Vừa qua nhân dịp hội luận bù khú trong Hội Quán Nhân Chủ, nhiều vấn đề được quí anh chị tham dự đưa ra, trong đó gồm có ván đề “ngôn ngữ Việt Nam vấn để Hán Việt”, chuyện nguyên lý kinh tế tư bản, hệ thống tài chính hiện tại và tương lai, và “bản sắc dân tộc” lại được đem ra mổ xẻ.
Thú thật cho đến bây giờ, ở năm 2012, mà Tôi vẫn không định hình được cái gọi là “bản sắc dân tộc” nó là cái gì? Mà thôi, để trà lời câu hỏi “bản sắc đậm đà dân tộc” lá cái khí gió gì, Tôi xin đi từ bước nhỏ ở những nét “đặc biệt”, “truyền thống” “di sản đặc thù của “tổ tiên” người Việt trước.
Âm Hán Việt hay Tiếng Hán Việt : Trình Độ Sáng Tạo của Tổ Tiên Ta
Lãnh vực “ngôn ngữ Việt Nam và vến đề Hán Việt" dễ giải quyết, bởi nó định nghĩa được, và nắm bắt được bằng vấn nạn ngay trước mặt của những người Việt Nam hôm nay còn đang sử dụng tiếng Việt (ngôn ngữ văn tự) làm phương tiện trao đổi thông tin nền tảng hàng ngày. Nhất là sinh viên học sinh Việt Nam đang phải nuốt cái kho tàng văn học sử liệu “đậm đà bản sắc” quái đản của “tổ tiên thông minh trí tuệ” để lại cho họ. Mà theo tuyên truyền giáo dục rằng nếu người Việt Nam mà không hiểu biết đến bảo tồn những “di sản đậm đà bản sắc này”, thì không thể “nhớn thành người” được! Tức là có khả năng chúng ta 101% sẽ thành quái vật hay “ngoại súc” (alien) !!!
Để ngắn gọn lại, chúng ta hãy cố đọc lại hai áng văn được coi là vĩ đại và quan trọng của cả lịch sử dân tộc rồng tiên - và hình dung ra bối cảnh khi nó được ra đời.Thứ nhất, đó là Chiếu chỉ ban lệnh về việc dời kinh đô từ Hoa Lư vào Thăng Long (Hà Nội) của Lý Công Uẩn:
"Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ. Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?"
Đấy, độc giả nào chưa từng đọc qua bản dịch ra tiếng Nôm, chữ quốc ngữ đang dùng hiện nay, ráng mà truy tìm trên mạng để hiểu.. Như vậy các bạn mới tạm thấu hiểu và thâm cảm được “nỗi khổ” của quần chúng Việt Nam vào thời điểm đó, khi mà đại đa số mù chữ Hán, và chỉ được nghe các ông nho sĩ, ông đồ sang sảng đọc lên cái thứ tiếng lạ lùng quái đản, thằng Tầu nghe cũng không hiểu, mà dân Việt ta nghe cũng… điếc đặc- như đại đa số chúng ta bây giờ- nếu không được “dịch ra tiếng Việt”. Và nhất là khi các “đại quan” trình sớ lên Vua, nếu chỉ nghe đọc sớ mà không nhìn được mặt chữ Hán ra sao.. thì ngay chính các quan cũng “hiểu chết liền”.. Đó gọi là “ÂM hay TIẾNG HÁN VIỆT” đó các bạn ạ.!!!
Nó cũng giống cái lối phiên âm của Tầu để đọc tiếngTây như “Mạnh Đức Tư Cuu”, Pháp nó mà hiểu, địa cầu vỡ liền.. Hoặc như các đồng chí ta phiên âm tiếng Anh như "Ớt Trậy Li A " vậy. Bó Úc nó cũng trợn mắt!
Vì vậy mới có giai thoại nhà đại học giả nho chùm Lê Quí Đôn bị một ông “nho chua láu cá vặt” chơi khăm tiếng Hán Việt chữ "Tri”..
Theo bố Tôi kể lại, dĩ nhiên đã là "giai thoại" nghĩa là được kể chuyền qua cửa miệng mọi người, thì chi tiết kể mỗi người mỗi khác, các bạn có thể đọc ở đâu đó hơi khác đi chút, nhưng đại ý vẫn là một.
" Nhân ngày tang lễ bố Lê Quí Đôn, có một ông tự xưng là bạn của người vừa khuất đến xin người chủ nhà đang chịu tang giỏi chữ là Lê Quí Đôn viết một câu để phúng điếu. Lê Quí Đôn mài mực, chấm bút chờ. Ông “nho thổ tả” này, đợc lên “chi”, rồi lại “chi”. Lê Quí Đôn đứng chờ cho đủ câu để đoán ý mới viết được. Nhưng ông già oái oăm này không đọc hết một câu, mà cứ đọc một chữ “chi” rồi ngừng lại, rồi lại đọc tiếp “chi”, khiến Lê Quí Đôn không thể hồ đồ đặt bút viết được. Vì âm Việt của một chữ Hán có rất nhiều từ viết khác nhau và nghĩa cũng khác nhau. Nhất là âm “chi” mà đọc theo lối các ông nho Bắc kỳ thì bao gồm cả “tri” và “chi”, lại càng nhiều hơn nữa. Thế là thằng cha láu cá nho chua thổ tả này, lăn đùng ra chiếu khóc mỉa xéo Lê Qúi Đôn:
“Ôi ông bạn tôi ơi, Tôi đến kính viếng ông, nghe nói con ông là bậc uyên bác, thế mà lời điếu của tôi, Tri chi hồ? Tri chi vi Tri chi, bất Tri vi Bất tri. thị Tri, anh ấy cũng không viết được, Thế thì bất hạnh quá”...
Cũng theo “ông Bố Nho Sĩ cuối cùng” của Tôi, có lẽ Lê Quí Đôn hiểu ra cái đểu cáng của thằng cha này, không muốn nó phá bĩnh cuộc tang lễ nghiêm trang của bố mình, nên đã vội vái xin lỗi “người trưởng thượng” cho êm chuyện."
Tôi nhận định rằng thằng cha già “nho thổ tả” kia, thể hiện đúng cái tính vặt vãnh láu cá của người Việt thấp kém, đất Bắc vùng Thái Bình. Chỉ vì ghen ăn tức ở với danh vọng và chức vụ của Lê Quí Đôn mà chơi khăm. Chứ nếu hắn cứ nhẩn nha đọc hết nguyên cả câu "Tri chi dĩ vi tri. Bất tri dĩ vi bất tri. Thị tri”, dù ngay cả với giọng Bắc kỳ không đọc rõ được âm “TR” , thì Lê Quí Đôn với khả năng uyên bác tứ thư ngũ kinh cũng đoán ra và viết được. Vì nó là câu nói nổi tiếng nằm trong Luận Ngữ, lời của Khổng Tử, chương 2 -Vi Chính, Tiết 17 : Tiết 2:17 *【二之十七】子曰:「由,誨女知之乎!知之為知之,不知為不知,是知也
Tử viết: Do! Hối nhữ Tri chi hồ? Tri chi vi Tri chi, bất Tri vi Bất tri. thị Tri dã.
Khổng tử nói: Này anh Do! muốn ta dạy thế nào là hiểu biết thật chăng? Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết,như vậy mới là hiểu biết thật.
Ngay một kẻ dốt như Tôi đây, chỉ vì ham bốc phét, cũng thuộc lõm bõm một chút, mà gợi ý "đúng tủ" là đoán ra ngay- dĩ nhiên là phải đúng tủ- chứ không trúng tủ thì cũng đành chịu- hay bất cứ quí vị nào đã từng đọc qua Luận Ngữ là có thể đoán được ngay với điều kiện phải được nghe đầy đủ hết cả câu này.
Tôi nói là “đoán”, vì câu văn có điển tích nguyên bản lời của nhân vật nổi tiếng nhất trong làng chữ Hán- ông già Khổng Tử- mà bất cứ ai học “nho”, từ ngừoi Tầu,Việt Hàn, Nhật, kể cả Tây, Mỹ như Henry David Thoreau v.v đều đọc và biết qua, nên dễ nhận ra; như chúng ta hôm nay hay nhắc “danh ngôn” chỉ cần nửa câu đã biết được của ai nguyên văn ra sao rồi, dĩ nhiên là đã phải biết qua, đã đọc đến.
Chứ nếu là văn xuôi, trong truyện hoặc trong văn chiếu biểu, thì có uyên bác như Lê Quí Đôn hay bất cứ ai cũng phài nhìn vào mặt chữ mới hiểu hết và viết cho đúng được. Chưa nói việc chữ Hán mà viết theo “ngữ pháp” của đám Việt Nho nếu chưa từng du học “Thiên Triều”, thì lắm lúc người Tầu nó đọc nó cũng bật ngửa, gãi đầu, như giai thoại cụ Phan Bội Châu bút đàm với nhà cách mạng Tầu Lương Khải Siêu chẳng hạn, và Lương Khải Siêu cũng đôi lúc nhăn mặt mà đoán ý.
Chẳng khác các ông “học sĩ” ta hôm nay học Anh Văn ở trong nước mà không thực tập đầy đủ hay tham khảo nhiều với ngừoi bản xứ Anh văn hoặc kể cả những ngừoi gốc Việt ở xứ tiếng Anh, như Tôi, khi viết Anh ngữ mà không dò xét đi dò xét lại năm bẩy lần, thì Mỹ, Úc nó đọc, nó cũng phải gãi đầu để đoán ý. Hoặc như một thằng Anh Mỹ nào đó học tiếng Việt của thầy “Hà Lội CHXHCN”, rồi viết ra, thì có lẽ ngay như Tôi, chắc cũng phải gãi đầu để đoán mò; như hiện nay tôi cứ phải đoán mò khi bị buộc phải đọc văn bản báo chí trong nước Việt Nam vậy. Vì nó đầy những “kịch bản, búc xúc, hoành tráng, tuồi teen, động thái, phần cứng của anh ứng với phần mềm của em v.v” cứ loạn xạ cả lên. lập đi lập lại, cho ra vẻ “hàn lâm”. Mà thật ra chẳng có “hàn” mà đưa độc giả “lâm” vào tình thế gãi đầu.
Vấn đề chính là cái "giai thoại" thổ tả này, vẫn được kể lại một cách tự hào, vừa bừa bãi, vừa vô ý thức của giới chữ nghĩa Việt Nam. Không ai có nỗ lực giúp ngừoi nghe ở thế hệ chúng ta chất vấn, phân tích những giai thoại loại vớ vỉn kiểu như trên, để họ rút tỉa ra được những sai lầm phi lý, như cái “láu cá vặt vãnh” của thẳng cha “nho thổ tả” kia. Và quan trọng hơn hết, là chỉ ra sự thất bại trí tuệ của cả một dân tộc trong cái phương cách quái đản sử dụng chữ Hán làm quốc ngữ "Hán Việt" của xã hội Việt Nam đã kéo dài cả mấy ngàn năm.
Sự thất bại trí tuệ của cả giới “khoa bảng” dân tộc, sau này còn được thể hiện rõ ràng trong nhu cầu và phương cách hình thành “chữ Nôm”, một tính cách láu cá và nọa tính của giới biết chữ Hán người Việt. Nó không thể bì kịp được với nhu cầu và phương cách hình thành lối viết chữ Kana,(Hiragana, và Katakana) , dù chưa toàn bích, của Nhật, và càng không thể bì được với chữ Hangul khoa học và chặt chẽ sáng sủa của Đại Hàn qua nhu cầu và phương cách hình thành của nó.
Sự kiện nhà khoa bảng Hán học cừ khôi Phan Bội Châu khi gặp Lương Khải Siêu đã phải "bút đàm" mà không thể trao đổi bằng lời nói được vì Phan Bội Châu mà mở miệng sử dụng "tiếng quốc ngữ Hán Việt" của "chúng ta" ra, một sáng tạo độc đáo đậm đà bản sắc của Viêt Nam, thì ngay vua quan sĩ phu Việt còn không hiểu chứ nói gì Lương Khải Siêu, một người chính hiệu tầu Hán 100% .
Cũng giống như cụ thân sinh tôi, lúc sinh tiền, giỏi chữ Nho, thông tiếng Pháp, và trôi chảy đọc viết tiếng Anh.. Nhưng đến khi gặp nhân viên truyền giáo Mỹ ghé thăm nhà, Bố tôi cũng đã phải "bút đàm" với đám truyền giáo này. Đơn giản, bố tôi phát âm tiếng Anh theo "kiểu riêng" của cụ, mà không chỉ đăm truyền giáo Mỹ, kể cả ông anh giáo sư Anh Văn từng làm việc trong USAID cũng không thèm hiểu luôn.
Thế mới thấy được trí tuệ của tổ tiên ta về mặt ngôn ngữ văn tự! Và rõ ràng một cách nào đó, thứ "tiếng Hán Việt" đó, nó phải cưu mang một nét "bản sắc đậm đà dân tộc" phải không quí bạn đọc!
Để tạm kết nhận định về “bản sắc Việt” thể hiện trong ngôn ngữ văn tự này, xin quí độc giả tự “đọc” cho chính mình nghe áng văn thứ hai, được coi là hùng tráng vĩ tuyệt của toàn bộ lịch sử dân Việt, được viết bằng chữ Hán. Ai chưa có cơ hội đọc bản dịch ra tiếng Nôm và chữ Quốc Ngữ, khi đọc bản “âm Hán Việt” này chắc chắn sẽ thấu hiểu” nỗi đau” của quần chúng Đại Việt! Kể cá các con giời biết chữ Hán nếu mà chưa đọc qua bản chính chữ Hán một lần, chỉ “nghe” âm Hán Việt này cũng đành chịu mà đoán mò đoán mẫm mà thôi.. Còn thằng Hán rặt chăc chắn sẽ trợn mắt, dù bản văn này viết bằng văn tự của nó nhưng được đọc theo kiểu riêng của "tổ tiên ta"!
"Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược viết.
Cái văn:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư mạc tiên khứ bạo.
Duy, ngã Đại Việt chi quốc,
Thật vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực kí thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
Nhi Triệu Tiết hảo đại dĩ xúc vong.
Toa Đô kí cầm ư Hàm Tử quan,
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.
Kê chư vãng cổ,
Quyết hữu minh trưng.
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà.
Chí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Ác đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn kỉ hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mi hữu kiết di.
Khai kim trường tái mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu tắc xúc giao long nhi căng yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kì sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kì sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lí chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kì ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kì ác.
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
Dư:
Phấn tích Lam Sơn,
Thê thân hoang dã.
Niệm thế thù khởi khả cộng đái,
Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh.
Thống tâm tật thủ giả thùy thập dư niên,
Thường đảm ngọa tân giả cái phi nhất nhật.
Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư,
Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lí.
Đồ hồi chi chí
Ngộ mị bất vong.
Đương nghĩa kì sơ khởi chi thì,
Chính tặc thế phương trương chi nhật.
Nại dĩ:
Nhân tài thu diệp,
Tuấn kiệt thần tinh.
Bôn tẩu tiên hậu giả kí phạp kì nhân,
Mưu mô duy ác giả hựu quả kì trợ.
Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông;
Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả.
Nhiên kì:
Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương,
Do kỉ chi thành thậm ư chửng nịch.
Phẫn hung đồ chi vị diệt,
Niệm quốc bộ chi tao truân.
Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần,
Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ.
Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm,
Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan.
Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập;
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm.
Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất bị;
Dĩ quả địch chúng thường thiết phục dĩ xuất kì.
Tốt năng:
Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.
Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
Trà Lân chi trúc phá hôi phi.
Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
Quân thanh dĩ chi đại chấn.
Trần Trí Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách,
Lý An Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh.
Thừa thắng trường khu, Tây Kinh kí vị ngã hữu;
Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu cương.
Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lí;
Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên.
Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, kí kiêu kì thủ;
Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết thi.
Vương Thông lí loạn nhi phần giả ích phần,
Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ.
Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong;
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
Vị bỉ tất dị tâm nhi cải lự,
Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô.
Chấp nhất kỉ chi kiến dĩ giá họa ư tha nhân,
Tham nhất thì chi công dĩ di tiếu ư thiên hạ.
Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm;
Nhưng mệnh Thạnh Thăng chi nọa tướng, dĩ du cứu phần.
Đinh vị cửu nguyệt Liễu Thăng toại dẫn binh do Khâu Ôn nhi tiến,
Nản niên thập nguyệt Mộc Thạnh hựu phân đồ tự Vân Nam nhi lai.
Dư tiền kí tuyển binh tái hiểm dĩ tồi kì phong,
Dư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kì thực.
Bản nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vị ngã quân sở công, kế trụy ư Chi Lăng chi dã;
Bản nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vị ngã quân sở bại, thân tử ư Mã An chi sơn.
Nhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh trận hãm nhi táng khu,
Nhị thập bát nhật Thượng thư Lý Khánh kế cùng nhi vẫn thủ.
Ngã toại nghênh nhận nhi giải,
Bỉ tự đảo qua tương công.
Kế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vi,
Kì dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt.
Viên tuyển tì hưu chi sĩ,
Thân mệnh trảo nha chi thần.
Ẩm tượng nhi hà thủy càn,
Ma đao nhi sơn thạch khuyết.
Nhất cổ nhi kình khô ngạc đoạn,
Tái cổ nhi điểu tán quân kinh.
Quyết hội nghĩ ư băng đê,
Chấn cương phong ư cảo diệp.
Đô đốc Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản,
Thượng thư Hoàng Phúc diện phọc dĩ tựu cầm.
Cương thi tái Lượng Giang Lượng Sơn chi đồ,
Chiến huyết xích Xương Giang Bình Than chi thủy.
Phong vân vị chi biến sắc,
Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang.
Kì Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa, tự đỗng nghi hư hạt nhi tiên dĩ phá phủ;
Kì Mộc Thạnh chúng văn Liễu Thăng vị ngã quân sở bại ư Cần Trạm, toại lận tạ bôn hội nhi cận đắc thoát thân.
Lãnh Câu chi huyết chử phiếu, giang thủy vị chi ô yết;
Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng.
Lưỡng lộ cứu binh kí bất toàn chủng nhi câu bại,
Các thành cùng khấu diệc tướng giải giáp dĩ xuất hàng.
Tặc thủ thành cầm, bỉ kí trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ;
Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, kí độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
Bỉ kí uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.
Phi duy mưu kế chi cực kì thâm viễn,
Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn.
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quan.
Càn khôn kí bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt kí hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉ.
Thị do thiên địa tổ tông chi linh hữu
Dĩ mặc tương âm hữu nhi trí nhiên dã
Ô hô!
Nhất nhung đại định, hất thành vô cạnh chi công;
Tứ hải vĩnh thanh, đản bố duy tân chi cáo.
Bá cáo hà nhĩ,
Hàm sử văn tri.
-
Đọc mà không có bản nguyên văn Hán tự hoặc bản dịch ra quốc ngữ - hiểu chết liền!
NKPTC
No comments:
Post a Comment