Wednesday, October 24, 2012

Một Dân Tộc Nhiều Tưởng Niệm Đầy Bạo Ngược




Tưởng Niệm 40 cuộc thàm sát tương tàn Mậu Thân, Mỹ Lai , Thanh Phong và những nơi tội ác đã chỉ còn đuợc ghi lại trong ký ức can nạn nhân đã khuất...Những nạn nhân vô danh..
Nguyên Khả
Thật dễ dàng làm cho người ta tin một điều dối trá, và quá là khó khăn để tháo gỡ điều dối trá đó cho người ta nhận ra lại sự thật..(How easy it is to make people believe a lie, and how hard it is to undo that work again! – Mark Twain )

Nỗi bất hạnh của một dân tộc là có quá nhiều tưởng niệm đau buồn mất mát. Chúng ta, ngưòi Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc bất hạnh như vậy, không chỉ vì chúng ta, thế hệ đi sau  chúng ta, đã phải trưởng thành với quá nhiều tưởng niệm đau đớn do ngoại nhân gây ra, hoặc do chính chúng ta tự ngu xuẩn giết nhau, mà chính vì chúng ta khi tưởng niệm ghi nhớ những thảm trạng này đã không bằng với tâm chí thành và trân trọng, mà ngược lại với tất cả toan tính bất lương của định kiến chính trị phe phái. Chúng ta bạo ngược với lịch sử, với đồng bào mình, và với chính lương tâm, nhân phẩm của chúng ta.  Chúng ta đau nặng căn bệnh ức chế loạn tâm của  não trạng hàm ơn chứa oán từ nhận thức nhược tiểu nô lệ: đầy hận thù đòn vọt với kẻ đồng cảnh ngộ, nhưng lại thụ nhận ơn nghĩa ban phát từ kẻ gia hại đánh đập cai trị mình. 
Cho đến hôm nay cận sử Việt Nam, cận sử của một dân tộc nô lệ lạc hậu nghèo đói, nhưng lại hăm hở chiến tranh giết nhau từng ngày như bày thú xa lạ, vẫn chưa được nhìn lại một cách nghiêm chỉnh và sòng phẳng. Cận sử Việt Nam vẫn bị soi mói, bóc xén bằng tâm thức thù hận. Những cuộc thảm sát thường dân vô tội vẫn bị dấu kín tối đa bởi các hệ thống chính trị nhà nước, mà khốn nạn hơn nữa có những trường hợp nó bị dấu kín bởi chính nạn nhân, nạn nhân phải tự im lặng hoặc bẻ méo để bảo vệ quan điểm và lập trường của “tập thể,” để bảo vệ “chính nghĩa” và quá khứ của “tập thể”, của “chế độ chúng ta”.  “Giòng giống Việt” ta không có thói quen tố cáo lãnh đạo mình, và phe mình. Tốt khoe xấu che, “ngưòi Việt ta” không có “thói xấu” vạch áo cho ngưòi xem lưng. Và như thế, lịch sử Việt nam, lịch sử đau khổ và khốn nạn của nạn nhân sẽ chẳng còn bao giờ được phơi bày.

Mậu Thân 1968 là năm cao điểm nhất của đốn mạt và đê tiện nhất của chiến tranh Việt Nam, không phải ở con số tử vong hay bom đạn hoặc con số kỷ lục tham chiến của quân đội Mỹ lến đến 542,000 lính. Nó đốn mạt ở cung cách giết ngưòi của những “tên lính” thuộc tất cả các phe phái tham dự. Sự đốn mạt phi nhân đến cùng cực được phát tiết trên thân xác của ngưòi Việt nam ở khắp mọi nơi.  Nó thể hiện sự trong suốt và tinh khiết tính man rợ và bán khai của con người ở thế kỷ 20 văn minh.

Cho đến hôm nay, vẫn không ai biết được rõ ràng chi tiết kế hoạch của cuộc tổng tiến công gọi là chiến dịch Đông Xuân của phỉ Cộng, cũng như những tin tình báo và kế hoạch chuẩn bị của lãnh đạo Ngụy và Mỹ đã được sắp xếp như thế nào. Những tài liệu “giải mật” thì mâu thuẫn với hiện trường của chiến tranh. Nhưng cho đến nay chúng ta biết qua những trao đổi của nhân chứng đôi bên, thì Kế Hoạch được Hà Nội tiến hành từ giữa năm 1967, Mỹ “bắt được” tin tức này qua quyển sổ tay của cán bộ VC gần khu biên giói phi quân sự, nhưng “không quan tâm”.. và nó được xem như là cuộc tấn công “bất ngờ” rồi kéo dài suốt cả năm trong 3 đợt tấn công, mỗi đợt cách nhau vài tháng (by: Steven Hayward, The Age of Reagan: The Fall of the Liberal Order, 1964-1980).. 

Ngưòi Viết chỉ còn nhớ rằng bạn bè và các anh em họ hàng  sĩ quan Ngụy của Ngưòi Viết, cũng như các lính và sĩ quan mà Ngưòi Viết gặp gỡ trong những lúc ở trại tiếp cư đồng bào di tản, hay trên đưòng đi tải thương đồng bào cùng anh chị trong gia đình, ngay trong những ngày đầu tiên, lảng vảng chung với mấy thằng Mỹ, những ngưòi Sĩ Quan (Dù) này đã bực dọc dặn dò“các cô cậu tuyệt đối không được tin bọn Mỹ, chúng nó đểu cáng bán đứng mình đó”. Ngay lúc đó đã có nhiều ngưòi làm cho USAID Mỹ và ngay cả những sĩ quan cũng quả quyết là đã nhìn thấy xe Mỹ, tình báo Mỹ trợ giúp VC điều quân vào thành ở những ngày tháng trước Tết. Riêng ngưòi bạn văn của Tôi, anh John McCarthy cựu đại úy tình báo Mỹ, cũng đã xác nhận là Mỹ (chính anh) từng huấn luyện cho những ngưòi lính thi hành "khủng bố đen" (Black Terror) Nghĩa là hóa trang hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bên kia vi phạm tội ác để tiến hành chiến lưọc tuyên truyền.  

 Những thông tin trao đổi bực tức và nản lòng giữa những người miền Nam đã không vang xa được đến báo chí. Gia đình tôi, bạn bè ông Cụ tôi, các anh em họ hàng đều thuộc những thành phần quan hệ hàng đầu của xã hội miền Nam, cũng chỉ lặng lẽ thì thầm với nhau để kiểm nghiệm những "lời đồn" đã rất phù hợp với những diễn biến trưóc mặt... (Xin tham khảo ViệtNam the Ten Thousand Day War)

Và tất cả cho đến nay sau 40 năm... tất cả đã đi vào “quên lãng” để chỉ còn những bằng chứng của đôi bên "chính sử". Nhiều người đã tự kiểm duyệt để giữ lòng "trung thành" với chế độ, với ngưòi thân quen như trường hợp Ông Trần Kim Tuyến, như Hoàng Minh Chính, Trần Độ và Võ Nguyên Giáp.. v.v  (Tôi có đọc được một đoạn viết trên mạng của một ngưòi hình như là sĩ quan chế độ Ngụy viết về sự kiện này. Ít ra còn một ngưòi dám nói, dù dấu tên. Đoạn văn trích từ hồi ký không xuất bản "My War" của L.T.)
Những tin tức từ truyền thông phương Tây tạo ra một tin đồn là Mỹ chuẩn bị bán đứng miền Nam cho khối cộng sản.
Những tin đồn này được tin tưởng tuyệt đối với những ngưòi Việt Nam- đặc biệt là với những quân cán chính mọi cấp- bởi vì cũng có một tin không chính thức mà cho đến hôm nay vẫn có tác động mạnh mẽ trong đầu óc của một số lớn người Việt miền Nam. Chưa có một cuộc thăm dò dư luận chính thức về vấn đề này, tuy nhiên ngưòi ta đã ước lượng rằng hơn nửa quân lính tin tưởng chắc chắn rằng :" chính Mỹ đã giúp Cộng Sản tấn công các thành phố Việt Nam".
Hàng trăm sĩ quan khắp các nơi đều quả quyết rằng họ đã "nhìn thấy" quân bắc Việt di chuyển vào thành phố trên những chiếc xe của Mỹ, hoặc là trực thăng Mỹ đã cung cấp tiếp liệu cho các đơn vị quân Bắc Việt. Ở SàiGòn  hầu hết người dân tin vào lời tố cáo rằng Mỹ cố tình để Cộng Sản thâm nhập vào thủ đô vì hệ thống kiểm báo phòng vệ điện tử  của Mỹ chung quanh Saigon đã có thể kiểm nhận được những sự việc nhỏ như một con chuột vượt qua hàng rào cao cấp này. (VNCH cũng có một bộ phận "Tác Chiền Điện Tử "về phương diện kỹ thuật này- NK)
Một nguồn tin cáo buộc khác trong nhóm quân đội miền Nam là "Không có một đơn vị nào của Mỹ kể cả căn cứ quân và dân sự- đã bị Cộng sản tấn công trong đợt đầu tiên (tháng 2) trừ tòa đại sứ Mỹ ở Sài gon. Và chỉ gần 3 tuần sau thủy quân lục chiến Mỹ mới tham chiến trong trận tái chiếm Huế trong nội thành. Những cáo buộc này xem ra đúng. Những đơn vị tác chiến Mỹ, tuy nhiên, cũng đã chiến đấu mãnh liệt trong đợt hai (tháng Năm) và đợt ba (tháng 9 1968)
(So information from the Western media produced rumors that the USA was about to sell off South Vietnam to the Communist blocks.
The rumors were almost absolutely credible to the Vietnamese—particularly the military servicemen of all ranks—because of another hearsay that until now have a very powerful impact on the mind of a great number of the South Vietnamese. There have been no polls on the subject, but it was estimated that more than half of the soldiers strongly believed that “it was the Americans who helped the Communist attack the South Vietnamese cities.”
Hundreds of officers from all over South Vietnam asserted that they “saw” NVA soldiers moving into the cities on U.S. Army trucks, or American helicopters transporting supplies to NVA units. In Saigon, most people accepted the allegation that the Americans deliberately let the Communists infiltrate the capital city because the American electronic sensor defense system around Saigon was able to detect things as small as a mouse crossing the hi-tech fences.
Another hearsay among the South Vietnamese military ran that “none of the American military units or installation and agencies - military or civilian - was under Communist first phase of the offensive (February) except for the U.S. Embassy. And only after nearly three weeks did the U.S. Marines engage in the battle of Hue, in the old Royal Palace” The allegation seemed to be true. The American combat units, however, were fighting fierce battles in phase 2 (May 1968) and phase 3 (September 1968).
© 2006 Oakland Museum of California WGO Lesson Plan #2 About The 1968 Tet Offensive Page 4 of 4)
Vietnam War (100 pics)Những hiểu biết này vẫn chỉ tồn đọng như những "tin đồn" bởi nó "bất lợi" cho "chính nghĩa", cho danh dự và quyền lực của chính trị. Và vì không có lợi cho "chính nghĩa" và "danh dự" của định chế nhà nước, đồng minh Mỹ, chính trị gia v.v Nó không được truy cứu công khai trên văn bản, và nó không bao giờ được kể đến như những "dẫn chứng", mặc dù diễn biến và thực trạng đã minh chứng nó. Những việc còn lại , xin kính nhường những nhà viết  sử chuyên môn và chân chính.

Nhưng một sự thật không còn chối cãi là Mỹ đã thật sự bỏ rơi miền Nam vào năm 1973, đúc kết thành công của chiến dịch "Phụng Hoàng Chuồn" của Mỹ đã được khởi sự từ năm 1968 mà nhiều nguời dân và quân đội sĩ quan miền Nam đã cảm nhận và biết được.  Và đã có nhiều quan chức thân cận đưa gia đình "di tản" hay chuẩn bị trải nệm cho gia đình ở Mỹ, Úc, Anh Pháp v.v vào đầu năm 1972, trước cả hiệp định Ba Lê 1973. Trong tập phim tài liệu Việt Nam Cuộc Chiến 10 ngàn ngày. Chính Nguyễn Văn Thiệu đã tỉnh bơ trả lời rằng khi Mỹ "Việt Nam hoá chiến tranh" tổng lực của miền Nam tụt hẳn đi 60% ! Nghĩa là Mỹ đã vừa rút và và vừa tạo lực cho phía Cộng Sản bằng nhiều cách cách của chúng nó, trong đó có nỗ lực làm suy yếu miền Nam. Những "tin đồn" đã đúng! Cái bẫy 1968 được giăng ra để dằn mặt về khả năng quân sự của Mỹ với VC trước khi rút quân theo "mật ước" nào đó với Nga Hoa.. Nó là cái cách và mật ước mà Mỹ đã ngồi ngoài đệ thất hạm đội vừa "nhắn tin" vừa ngắm nhìn lính Việt Nam đồng minh bị Trung Cộng  nhận chìm dưới biển.  Hãy nhìn kết quả chính thức báo cáo về sinh mạng tổn thất trong trận chiến Mậu Thân:

Lực Lượng                             Tử Vong         Bị Thương     Mất Tích 
Mỹ, Nam Hàn, Úc                  1,536               7,764               11 
Ngụy Quân VNCH                 2,788               8,299               587 
Quân Phỉ Cộng SảnVN         45,000             ?                      ?
Thường dân vô tội                 14,000            24,000        630,000  mất nhà cửa màn trời chiếu đất.
*6,000 đến 8,000  ngưòi dân bị chính tay Việt Cộng bắn giết, đập đầu chôn sống  riêng tại Huế (chú thích NK)
(http://www.diggerhistory.info/pages-conflicts-periods/vietnam/tet.htm)

Chúng ta thấy gì qua con số tổng kết này? Sinh mạng con ngưòi Việt Nam la liệt chết oan! Riêng quân  CSVN trong chưa đầy một năm chết 45 ngàn sinh mạng! VNCH gần 3 ngàn sinh mạng! Thường dân vô tội 14 ngàn sinh mạng, hơn nửa triệu ngưòi nhà cửa tan nát, màn trời chiếu đất. Tổng cộng sự hy sinh ngẩn ngơ oan uổng của  con người Việt Nam  gần 62,000.  Và Mỹ và đồng minh của nó, kẻ đã dàn cặm bẫy chỉ tổng cộng hơn 1500 mạng.  Thật sự kết quả cho thấy CSVN bi lừa  vào bẫy để nhận lãnh đòn thù của Mỹ, trưóc khi chúng nó rút quân vào năm 1973. Những "hứa hẹn" và "tráo trở", với tôi và nhiều nguời Việt Nam cũng đã rõ rệt, và rất đau đớn. Tất cả còn lại,Tôi xin để đồng bào của tôi suy gẫm.

Chính trị con người toan tính có những đê tiện và tàn độc đến vô lý, phi lý và nghịch lý. Nếu chúng ta chưa tự hiểu về chính mình, chúng ta không thể tin hoặc lý giải nổi tại sao lại phải bày ra cái gọi là "Khủng Bố Đen" để giết hại  ngưòi vô tội, ngưòi của mình để "tố cáo tội ác?" Tại sao Mỹ lại tự bày trò 911 để tấn công kềm tỏa Trung Đông? Tại sao để bảo vệ đức tin " Yêu thương người", huấn lệnh "chớ giết ngưòi" của chúa Jê Su, bằng cuộc Thánh Chiến, bằng cách cắt cổ tàn sát con người, đem con người lên dàn hỏa để áp đạt niềm tin "yêu thương mọi ngưòi như chính bản thân" và "chớ giết người"? Với nhiều ngưòi, thì thật sự ngoài khả năng trả lời của họ. Nhưng với những ngưòi hiểu về bản năng hoang thú tồn đọng của con ngưòi và bản chất con người chính trị (political being) như Thomas Jefferson thì Chó Sói là Chó Sói.

Riêng trong mỗi chúng ta, nếu không thể tin được sự tàn độc đến phi lý, vô lý và nghịch lý ấy, thì hãy tự hỏi chính mình, nếu chính mình ở trong hoàn cảnh thuận tiện cho tội ác như vậy, lại đưọc chính đáng hóa bởi chính phủ, bởi tinh thần chính trị, mình sẽ làm gì nếu mình không đủ can đảm ghì xiết tính nhân bản và giá trị nhân phẩm của mình thật chặt, bằng cả mạng sống của mình? Có phải mình sẽ trở thành kẻ sát nhân cuồng loạn không? Và nếu là đàn ông, mình sẽ là tên hiếp dâm ghê tởm và đồi bại không? Tôi xin để câu trả lời này lại cho mỗi độc giả thân kính.

Và như vậy, chúng ta đã biết là sinh mạng của những ngưòi dân đã được định sẵn, số phận của  những người lính đôi bên cũng đã được ước lượng sẵn bởi những cái gật đầu lặng lẽ, những chữ ký lạnh lùng của những tên sát nhân hàng loạt cực kỳ hoang tưởng, những tên khoác áo lãnh đạo, tướng lãnh, chiến lược gia trong những căn phòng bí mật.  Và sự man rợ của tàn sát phi nhân đang nằm sẵn trong tâm thức vắng bóng giá trị tự trọng nhân phẩm, tính nhân bản của những cá nhân cầm súng thừa hành chuẩn bị sẵn sàng được dịp phát tác. Phát tác không chỉ ở bản năng hoang thú, mà đã được phát huy ở cấp số nhân của lòng "ái quốc" của "chính nghĩa" cao cả, đã được hối thúc tuyên dương từ cửa mồm của những con chó sói sát nhân khoác áo lãnh đạo chính trị. Sự hoang dại của bản năng thú tính được bạo ngược hóa bằng lý tưởng chính trị của con ngưòi. Leonardo Vinci đã từng nhận định:Quả thật, con ngưòi là vua loài vật, vì sự tàn bạo của họ vượt xa chúng nó. (Truly man is the king of beasts, for his brutality exceeds them)

 


Nhưng chưa hết, mỗi chúng ta đều nổi giận khi thấy kẻ sát nhân giết một người, kinh tởm khi kẻ sát nhân giết hại 10 ngưòi, 100 người, và chúng ta kinh hoàng khi nhìn thấy kẻ sát nhân tàn hại hàng ngàn người... Nhưng tất cả chúng ta đều tê liệt vô thức khi có những kẻ lạnh lùng tàn hại hàng trăm ngàn, hàng triệu người chỉ bằng một cái gật đầu và một chữ ký. Chúng ta ít có cơ hội ngắm nhìn một kẻ lạnh lùng suy tính ước lượng xác chết, số luợng và mức độ đau khổ mất mát của lương dân vô tội, rồi bình thản đặt bút ký một cái lệnh sẽ đưa hàng trăm ngàn, hàng triệu sinh mạng con người và hàng triệu nỗi đau khổ của thân nhân sống sót, trong đó có chính chúng ta, gia đình chúng ta. Chúng ta chỉ thấy những tên sát nhân điên cuồng bạo ngược này nho nhã đọc diễn văn, cưòi nói bắt tay ôm hôn trẻ con.. Vì thế chúng ta chỉ giận dữ lên án kẻ cầm súng, trung sĩ, úy, tá. v.v mà một cách nào đó họ cũng chính là nạn nhân. Và chúng ta vẫn sùng bái tung hô tướng lãnh bộ trưởng, chủ tịch, tổng thống, thủ tướng ... những tên sát nhân bạo ngược và đê tiện chính hiệu, kẻ xếp đặt và dàn dựng những thảm trạng cho người dân vô tội.


Và cũng chính vì thế, thay vì chúng ta lẽ ra phải lên án chiến tranh, lên án những tên lãnh đạo đê tiện, chúng ta quay ra lên  án những người yêu hòa bình chống chiến tranh, chống bọn cầm quyền bạo ngược đê tiện lạm dụng sinh mạng con người, lạm dụng ngôn từ yêu nước. Chúng ta gán cho họ cái tội phản bội, phản quốc. Chúng ta hùng hổ và miệt mài lên án những bàn tay đối phương vấy máu, và thỏa mãn  hả hê bao che biện hộ và xưng tụng những bàn tay vấy máu của chính chúng ta, phe phái chúng ta.

Và đó là kết quả của 40 năm Mậu Thân.

Trong Việt Nam, những tên khát máu như Hồ Chí Minh vẫn được xưng tụng và nhớ ơn! Những tên mang nhãn hiệu Cộng Sản vẫn ăn mừng rộn rã tung hô thành quả trên những nấm mồ chôn sống tập thể đồng bào mình. Trong đó có rất nhiều cá nhân lặng lẽ xi xóa và câm lặng về những hành động đập đầu chôn sống hàng ngàn đồng loại của chính mình. 40 năm vẫn là sự câm lặng bạo ngược.


Rất tiếc là những ngưòi theo CSVN đã không đủ lương tâm để giữ lại những chứng tích man rợ hành hạ, đập đầu chôn sống như những hình ảnh của thảm sát Mỹ Lai. Và họ càng đê tiện đến mức độ vẫn giữ im lặng dù đã 40 năm qua. Tồi bại nhất lại sẵn sàng đeo huân chưong để chào mừng 40 năm chiến dịch Đông Xuân. Trần Độ, Nguyễn Hữu Thọ, Hùynh Tấn Phát đã chết, Bảy Trấn cũng đã ra đi, nhưng chắc chắn cấp tá tưóng của bộ đội, của Mặt Trận Giải Phóng còn đó.. Dương Quỳnh Hoa còn đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trương Như Tảng, và bè lũ còn đó.. Nhưng những loại sinh vật hai chân này vẫn không đủ liêm sỉ để một lần can đảm nhìn lại tội ác của mình.. sòng phẳng với đồng bào của mình.

Ở ngoài Việt Nam, chúng ta lên án, tưỏng niệm những xác ngưòi oan khuất bằng tấm lòng lang sói, vì chúng ta hả hê với Nguyễn Ngọc Loan lạnh lùng bắn vào đầu một kẻ tình nghi, và câm lặng xí xóa những sinh mạng đồng loại nơi đường mương Mỹ Lai, những cái chết oan nghiệt ở Thanh Phong Bến Tre. Chúng ta câm lặng về những cuộc trả thù sau những nấm mồ chôn tập thể còn tươi mầu đất với máu chưa nâu, đã không  được ghi nhận, mà chỉ còn trong ký ức của nạn nhân đã về bên kia thế giới. Đám tàn dư chế độ Ngụy, những tên cầm đầu những “toán đặc nhiệm đen” được nhà nước Ngụy VNCH thiết lập để trả thù sau Mậu Thân, cũng im lặng hoặc chỉ to mồm tố cáo Phỉ CSVN để khoả lấp và chính đáng hoá tội ác của chính họ.

Với họ, những ngưòi chống cộng, kể cả văn thi sĩ miền Nam,  những nạn nhân này không hiện hữu, không đáng tưởng niệm; và những nạn nhân của 12 ngày đêm với hơn 1000 phi vụ B52 dội trên đầu họ hàng tấn bom cũng không đáng tưởng niệm. Bên ngoài Việt Nam vẫn viện dẫn tung hô Ngô Đình Diệm, thần thánh những tên tướng lãnh quân phiệt, nhiệt thành nức nở tạ ơn những tên sát nhân Mỹ, lãnh đạo Mỹ. Họ có khác gì bọn vô tâm phi nghĩa CSVN trong nước khi mặc nhiên xí xóa những nạn nhân Việt Nam do chính họ là thủ phạm. Những ngưòi chống cộng không đủ lòng nhân bản thương mến nạn nhân  đồng bào Việt Nam bị chất độc màu da cam, nạn nhân của Mỹ Lai, của Khâm Thiên, thì họ lấy cái điểm tựa luân lý đạo đức nào để tố cáo bọn phi nghĩa CSVN không tôn trọng những mộ bia của "kẻ thù Ngụy" nơi nghĩa trang quân đội Biên Hoà?

Nhà văn Nhã Ca đã trút hết đau thương của mình bằng "Giải Khăn Sô Cho Huế". Một hồi ký đoạt giải thưởng văn học chống cộng sau Mậu Thân của miền Nam, đầy ắp chi tiết trong mấy trăm trang những kinh hoàng hãi sợ, những đòn thù tráo trở đê tiện và man rợ của Việt Cộng  và văng vẳng sự hờn oán.  Cuối cùng của tập hồi ký kinh hoàng cay đắng đó, Nhã Ca tự hỏi mình: "Tôi thật sắp bỏ Huế rồi sao?"

Riêng Tôi, câu hỏi sau 40 năm vẫn là "Cuộc chiến man rợ tương tàn phi nghĩa thật đã làm chúng ta từ bỏ tình đồng bào, lòng công chính, tự trọng nhân phẩm và nhân bản rồi sao? "  Tình đồng bào, lòng công chính và tự trọng nhân phẩm, nhân bản để can đảm nhìn lại một cách xuyên suốt thảm trạng của đất nước dân tộc mình.



Nhã Ca đã bỏ Huế, bỏ cả Việt Nam để đến Mỹ tìm một quê hương mới, một hành động chính đáng, một chọn lựa rất con ngưòi. Nhưng Nhã Ca đã bỏ lòng công chính và sụ tự trọng nhân phẩm rồi sao? Giải Khăn Sô cho Huế, và còn giải khăn sô nào cho Mỹ Lai? Cho Thanh Phong? Cho Khâm Thiên?

Khi để tang cho thân nhân gia đình, chúng ta có những giá trị riêng tư tuyệt đối của chúng ta, với những cảm tình trân trọng mà không ai có thể xen vào phê phán. Nhưng khi chúng ta nhận thức về cả một xã hội dân tộc mà để tang, trân trọng vành khăn sô, chúng ta tự đứng trước lương tâm và sự tự trọng nhân phẩm của chính chúng ta, nhân phẩm bình đẳng của Con Nguời không phân biệt. Vậy nếu "giải khăn sô" cho nhân phẩm còn bị giới hạn vì định kiến chính trị phe phái, phân biệt sinh mạng con ngưòi, nó chỉ còn là tấm giẻ rách của lòng ngụy tín với những giọt nưóc mắt của con cá sấu. 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một "gã phản chiến", một tên "phản bội" đã can đảm nhẫn nhịn ghi lại toàn cảnh bi kịch của đồng bào và đất nước ông, ngắn gọn trong hai bài ca "Hát Trên Những Xác Người" và "Quê Hương Đau Nặng", ngắn ngủi nhưng xuyên suốt từng xác con ngưòi và đất nước: Dân ta chết trong ngẩn ngơ! Ai khoe khoang dân mình đã chết oan.

Xác người nằm trôi sông
Trôi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố
Trên những đường quanh co
Xác người nằm bơ vơ
Dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố
Trên thềm nhà hoang vu
Xác người nằm quanh đây
Trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu
Có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi
Dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy
Bên những vồng ngô khoai

Quê Hương Đau Nặng
Bao nhiêu năm còn nô lệ
Anh em ta nhận vũ khí
Quê ta bãi hoang chiến trường
diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
Bao yêu thương lùi trong quá khứ
Ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa.

Ôi gian nan đời nước nhỏ
Sao đau thương nhiều lắm thế
Quê hương bây giờ
những ngày điêu tàn còn đó
Cùng ghi nhớ
Những phố phường kia đã lên mộ bia
Dân ta chết trong ngẩn ngơ

Quê hương ta giờ đau nặng
Bao hy sinh thật quá lớn
Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng.
Trong tim đau từng vết đạn
Câu than van nhiều khi dấu kín
Ai khoe khoang dân mình đã chết oan.

Trịnh Công Sơn không có đến một tấm khăn vải vụn để làm tang cho ai hết! Nhưng nhạc sĩ  đã nghe được tiếng khóc uất nghẹn của tất cả những nạn nhân: Dân ta chết trong ngẩn ngơ! Ông không nhận được một giải thưởng nào của người đời, của đồng bào ông,  trừ những lời nguyền rủa, lên án, mắng nhiếc, và kết tội. Nhưng ông giữ được sự tự trọng nhân phẩm mà ông chia sẻ bình đẳng với nhân loại, với đồng bào Việt Nam của ông.
Đất nước chết trong ngẩn ngơ bởi chính dân tộc mang nặng căn bệnh nô lệ bạo ngược với chính mình.
40 năm trôi qua, căn bệnh càng nặng thêm nơi những thế hệ mới.  "Ai khoe khoang dân mình đã chết oan?"

Cả dân tộc đã một lần chết oan, thế nhưng, những kẻ sống sót vẫn mang căn bệnh bạo ngược với chính mình, đang tiếp tục sùng bái tung hô thụ ân những kẻ đã tàn hại chính mình, gia đình mình, dân tộc mình: Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Kennedy, Johnson, Nixon v.v

Chỉ khi nào chúng ta có đủ sáng suốt và can đảm vứt bỏ được định kiến chính trị, để thấy được tất cả đồng bào của mình là nạn nhân. Nước mắt đau khổ, mất mát của mỗi một người Việt Nam  dù là ở Huế, Phủ Cam, Từ Đàm, hay Mỹ Lai, Thanh Phong, hoặc Khâm Thiên , Bạch Mai v.v đều là của chính mình.. Và như thế mới thấy được chân tướng của những tên sát nhân chủ mưu,. đó chính là bọn đại bản buôn vũ khí, những tên tướng lãnh, chủ tịch, tổng thống .Lúc đó giải khăn sô mà chúng ta trân trọng đeo lên đầu mới có sức thấm những giọt nưóc mắt chân tình của con người, của con người Việt Nam.

Nguyên Khả Phạm Thanh Chương
Tháng 2 năm 2008
-----
A North Vietnamese soldier slain in the battle for Hue lies surrounded by personal effects scattered by plundering soldiers.
Một ngưòi lính phỉ CSVN bị giết tại Huế trên xác còn hình ảnh thân nhân vung vãi
A young boy grieves over the body of his sister, killed by U.S. helicopter gunfire near the Y Bridge when fighting again terrorized Saigon during "mini-Tet," May 1968.
Một bé trai đang khóc thương bên xác Chị, bị trực thăng Mỹ bắn gần cầu chữ Y (5-1968)

North Vietnamese soldiers in Hue guard a position with Chinese-made AK47 rifles. To photograph NVA units, French photographer Catherine Leroy worked her way behind Communist lines during the battle. Firemen fight a blaze set by ARVN troops to rout the enemy from the National Radio Station on January 31. Members of the elite VC C-10 Sapper Battalion lie dead outside te building
Lính phỉ CSVN đóng quân tại Huế, hình do nữ phóng viên Pháp Catherine Leroy làm việc sau phòng tuyến CSVN.
Firemen fight a blaze set by ARVN troops to rout the enemy from the National Radio Station on January 31. Members of the elite VC C-10 Sapper Battalion lie dead outside the building
Nhân viên cứu hỏa dang chửa đám cháy do lính phỉ CSVN gây ra nơi đài phát thanh SaiGon trong ngày 1 tết. (31-1-1968) bên những xác lính phỉ CSVN bị triệt hạ.



Crouching behind a makeshift street barricade, South Vietnamese troops fire on communist positions on Cholon on February 7.
Trận chíến lính Ngụy VNCH chống trả lính Phỉ CSVN tại Chợ Lớn.




Vietnam War (100 pics)


Vietnam War (100 pics)

Vietnam War (100 pics)

Vietnam War (100 pics)

Vietnam War (100 pics)





Vietnam War (100 pics)


No comments:

Post a Comment