Thursday, February 4, 2016

Lời phát biểu của Sarah Harrison khi nhận giải Brandt Willy của Đức cho hành động dũng cảm trong quan điểm chính trị.



*PQC Ghi Chú: Giải thưởng này do đảng Dân Chủ Xã Hội Đức lập ra để vinh danh vị thủ tướng Đức nổi tiếng đã quá cố Willy Brandt; và cũng do đảng này quyết định trao cho Sarah Harrison…Sarah người nhận giải cũng đã can đảm, ngay trong bài diễn văn, vỗ mặt hành xử của chính đảng này làm tay sai Mỹ, đặc biệt trong vụ thừa lệnh Mỹ tấn công Wikileak và ngăn chặn qui chế tị nạn của Edward Snowden và cơ hội đến Đức của anh để điều trần về guồng máy trộm cắp nghe lén của NSA. Sarah thẳng thắn yêu cầu nhà nước Đức đứng ra dẫn đầu cuộc đối kháng chính sách lấn áp và trộm cắp của Mỹ- mà theo Phi Quyền Chính, sác xuất rất nhỏ bé (0.0001%) như ông Paul Craig Roberts và mọi người “hiểu chuyện” đều biết!
19 October 2015
Thưa quý vị.
Thật là một niềm vinh dự cho Tôi ngày hôm nay được nhận giải thưởng Brant Willy, Dũng Cảm trong Chính trị cho việc làm của tôi với WikiLeaks, trong sự kiện tị nạn chính trị của Edward Snowden, và những tuyên bố quan điểm chính trị của tôi – phần nhiều là đã kêu gọi Đức quốc bảo vệ cho Edward Snowden và chủ bút của tôi Julian Assange.
Tôi không làm công việc này một mình – tất nhiên đã có những người khác mà tôi làm việc với phía sau hậu trường – các nghiên cứu gia, các nghệ thuật thiết kế gia, các nhà báo và các chuyên gia pháp luật, và cả một đội ngũ kỹ thuật viên nhiệt huyết của chúng tôi. Giải thưởng mà quý vị vinh danh cho tôi ngày hôm xin được san sẻ cùng với họ.
Tôi xin lỗi đang phải dùng tiếng Anh để bày tỏ cùng quý vị ngày hôm nay. Sau khi được chào đón và bảo vệ rất quý mến từ quý vị tại Berlin này mà Tôi cảm thấy xấu hổ khi không thể diễn đạt trọn ý cho bài phát biểu này qua ngôn ngữ tiếng Đức tuyệt vời của quý vị vì vốn liếng tiếng Đức của tôi quá hạn hẹp. Nhưng tôi cảm ơn thành phố này, và đặc biệt cảm ơn lòng tốt của từng cá nhân trong các quý vị đã hỗ trợ tôi trong việc định cư ở đây. Tôi đã từng nhận được những hổ trợ thân tình như thế này từ cha mẹ tôi, và cả hai đều có mặt cùng tôi ở đây hôm nay. Nếu không có sự hỗ trợ vững chắc từ gia đình tôi, tôi đã không có đủ khả năng để gầy dựng một sức mạnh cần thiết để làm công việc này.
Giống như tôi, ông Willy Brandt đã làm việc của một nhà báo và không thể trở về nhà tại đất nước quê hương của mình trong nhiều năm dài. Thoát khỏi Đức quốc xã, ông Brandt đã làm việc của một nhà báo lưu vong rất lâu và cuối cùng cũng được trở lại quê hương và tham gia vào chính trị tại Đức. Tôi không có mục tiêu tham gia làm chính trị, tôi là một người phóng viên cho WikiLeaks, người mà nhờ qua tư vấn pháp lý liên quan đến hành động lạm dụng của nhà nước Anh trong sự việc chống khủng bố, đã được khuyên không nên trở về nhà tại Vương quốc Anh.
Đất nước tôi, Vương quốc Anh, giống như những quốc gia khác trên khắp thế giới vào lúc này, đang lạm dụng thuật ngữ “an ninh quốc gia” để đe dọa gây hoang mang đến quần chúng trong nỗ lực biện minh cho sự đàn áp tước dân quyền của người dân chúng tôi. Mặc dù có bằng chứng cho thấy nó không có tác động khả quan gì đến cái đích thực sự hoặc các mối đe dọa phổ biến hơn tưởng tượng về nạn khủng bố, Vương quốc Anh và các quốc gia khác trên thế giới đang rình mò dọ thám công dân của mình, vi phạm nhiều đến những quyền của con người.
Dưới chiêu bài an ninh quốc gia, nhà nước Anh bắt đầu một cuộc điều tra về khủng bố qua sự kiện tiết lộ của Snowden mà nẩy ra câu hỏi về sự an toàn và việc bảo vệ pháp lý cho tôi ở vị trí là một nhà báo.
Dưới chiêu bài an ninh quốc gia mà nhà nước Anh chặn bắt David Miranda khi ông đang tiến hành công việc báo chí của mình khi du thông qua Vương quốc Anh, phủ nhận quyền giử kín thông tin của một nhà báo và quyền tự do báo chí cần đuợc bảo vệ của ông Miranda.
Dưới chiêu bài an ninh quốc gia, nhà nước Anh đã đưa ra luật để cho phép họ bắt giữ Julian Assange trong hơn 5 năm qua mà không hề có kết tội nào.
Dưới chiêu bài an ninh quốc gia, mà nhà nước Anh bức bách tờ báo Guardian phải phá hủy các tài liệu báo chí, vi phạm quyền bảo vệ phương tiện truyền thông.
Dưới chiêu bài của an ninh quốc gia, nhà nước Anh đang lên kế hoạch hủy bỏ đi Đạo luật Nhân quyền.
Dưới chiêu bài an ninh quốc gia, nhà nước Anh, và các nhà nước của các quốc gia khác, trong đó có Đức, làm việc với các chính phủ nước ngoài để dọ thám chính công dân bản xứ Đức.
Tất nhiên, khi những tiết lộ của Snowden và thông tin ấn loát của WikiLeaks đã phối hợp với hai tờ báo Der Spiegel và Süddeutsche Zeitung càng xác nhận cho chúng ta thấy cái hệ thống giám sát của nhà nước Mỹ là lạm dụng và bành trướng nhất. Họ dọ thám không chỉ công dân của mình, mà là cả thế giới, bao gồm hầu hết các thành viên của công chúng Đức, từng mỗi thành viên của SPD(đảng Dân Chủ Xã Hội Đức), và chính phủ Đức tất cả lên đến Thủ tướng Merkel luôn. Bằng chứng cụ thể của sự dọ thám cường độ ráo riết này, bao gồm luôn bằng chứng về các cuộc nghe lén điện thoại của Chancellor Merkel, Gerhard Schröder và William Kohl, được công bố rõ ràng từ thông tin ấn loát của WikiLeaks vài tháng trước đây.
Tôi đã rất phấn khởi khi lần đầu tới Đức, và không chỉ là rốt cuộc rồi tôi cũng đã có thể ăn nhiều thức ăn Đức hơn là chỉ Burger King – Tôi xin thưa với quý vị, xúc xích Bavarian chưa bao giờ nhìn ngon như vậy! Nhưng cái cuối tuần tôi đến Đức, tờ Der Spiegel với trang chánh mang tiêu đề “Hãy ủng hộ Snowden là Tị Nạn Chính Trị”. Tôi đã thấy, và vẫn nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên nước Đức, dán, treo biểu ngữ và các cuộc biểu tình với cùng một cổ động ủng hộ Snowden. Cuộc điều tra đầu tiên của quốc hội Đức vào hành vi dọ thám giám sát quần chúng Đức của nhà nước Đức đã được bắt đầu chính vì sự kiện tiết lộ của Snowden.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhà nước chính phủ Đức, trong đó có nhiều thành viên đảng Dân Chủ Xã Hội SPD trong Quốc hội, đã thể hiện rõ tất cả những gì họ có thể làm để ngăn chặn điều kiện có thể cho Snowden đến Đức làm chứng một cách an toàn và được bảo vệ tại Đức.
Tôi đã theo dỏi tiến trình pháp luật Đức từng được thông qua, và đã được bỏ phiếu gần như nhất trí của đảng SPD, trực tiếp ra đòn vùi dập đến công việc tiết lộ thông tin của WikiLeaks và Snowden; một nỗ lực của nhà nước Đức tội phạm hóa việc công bố minh bạch và dân chủ các bí mật của nhà nước chính quyền Đức từ WikiLeaks, và đồng thời hợp pháp hóa việc nhà nước chính quyền Đức lưu trữ siêu dữ liệu viễn thông vi phạm đến Dân quyền của người dân Đức.
Mặc dù trong cuộc tiến hành điều tra này, vẫn còn bao quanh bởi nhiều bí mật. Nhưng thực tế, chủ yếu chính là nhờ Netzpolitik và WikiLeaks mà công chúng Đức đã có nhiều khả năng để truy cập tài liệu và nhiều chi tiết của quá trình giám sát được cho là minh bạch và dân chủ này có thật sự như thế không.
Mặc dù  phát hành mới nhất đây của WikiLeaks chi tiết về NSA Mỹ đã có một danh sách được chọn để dọ thám nghe lén những viên chức Đức, thế mà Nhà nước chính quyền Đức vẫn cho phép BND phục vụ NSA Mỹ chứ không phải là người dân Đức của mình bằng cách từ chối ủy ban điều tra Đức truy cập cái danh sách NSA Mỹ đã chọn đó.
Lời dụ dỗ của Obama tới bà Merkel dường như đã tác dụng.
Hôm nay, sau 54 năm, tôi đề nghị chính là thời điểm cho đảng SPD lặp lại lời tuyên bố của ông Brandt từ năm 1961, khi ông nói với Tổng thống Kennedy, trong một thách thức nghiêm trọng đối với nền dân chủ: “Berlin  mong đợi nhiều hơn là chỉ những lời nói cho có, Berlin trông mong những hành động chính trị thực sự.
Và tôi khẳng định đã nghe thấy tính nhiệt huyết của Brandt vang vọng xung quanh tôi trong hơn hai năm qua cư sống tại Đức.
Tôi đã nhiều lần nhìn thấy các cuộc vận động kêu gọi của người dân Đức đối với Julian Assange và Edward Snowden để họ được bảo vệ tới Đức một cách an toàn, để họ làm chứng nhân và yêu cầu tị nạn chính trị tại Đức. Công việc dám tiết lộ khối lượng giám sát bất hợp pháp của bọn nhà nước chính quyền của họ cho mục tiêu thúc đẩy tính minh bạch và dân chủ trong guồmg máy nhà nước chính phủ nên được khen thưởng.
Hãy hành động chính trị để bảo vệ Assange.
Hãy hành động chính trị để bảo vệ Snowden.
Hãy hành động chính trị để bảo vệ Đức chống lại việc dọ thám, nghe lén trộm cắp của Mỹ.
Hiện nay, Julian Assange, chủ bút của Wikileaks đã từng tranh đấu khó khăn trong nhiều năm qua cho quyền được biết đến của chúng ta, tạo cơ hội cho nhiều người trên khắp thế giới bắt đầu có được công lý, dũng cảm cung cấp và xuất bản tất cả tài liệu dựa trên tính minh bạch thông tin về hành động của các nhà nước chính phủ và các tập đoàn tài phiệt, và đã bị mắc bẫy bởi nhà nước Anh và phải tị nạn chính trị vào một đại sứ quán, bị giam giữ mà không có một án tội nào hơn 5 năm qua, liên tục bị giám sát công khai và bí mật, phủ nhận quyền tị nạn chính trị của anh ta, phủ nhận quyền được điều trị y tế, trong khi anh ta phải đối mặt với sự thiếu vắng thủ tục pháp lý công bằng cho một nghi phạm và các cuộc điều tra ráo riết và khắt khe nhất chưa từng có cho một nhà xuất bản, một công dân bị bỏ rơi bởi đất nước mình(nước Úc), chẳng được sự hỗ trợ từ Âu châu.
Edward Snowden, một công dân tố cáo, người đã tiết lộ tất cả các cách thức rò rĩ, nghe lén, dọ thám của nhà nước Mỹ và Vương quốc Anh để giám sát tất cả chúng ta, mà chỉ được bảo vệ từ Nga, nơi anh đã tị nạn chính trị sau khi được WikiLeaks hỗ trợ, và dựa vào lịch sử từng cho chúng ta thấy rõ sẽ là một phiên toà bất công nếu anh ta bị giải về Mỹ theo đòi hỏi của Nhà nước chính quyền Mỹ.
Những con người này cần được bảo vệ và trả tự do cho họ. Đối với các quốc gia sẵn sàng làm việc này, nó sẽ có nghĩa là phải đứng lên đối đầu với Nhà nước chính quyền Mỹ để bảo vệ nhân quyền và các nền tảng giá trị của nền luật trị. Tôi xin yêu cầu công việc đứng lên đối đầu này từ nước Đức. Như ông Brandt từng nói: “Wir wollen mehr Demokratie wagen” – “Hãy dám dân chủ hơn nữa”.
Tôi rất hài lòng khi công việc của tôi với WikiLeaks, cùng Julian Assange và việc Edward Snowden tị nạn chính trị được vinh danh ngày hôm nay, chứng tỏ rằng đảng SPD đang có một bước tiến tốt, một lần nữa đi theo con đường của ông Brandt trong việc thúc đẩy và đứng lên cho nhân quyền, dân quyền, dân chủ, an ninh và quyền tị nạn chính trị của chúng ta, mọi người trên thế giới.
Ông Willy Brandt đã sống qua những năm dài của một người tị nạn chính trị, thậm chí còn bị buộc phải thay tên đổi họ của mình cho sự an ninh của ông.
Giải thưởng này là dành cho những người bị buộc trở thành những người tị nạn chính trị vì các hành động chính trị của họ thay mặt cho tất cả chúng ta, và công việc của họ tranh đấu cho chúng ta quyền được biết đến. Và cho tất cả những công dân tố cáo dũng cảm và đang hoạt động mà vẫn chưa bước ra trước công chúng – nhưng chúng ta đã thấy, từng thấy họ sẽ bước ra- lòng can đảm sẽ lan tràn.
Và điều này đặc biệt cho nhà xuất bản Julian Assange của WikiLeaks, người không được giống như ông Willy Brandt, quyền tị nạn chính trị của anh ta bị phủ nhận – bị ngăn chặn tự do bởi một cuộc bao vây của cảnh sát Anh trong ba năm qua. Tôi hy vọng giải thưởng này là bước đầu tiên trong động thái tích cực hơn và kiên quyết hơn để bảo vệ và đấu tranh cho những con người dám nói lên sự thật được vinh danh qua tôi ngày hôm nay.
Xin cảm ơn quý vị.
Sarah Harrison
(Đông Sơn phóng dịch)

====

Sarah Harrison acceptance speech for the Willy Brandt Prize for political courage

19 October 2015
Ladies and Gentlemen. It is a honour to be here today to accept the Willy Brant Award for Political Courage for my work with WikiLeaks, in getting Edward Snowden asylum, and for my political statements – many of which have called for Germany’s protection of Edward Snowden and my Editor Julian Assange.
I do not do this work alone however – there are of course others that I work with behind the scenes – our researchers, art and design team, journalist and legal teams, and our dedicated technical team. The successes you honour me with today would not be possible alone and I share this award with them.
I apologise that I am speaking to you in English today. After the welcome and protection I have received here in Berlin it is embarrassing that my German is still too wildly poor to give this speech in your great language. But I thank this city, and particularly the many individuals who have personally assisted me in settling here, for your kindness and support. As I do my parents, who join me here today. Without the unwavering support of my family I wouldn’t have been able to build the strength needed to do this work.
Like me, Willy Brandt worked as a journalist, unable to go home, for a number of years. Escaping the Nazis, Brandt worked as a journalist in exile before finally returning to Germany and entering politics here. Whilst I have no plans to enter politics, I am a journalist at WikiLeaks who, due to legal advice regarding the UK’s misuse of the terrorism act, has been advised not to go home.
My country, the UK, like others around the world at the moment, is using the term “national security” incorrectly as fearmongering in an attempt to justify their stripping us of our rights. Despite the proof that it does nothing to the real, or the more prevalent imagined, threat of terrorism, the UK and other states around the world are spying on their own citizens, violating numerous human rights.
It’s under the guise of national security that the UK started a terrorism investigation in the wake of the Snowden revelations that puts into question my legal safety and protections as a journalist.
It’s under the guise of national security that the UK stopped David Miranda as he undertook journalistic work via the UK, denying him his right to silence and journalistic freedoms and protections.
It’s under the guise of national security that the UK introduced law that has permitted them to detain Julian Assange for over five years without charge.
It’s under the guise of national security that the UK government bullied the Guardian newspaper into destroying journalistic material, violating media protections.
It’s under the guise of national security that the UK is planning to scrap the Human Rights Act.
It’s under the guise of national security that the UK, and other states, including Germany, work with a foreign government to spy on their own citizens.
Of course, as the Snowden revelations and WikiLeaks publications made in collaboration with Der Spiegel and Suddeutsche Zeitung confirm, the surveillance system of the United States is the most abusive and pervasive. They spy not only on their own citizens, but the whole world, including almost every member of the German public, pretty much every member of the SPD, and the German government all the way up to Chancellor Merkel. Specific proof of this intense targetting, including evidence of the spying on Chancellor Merkel, Gerhard Schröder and William Kohl, was published just a few months ago by WikiLeaks.
I was heartened when I first arrived in Germany, and not just as I was finally able to eat more than Burger King – I tell you, Bavarian white sausage never looked so good! But, the weekend I arrived Der Spiegel carried the headline “Asylum for Snowden”. I saw, and still see everywhere, stickers, posters and demonstrations with this same call. The first parliamentary inquiry into mass surveillance was begun in the wake of Snowden’s revelations.
However, there is still much lacking. The government, including many SPD members of parliament, have appeared to do all they can to block the possibility for Snowden to testify safely here, protected in Germany.
I have followed laws being pushed through, voted for almost unanimously by the SPD, that are a direct blow to the work of WikiLeaks and Snowden; an attempt to illegalise WikiLeaks’ work for transparency and democracy through the publication of official secrets, and to legalise the storing of telecommunication metadata.
Though the inquiry proceeds, it is still surrounded by secrecy. In fact, it has predominantly been because of Netzpolitik and WikiLeaks that the German public have had much ability to access documents and many details of this supposedly transparent and democratic oversight process.
Despite WikiLeaks’ more recent NSA publications of US selectors to spy on Germans, the BND is still being allowed by the German government to work more for the NSA than their own people by denying the inquiry committee access to its selector list.
Obama’s overtures to Merkel seem to have worked.
Today, 54 years later, I suggest it is time for the SPD to repeat Brandt’s words from 1961, when he said to President Kennedy, in another serious challenge to democracy: “Berlin expects more than words. It expects political action.”
And I have certainly heard that sentiment echoed around me while I have been living here for the last two years.
I have repeatedly seen people’s calls for Julian Assange and Edward Snowden to be given protection to come to Germany safely, testify and claim asylum. Their work to expose mass surveillance and promote transparent and democratic governments should be rewarded.
  • Political action to protect Assange.
  • Political action to protect Snowden.
  • Political action to protect Germany from US spying.
Yet currently Julian Assange, the editor who has fought so hard for many years for our right to know, allowing many around the world to start to get justice, providing us all with greater transparency of governments and corporations by bravely publishing, has been trapped by the UK in one embassy, detained without charge for 5 years, under constant overt and covert surveillance, denied the right to claim his asylum, denied the right to medical treatment, while he faces lack of due process and the largest investigation into a publisher ever, abandoned by his country, unsupported by Europe.
Edward Snowden, the whistleblower who revealed to us all how we are being spied on by the US and UK, is protected only by Russia, where he has asylum after assistance by WikiLeaks, from what history shows us will clearly be an unfair trial by the US government.
These men should be protected and freed. For the country willing to do so, it will mean having to stand up to the US to defend human rights and the rule of law. I ask that that country be Germany. As Brandt said: “Wir wollen mehr Demokratie wagen” – “Let’s dare more democracy”.
I am very pleased that today by awarding me for my work with WikiLeaks, for Julian Assange and in getting Edward Snowden asylum, the SPD is showing a good step in once more following the path of Brandt in promoting and standing for our rights, democracy, security and the right to asylum.
Willy Brandt spent a number of years as a political refugee, even forced to change his name for his security.
This award is for those that have been forced into becoming refugees because of their political actions on behalf of us all, and their work for our right to know. And for all those brave whistleblowers and activists that have yet to come forward – but we have seen they will – courage is contagious.
And this is especially for WikiLeaks publisher Julian Assange who, unlike Willy Brandt, has his right to asylum being denied – being blocked by a police siege for the last three years. I hope this award is the first step in more proactive and decisive moves to protect and fight for those truthtellers that are honoured via me today.
Thank you.

No comments:

Post a Comment