Friday, July 12, 2013

Kỹ Thuật Chuyển Giải Mã Là Một Vũ Khí Then Chốt trong Cuộc Chiến Chống Lại Các Nhà Nước Đế Quốc Như Thế Nào



Kỹ Thuật Chuyển Giải Mã Là Một Vũ Khí Then Chốt trong Cuộc Chiến Chống Lại Các Nhà Nước Đế Quốc Như Thế Nào

LTS:
Julian Assange vừa viết một bài kêu gọi và nhận định về tình hình chính trị thế giới. Bài viết khá hay, thú vị với một tầm nhìn xa. Tuy nhiên cách nhìn và mục tiêu của Assange chưa bao quát và đúng đắn hẳn với thực trạng cũng như không đưa ra được một mô thức thế chấp rõ ràng. Hay nói đúng hơn Assange dừng lại hay bảo lưu định chế Nhà Nước chính trị trong khung sườn Marxist. Assange đã tự khẳng định gián tiếp ngay khi mở bài:
“Những tay-kỹ -thuật -đối –kháng- mạng nguyên khởi trước đây hầu hết là những người theo chủ nghĩa tự do tự trị (chủ quyền cá nhân con người) ở California. Tôi khởi đi từ một truyền thống khác tuy nhiên tất cả đều chủ trương bảo  vệ tự do cá nhân chống lại sự chuyên chế của nhà nước.” (The original cypherpunks were mostly Californian libertarians. I was from a different tradition but we all sought to protect individual freedom from state tyranny.)
Gián tiếp vì Assange chỉ hé mở “truyền thống khác” chứ không tuyên bố rõ là “truyền thống” nào! Tuy nhiên nội dung kêu gọi và mục tiêu đấu tranh của Assange trong bài viết cho chúng ta biết rằng quan điểm của anh là lưu giữ nhà nước quốc gia dân chủ xã hội kiểu “Marxist già” (old Marx- khi nhìn ra sự không tưởng nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản từ thất bại của cách mạng vô sản đã thay đồi quan điểm về chính trị và đồng thuận với mô thức dân chủ xã hội).
Đây chỉ là nhận định đánh giá của dịch giả. Quí độc giả tham khảo và có ý kiến nhận định riêng. Chúng tôi hoan nghênh mọi đóng góp ý kiến của mọi khuynh hướng với hy vọng sẽ giúp những độc giả khác có thêm nhiều dữ kiện để suy ngẫm và đúc kết hành xử.
Trân trọng.
NKPTC
----------------------------------------------------------
Kỹ Thuật Chuyển Giải Mã Là Một Vũ Khí Then Chốt trong Cuộc Chiến Chống Lại Các Nhà Nước Đế Quốc Như Thế Nào
----------------------------------------------------
Việc khởi đầu chỉ là một phương tiện bảo vệ tự do cá nhân giờ đây có thể được các nước nhỏ dùng để ngăn chặn tham vọng của những nước lớn.

Những tay-kỹ -thuật -đối –kháng- mạng nguyên khởi trước đây hầu hết là những dân theo chủ nghĩa tự do tự trị (chủ quyền cá nhân con người) ở California. Tôi khởi đi từ một truyền thống khác- tuy nhiên tất cả đều chủ trương bảo vệ tự do cá nhân chống lại sự chuyên chế của nhà nước. Kỹ thuật chuyển giải mã đã là vũ khí bí mật của chúng tôi. Người ta đã quên sức chống phá của nó đã từng như thế nào. Qua việc chúng tôi tự viết tín liệu của mình rồi đem tán phát nó thật rộng rãi chúng tôi đã giải phóng kỹ thuật chuyển giải mã, dân chủ hóa nó và tung nó xuyên qua những tuyến đầu của mạng liên tín (internet) mới mẻ .

Kết quả việc lùng bắt, tiến hành dưới chiêu bài của nhiều bộ luật  “buôn lậu vũ khí” khác nhau, đã thất bại. Kỹ thuật chuyển giải mã đã trở thành căn bản chung trong nhiều bộ duyệt liệu và những tín liệu khác mà bây giờ người ta đang dùng hàng ngày. Kỹ thuật chuyển giải mã vững mạnh là một dụng cụ trọng yếu trong công cuộc đấu tranh chống việc đàn áp của nhà nước.  Đó là thông điệp trong quyển sách của tôi, Những tay-kỹ -thuật -đối –kháng- mạng (Cyberpunks). Tuy nhiên phong trào phổ cập hóa kỹ thuật chuyển giải mã vững mạnh này phải được làm mạnh hơn thế nữa. Tương lai của chúng ta không chỉ nằm ở nền tự do của những cá nhân mà thôi.

Công việc của chúng tôi ở Wikileaks trao truyền một hiểu biết cặn kẽ tính năng động của trật tự quốc tế và luận lý của đế quốc. Trong thời phát khởi của Wikileaks chúng tôi đã thấy bằng chứng của các nước nhỏ bị hiếp đáp và khống chế bởi các nước lớn hơn hoặc bị những tập đoàn ngoại quốc đột nhập và bị buộc phải hành động tự hại đến chính mình. Chúng tôi từng thấy nguyện vọng dân chúng phát biểu bị gạt bỏ, những cuộc bầu cử bị mua bán, và những tài nguyên phong phú của những đất nước như Kenya bị ăn cắp và bị đem bán đấu giá cho những tên tài phiệt ở Luân Đôn và Nữu Ước.

Cuộc đấu tranh cho nền tự quyết của người Nam Mỹ Latin quan trọng đối với rất nhiều dân chúng khác hơn là chỉ với người sống tại Châu Mỹ La Tinh, bởi vì cuộc đấu tranh này cho tất cả những nơi khác trên thế giới thấy rằng điều này có thể thực hiện được. Nhưng nền độc lập của châu Mỹ La Tinh vẫn còn trong thời kỳ phôi thai. Những nỗ lực nhằm chống phá nền dân chủ của châu Mỹ La Tinh vẫn tiếp tục xảy ra, gồm những sự kiện gần đây tại Honduras, Haiti, Ecuador và Venezuela.

Đây là lý do tại sao thông điệp của Những tay-kỹ -thuật -đối –kháng- mạng có tính đặc biệt quan trọng với khán thính giả Nam Mỹ. Do thám hàng loạt không chỉ là một vấn đề của nền dân chủ và việc cai trị- nó là một vấn đề chính trị địa lý. Việc do thám toàn bộ cả một dân số bởi một thế lực ngoại bang đương nhiên là đe dọa chủ quyền. Sự can thiệp liên tục nối nhau vào nội tình của nền dân chủ châu Mỹ La Tinh đã dạy chúng ta phải thực tiễn. Chúng ta biết rằng những thế lực (thực dân) trước đây vẫn sẽ tận dụng bất cứ lợi điểm thượng phong nào để trì hoãn hoặc đè bẹp sự bùng nổ của nền độc lập châu Mỹ La tinh.

Cứ xét mặt địa lý đơn giản. Mọi người biết tài nguyên dầu hỏa sô đẩy địa lý chính trị toàn cầu. Lưu lượng dầu hỏa quyết định ai là kẻ thế lực, ai là kẻ bị chiếm đóng, và ai lả kẻ bị cô lập khỏi cộng đồng thế giới. Nắm trong tay được dầu hỏa thực tế ngay dù chỉ một phần của một con đường dẫn dầu cũng tạo được thế lực địa lý chính trị rất lớn. Các chính phủ trong vị thế này có thể đạt được nhiều thỏa nhượng lớn lao. Chỉ một cái phảy tay, điện Kremlin có thể giáng phạt cả Đông âu và Đức một mùa đông không có sưởi ấm. Và ngay cả viển cảnh Teheran chạy một ống dẫn dầu phía đông đến Ấn và Hoa cũng là một lý cớ cho luận lý hung hãn của Washington.

Tuy nhiên bàn cờ  mới to lớn đó không phải là cuộc chiến vì những ống dẫn dầu. Nó là cuộc chiến vì những ống dẫn thông tin: Quyền khống chế các khu vực đường cáp quang học được trải dưới biển và trên mặt đất. Kho tàng mới của thế giới là khống chế lưu lượng dữ kiện thông tin khổng lồ nối kết toàn bộ các lục địa và các nền văn minh, liên kết trao đổi thông tin của hàng tỉ con người và các tổ chức.

Chẳng có gì là bí mật rằng, trên mạng liên tín và điện thoại, tất cả con đường đến và đi từ châu Mỹ La tinh đều đi qua nuớc Mỹ. Cấu trúc Hạ tầng cơ sở của mạng liên tín điều hướng 99% lượng di chuyển tin đến và đi từ Nam Mỹ qua những đường quang cáp chạy dọc ngang biên giới lãnh thổ nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã chẳng ngần ngại vi phạm chính luật pháp của họ để móc vào những đường giây này và rình mò do thám chính công dân của họ. Chẳng có luật nào chống việc dò thám công dân ngoại quốc hết cả. Hàng ngày, hàng trăm triệu bản tin từ toàn bộ châu Mỹ La tin bị các cơ quan tình báo Mỹ ngốn ngấu, và được cất giữ vĩnh viễn trong nhà kho kích cỡ bằng một thành phố nhỏ. Những dữ kiện địa lý về cấu trúc hạ tầng của mạng liên tín như thế có những hệ quả với nền độc lập và chủ quyền của châu Mỹ La tinh.

Vấn đề cũng còn vượt xa hơn cả lãnh vực địa lý.  Nhiều chính phủ Nam Mỹ và quân đội bảo mật bằng những cơ liệu (máy móc -hardware) chuyển giải mã. Đây là những hộp máy và tín liệu thồn nhét những bản tín và rồi sau đó chuyển giải nó ra lại ở nơi khác. Các chính phủ mua sắm những thứ này để bảo mật những bí mật của họ- thường đưa đến chịu đựng thiệt hại cho người dân- bởi vì họ lo sợ rất đúng rằng những trao đổi thông tin của họ bị chặn bắt.

Tuy nhiên những công ty bán những dụng cụ máy móc đắt tiền này lại chặt chẽ giao kết với cộng đồng tình báo Mỹ. Tổng Giám Đốc và các nhân viên cao cấp của họ thường là các nhà toán học hoặc kỹ sư từ NSA đạt lợi lớn trên những phát minh họ chế ra cho chế độ rình mò theo dõi công dân. Những dụng cụ máy móc của họ thường cố tình bị hư hỏng: hư hỏng có mục đích. Không thành vấn đề là ai dùng những máy móc này và dùng như thế nào – Các cơ quan tình báo Mỹ vẫn có thể chuyển giải những tín hiệu và đọc được những bản tin.

Những loại máy móc này được bán cho châu Mỹ La Tinh và những nuớc khác để làm một cách bảo vệ những bí mật cho họ, nhưng những thứ này thật ra lại là một cách trộm cắp những bí mật đó.

Trong khi đó, nước Mỹ lại đang tăng tốc cuộc chạy đua vũ khí cực mạnh kế tiếp. Những khám phá về con hoại tín (virus) Stuxnet- và đến con hoại tín Duqu và Flames- công báo một kỷ nguyên mới của vũ khí hóa tín liệu rất phức tạp được chế tạo bởi những nhà nước mạnh để tấn công những nhà nước yếu hơn. Lần dùng đầu tiên tấn công hiếu chiến của họ vào Iran để cố tình phá nỗ hủy chủ quyền quốc gia của người Iran.

Ngày xưa việc sử dụng những con hoại tín điện toán làm vũ khí chỉ là một dụng cụ cho một nội dung tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Giờ đây nó là một hiện trạng toàn cầu được thúc đẩy bởi thái độ hành xử nguy hại bất chấp hậu quả của chính phủ Barack Obama vi phạm công pháp quốc tế. Các nhà nước khác giờ đây sẽ nối theo chân, tăng tiến khả năng tấn công của họ để bắt kịp lãnh vực này.
Nước Mỹ không phải là thủ phạm duy nhất. Trong những năm gần đây, hệ thống cấu trúc hạ tầng mạng liên tín của những nước như Uganda đã được phong phú hóa do trực tiếp đầu tư của Trung Quốc. Những món cho vay khổng lồ được chu cấp để đổi lại những hợp đồng tại Phi Châu cho các công ty Trung Quốc xây dựng khung sườn nền tảng cho hạ tầng cấu trúc mạng liên tín liên kết trường học, sở bộ chính phủ và các tỉnh xã hội đoàn dân chúng vào một hệ thống quang cáp toàn cầu.

Châu phi đang bước vào tham gia mạng liên tín, nhưng với phần cơ liệu do một kẻ đang ước muốn thành siêu cường cung cấp. Như vậy liệu mạng liên tín của Phi Châu sẽ là những phương tiện mà từ đó những xứ Châu Phi tiếp tục bị khuất phục trong thế kỷ 21st chăng? Phi châu một lần nữa lại là sân khấu cho cuộc đối đầu giữa những quyền lực thế giới chăng?

Chỉ có vài cách trong những cách quan trọng mà những thông điệp của Những tay-kỹ -thuật -đối –kháng- mạng vượt qua khỏi cuộc đấu tranh vì nền tự do cá nhân. Kỹ-thuật-chuyển-giải-mã có thể bảo vệ không chỉ là những dân quyền và quyền tự do của các cá nhân, mà còn là chủ quyền và nền độc lập của toàn thể các xứ sở, sự đoàn kết giữa các nhóm với cùng chung chính nghĩa, và công trình giải phóng toàn cầu. Nó có thể được dùng để đấu tranh không chỉ chống với chuyên chế bạo tàn của nhà nước đối với cá nhân mà còn để chống sự bạo ngược chuyên chế của đế quốc đối với các nhà nước nhỏ.

Những tay-kỹ -thuật -đối –kháng chưa làm được công việc vĩ đại của họ. Hãy tham gia với chúng tôi.
J,Assange

Nguyên Khả Phỏng Dịch

Julian Assange cropped (Norway, March 2010).jpgHow cryptography is a key weapon in the fight against empire states

What began as a means of retaining individual freedom can now be used by smaller states to fend off the ambitions of larger ones

'Africa is coming online, but with hardware supplied by China. Will the internet be the means by which Africa continues to be subjugated into the 21st century?' Photograph: Mao Siqian/Corbis
The original cypherpunks were mostly Californian libertarians. I was from a different tradition but we all sought to protect individual freedom from state tyranny. Cryptography was our secret weapon. It has been forgotten how subversive this was. Cryptography was then the exclusive property of states, for use in their various wars. By writing our own software and disseminating it far and wide we liberated cryptography, democratised it and spread it through the frontiers of the new internet.
The resulting crackdown, under various "arms trafficking" laws, failed. Cryptography became standardised in web browsers and other software that people now use on a daily basis. Strong cryptography is a vital tool in fighting state oppression. That is the message in my book, Cypherpunks. But the movement for the universal availability of strong cryptography must be made to do more than this. Our future does not lie in the liberty of individuals alone.
Our work in WikiLeaks imparts a keen understanding of the dynamics of the international order and the logic of empire. During WikiLeaks' rise we have seen evidence of small countries bullied and dominated by larger ones or infiltrated by foreign enterprise and made to act against themselves. We have seen the popular will denied expression, elections bought and sold, and the riches of countries such as Kenya stolen and auctioned off to plutocrats in London and New York.
The struggle for Latin American self-determination is important for many more people than live in Latin America, because it shows the rest of the world that it can be done. But Latin American independence is still in its infancy. Attempts at subversion of Latin American democracy are still happening, including most recently in Honduras, Haiti, Ecuador and Venezuela.
This is why the message of the cypherpunks is of special importance to Latin American audiences. Mass surveillance is not just an issue for democracy and governance – it's a geopolitical issue. The surveillance of a whole population by a foreign power naturally threatens sovereignty. Intervention after intervention in the affairs of Latin American democracy have taught us to be realistic. We know that the old powers will still exploit any advantage to delay or suppress the outbreak of Latin American independence.
Consider simple geography. Everyone knows oil resources drive global geopolitics. The flow of oil determines who is dominant, who is invaded, and who is ostracised from the global community. Physical control over even a segment of an oil pipeline yields great geopolitical power. Governments in this position can extract huge concessions. In a stroke, the Kremlin can sentence eastern Europe and Germany to a winter without heat. And even the prospect of Tehran running a pipeline eastwards to India and China is a pretext for bellicose logic from Washington.
But the new great game is not the war for oil pipelines. It is the war for information pipelines: the control over fibre-optic cable paths that spread undersea and overland. The new global treasure is control over the giant data flows that connect whole continents and civlisations, linking the communications of billions of people and organisations.
It is no secret that, on the internet and on the phone, all roads to and from Latin America lead through the United States. Internet infrastructure directs 99% of the traffic to and from South America over fibre-optic lines that physically traverse US borders. The US government has shown no scruples about breaking its own law to tap into these lines and spy on its own citizens. There are no such laws against spying on foreign citizens. Every day, hundreds of millions of messages from the entire Latin American continent are devoured by US spy agencies, and stored forever in warehouses the size of small cities. The geographical facts about the infrastructure of the internet therefore have consequences for the independence and sovereignty of Latin America.
The problem also transcends geography. Many Latin American governments and militaries secure their secrets with cryptographic hardware. These are boxes and software that scramble messages and then unscramble them on the other end. Governments purchase them to keep their secrets secret – often at great expense to the people – because they are correctly afraid of interception of their communications.
But the companies who sell these expensive devices enjoy close ties with the US intelligence community. Their CEOs and senior employees are often mathematicians and engineers from the NSA capitalising on the inventions they created for the surveillance state. Their devices are often deliberately broken: broken with a purpose. It doesn't matter who is using them or how they are used – US agencies can still unscramble the signal and read the messages.
These devices are sold to Latin American and other countries as a way to protect their secrets but they are really a way of stealing secrets.
Meanwhile, the United States is accelerating the next great arms race. The discoveries of the Stuxnet virus – and then the Duqu and Flame viruses – herald a new era of highly complex weaponised software made by powerful states to attack weaker states. Their aggressive first-strike use on Iran is determined to undermine Iranian efforts at national sovereignty, a prospect that is anathema to US and Israeli interests in the region.
Once upon a time the use of computer viruses as offensive weapons was a plot device in science fiction novels. Now it is a global reality spurred on by the reckless behaviour of the Barack Obama administration in violation of international law. Other states will now follow suit, enhancing their offensive capacity to catch up.
The United States is not the only culprit. In recent years, the internet infrastructure of countries such as Uganda has been enriched by direct Chinese investment. Hefty loans are doled out in return for African contracts to Chinese companies to build internet backbone infrastructure linking schools, government ministries and communities into the global fibre-optic system.
Africa is coming online, but with hardware supplied by an aspirant foreign superpower. Will the African internet be the means by which Africa continues to be subjugated into the 21st century? Is Africa once again becoming a theatre for confrontation between the global powers?
These are just some of the important ways in which the message of the cypherpunks goes beyond the struggle for individual liberty. Cryptography can protect not just the civil liberties and rights of individuals, but the sovereignty and independence of whole countries, solidarity between groups with common cause, and the project of global emancipation. It can be used to fight not just the tyranny of the state over the individual but the tyranny of the empire over smaller states.
The cypherpunks have yet to do their greatest work. Join us.
 

No comments:

Post a Comment