Sự Tuyên Truyền Bịp Bợm về Ái Quốc về “Tưởng niệm Chiến Binh” Cần Phải Vạch Mặt
Nhân ngày "tưởng niệm chiến binh" truyền thống, những người Mỹ thật sự tư duy tự do độc lập đã đề xướng một xu hướng mới: Đổi tên ngày "tưởng niệm" thành ngày "xét lại lịch sử". Đại đa số con người đều bị giới cầm quyền nhà nước và bọn quyền lợi đại bản tuyên truyền nhồi nặn về "tính vinh quang" của chiến tranh, sự “hy sinh thần thánh” của quân đội, những khía cạnh "cao quí" xiển dương lòng "ái quốc", khiến con người mù quáng phục tùng và cắm đầu vào để giết nhau, giết và để bị giết .. rồi làm "anh hùng" chết..
Sheldon Richman, viết vài lời ngắn gọn sau đây:
Từ khi Paddy Chayesfsky nói qua nhân vật chính trong tác phẩm điện ảnh của ông, "Cái Mỹ hoá của Emily" (1964), "Chúng ta kéo dài chiến tranh mãi mãi bằng cách tán tụng những hy sinh mất mát của chinh chiến. Tôi đã nghĩ rất lâu về cái ngày Tưởng Niệm Chiến Binh có lẽ tốt hơn nên được gọi là ngày "Xét Lại Lịch Sử". Hệ Thống Nhà nước khắc sâu một niềm tin bất khả tư nghị vào việc tiến hành chiến tranh của nó bằng cách liên kết chiến tranh với lòng ái quốc, tính anh dũng, và việc bảo vệ "những tự do" của chúng ta. Chiến lược này xây dựng cái lý lẽ bảo vệ chống lại bất kỳ một phê phán phản đối chính sách nhà nước nào. Bất cứ ai thắc mắc phê phán luân lý của một cuộc chiến thì tự động bị nghi ngờ là không yêu nước, không cảm kích sự dũng cảm đã "gìn giữ cho chúng ta được tự do", và nào là "coi thường" các "chiến sĩ" của chúng ta, nói tóm lại là "không phải Mỹ chân chính"
Mà thật ra lực lượng quân đội nào có "phục vụ xứ sở" hay là gìn giữ cho chúng ta tự do" đâu. Chúng nó thi hành lệnh của đám chính trị gia cho thuê, những đám quyền lợi kinh tế móc ngoặc chặt chẽ với nhà nước, và đám khoa bảng cung đình chen chúc tranh lợi tham vọng cá nhân, tiền của, và danh vọng lịch sử.
Cái tôn giáo thế tục muôn thuở chúng ta gọi là "chủ nghĩa quốc gia" mà thường khiến đại đa số mù lòa, có thể được thấy rất rõ qua những chỉ trích ông Barack Obama vì ông này không đeo cái huy hiệu cờ Mỹ ở ve áo, và vì vợ ông ta nói rằng chưa hề hãnh diện về cái đất nước này cho đến hôm nay. Cái vật “đất nước” này, là cái gì mà chúng ta bị buộc phải yêu, phải hãnh diện? Nó chẳng bao giờ được định nghĩa rõ ràng. Nhưng một phần lớn của cái gọi là "đất nước" thì rõ ràng (đã bị đồng hoá) là hệ thống nhà nước và quá trình chiến tranh của nó. Đây là cái mà người ta được nhắc nhở nên hãnh diện- Và nếu bạn không hãnh diện (vì nhà nước, quân đội), thì bạn bị gán cho là có cái gì đó không ổn.
Để đối kháng lại cái bệnh phổ thông chung mà mọi người bị nhồi nhét từ lúc chào đời này, chúng ta phải làm những gì chúng ta có thể làm được để mở ra cho mọi người thấy rằng cái hình ảnh lý giải của chính phủ về những cuộc chiến tranh của nó luôn luôn là để phục vụ chính nhà nước, và đe dọa sự sống, nền tự do, và tính lương thiện.
Một cách tốt nên làm trong ngày "Xét lại lịch sử" là bạn nên chọn một cuộc chiến tranh nào đó đã qua và đọc một tác phẩm có giá trị trong việc xét lại cuộc chiến này. Sau đây là một số các quyển sách bạn có thể tham khảo dùng như một hướng dẫn:
-Wartime: Understanding and Behavior in the Second World War, by Paul Fussell
-Emancipating Slaves, Enslaving Free Men: A History of the American Civil War, by Jeffrey Rogers Hummel
-The Tragedy of American Diplomacy, by William Appleman Williams
-The Civilian and the Military: A History of the American Antimilitarist Tradition, by Arthur Ekirch
-The Politics of War: The Story of Two Wars which Altered Forever the Political Life of the American Republic, 1890-1920, by Walter Karp
-The Costs of War, edited by John Denson
-Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq, by Stephen Kinzer
-All the Shah's Men: An American Coup and the Roots of Middle East Terror, by Stephen Kinzer
-Blowback: The Costs and Consequences of American Empire, by Chalmers Johnson
-The Sorrows of Empire: Militarism, Secrecy, and the End of the Republic, by Chalmers Johnson
-War Is a Force that Gives Us Meaning, by Chris Hedges
-A Peace to End All Peace: The Fall of the Ottoman Empire and the Creation of the -Modern Middle East, by David Fromkin
-The Gun and the Olive Branch: The Roots of Violence in the Middle East, by David Hirst
Bài viết của Robert Higgs là một điểm khởi đầu cũng khá tốt : "How U.S. Economic Warfare Provoked Japan's Attack on Pearl Harbor" (The Freeman, May 2006).
Rất nhiều sách vở bài viết có thể thêm vào danh mục này. Trọng điểm là: Nếu chúng ta muốn ngăn chặn chiến tranh trong tương lai, chúng ta phải tự tìm hiểu học hỏi và rồi khi có cơ hội, chúng ta mở mang cho những người khác nữa.
Và cũng nên dùng một phần ngày "xét lại lịch sử" để xem cuốn phim "Cái Mỹ Hóa của Emily" (The Americanization of Emily).
Phim này đáng giá thời gian quí báu của bạn. Sheldon Richman
Và chính chúng ta, chứ không phải bọn an ninh mật vụ nhà nước, là kẻ đầu tiên tố cáo, lên án người thân của chúng ta, khi những người này chứng tỏ lòng yêu hoà bình chống chiến tranh, đối kháng độc tài gian dối mị dân. Chính chúng ta là những kẻ được đào tạo, nhào nặn thành những kẻ háo chiến, yêu quyền lực độc tài, chống hòa bình, phản lại dân chủ... Chúng ta là những tên nô lệ vong thân cho hệ thống nhà nước, hệ thống tiêu thụ thông tin.
Chúng ta đã học hỏi sự ngu xuẩn, đồi bại, rác rưỏi của Mỹ hơn nửa thế kỷ qua. Năm 1964 người Mỹ làm phim "cực kỳ phản động, phản quốc" "Cái Mỹ Hóa của Emily" và họ trình chiếu khơi khơi khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu lan rộng và Mỹ bắt đầu ngập sâu vào cuộc chiến... Năm 1972 người Việt nam làm phim Đất Khổ, mà chẳng ra cái "khổ" nào; chống chiến tranh chẳng ra chống chiến tranh...nếu không muốn nói là còn có vẻ "khoe lính" nữa. Nhưng lại bị cấm vì phản chiến!!!
Mẹ bố khỉ! Khốn khổ cho cái não trạng của bọn Ngụy và bọn Phỉ. Thế mới thấy cái bộ óc trong đầu của Việt nam so với người ta chỉ là hạt đậu. Cái hạt đậu chộn chung với khối phân Mỹ, nước đái Tầu. Đó chính là cái đầu của Việt Nam hôm nay.
Tóm lược phim "Cái Mỹ Hóa của Emily" (The Americanization of Emily)
Trong thời đệ nhị thế chiến ở Luân Đôn, Anh quốc, một thời gian ngắn trước ngày D-Day đổ bộ của quân đội đồng minh. Trung tá hạm trưởng Charlie Madison, một phụ tá của gã Phó đề đốc quái đản Jessup, chuyên đảm trách cung cấp các thứ xa xỉ cho sĩ quan hải quân cao cấp chẳng hạn như ruợu, gái cho tiệc tùng. Madison là điển hình của việc coi hèn nhát như là một đức tính vì anh ta tin rằng sự sùng bài tính anh hùng là xiển dương chiến tranh. Madison yêu Emily Barham, cô tài xế quân xa người Anh của Madison, một phụ nữ trẻ có chồng và anh trai vừa mới chết trận. Đề đốc Jessup bị ám ảnh bởi ý nghĩ là trong quần chúng hình ảnh lính Bộ binh đẹp hơn Hải quân, cho nên ông ta quyết định phải làm thay đổi ấn tượng này bằng cách sẽ làm cho kẻ chết đầu tiên trong cuộc đổ bộ ở bờ biển Omaha trong ngày D-Day phải là một thủy thủ của ông. Jessup ra lệnbh cho Madison chụp hình cuộc đổ bộ bờ biển Omaha, và dù Madison phản đối việc này, chính sự phản đối này của Madison đã khiến Emily giận dỗi và xa lánh Madison, Madison đã bị dí súng vào đầu bị buộc làm người đầu tiên đặt chân lên bờ biển Omaha. Madison chạy trối chết né bom đạn, rồi lạc vào vào bãi mìn. Tin tức báo cáo là Madison đã hy sinh và là người đầu tiên chết trong cuộc đổ bộ tiến chiếm Ohama. Hình ảnh xác chết cho là của Madison tràn lan trên báo chí, và anh ta trở thành "anh hùng". Nhưng sau đó người ta tìm ra Madison còn sống. Đề đốc Jessup liền tổ chức một cuộc chào đón sự trở về của “anh hùng” Madison, nhưng Madison de dọa là sẽ khai thật hết về câu chuyện phát xít thật sự của anh ta với báo chí. Thiếu phụ Emily, một hình ảnh của sùng bái anh hùng chiến tranh Mỹ, đã xoay ngược cảm tình của mình là đồng ý kết hôn với Madison với điều kiện Madison phải giữ bí mật sự thật chống chiến tranh và bị dí súng ép làm anh hùng của mình, Madison đồng ý im lặng giữ bí mật. Madison nói dối, giữ bí mật để giữ gái, để quân đội giữ danh dự, nhà nước giữ chiến tranh, và Emily giữ được "niềm tin" người chồng, người anh trai quân đội của cô đã hy sinh “yêu nước anh hùng” nơi quần chúng xã hội !!!
Trong phim, nhân vật chính Charlie Madison's (do James Garner thủ vai) đã nói với mẹ của cô người tình Anh quốc của mình, người đàn bà hóa (góa) mà chồng, con trai và con rể vừa tử trận trong cuộc chiến:
Tôi không tin những kẻ phản ảnh cay đắng về chiến tranh, thưa bà Barham. Luôn luôn là những tên tướng lãnh với quân bạ đẫm máu, là những kẻ đầu tiên hô hoán chiến tranh là địa ngục. Và cũng luôn luôn là những phụ nữ hóa (góa) chồng dẫn đầu các cuộc diễn hành ngày “tưởng Niệm Chiến Binh”.... Chúng ta sẽ chẳng bao giờ chấm dứt chiến tranh, thưa bà Barham, bằng việc đổ tội lỗi chiến tranh lên bọn bộ trưởng, và đám tướng lãnh hay là đám đế quốc hiếu chiến hay là tất cả những bọn ma mãnh xáo ngữ mị dân. Mà chính là đám người còn lại chúng ta đã dựng tượng bọn tướng lãnh và lấy tên của những tên bộ trưởng, lãnh đạo đặt cho những đại lộ; chính đám người còn lại chúng ta đã tán tụng anh hùng hóa những xác chết của chúng ta và lập đền thờ ngưỡng bái những bãi chiến trường của chúng ta.
Chúng ta khoác áo tang chồng mình chết trịnh trọng như các vị nữ tu, và chúng ta kéo dài chiến tranh mãi mãi bằng cách tán tụng những hy sinh mất mát của chinh chiến.
(I don't trust people who make bitter reflections about war, Mrs. Barham. It's always the generals with the bloodiest records who are the first to shout what a Hell it is. And it's always the widows who lead the Memorial Day parades . . . we shall never end wars, Mrs. Barham, by blaming it on ministers and generals or warmongering imperialists or all the other banal bogies. It's the rest of us who build statues to those generals and name boulevards after those ministers; the rest of us who make heroes of our dead and shrines of our battlefields. We wear our widows' weeds like nuns and perpetuate war by exalting its sacrifices.)
Cô Emily bị Mỹ hoá trong đệ nhị thế chiến. Tự hiến thân hy sinh làm "đĩ" cho một người lính Mỹ, kẻ chống chiến tranh Mỹ, kẻ bị ép làm anh hùng để bảo vệ chính nghĩa quốc gia Mỹ anh hùng! Cô Emily người góa phụ Anh, hy sinh để bảo vệ nhà nước Mỹ “anh hùng,” lính Mỹ “anh hùng.”Chúng ta khoác áo tang chồng mình chết trịnh trọng như các vị nữ tu, và chúng ta kéo dài chiến tranh mãi mãi bằng cách tán tụng những hy sinh mất mát của chinh chiến.
(I don't trust people who make bitter reflections about war, Mrs. Barham. It's always the generals with the bloodiest records who are the first to shout what a Hell it is. And it's always the widows who lead the Memorial Day parades . . . we shall never end wars, Mrs. Barham, by blaming it on ministers and generals or warmongering imperialists or all the other banal bogies. It's the rest of us who build statues to those generals and name boulevards after those ministers; the rest of us who make heroes of our dead and shrines of our battlefields. We wear our widows' weeds like nuns and perpetuate war by exalting its sacrifices.)
Những trò bỉ ổi này đã và đang tiếp diễn từ chiến tranh Việt nam, từ cửa miệng của bọn lãnh tụ, lãnh đạo như Kenedy, như Bush, như tên phỉ già Hồ Chí Minh và đám lãnh đạo ngụy. Như McCain và từ cửa miệng của đám cựu ngụy miền Nam.. và thật sự đúng như Madison nói... cái tai hại là từ chính cửa miệng của đám quần chúng Mỹ, từ cửa miệng của 80 triệu dân ngu Việt Nam, và 3 triệu đám đần độn Việt Kiều... chính dân ngu đã thánh hóa những cuộc giết người, dựng tượng, sùng bái tôn vinh bọn sát nhân như Hồ, như Diệm, cái bờ tường 58,000 tên lính Mỹ sát nhân tự nguyện là điển hình!
Với Việt nam, chính người dân, đàn bà và cả đàn ông, bình dân và khoa bảng Việt Nam: những Emily Việt nam tự nguyện làm "me Mỹ" cho chính nghĩa quốc gia, làm "me Mỹ" cho "xu hướng toàn cầu phát triển của đất nước".... và làm "me Mỹ" để bảo vệ danh dự Mỹ, anh hùng Mỹ như Emily. Việt nam có nhiều Emily hơn nước Anh, và Emily của Việt nam hy sinh tận tụy và nhiệt tình hơn Emily của Anh Quốc. Vì dù sao Mỹ cũng bình đẳng với Anh Quốc.. Emily của nước Anh cũng còn thế giá.. Chứ các Emily Việt nam mới hy sinh vượt bực. Mỹ gọi Việt Nam là Gooks (kill gooks for God); đối xử với Việt Nam như bãi bùn, nhà xí; chứ Mỹ không yêu mến quí trọng Việt nam như Anh Quốc. Vì thế các Emily Việt Nam đã vượt bực hy sinh, vì là hy sinh cho kẻ khinh bỉ chà đạp mình! Đó chính là sự hy sinh thầm lặng vô bờ bến của một não trạng nô lệ mà đến bọn chủ Mỹ cũng không thể hiểu nổi để mà cảm kích nhớ ơn.
Cái Mỹ hóa của Emily chỉ là một khía cạnh, làm "đĩ" cho một người "Mỹ". Cái Mỹ hóa của cả Việt Nam hôm nay, đặc biệt đám Việt Kiều, là làm "đĩ tứ phương, đĩ mọi khía cạnh" để bảo vệ "chính nghĩa và yêu nước, yêu Mỹ, yêu "dân chủ."
Bên trong Việt nam, Cái Đảng hóa của người Việt nam hôm nay, hay phải gọi là Hồ hoá nếu là bọn khoa bảng, và, bên ngoài, cái Mỹ hoá của đám Mỹ gốc ngụy, nó cũng đáng bỉ như vậy. Nhưng ghê tởm hơn Emily, vì cái Hồ hoá, Đảng Hoá, và Mỹ hóa ở con người Việt Nam nó toàn diện đến mức đã trở thành bản chất, thành nhân cách hành xử của cả Việt nam, một Việt Nam “chính quy, chính thống và truyền thống”.
Tán tụng cờ quạt, Ca ngợi thánh hóa chế độ, lãnh tụ, quân đội v.v đồng hóa nhà nước, chế độ chính trị với quê hương dân tộc đã trở thành đức tính của người Viêt nam. Tán tụng Mỹ trắng, sùng bái lính Mỹ trắng đã trở thành đức tính cần thiết không chỉ là của Việt Kiều Mỹ gốc ngụy, mà hầu như đã trở thành giá trị mới của hầu hết người Viêt Nam hôm nay: Người Việt Nam rất biết hàm ơn, và biết chứa oán căm thù, biết ăn cây nào rào cây ấy. Cái Mỹ Hóa của Việt Nam nó mới siêu việt cùng cực.
Viết và tổng hợp lược dịch nhân ngày bịp bợm “Tưởng Niệm Chiến Binh” 25-5-2008
Nguyên Khả PhamThanhChương
No comments:
Post a Comment