Saturday, February 28, 2015

Phẩm Giá Con Người theo Bảng Phân Loại của Nhà Nước và Quân Đội Âu Mỹ


Phẩm Giá Con Người theo Bảng Phân Loại của Quân Đội Âu Mỹ

Giá tiền bồi thường "nạn nhân" A phú Hãn do lính Mỹ gây ra:

-11,000$ Mỹ kim cho em bé bị xe thiết giáp Mỹ cán què chân

-15,000$ ---- cho chiếc xe tải khách bị "pháo nhầm".

-106$ cho 8 cái cửa kính của đền thờ bị chấn động bom làm vỡ.

-1,916$ cho một bé trai bị chết đuối trong đường rãnh xe tăng.

-180$ Một dàn lưa leo bị xe tải Mỹ cán nát

-2253$ cho 7 con bò bị máy bay trực thăng nhả đạn.

-1317$ cho 200 dàn rượu nho, 30 cây chùm đào và 1 cái giếng bị lính càn quét.

-4057$ cho một chiếc xe cút kít chở vụn kiếng.

- 2,414$ cho một em bé bị "bắn nhầm" trong cuộc hành quân của lính Mỹ.

-807$ cho nhà cửa bị lính Mỹ đâp phá khám xét nhầm!

Trên đây là một số giá cả "bồi thường an ủi" ĐƯỢC NHÀ NƯỚC MỸ CHO PHÉP THỰC HIỆN cho những "mất mát" của người dân A Phú Hãn do lính Mỹ gây ra- trong cái gọi là CHÍNH SÁCH LẤY LÒNG DÂN (win hearts and minds) CỦA QUÂN ĐỘI MỸ  tại A Phú Hãn.

Đây là lá ĐƠN IN SẴN của lính MỸ phát cho Dân A Phú Hãn mỗi khi có "TAI NẠN" do lính Mỹ gây ra.




Tôi đọc bảng giá "bồi thường cao cả" một cách tùy tiện của "chính sách" Âu Mỹ cũng như "tờ đơn xin bồi thường" mà lặng người thở dài. 

Cái Phẩm Giá con người, cái nền Công Lý của một cường quốc "dân chủ nhân quyền" đem đến cho xã hội nhân dân A Phú Hãn "TO LỚN" đến thế ư?

Nhưng đây vẫn là "câu hỏi nhỏ". Câu hỏi lớn hơn là Cái Nhà Nước Dân Chủ A Phú Hãn và Giá trị bản Sắc văn hóa Hồi Giáo của họ đâu? Hay cũng ứng dụng cùng một bảng "giá cả" trong sự việc BỒI THƯỜNG MẤT MÁT HẠNH PHÚC và SINH MẠNG CON NGƯỜI?

Quả thật Nhà nước quá TẬN THIỆN VÌ HẠNH PHÚC NHÂN DÂN và Quân Đội thật sự là "cầm súng bảo vệ nhân dân"!!! Ôi ơn nghĩa các "anh chiến sĩ" cao như "đỉnh núi Tà Lơn vậy!!!


Viết đến đây Tôi nhớ lại một cảnh nhốn nháo Tôi chứng kiến, ở Hòa Hưng khu chùa Định Thành, ngõ Hổ Bạch Ân khi một chiếc xe "díp" đầy lính Mỹ có vũ khí chở xác một cô gái "áo dài trắng" nằm "ngất xỉu" hoặc "chết" (không rõ) đến "trao trả cho gia đình cô ta. Không biết lúc đó "gia đình cô gái" này được bồi thường bao nhiêu theo qui định?

Chỉ biết những làng xã vùng quê miền Tây nơi Tôi từng sống cả một năm trời, thì việc bồi thường những mất mát xảy ra hiếm hoi, ít nghe dân chứng nói đến.  Chỉ xảy ra và nghe dân bàn tán khi "sự vụ có dư luận lên đến cấp tỉnh" và có khả năng lan về thành phố thôi. Trong mỗi lần có cuộc hành quân của lính Mỹ hay Ngụy hoặc phối hợp Chỉ có gà qué bị mất mát là cả một hạnh phúc... Nhà cửa, vườn tược, mạng sống hay vợ, con gái có bị hiếp hay không mới quan trọng!

Chúng ta không có báo cáo hay thống kê chi tiết về lãnh vực này trong chiến tranh Việt Nam, để biết chi tiết như những sự kiện như hôm nay được các ký giả độc lập ghi nhận tại Afgan và Iraq. Dù "Đạo Luật Bồi Thường"( Foreign Claims Act) có từ năm 1942 "cho phép" người dân địa phương nơi Mỹ chiếm đóng hay hành động được "XIN BỒI THƯỜNG"... Nhưng những gì xảy ra tại Nam Hàn trong cuộc chiến (1950-53) mãi cho đến gần đây mới được phanh phui xét xử cũng cho chúng ta thấy "giá trị thực tế" của "đạo luật" này!!!


Nhưng "chuyện tại Việt Nam", ta có thể ước đoán theo những vụ như Mỹ Lai, Thanh Phong, Cẩm Lệ... Hoặc "khả tín nhất" theo bút ký "Dấu Binh Lửa" của "đại úy Phan Nhật Nam", thời ông ta còn là một thiếu úy " lý tưởng", có nhận thức lương tâm viết lại, thì người dân mong được sống sót là may mắn rồi, phụ nữ nhiều khi còn phải tự  trả tiền, vàng, và "hiến thân" cho lính đôi bên để giữ mạng sống sót.

Chương "NGƯỜI CHẾT DƯỚI CHÂN CHÚA"
   
Sông Tiền Giang mênh mông như bể, chiếc phà lớn chuyên chất ba GMC, vài chiếc xe du lịch, bềnh bồng mang chúng tôi qua sông lẫn với đám hành khách áo quần màu sắc. Họ dồn về một phía, nhìn lũ người gươm đao thật xa cách. Tôi ngồi trên mui tàu thả từng mẩu giấy vụn xuống dòng nước, trí não lãng đãng như bọt sóng.
Đoàn xe rời quốc lộ 4 rẽ về phía phải theo con đường đỏ hướng phi trường Trúc Giang. Qua ngôi trường tiểu học quận, một dẫy quan tài sắp lớp, mùi thây chết bốc lên ngây ngấy. Biệt động quân - tiểu đoàn 41... Nghe nói hình như Tiểu đoàn trưởng hay Tiểu đoàn phó bị chết. Lính ở trên xe xì xầm bàn tán với vẻ thản nhiên. Họ không biết chiến trận đã đến hồi khốc liệt, nên chiến đoàn Dù gồm tiểu đoàn chúng tôi và một tiểu đoàn bạn đã có mặt tại vùng hành quân từ ngày trước. Đến phi trường nơi đặt bộ chỉ huy của khu chiến thuật Tiền Giang, trung tâm hành quân của cuộc hành quân, chúng tôi được lệnh ngủ tại đây để chờ ngày mai trực thăng vận vào vùng hành quân. Tôi chưa được dự trận lớn, nên không có ý niệm về những gay go sắp đến trong ngày mai, bình thản ngủ một giấc yên lặng với kết luận: Trực thăng vận đối với Nhảy dù chỉ là trò đùa, không có gì mới lạ.
Ngày 22, 8 giờ hai pháo đội đặt ở phi trường hướng súng về bãi đáp nhả đạn liên hồi để dọn bãi. Lấy cái chết của phe địch để làm an toàn cho phe mình, luật của chiến tranh quả tàn khốc. Tiếng súng dọn bãi vừa dứt, ba mươi chiếc trực thăng đồng bốc lên một lượt mang hai đại đội 71 và 72 vào trận địa.
Báo cáo xuống bãi tốt, bình yên. Phần còn lại của tiểu đoàn được trực thăng vận tiếp theo. Toàn bộ tiểu đoàn đã xuống đủ, hai đại đội 71 và 73 dẫn đầu đơn vị, di chuyển được mười lăm phút. Súng nổ! Đụng rồi! Đụng rồi... Lính dáo dác, máy truyền tin chuyển lệnh nghe loạn xạ. Phía trước tiểu đoàn súng nổ lẫn lộn, tiếng khô và cứng của ta, sắt nhọn của địch... Đại đội 72 rút lên bố trí về phía phải của đại đội 73. Lệnh cho đại đội chúng tôi lên thật nhanh. Ngang qua chỗ đứng của Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, một tiếng nổ thật lớn nháng lửa ngay trước mặt, quả đạn 57 ly nổ ngay khi ra khỏi nòng, người phụ xạ thủ bắn tung ra đằng sau, một bàn tay bị đứt. Ông tiểu đoàn trưởng hét lớn qua màu khói... Trung đội anh chạy ra cái nhà tranh... Truyện "Dấu Binh Lửa " được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Như vậy là đụng độ lớn, người bị thương nằm la liệt ở dưới các rãnh dừa nước. Toàn đang đứng trong một giao thông hào chỉ trỏ quát tháo. Phía tay trái nơi xa có tiếng lựu đạn nổ và tiếng hô xung phong. Trung đội tôi ép phải, hướng tiến bây giờ thẳng góc với các con kinh nhỏ, nên chúng tôi chỉ có thể nhảy từng bước thật dài trên bờ kinh, một cái nhảy hụt tôi rơi vào đường mương cùng với hai người khinh binh. Bám cỏ bò lên, xác hai tên Việt cộng nằm tênh hênh, một xác bị banh nát ngực, xác kia nằm sấp, không rõ... Người chết, lần đầu tiên tôi chạm phải - một thây chết của đối phương.
- Lên đi tụi mày, thằng nào trốn đàng sau tao bắn gãy giò...
Tôi quát tháo cũng ra gì, mấy người lính đi chậm dớn dác tìm lối qua rạch. Họ không nhảy qua được vì mang đồ quá nặng.
- Đ.m... Nhảy qua được không? Thường ngày sao liến xáo quá cỡ, hôm nay lại chậm như rùa.
Tôi chửi mắng om sòm. Trung đội đến bờ làng dừng lại bố trí trông ra cánh đồng trống. Ngồi dựa vào một gốc dừa, tôi thấy mệt vì phải quát tháo quá nhiều, nhớ lại lời chửi tục. Tôi đã thành một người lạ nào đấy. Địch từ phía trái chạy vọt qua, bóng áo đen ẩn hiện đàng sau rặng dừa xanh bên kia cánh đồng. Bắn! Bắn! Trung đội tôi khai hỏa ròn rã. Một vài bóng áo đen ngã xuống. Hơi thuốc súng, hơi bùn lầy, máu người chết xông lên ngây ngấy.
Sáu giờ chiều, tiếng súng phía bên trái, hướng đại đội 71 hoàn toàn chấm dứt, trực thăng tải thương bắt đầu đến, khói màu xanh làm dấu bãi đáp bốc lên mờ mịt làm đặc không gian đang ngã vào đêm, rừng dừa màu xanh thẩm lại. Tiếng súng vu vơ của địch bắn lên máy bay khi tháo lui. Tôi ngồi dựa gốc dừa, mệt mỏi đến tột độ, một tên lính mò lại bên cạnh.
- Thiếu uý ăn cháo gà?
- Cháo gà?
- Dạ, em bắt được, nó còn ấp trứng...
- Thôi mày cho tao quả trứng, tao ăn cháo không nổi.
Khi lính trong trung đội xịt xoạt ăn cháo, tôi đi lui về phía xác hai tên Việt cộng. Tên nằm sấp bây giờ lật ngược lại, có lẽ đấy là cử động cuối cùng của nó trước khi chết. Tôi đặt tay lên da người chết lạnh tanh. Đêm xuống, chúng tôi trải poncho nằm trên bờ rạch, không cởi giày, địch có ý tấn công lại nên phải đề phòng.
Tiểu đoàn tiếp tục truy kích, hôm nay đại đội tôi đi đầu, trung đội tôi dẫn đầu đại đội, chúng tôi đi dọc một con kinh lớn, rừng dừa xanh ngút tầm mắt, thôn xóm trù phú nhưng không một bóng người. Chúng tôi dè dặt từng bước đi.
- Hầm có dấu chân người! Tản rộng ra chung quanh, một người đến xem mà thôi -Tôi ra lệnh.
- Ai ở dưới, đi lên!... Im lặng...
- Lên không tao ném lựu đạn xuống! Thiếu uý, cho em ném lựu đạn xuống. Tên lính hỏi ý kiến.
- Không, mày bắn xuống mà thôi.
Tên lính lanh lẹ bắn xuống một tràn thompson, có tiếng rên khe khẽ.
- Lên không bắn nữa. Đưa tay lên trước...
Tôi nín thở, một chiếc đầu bạc phơ từ từ nhô lên khỏi miệng hầm, ông lão bế một bà lão lên theo. Vừa ra khỏi hầm ông lão chấp tay xá bốn hướng xụt xùi khóc lóc, bà lão nằm vật xuống, ở đầu có một vết thương.
Đến buổi trưa, tôi hoàn toàn kiệt lực như một mũi tên rơi xuống cuối đường bay. Hình ảnh hai mái tóc bạc nhô lên từ miệng hầm, nét mặt hốt hỏang của hai tên địch chưa quá mười sáu tuổi lôi lên từ một đám bèo, một tên còn đang ngậm một búng cơm... Những hình ảnh đó bây giờ cộng thêm cảnh chết cuả hai vợ chồng và ba đứa con ở trước mắt tôi. Họ chết từ ngày hôm kia, khi địch đặt bộ chỉ huy ở khu nhà thờ, người chồng là ông Từ giữ nhà thờ đã đem cả gia đình vào trốn dưới cái bệ thờ Chúa.
Tượng Chúa ngã nghiêng, tượng Thiên Thần vỡ tung tóe, hai bàn tay trắng bằng đất nung lăn lóc trên sàn nhà. Khi tôi cúi xuống nhặt hai bàn tay này thì khám phá ra năm xác chết trên. Họ chết ngồi, hai vợ chồng ngồi sát nhau ôm ba người con trước ngực. Họ chết vì bị sức ép nên thân thể vẫn còn nguyên vẹn, nét mặt in vẽ hốt hỏang. Tôi ra lệnh kéo xác họ ra sân.
Giáo đường bây giờ im vắng, tượng Chúa linh động trong vị thế nghiêng ngã, nắng ở ngoài không rọi vào, không khí nặng nề lạnh ngắt... Tôi ngồi xuống trên chiếc ghế, hỏi thầm...
- Thượng-Đế, Ngài có thật đấy chăng?
Khi tôi bước ra đàng sau nhà thờ, qua khu nhà ở của những người chết, một chiếc áo tím chắc hẳn của cô gái còn phơi phới bay trong gió... Nhìn ra xa, xác cô gái nằm thẳng trên sàn gạch, nắng thật sáng rọi lên rực rỡ. Người tôi ai cắm một lưỡi dao oan nghiệt vào tim, thật buồn. Tôi loay hoay đốt một điếu thuốc. Cái chết qủa bi thảm, nhưng hình ảnh của cô gái nằm chết khi chiếc áo còn bay trong gió vang vang nơi trí não tôi như một tiếng kêu thê thảm không dứt âm. Hai ông bà cụ già, tên Việt cộng trẻ, người cha và người mẹ, họ đã sống, đã chết dù sao cũng có chủ đích, có chọn lựa, cũng đã qua gần hết cảnh sống. Cô gái chết bất ngờ không báo trước, yêu đời như màu tươi của chiếc áo. Tôi choáng váng ngộp thở, người lao đao trong một niềm giận dỗi phiền muộn không cùng.
Đụng lớn, tiểu đoàn lấy được một lô súng đạn, thừa thắng truy kích địch để lùa chúng về quốc lộ 4. Bên trái là sông Tiền Giang, Tiểu đoàn 3 nhẩy dù bên phải làm thành phần chận bít. Tiểu đoàn tôi lùa địch từ đông sang tây. Việt cộng phân tán thành từng toán nhỏ để chạy trốn. Ba đại đội tác chiến được xử dụng để lục soát không chừa một hốc nhỏ. Việt cộng được moi lên từ các ao bèo, bờ lúa, đụn rơm, cuộc truy kích vừa khôi hài vừa hào hứng như trò chơi. Tôi lầm lì đi giữa hàng quân, trận đánh ngày hôm qua, một đêm mất ngủ, cái chết hàng loạt của Việt cộng, những thây ma tênh hênh lăn lóc, tất cả đổ ào xuống một lượt trên tâm hồn hồn nhiên — Tôi ngất ngư như lần đầu tiên uống rượu nhưng đây là cơn say đen. Xua quân đi vào một vườn dừa rộng, tiểu đội bên trái, tiểu đội bên phải, lục soát dọc theo hai con rạch nhỏ bao quanh khu vườn. Tôi đi vào ngôi nhà đang âm ỉ cháy, những chiếc cột lớn lỏng chỏng hỗn độn bốc khói xám...Một người đàn bà áo trắng quần đen tay ôm chiếc lẵng mây trước ngực ngồi im trên nền gạch đôi mắt nhìn thẳng ngơ ngác. Thấy chúng tôi đi vào chị ta đứng dậy, đứng thẳng người như pho tượng, như thân cây chết với đôi mắt không cảm giác. Thằng bé theo tôi cùng cùng tên hiệu thính viên lẻn ngay vào bếp kiếm thức ăn. Tôi đi đến trước chị đàn bà... Truyện "Dấu Binh Lửa " được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
- Làm gì chị ngồi đây, không biết đang đánh nhau sao?
Im lặng, đôi mắt ngơ ngác lóe lên tia nhìn sợ hãi. Bỗng nhiên chị ta đưa thẳng chiếc lẵng mây vào mặt tôi, động tác nhanh và gọn như một người tập thể dục. Sau thoáng ngạc nhiên tôi đưa tay đón lấy... Hai bộ áo quần, chiếc khăn trùm đầu, gói giấy nhỏ buộc chặt bằng dây cao su. Mở gói, hai sợi giây chuyền vàng, một đôi bông tai.
- Của chị đây hả? - Vẫn im lặng. Nỗi im lặng ngột ngạt, lạ lùng.
- Con mẹ này điên rồi thiếu uý, chắc sợ quá hóa điên.
Tên hiệu thính viên thì thầm sau lưng tôi, mắt nó sáng lên khi nhìn vào những miếng vàng chói trên giấy...
- Vàng, chắc cũng hơn một lượng, lấy đi thiếu uý... Ê! Đi đi.
Tên lính xua tay đuổi người đàn bà đi chỗ khác. Lạnh lùng, chị ta xoay người bước đi như xác chết nhập tràng.
- Chị kia quay lại đây tôi trả cái này... - Tôi nói vọng theo.
Người đàn bà xoay lại, cũng với những bước chân im lặng, trở về đứng trước mặt tôi nhưng đôi mắt bây giờ vỡ bùng sợ hãi, vẻ hốt hỏang thảm hại làm răn rúm khuôn mặt và run đôi môi... Chị ta còn trẻ lắm, khỏang trên dưới hai bảy, hai tám tuổi, da trắng mát tự nhiên, một ít tóc xõa xuống trán làm nét mặt thêm thanh tú. Tôi đưa trả chiếc lẵng mây, chị đàn bà đưa tay đón lấy, cánh tay run rẩy như tiếng khóc bị dồn xuống. Chiếc lẳng rơi xuống đất, hai cánh tay buông xuôi mệt nhọc song song thân người. Dòng nước mắt chảy dài trên má. Tôi hươi mũi súng trước mặt chị ta:
- Ngồi đây! Tôi chỉ nòng súng vào bực tam cấp. Khi nào tụi tôi đi thì chị đi theo... Tại sao khóc, nhặt vàng lên đi chứ... - Im lặng, chỉ có nỗi im lặng kỳ quái, thân thể người đàn bà cứ run lên bần bật, nước mắt ràn rụa... Từ từ chị đưa bàn tay lên hàng nút áo trước ngực... Không! Không thể như thế được, tôi muốn nắm bàn tay kia để ngăn những ngón tay run rẩy đang mở dần những hàng nút bóp để phơi dưới nắng một phần ngực trắng hồng! Không phải như thế chị ơi... Người đàn bà đã hiểu lầm tôi... Không lấy vàng và bắt đứng lại!! Chị ta không hiểu được lời nói của tôi, một người Việt Nam ở cùng trên một mảnh đất. Chị ta tưởng tôi thèm muốn thân xác và đòi hiếp dâm! Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, một tên sĩ quan hai mươi mốt tuổi làm sao có thể biết đời sống đầy máu lửa và đớn đau tủi hổ đến ngần này. Tôi đi lính chỉ với một ý nghĩ: Đi cho cùng quê hương và chấm dứt chiến tranh bằng cách góp mặt. Thê thảm biết bao nhiêu cho tôi với ngộ nhận tủi hổ này... Thê thảm cho tôi, cho những người lính chung quanh vì lính chúng tôi có thể tàn bạo khỏanh khắc, tham lam lén lút nhưng chúng tôi đâu phải là một thứ lính tẩy trên quê hương — Người ngoại cuộc với những tàn phá kinh tởm do chiến tranh này gây nên. Chúng tôi có lòng nào hưởng cảm giác trên xác thân của một người đàn bà Việt Nam trong cơn vỡ nát kinh hoàng thống khổ... Khổ lắm, người đàn bà của tỉnh Kiến Hòa đâu biết chúng tôi không bao giờ muốn huênh hoang, hung bạo trong vườn xanh bóng mát này, chúng tôi đâu có muốn tạo những ngọn lửa oan uổng thiêu đốt căn nhà bình yên như giấc mơ của chị. Và những mảnh vàng đó, thân thể chị đây ai có can đảm để giang tay cướp phá và xâm phạm! Tôi muốn đưa tay lên gài những chiếc nút áo bật tung, muốn lau nước mắt trên mặt chị nhưng chân tay cứng ngắt hổ thẹn. Và chị nữa, người đàn bà quê thật tội nghiệp, cảnh sống nào đã đưa chị vào cơn sợ hãi mê muội để dẫn dắt những ngón tay cởi tung hàng nút áo, sẵn sàng hiến thân cho một tên lính trẻ, tuổi chỉ bằng em út, trong khi nước mắt chan hòa trên khuôn mặt đôn hậu tràn kinh hãi. Truyện "Dấu Binh Lửa " được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Quân rút ra khỏi làng, chị đàn bà đi theo chúng tôi, vẫn với những bước đi ngượng ngập cứng nhắc, vẫn đôi mắt nhìn vào khỏang trống không cảm giác. Người đàn bà Việt Nam bước đi trong ngỡ ngàng với hạnh phúc khốn nạn: Hạnh phúc đến chót sau những thống nhục rời rã. Hạnh phúc lạ lùng như chiêm bao thấy thân thể chưa bị xúc phạm!
Quân rút ra gần đến quốc lộ, con sông bên trái đầy thuyền, hỗn độn dòng người chen chúc. Dân của vùng hành quân trốn ra từ ngày trước, tiếng người kêu la vang dội một khỏang sông, họ hỏi thăm tình trạng nhà cửa, người thân thích, người kẹt trong vùng hành quân. Tiếng khóc vang rân... Trời ơi, nhà ông Năm bị chết hết cả rồi bà con cô bác ơi! Tiếng kêu thê thảm như một kẻ đắm đò...
- Lai! Mày đó Lai ơi! - Bà già dưới sông mồm kêu tay ngoắc chị đàn bà theo chúng tôi. Chị ta dừng lại như để nhớ một dĩ vãng, như nhớ một khỏang sống đã đi qua... - Lai! Lai ơi, má đây con...- Chị đàn bà đứng lại xoay người về phía dòng sông... Má! Má!
Tôi thấy đôi môi run rẩy thì thầm: Nhà cháy rồi! Nhà cháy rồi! Chị ta đi lần ra phía bờ sông, cũng với những bước chân của người mất hồn, bóng áo trắng nổi hẳn trên đám dừa xanh.
Tôi cúi đầu đi thẳng, mắng mấy người lính đứng tần ngần nhìn theo người đàn bà: Tiên sư, đi lẹ còn qua phà sớm. Lòng ngập một niềm ăn năn kỳ lạ.
Chiếc phà đưa tiểu đoàn chúng tôi về Mỹ Tho. Dân chúng ra đứng nhìn cảm phục. Đóng quân ở sân vận động, tôi đi lên chiếc cầu hướng về phía Gò Công, dòng nước đen thấp thoáng ánh đèn chảy siết dưới chân cầu đục ngầu như tâm hồn. Đêm tỉnh lẻ đỏm dáng tội nghiệp, tôi đi lang thang, thật lạ ngay với chính mình, gặp Bang ở Biệt động quân, anh chàng nhỏ người nhưng ồn ào nhất trong số mười lăm anh khóa 15 Thủ Đức về Biệt động quân. Bang đãi tôi cơm, tôi chỉ uống được chai bia, xong chúng tôi đi coi ciné, phim The Sun Also Rise, phục Hemingway thì có khi đọc sách, nhưng phim dửng dưng, nhạt nhẽo. Tôi đi về trong đêm khuya, thành phố ngủ sớm, chiếc lá khô bay trước mặt như tà áo của cô gái. Tội nghiệp thay cho một tuổi trẻ, tôi cũng đáng tội nghiệp nữa. Ngày mai chúng tôi về Sài Gòn, ao ước được cởi áo nhà binh trong vài ngày, nhưng đó chỉ là ao ước vì chúng tôi biết rằng Sài Gòn đang có biến động, Phật giáo và Công giáo xua tín đồ ra đường phố. Lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là phẫn nộ khi về đến Sài Gòn đóng ở Tổng Nha Cảnh Sát, lãnh một cái mặt nạ để sẵn sàng dẹp biểu tình.
 

Tháng 8-1964. Kiến Hòa
Trích Dấu Binh Lửa (Đại Ngã 1969- 1974)

Người viết đã từng sống một năm trời tại miền Tây (1971-1972), chứng kiến sư đoàn 9 BB ngụy hành quân thế nào. Chứng kiến người dân núp sau phên cửa, tường đất phập phồng thế nào. Chứng kiến VC ban đêm về làng họp dân thâu lúa và tuyên truyền hăm dọa ra sao. Tôi hiểu cái "kinh nghiệm" nào đã dạy người dân quê nói chung, và chị phụ nữ trên hành xử tự động tự hiến gọn lẹ như thế... Cái may mắn hiếm hoi của chị phụ nữ là lần này chị gặp thiếu úy "nhà văn" P.N.Nam... Nhưng lần sau, những lần hành quân sau đó, chẳng ai bảo đảm nó có may mắn như thế hay cũng như những lần trước? Kinh nghiệm nhân thế ai cũng biết "phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí", nhất là tại một xã hội đã LẠC HẬU BÁN KHAI còn thêm chiến tranh nữa!

Và hôm nay, người dân làng mạc A Phú Hãn, Iraq cũng cùng chung số phận dưới sự "bảo vệ nhân phẩm hạnh phúc, dân chủ" của đạn bom quân đội Âu Mỹ, của nòng súng quân đội quốc gia dân tộc A Phú Hãn, và sự "che chở đùm bọc" của các giáo sĩ Hồi bản sắc truyền thống !!!

Ôi đời sống con người với hàng hàng lớp lớp "bảo vệ chăm lo" của nhà nước quân đội cảnh sát, tôn giáo đè đầu nhồi nhét... và không ai được quyền từ chối!

Hôm nay quân đội nhà nước Ukraine chẳng đang ĐÒI "bảo vệ" đời sống hạnh phúc của người dân Ukraine đấy ư? Dĩ nhiên bằng chính tài sản sinh mạng của người dân Ukraine!!! Nhà nước quân đội chỉ là cái TÊN và có cái MÕM QUYỀN LỰC thôi!

1-3-2015
nkptc
===



An armored vehicle ran over a six-year-old boy’s legs: $11,000. A jingle truck was “blown up by mistake”: $15,000. A controlled detonation broke eight windows in a mosque: $106. A boy drowned in an anti-tank ditch: $1,916. A 10-ton truck ran over a cucumber crop: $180. A helicopter “shot bullets hitting and killing seven cows”: $2,253. Destruction of 200 grape vines, 30 mulberry trees and one well: $1,317. A wheelbarrow full of broken mirrors: $4,057.
A child who died in a combat operation: $2,414.
These are among the payments that the United States has made to ordinary Afghans over the course of American military operations in the country, according to databases covering thousands of such transactions obtained by The Intercept under the Freedom of Information Act. Many of the payments are for mundane incidents such as traffic accidents or property damage, while others, in flat bureaucratic language, tell of “death of his wife and 2 minor daughters,” “injuries to son’s head, arms, and legs,” “death of husband,” father, uncle, niece.
The databases are incomplete, reflecting fragmented record keeping in Afghanistan, particularly on the issue of harm to civilians. The payments The Intercept has analyzed and presented in the graphic accompanying this story are not a complete accounting, but they do offer a small window into the thousands of fractured lives and personal tragedies that take place during more than a decade of war.
The Price of Life
The data that The Intercept obtained comes from two different systems that the U.S. military uses to make amends.
The Foreign Claims Act, passed in 1942, gives foreign citizens the ability to request payment for damages caused by U.S. military personnel. But the law only covers incidents that happen outside of combat situations — meaning that civilians caught up in battles have no recourse.
Since the Korean War, however, the U.S. military has realized that it’s often in its best interest to make symbolic payments for civilian harm, even when it occurs in combat. Over the years, the Pentagon authorized “condolence payments” where the military decided it was culturally appropriate.
Such condolence payments were approved in Iraq a few months into the 2003 U.S.-led invasion, and in Afghanistan beginning in 2005. They soon became part of the “hearts and minds” approach to counterinsurgency. To put it another way, in the words of an Army handbook, this was “money as a weapons system.”

Click to view interactive graphic.
While it might seem cynical to offer token compensation for a human life, humanitarian organizations embraced the policy as a way to acknowledge deaths and the hard economic realities of war zones. Condolence payments are meant to be symbolic gestures, and today in Afghanistan, they are generally capped at $5,000, though greater amounts can be approved.
Payments under the Foreign Claims Act take into account any negligence on the part of the claimant, as well as local law. Douglas Dribben, an attorney with the Army Claims Service in Fort Meade, Maryland, said that officers in the field do research, sometimes consulting with USAID or the State Department, to determine the cost of replacing damaged property — “What’s a chicken worth in my area versus what it’s worth in downtown Kabul?”
Claims for injuries incorporate the cost of medical care, and in the case of wrongful death, the deceased’s earning potential and circumstances. “If I have a case of a 28-year old doctor, they are going to be paid more than we’d pay for a child of four,” Dribben said. “In Afghanistan, unfortunately, a young female child would likely be much less than a young boy.”
The system is imperfect, however. Residents of remote areas often can’t access the places where the U.S. military hands out cash. The amounts given out, or whether they are paid at all, often depend on the initiative of individual soldiers — usually the judge advocates who handle claims, or commanders who can authorize condolence payments.
In 2007, the American Civil Liberties Union obtained documents detailing about 500 claims made under the Foreign Claims Act, mainly in Iraq. These were the original, often hand-written records of incidents, their investigations, and the military’s ultimate decision to pay or deny the claim. Jonathan Tracy, a former judge advocate who handled thousands of claims in Iraq and then devoted years to studying the system, analyzed the entire dataset and found that the decisions often relied on over-broad or arbitrary definitions of combat situations, and that people who were denied claims were only sometimes awarded condolence payment. Yale law professor John Fabian Witt also noted that “relatively minor property awards for damages to automobiles and other personal property often rivaled the death payments in dollar value.”
“They present it as if it’s very black and white, as though there’s the circle of things we can pay for, and you decide if the incident is in or out of that circle, but that’s not the way it happens,” Tracy told The Intercept. “You’d have two different attorneys doing two different things and [civilians] who’d had much the same thing happen to them would get very different compensation.”
Last year the annual defense appropriations bill included a provision, championed by Senator Patrick Leahy, D-Vt., which instructs the Pentagon to set up a permanent process for administering condolence payments. The measure is intended to prevent the delay and inconsistencies that marred the system in the early years in Iraq and Afghanistan, and to improve record keeping, so that the Pentagon doesn’t start from scratch in each new conflict.
A defense official told The Intercept in an emailed statement that the Pentagon has not yet implemented the provision, but is “reviewing the processes related to ex-gratia payments to determine if there are areas where improvements can be made.”
Marla Keenan, managing director of the Center for Civilians in Conflict, believes that “as the conflict in Iraq and Syria has escalated, they are starting to see a reason for this type of policy to exist. It’s unfortunate how a new context where this could be used is the impetus.”
Finding the Data
The United States and its allies do not tally civilian deaths in Afghanistan. The United Nations only began keeping track of civilian casualties in 2009; using a conservative count that requires three sources for each incident, the U.N. now reports that more than 17,700 innocent Afghans have died in the past five years of fighting, the majority of them killed by the Taliban or other groups fighting the Afghan government and coalition forces.
Looking at compensation paid out under the Foreign Claims Act or in condolence payments is one way to get a window into the damage caused by the U.S. presence. Yet it’s difficult to draw conclusions from the military’s records, which are muddled and incomplete, by their own admission.

Sample Afghan claim form
Every cache of documents released comes with caveats. For example, The Nation obtained thousands of pages’ worth of records for payments for condolences and other “battle damage” in 2013. Asked for total figures, a military spokesman told the magazine, “I could wade through the numbers to the best of my ability but my numbers would be a guess and most likely inaccurate.”
The Intercept received several years’ worth of recent data on condolence payments from the military through a Freedom of Information Act request. These records come from a military database keeping track of the Commander’s Emergency Response Program, a special pot of spending money for “goodwill” projects.
The database entries are sparse, giving only the basics of who was killed or injured, with no detail on when or how the incident occurred. Location is given only at the province level. Nonetheless, the data represent the Pentagon’s clearest accounting of how much money it spends on condolence payments. (This data does not include “solatia,” which, just like condolence payments, are compensation for death and injury. But they are paid out of a unit’s operating funds, and the Pentagon has said previously it does not have overall figures for solatia.)
According to the data we received, in fiscal years 2011 through 2013, the military made 953 condolence payments totaling $2.7 million. $1.8 million of those were for deaths, and the average payment for a death was $3,426. Payments for injuries averaged $1,557.
Some payments are for multiple people harmed in one incident. For instance, the largest single payment, from 2012, offers $70,000 for “death of a mother and six children.” The largest payment for a single death occurred in 2011, when the father of “a local national” who was killed was given more than $15,000. Some family members received as little as $100 for the death of a relative.

Traffic accidents were among the most common claims under the Foreign Claims Act.
Asked about records for payments made before 2011, the Pentagon directed questions to the press office for coalition forces in Afghanistan, which did not reply to repeated inquiries from The Intercept.
Also through the Freedom of Information Act, The Intercept received Foreign Claims Act data from the Army, which handles Afghanistan for the entire U.S. military. As with the condolence payments, the database doesn’t include the documentation behind each claim. Rather, it shows a quick synopsis, date and amount for each claim filed.
In all, the Army released 5,766 claims marked for Afghanistan, filed between Feb. 2003 and Aug. 2011, of which 1,671 were paid, for a total of about $3.1 million. Of those claims, 753 were denied completely, and the rest are in various kinds of accounting limbo.
This is only a portion of the claims that were actually made and paid. Douglas Dribben, the attorney with the Army office, described the database as “G.I.G.O. — Garbage In, Garbage Out.”
Judge advocates in the field are supposed to regularly update the database with claims received and paid, but spotty Internet access and erratic schedules often made that impossible. Tracy, the former Army attorney, said that in Iraq, he had to enter all the claims he received weekly. In practice, “that never really happened,” he said.
A 2010 guidance for claims officers takes a pleading tone: “We know [claims] payments are not your only mission and the last thing you really want is another report but in all honesty the last thing any of us want is an unauthorized expenditure of funds.”
A more reliable estimate, Dribben said, comes from Army budget data, which reflects the amount of money transferred out to the field to pay claims. The Army Claims Service did not provide that information, but a training guide from 2009 states that for that fiscal year, the Army had paid $1.35 million in 516 claims in Afghanistan, with 202 denied.
The total for Iraq that year was over $18 million; overall, Afghanistan saw fewer and smaller claims than Iraq, because of remote geography and fewer U.S. troops deployed. Prices for replacement goods or lost wages were generally lower, Dribben said.
The claims synopses typically contain missing words, garbled grammar or obvious errors in the various entry fields. Most refer to a “claimant.” Some are entered in the first person. A few dozen have no synopsis at all. Many are completely enigmatic: what happened when “claimant feared soldiers would open fire and panicked?” The claimant was paid more than $3,200.
“Each one took maybe 30 seconds to enter,” Tracy said. “There wasn’t really room or time to put in a narrative.”
The database categorized just 18 payments as wrongful deaths between 2003 and 2011 — very likely an undercounting, Dribben said. The average of those payments was about $11,000; the highest was $50,000, paid to someone in eastern Afghanistan, because “coalition forces killed his father.”
The Intercept’s Margot Williams and Josh Begley contributed research to this report. Eric Sagara, formerly of ProPublica, also contributed.
Photo: Rahmat Gul/AP; Wakil Kohsar/AFP/Getty Images

No comments:

Post a Comment