" chúng ta phải trao cho Nhà Nuớc cái Quyền tuyệt đối tước đi tất cả những thứ ấy khi nó cần. Nhưng nếu chúng ta tỏ ý không cần Nhà Nuớc thì Nhà Nuớc chính là kẻ đầu tiên sẽ cướp đi tất cả tự do nhân phẩm và mạng sống của chúng ta!

Như thế cái gọi là "Khê Ước Xã Hội" tưởng tượng đó, hoàn toàn do kẻ cầm quyền nhân danh ảo thể Nhà Nước tùy tiện diễn giải. Vì chưa từng một ai biết rõ những điều khoản của "Văn bản Khế Ước Xã Hội" đó như thế nào, và chưa từng có một ai trên cõi đời này tự nguyện ký vào "văn bản khế uớc" đó! Nó hoàn toàn chỉ là một giả định mặc nhiên mà kẻ cầm quyền tùy tiện tuyên bố và diễn giải theo nhu cầu của bọn chúng.

Nhà Nước (the State) và "Khế Uớc Xã Hội" (Social Contract) là hai điều mê tín (superstitions), giống như thuợng đế hay chúa trời, hay quỉ thần; tính hữu thể cùa nó không bao giờ có thể chứng minh được. Nó bị buộc phải tin và chấp nhận bằng bạo lực và khủng bố tinh thần miên tục hàng ngàn năm qua mà thôi.

Nó nghịch lý man rợ bạo ngược, nhưng đã thành thói quen bầy đàn trở thành chủng tử đã huân tập hàng chục ngàn năm rồi, đâu dễ dàng NGHĨ RA. dù rất đơn giản, để hiểu về nó và từ bỏ nó!

Nhưng cũng không phải là KHÔNG THỂ BỎ ĐƯỢC, vì cũng trong suốt mấy ngàn năm, rải rác có những cá nhân vượt trội viễn kiến đã bỏ được như Phật, Lão, Trang, Lucius Annaeus Seneca v.v  Và đến hôm nay,  những người theo chủ nghĩa vô thần phi chính phủ (anarchism)  giống như vậy, càng ngày càng nhiều, đã từ bỏ được và đang vận động giải thích để nhân loại này từ bỏ -như chúng ta đang thấy, đã trở thành một cao trào, hay một phái triết học đã rộng lớn hơn xưa rất nhiều. 

THÓI QUEN MỚI của Edward Snowden:

    Tôi không muốn sống trong một thế giới mà mọi điều tôi nói, mọi thứ tôi làm, mọi người tôi trò chuyện, mọi diễn đạt sáng tạo hoặc là tình yêu hay là tình bạn.. đều bị ghi thâu lại. Và đó là thế giới mà tôi  không muốn ủng hộ, thế giới mà tôi không muốn xây dựng, thế giới mà tôi không muốn sống trong đó. Nuớc Mỹ cơ bản là một xứ sở tốt. Chúng ta có người dân tốt với những giá trị tích cực muốn sống hành xử đúng đắn. Nhưng cái CẤU TRÚC QUYỀN LỰC đang hiện hữu đang chỉ vận hành cho chính nó thôi để mở rộng thêm quyền năng của nó với cái giá tự do công chúng phải trả! Edward Snowden

    "I don't want to live in a world where everything that I say, everything I do, everyone I talk to, every expression of creativity or love or friendship is recorded. And that's not something I'm willing to support, it's not something I'm willing to build, and it's not something I'm willing to live under. America is a fundamentally good country. We have good people with good values who want to do the right thing. But the structures of power that exist are working to their own ends to extend their capability at the expense of the freedom of all publics."

Thời gian không dừng lại ở thời điểm nào hết. Mười ngàn năm trước, ai dám nghĩ đến nhân quyền, tự do, dân chủ, dù là gián tiếp? Vài trăm năm trước, ai dám nghĩ đến dám diễu cợt "nặng lời" với thượng đế, chúa Giời v.v công khai thoải mái như hôm nay?

Chúng ta khó có thể biết 100 năm, 200, 300, hay một ngàn, hay mười ngàn năm nữa xã hội loài người sẽ ra sao. Nhưng một điều chắc chắn khẳng định là nó sẽ không như bây giờ.

Và với sự kiện trước mắt minh chứng, con số những người có quan điểm "mới" mạnh mẽ về chống tôn giáo và nhà nước càng ngày càng tăng- đồng bộ với sự rớt mặt nạ băng hoại, tài năng kém cỏi và đức hạnh tồi bại của các nhân vật lãnh đạo- tội ác chiến tranh sát nhân của của các nhà nước chính phủ, của các giáo hội tôn giáo- cùng với sự gia tăng khai mở của khoa học minh chứng những phi lý vớ vẫn không sở cứ của các loại "tín lý thần quyền" v.v  đã định hướng cho một xã hội trong tương lai với bóng dáng mờ nhạt của tôn giáo và quyền lực chính phủ nhà nước.

Và dĩ nhiên, như hôm nay, ở thế kỷ 21 này, loài người trên địa cầu chỉ mới có một Thụy Sĩ, và khoảng 1/4 trong số các xã hội là thực hiện được ý niệm dân chủ dù chỉ là gián tiếp, trong khi tất cả còn lại vẫn hành xử không khác gì ngàn năm trước đây, dù hầu như tất cả đều chung hưởng văn minh kỹ thuật vật chất chẳng khác gì nhau. Và như thế, cũng phải hiểu rằng cũng sẽ còn những chênh lệch giữa những xã hội, giữa các cá nhân, dù chưa biết là ở kích thước hẹp hơn hay rộng hơn như thế nào.

Và cũng đừng quên rằng cả thế lực quyền bính, thế quyền và thân quyền, không ngồi im xuôi tay chờ bị lột mặt  tước quyền. Chúng đã và đang tận dụng vị thế thượng phong trong cấu trúc quyền bính hiện hành, để ra sức đe dọa nhồi sọ quần chúng qua "thông tin giáo dục",  và tận dụng mọi cách để củng cố niềm tin "cần quyền lực lãnh đạo cai trị" nơi quấn chúng!

Tầt cả là VÔ THƯỜNG được gói trọn trong cuộc tử sinh vô thường của vạn vật trong mọi khía cạnh, dù là ý nghĩa của tư duy loài người chúng ta hay nhiên giới vô nhân, vũ trụ vô biên cũng thế!

NguyênKhảPhạmThanhChương
15-8-2013

----------
The State is Not the Civilization 

Current research indicates that our planet started cooling down 18 million years ago. This had long-term impact on flora and fauna. Tropical forests gave way to open savannah and some species came out of the trees to become ground foragers.

The Sahara Desert region was wetter or dryer in long cycles, alternately attracting flora and fauna and repelling both. This is called the "Sahara Pump." The primate called Homo Erectus presumably spread from southern Africa into Europe and Asia around 2 million years ago via this mechanism. The Neanderthal primate appeared in Europe 150,000 years ago. I thought this lecturer’s description of the appearance of Homo sapiens sapiens in Africa 200,000 years ago was mighty fuzzy, but he finally settled on an African date for "fully modern humans" of 115,000 years ago. These people eventually "pumped" into Europe and Asia after 100,000 years ago, roughly coinciding with the onset of the Ice Ages.

Small populations of Homo sapiens sapiens lived near small populations of Neanderthal for 40,000 years. This lecturer adamantly insisted they could not interbreed. I took his reasoning at face value and thought about putting a population of click-speaking (Khoisan) Pygmies next to Indo-European-speaking Caucasians for a similar time to see what would happen. A current genetic mapping project should settle the issue.

Now we come to the definition of civilization. It’s the state. A state means civilization and civilization means a state. I know that a good many of my friends would disagree, but this is the academic definition in this course.

The first city-state was, according to this lecturer, Urukin southern Mesopotamia. A city-state was defined as a centralized location with a population of at least five-thousand having a central ruler, therefore Uruk was by definition the first civilization. I think this is nonsense. People had been farming in Mesopotamia for thousands of years before Uruk. Farming villages were scattered everywhere and the natural human trend toward specialization of labor was well under way.

Distinctive Halaf and early Al-’Ubaid pottery was traded far and wide. Farmers specialized in raising grain, sheep, goats, and donkeys and all were traded up and down the rivers. The precursors to writing were small clay counters shaped like the goods traded. People specialized in weaving goat hair and wool, and that was traded. Trading itself was of singular importance; timber used for construction in the south was floated down the rivers from a thousand miles north.

Academics seem to think that the important feature of Uruk was its temple. I think it was the appearance of a bakery and a brewery, critical specializations in a society which lived on bread and beer. All of this occurred before the rise of a central strong-man ruler, but according to the definition used here it wasn’t civilization. They had no wars.

As the lectures proceed from region to region around the planet, we see the same pattern emerge again and again. In southeast Asia, for example, the farming villages thrived in autonomy for 2,000 years before they were "civilized" by a centralized state. I would say they were enslaved, not civilized.

I was intrigued by ancient Crete. Part of what we think we know comes from Greek mythology and part from archeology; I dismiss the mythology. They call the cities there palaces, but when I examine the photos I see residential commercial emporiums. Indeed, the people of Crete specialized in making olive oil and wine for export and they were the long-distance traders of the Aegean. Unfortunately the island was buried under volcanic ash before historic times.

I was also intrigued by Mohenjodaroon the Indus River, because it looks much like the commercial cities on Crete. It was probably destroyed by flood, but the later Mauryan Civilization seemed to take up and expand international trade by sea as if it had that tradition in memory. International trade outlived Indian empires. I am not particularly interested in the brutalities of the Chinese warring states or the brutalities of the Meso-American warring states.

Although the academic focus of interest seems to be on the periods of violent contest for power, I think they were aberrations of normal human behavior. As boring as it may appear, production and trade were demonstrably the real foundations of civilization. The strong-man central state was the parasite that infected normal human society, and killed it.

I don’t expect academics to change their definition of civilization anytime soon. They play their own kind of nose-counting politics. This professor, who is keenly aware of the role of global climate changes in human history, subscribes to the suddenly popular anthropogenic hypothesis of global warming, which is false. The "science" of eugenics had a similar reign of popularity. But I suspect that the underlying reason for rejecting observational evidence in both cases is an ideological devotion to the state as the giver and the protector of their special class.

Buyer beware, these are professionally produced, directed, and rehearsed courses. They are entertaining, informative, and occasionally deceptive. Human prehistory is particularly difficult because archeological evidence is scarce, yet I have to wonder if we’re not finding what we’re not looking for? For example, archeobiologists working in Syria revolutionized our knowledge by refining their method of recovering ancient grass seeds at hearth sites. What was human life at Uruk like before the rise of political government and the building of its defensive wall? Maybe if we think in those terms, we’ll find out.

Robert Klassen

======
=============================

Ancient Crete



Archaeological Sites:


Knossos


Phaistos


Malia


Zakros

Palekastro
Tripitos
Itanos

Museums:


Heraklion Museum


Sitia Museum

The rich history of Crete has left the island sown with hundreds of archaeological sites, large and small. The island reached its zenith during prehistoric times when the Minoan civilization dominated the Aegean and produced a fascinating culture which in turn has left behind a plethora of beautiful art and architecture. Once the Minoan culture fell into decline, the Mycenaean powers of mainland Greece controlled the island, and later the Greeks during the Classical and Hellenistic eras. In turn, the Romans established their authority and ruled Crete
Consequently, the important archaeological sites found on Crete reflect the different historical eras: Minoan, Archaic, Classical, Hellenistic, Roman, or Byzantine. By far, the most spectacular finds are the Minoan palaces of Knossos, Phaistos, Malia, and Zakros, while the most important artifacts found in excavations are housed in the Heraklion Archaeological Museum. This museum's collection is complemented by museums in the towns of Agios Nikolaos, Chania, and Sitia.
A visit to Crete would not be complete without a visit to the Heraklion Museum, a visit to Knossos and one to Phaistos. For those who want to form a complete picture of Minoan Crete, a visit to the palace of Malia is a short drive from Heraklion. The palace of Kato Zakros would be more of a challenge to visit as it is located on the east coast of the island. Other important archaeological sites of the island include the Minoan towns of Palekastro and Gournia, and a host of smaller settlements like Pseira The most important Classical and Hellenistic sites are the ruins at Gortyn which became the Roman capital of the island, and Lato near Agios Nikolaos.
For those who love ancient civilizations Crete is a huge playground. There is an archaeological site, or a legend around every bend of the road. So many sites fill this beautiful island that it could take a life time to explore them all. In my two weeks I wanted to see the most important sites and artifacts of the Minoan Civilization, and of course I had to distill my visits to what I deemed to be the most important places. While Crete is host to a multitude of Archaic, Classical, Hellenistic, Roman and Byzantine sites, I focused only on the remains of the Minoan civilization which is unique to the island. I visited all four known palaces of Crete (Knossos, Phaistos, Malia, and Zakros), and two major towns (Palekastro, and Gournia). These tours along with the exhibits of the Heraklion and Sitia museums allowed me to gain a deeper understanding of the Minoan Civilization, and its influence on the development of ancient Greece.
From all the sites, I enjoyed my visit to Phaistos the most. This was in large part to the setting of the palace on the hill and the views it generates, and it did not hurt that I arrived there in what must have been the perfect August morning.
--------

The Indus Civilization

1,500 illustrated pages by leading scholars around the world of the ancient Indus Civilization.
The latest discoveries about Indus Civilization sites, writing and much more in slide shows, essays and articles.

Basic Facts
Introduction

4 page summary

by Sharri Clark
Indus
Figurines


by Ute Franke-Vogt
Balochistan
Archaeology


by P Biagi
Rohri Flint
Quarries

by G Cook
A Unicorn Seal

A Baluchi Fishing village near Karachi
Fisherfolk


Masson in Harappa, 1826
Explorers

Around the Indus
in 90 Slide Sets

by J M Kenoyer
I. Introduction




II. The Latest
Discoveries



III. Harappa
2000-2001



IV. Mystery
at Mound F



V. Harappa Excavations
1995-2001




by I Aronovsky
Resources

Ancient Indus
City Walks

Walk Around
Mohenjo-daro


29 Slides and Sounds
Harappa


by W Belcher
Harappa 3-D


Walk Around
Lothal



Gola Dhoro



The Indus script
The Indus Script

New Parpola Essay
The Arrow Sign in the Indus Script
Arrow Sign

Mohenjodaro!
J.M. Kenoyer's 103 slides and essay
on the largest Indus Civilization city


New
The latest articles, book reviews, and user-submitted questions about the ancient Indus answered by top Indus experts and researchers.





INDUS STORE
T-shirts, cards, coasters,
mugs, mousepads,
slides, teaching resources,
online image rights and books

INDUS INVESTIGATORS
Story Book and Pages for KIDSINDUS VALLEY UK
KS2 National Curriculum History

No comments:

Post a Comment