Saturday, October 19, 2013

Thủ Đoạn "Trá sự từ ngữ" của Chuyên Gia Chính Phủ, Tập Đoàn Tài Chính

Thủ Đoạn "Trá sự từ ngữ" của Chuyên Gia Chính Phủ, Tập Đoàn Tài Chính để Lừa Đảo Cướp Tài Sản của Quần Chúng.

Tại Anh và Úc, và sắp đến Mỹ, Chính phủ và các tập đoàn công ty ĐƯỢC QUYỀN NGANG NHIÊN "ra vào" trương mục của người dân để rút tiền! Luật này được đặt "mỹ danh"  là  "Liên Tục Ủy Quyền Chi Trả" (Continuous Payment Authority-CPA). Nghe hợp lý đẹp đẽ chừng nào!!! Người dân ỦY QUYỀN cho cơ quan, công ty TỰ ĐỘNG RÚT TIỀN từ TRƯƠNG MỤC, NGÂN KHOẢN của mình!!!  Luật này đã kéo dài bao năm nay ở Anh Úc, nhưng không hề nghe dân chúng kêu ca!?!

Phải chăng những "mỹ từ xuôi tai" và những luật lệ chồng chéo móc ngéo đã làm người dân cảm thấy vừa phức tạp vừa "hợp lý" nên không còn thấy mình bị ăn cắp và bị xâm phạm chủ quyền nữa!


Chính phủ nhà nước các nơi hiện nay áp dụng chung một chính sách tài chính mới: dùng quyền in tiền nâng giá địa ốc và trợ cấp, trợ giúp ngân  hàng, chủ tài sản để giữ giá bất động sản cũng như để cứu nợ cho ngân hàng với cái giá GIA TĂNG LẠM PHÁT người dân phải gánh chịu- TIẾN TRÌNH này, bọn chúng gọi là  "CỨU THOÁT" và BÙ ĐẮP NỘI BỘ  (BAIL OUT và BAIL IN)..

-BAIL OUT- Chính phủ ra luật chi tiền cho Tập Đoàn ngân hàng tài chính với lãi suất thấp hoặc không lãi suất 0%-1%)và bằng cách "mua lại" các số nợ, tài sản không sinh lãi , để giúp tập đoàn tài chính ngân hàng tiếp tục tồn tại và khả năng cho vay.

-BAIL IN, là ra luật buộc NGƯỜI GỬI TIỀN, KHÁCH HÀNG, CỔ PHẦN VIÊN (chủ nợ của ngân hàng) trả thêm lệ phí và "đóng góp vốn" bằng cách hủy bỏ một phần tiền lãi CỔ PHẦN của mình cho tập đoàn tài chính ngân hàng theo tỉ lệ số cổ phần chủ quyền- ký gửi của họ!

 Lý do được "đặt tên là BAIL IN vì dùng các chủ nợ khách hàng cổ phần viên của ngân hàng "cứu ngân hàng "; trong khi BAIL OUT là chính phủ từ ngoài nhảy vào cứu ngân hàng.

Bất cứ cách nào, bọn Ngân Hàng Tài chính đều mặc nhiên được bảo vệ trợ giúp ĂN KHÔNG từ chính phủ hay dân chúng bằng LUẬT, khi chúng thất bại thua lỗ!

Như vậy, rõ ràng cái gọi là "thị trường tự do" hiện nay đúng là một "thị trường bị quản trị": Chính phủ làm luật bảo vệ quyền tự do lũng đoạn ăn cướp công sức sản xuất lao động của xã hội, trong khi giới hạn quyền tự do chọn lựa cũng như giới hạn bảo vệ lao động sản phẩm của giới quần chúng khách hàng tiêu dùng.

Theo đúng NGUYÊN LÝ THỊ TRƯỜNG TỰ DO, khi một công ty hay cá nhân không còn khả năng sinh lợi để tồn tại đáp ứng thị trường, thì tự nhiên bị thị trường đào thải và mở điều kiện cho một cá nhân hay một công ty mới tốt hơn nảy sinh để đáp ứng "cung cầu" thị trường. Nói rõ hơn, theo nguyên lý này là THỊ TRƯỜNG QUYẾT ĐỊNH sự tồn vong của họ theo TÀI NĂNG KINH TẾ của họ mà KHÔNG CÓ SỰ CAN THIỆP của QUYỀN LỰC THIÊN VỊ từ CHÍNH PHỦ.

Vì sự can thiệp chính trị từ nhà nước chính phủ sẽ làm SAI LẠC sức ĐIỀU CHỈNH KHÁCH QUAN của THỊ TRƯỜNG, mất tính tự do và sáng tạo cải tiến, và tạo TÍNH Ỉ LẠI (moral hazard) khiến PHẨM CHẤT HÀNG HÓA DỊCH VỤ XUỐNG CẤP cũng như tạo ra sự nguy hiểm vô trách nhiệm thường trực trong khả năng điều hành của những định chế tài chính tư nhân, tập đoàn hoặc cá nhân này . (Adam Smith)

Hệ quả là tạo ra một thị trường "trợ cấp" cho giới tập đoàn tư bản bừa bãi  KHÔNG SỢ THẤT BẠI, không cần TÍNH TOÁN KỸ LƯỠNG, ỉ lại vào sự cứu giúp của nhà nước chính trị KHI THẤT BẠI với cái giá là sự thiệt thòi của khách hàng quần chúng phải gánh chịu.  

Nói ngắn gọn là NGƯỜI DÂN bị dùng như những công cụ nuôi dưỡng sự ăn trên ngồi chốc của giới tập đoàn và chính phủ dù chúng thất bại hay thành công trong công việc làm ăn! Giới  99% quần chúng phải sinh hoạt theo THỊ TRƯỜNG TỰ DO, trong khi giới 1% tập đoàn tài chính kỹ nghệ, được biệt lệ hoạt động trong sự bảo trợ của chính phủ. Vì, theo "luận thuyết" của họ, "QUÁ TO LỚN KHÔNG THỂ THẤT BẠI" (too big to fail).

Và đây chính là MỤC TIÊU của NHÀ NƯỚC CAI TRỊ.



Nếu như sự hiện hữu của định chế ngân hàng nhà nước là một NỀN TẢNG  KHẲNG ĐỊNH ĐỘC QUYỀN PHÁT HÀNH BẢN VỊ TIỀN và các định chế tài chính ngận hàng tư nhân này hoạt động như những trung gian ngoại vi CHO VAY TẠO NỢ của NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG một cách ỉ lại và tự do vô trách nhiệm không có sự  giám sát như vậy, thì tại sao NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG lại không trực tiếp thi hành chức năng cho vay đến giới đầu tư công chúng ? Khi yếu tố HỮU HIỆU và HIỆU NĂNG rõ ràng không đạt được từ các định chế "tư nhân" trá hình nhận sự bảo vệ và trợ cấp của chính phủ như vậy, nó còn tệ hại hơn cả "quốc doanh" như cuộc khủng hoảng đã cho thấy đến nay, thì cái danh hiệu "tư nhân" và "thị trường tự do" chỉ là những danh từ lừa đảo và dối trá để che đậy tiến trình nuôi dưỡng một guồng máy tài chính lũng đoạn phung phí tài sản công và ăn cắp lao động của quần chúng mà thôi. Một hình thức chủ nghĩa tư bản thế kỷ 21: LỜI  TƯ NHÂN HƯỞNG , THUA LỖ, THẤT BẠI NHÀ NƯỚC và QUẦN CHÚNG phải GÁNH VÁC!

Đây chính là nguyên nhân đưa đến hai khuynh hướng tiền tệ mới:
1- Các nhà kinh tế chủ trương tự do thị trường vận động đòi hỏi hủy bỏ ngân hàng trung ương độc quyền bản vị, để có một thị trường các bản vị cạnh tranh và sự tự do chọn lựa của giới tiêu thụ tiền tệ. Vì tiền tệ đã trở thành một mặt hàng, một sản phẩm.
2- Các nhà kinh tế chủ trương dựa hẳn vào định chế ngân hàng trung ưong độc quyền phát hành tiền tệ đang có sẵn, thực thi chức năng đầy đủ của một ngân hàng trực tiếp ĐẾN VỚI QUẦN CHÚNG ĐẦU TƯ  như tất cả các ngân hàng, thay vì giao khoán chức năng này cho các ngân hàng tư nhân và chỉ cho CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH vay với khả năng vô hạn định phi lãi suất như là giải pháp cuối cùng (lending as the last resort) như hiện nay. Khuynh hướng này gọi là Duy Chính Tiền Tệ- Chartalism hay Thuyết Tiền Tệ Hiện Đại (modern monetary theory)

Quan điểm của Nhân chủ là TỰ DO TIỀN TỆ và TỰ DO CẠNH TRANH, hãy theo dõi bản vị BITCOIN đang song hành cạnh tranh với các bản vị nhà nước trung ương là một thí dụ điển hình thực tế.

Vấn đề là nhân loại đã thực nghiệm hệ thống nửa vời gian lận ngôn từ tài chính tiền tệ hiện tại từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, kể cả đồng Euro, với nhiều cuộc khủng hoảng tán mạng như đang thấy, thì tại sao chúng ta không thử nhiệm tuần tự hai giải pháp trên trong vài thập niên để chứng nghiệm nó?

NKPTC

No comments:

Post a Comment