Sunday, October 21, 2012

Chế độ ĐẠI NGHỊ và chế độ TỔNG THỐNG (Parliamentary System & Presidential System)

The Palace of Westminster with Elizabeth Tower and Westminster Bridge viewed from across the River Thames 
Trong nền Dân Chủ Đại Diện hiện nay của loài người, tùy vào tiến triển và nhu cầu của mỗi xã hội, người ta đồng thuận sắp đặt hệ thống nhà nước có khác nhau nhiều chi tiết nhỏ. Tuy nhiên tất cả đều có một nền tảng chung đó là MỤC TIÊU sao cho NGƯỜI DÂN thực thi quyền HÌNH THÀNH và ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC trực tiếp hoặc gián tiếp theo ý nguyện dân chủ của họ.
Do đó, các nền DÂN CHỦ đều có mẫu số chung nền tảng đó SỰ PHÂN QUYỀN để KIỂM SOÁT HẠN CHẾ lẫn nhau gọi là TAM QUYỀN PHÂN LẬP:
Đó là sự phân quyền độc lập giữa
1-      LẬP PHÁP ( là Quốc Hội)
2-      HÀNH PHÁP ( là Chính Phủ) và
3-      CÔNG LÝ (thường gọi sai là TƯ PHÁP) …
Và ĐẶC BIỆT là tất cả đều giống nhau ở chỗ QUYỀN TỐI CAO được đặt vào QUỐC HỘI.. nơi các DÂN BIỂU NGHỊ SĨ được NGƯỜI DÂN TRỰC TIẾP CHỌN LỰA BẦU VÀO.
Sự khác biệt căn bản quan trọng còn lại giữa hai chế độ TỔNG THỐNG và ĐẠI NGHỊ là ở điểm trọng tâm về sư thành lập QUYỀN HÀNH PHÁP, túc là CHÍNH PHỦ , sẽ được qui định thành lập như thế nào và SẼ BỊ KIỂM SOÁT GIỚI HẠN ra sao.

I- Hệ thống ĐẠI NGHỊ -Parliamentary System

Trong hệ thống ĐẠI NGHỊ, quyền HÀNH PHÁP, tức chính phủ, đứng đầu là THỦ TƯỚNG (Các quốc gia cũng thường có tên gọi khác nhau cho chức vụ này, nhưng báo chí thế giới cũng như khi Việt hóa, người ta gọi chung là THỦ TƯỚNG – (Premier, Prime Minister, Chancellor ) phải do QUỐC HỘI HẠ VIỆN đề cử ra. Nghĩa là DÂN BIỂU nào được ĐA SỐ DÂN BIỂU trong quốc hội BẦU CHỌN để lãnh đạo HÀNH PHÁP sẽ là THỦ TƯỚNG. VÌ thế , THỦ TƯỚNG thường là lãnh đạo của một chính đảng lớn có đa số ghế DÂN BIỂU  trong quốc hội.
Cho nên trong cuộc tổng tuyển cử chính phủ mới ở xã hội có hệ thống ĐẠI NGHỊ, thì luôn luôn là việc TUYỂN CỬ các DÂN BIỂU vào QUỐC HỘI được thực hiện đầu tiên. Để sau đó các DÂN BIỂU (chỉ có DÂN BIỂU không phải NGHỊ SĨ) này sẽ BẦU RA  THỦ TƯỚNG.
Sau đó THỦ TƯỚNG sẽ thành lập NỘI CÁC -đề cử các chức vụ HÀNH PHÁP như BỘ TRƯỞNG.. Đặc biệt là CÁC BỘ TRƯỞNG bắt buộc phải là DÂN BIỀU hay NGHỊ SĨ.
Cho nên, các vị trí Bộ Trưởng KHÔNG CẦN  sự xét duyệt phê chuẩn của BẤT CỨ AI KHÁC- như ở trong hệ thống Tổng Thống Chế- và chỉ cần được NGUYÊN THỦ QUỐC GIA- là Vua, Nữ hoàng hoặc TỔNG THỐNG- ký bổ nhiệm theo nghi thức mà thôi- Đây là điểm khác với hệ thống TỔNG THỐNG, nơi TỔNG THỐNG có quyền đề cừ BẤT CỨ AI có khà năng vào chức vụ bộ trưởng, nhưng sau đó phài được THƯỢNG VIỆN ĐỒNG THUẬN, phê chuẩn, mói chính thức được lãnh nhậm chức BỘ TRƯỞNG.
Cũng chính vì HÀNH PHÁP –CHÍNH PHỦ  được thành lập từ QUỐC HỘI, cho nên hệ thống ĐạI NghỊ còn có thêm một đặc điểm nữa là Quốc Hội có quyền thay đổi Hành Pháp – (chứcTHỦ TƯỚNG) khi chưa hết nhiệm kỳ. Thí dụ khi có sự thay đổi quan điểm vể chính sách của các Dân biểu khác với Chính phủ và THỦ TƯỚNG,  QUỐC HỘI tiến hành bỏ phiếu BẤT TÍN NHIỆM ( MOTION OF NO-CONFIDENCE) .. NẾU đa số thuận, thì THỦ TƯỚNG mất chức,  và Quốc hội Hạ Viện - các dân biểu sẽ đề cử THỦ TƯỚNG mới.
Hoặc có sự thay đổi DÂN BIỂU, do có ngừoi từ nhiệm, về hưu, hoặc bị truất chức vì vi phạm luật quốc hội v.v, đưa đến việc bầu lại một số ghế Dân biểu- và NGƯỜI  DÂN thể hiện sự phản đối của họ với chính phủ hoặc bất tín nhiệm Chính phủ-  họ BẦU CHỌN những DÂN BIỀU MỚI vào QUỐC HỘI mà không thuộc đảng đang cầm quyền của THỦ TƯỚNG, khiến THỦ TƯỚNG ĐƯƠNG NHIỆM không còn đủ ĐA SỐ DÂN BIỂU ủng hộ nữa. Điều này sẽ buộc THỦ TƯỚNG phải thỏa hiệp thêm với các chính Đảng nhỏ khác để có ĐA SỐ ghế  tiếp tục cầm quyền hành pháp. Nếu không hợp tác hay thỏa hiệp được để có thêm sự ủng hộ của dân biểu các đảng nhỏ- thì Thủ Tướng phải từ chức. Quốc Hội sẽ bầu chọn THỦ TƯỚNG mới. Trong trường hợp này quốc hội nằm trong tình trạng cân bằng (hay treo), hay còn gọi là Chính phủ thiểu số.
Đặc điểm này khiến nền chính trị  được đa nguyên ĐA ĐẢNG TỐI ĐA , và đảng thiểu số hay dân biểu ĐỘC LẬP không theo đảng nào, CŨNG CÓ CƠ HỘI THỂ HIỆN QUYỀN LỰC TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP vào TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ cũng như ẢNH HƯỞNG CHI PHỐI CHÍNH SÁCH của HÀNH PHÁP- CHÍNH PHỦ.
Trong hệ thống ĐẠI NGHỊ, chức vụ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA- (head of state) đại diên Quốc Gia - và có khi kiêm luôn chức vụ tổng tư lệnh quân đội, như ở Úc- Anh- và chức vụ lãnh đạo HÀNH PHÁP hay CHÍNH PHỦ là hai chức vụ riêng biệt , do hai người khác nhau nắm giữ.

Hệ thống ĐẠI NGHỊ  thường thấy là nền QUÂN CHỦ LẬP HIẾN, nghĩa là có VUA, NŨ HOÀNG, là NGUYÊN THỦ QUỐC GIA như Anh, Úc, Thụy Điển, Đan Mạch v.v và THỦ TƯỚNG lãnh đạo Hành pháp- Chính phủ. Và Hệ thống ĐẠI NGHỊ cũng có thể là nền CỘNG HÒA như CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC, DO THÁI v.v nơi NGUYÊN THỦ QUỐC GIA là chức TỔNG THỐNG..Và lãnh đạo chính phủ hành pháp là THỦ TƯỚNG.
Thí dụ ở Anh Quốc, Nguyên thủ quốc gia là Nữ Hoàng, và lãnh đạo chính phủ là THỦ TƯỚNG, (giống như Hà Lan, Đan Mach, Thụy Điển v.v,
Và như ở Do Thái, Đức,  thì TỔNG THỐNG là nguyên thủ quốc gia- chỉ giữ chức đại diện quốc gia- còn THỦ TƯỚNG lãnh đạo chính phủ-hành pháp (hay quyền lực chính trị) . Cả hai chức vụ này thường đều từ QUỐC HỘI tiến cử và biểu quyết.
Trong khi đó, ở hệ thống TỔNG THỐNG, thì TỔNG THỐNG vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa lãnh đạo hành pháp, và kiêm tổng tư lệnh quân đội.
Thông thường hệ thống ĐẠI NGHỊ có Lưỡng Viện quốc Hội, (bicameral) tức là Quốc Hội được chia làm hai tầng:  HẠ VIỆN (gồm các DÂN BIỂU) và THƯỢNG VIỆN (Gồm các Nghị Sĩ).
Thông thường - Hạ Viện với chức năng quyển hạn là THÀNH LẬP HÀNH PHÁP tức CHÍNH PHỦ và soạn thảo biểu quyết luật và PHÁN QUYẾT những vấn đề TỐI CAO của ĐẤT NƯỚC như TUYÊN CHIẾN và PHÊ CHUẨN HIỆP ƯỚC v.v có những quốc gia, quyền này nằm trong tay THƯỢNG VIỆN - Những chi tiết này tùy mỗi quốc gia sắp đạt theo HIẾN PHÁP của họ..
Thượng Viện với chức năng quyền hạn ĐIỀU CHỈNH những đạo luật và ngăn chặn hạ Viện, hoặc phủ quyết những chính sách của chính phủ. , Nhưng cũng còn tùy vào mỗi quốc gia có khác nhau về quyền hành giũa HAI VIỆN QUỐC HỘI , như ở Mỹ thượng viện QUYỀN HẠN  nhiều, nắm ba (3) quyền lực chính, đó là:
1-Phủ quyết hoặc chấp thuận những chức vụ Hành Pháp (bộ trưởng thứ trưởng v.v),  và các chức vụ CÔNG LÝ (tư pháp) như Chánh án do CHÍNH PHỦ (TỔNG THỐNG) đề cử.
2-Xét duyệt và thông qua các HIỆP ƯỚC do hành pháp -Chính phủ ký kết với các nước khác.
3-Và Quyền xét xử, đàn hặc và phán quyết truất nhiệm TỔNG THỐNG.
Tuy nhiên có nhiều quốc gia hay tiểu bang theo hệ thống NHẤT VIỆN QUỐC HỘI, tức là không có THƯỢNG VIỆN , mà chỉ có DÂN BIỂU thôi (unicameral)
Chẳng hạn như các nước Cộng Hòa Đài Loan, Vương quốc Đan Mạch, Cộng Hòa Timor, Phần lan-Finland, Hy Lạp, Hunggary, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ v.v
Cũng cần ghi chú ở đây, là NGAY CẢ TRONG HỆ THỐNG TỔNG THỐNG cũng có SỰ KHÁC NHAU về tổ chức quốc hội. Có những quốc gia có LƯỠNG VIỆN như Mỹ, nhưng cũng có nơi NHẤT VIỆN (Độc viện) như NAM HÀN..

II- TỔNG THỐNG CHẾ hay hệ thống TỔNG THỐNG- Presidential System


Khác với ĐẠI NGHỊ , hệ thống TỔNG THỐNG (hay chủ tịch) là nơi QUYỀN HÀNH PHÁP hay CHÍNH PHỦ được thành lập trực tiếp từ NHÂN DÂN Quần Chúng. Như Mỹ, NAM HÀN, PHÁP V.V  Ngừoi dân bầu trực tiếp (hoặc gián tiếp qua cử tri đoàn)  để bầu chọn Tổng Thống- chứ không qua QUỐC HỘI. Sau khi chức vụ đứng đầu HÀNH PHÁP- CHÍNH PHỦ là TỔNG THỐNG được dân chúng tín nhiệm đắc cử, thì TỔNG THỐNG sẽ thành lập NỘI CÁC bằng cách tiến cử bất cứ ai có khả năng do TỔNG THỐNG TỰ CHỌN.  Sau đó lại phải được QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN mới được chính thức bổ nhiệm – Tùy vào mỗi quốc gia, việc phê chuẩn này do THƯỢNG NGHỊ VIỆN hay cả QUỐC HỘI trách nhiệm.
Dưới HỆ THỐNG TỔNG THỐNG này, chức TỔNG THỐNG vừa là NGUYÊN THỦ QUỐC GIA, vừa là chức vụ đứng đầu Hành Pháp, và vừa là TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI, cho nên thường RẤT NHIỀU QUYỀN HẠN và ÍT BỊ HẠN CHẾ như trong nền ĐẠI NGHỊ. Thí dụ TỔNG THỐNG không thể bị QUỐC HỘI truất nhiệm nửa chừng khi chưa hết nhiệm kỳ, TRỪ KHI TỔNG THỐNG VI HIẾN và bị QUỐC HỘI ĐÀN HẶC,  và QUỐC HỘI có đủ bằng chứng truất nhiệm theo qui định của HIẾN PHÁP. (hiến định)
Trong hệ thống TỔNG THỐNG, thường hai chính đảng nắm hết quyền ảnh hưởng HÀNH PHÁP và LẬP PHÁP.. Các Đảng nhỏ thiểu số và DÂN BIỂU NGHỊ SĨ ĐỘC LẬP không có điều kiện thể hiện quyền hoặc gây ảnh hưởng đến những chính sách quyết định của Hành pháp như trong nền ĐẠI NGHỊ.. và thường rất lu mờ thụ động.  Đặc tính này khiến nhiều thời điểm, những chính sách sai lầm, tác hại của hành pháp phải đợi đến hết nhiệm kỳ, NGỪOI DÂN mới điều chỉnh được hướng chính trị QUA VIỆC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỚI và QUỐC HỘI MỚI.

Nền CÔNG LÝ (JUSTTICE, JUDICIARY) (thường bị hiểu sai là Tư Pháp)


Nền CÔNG LÝ, hay quyền CÔNG LÝ , mà chúng ta hay thường gọi SAI là TƯ PHÁP, là một trong ba QUYỀN của hệ thống chính trị điều hành quốc gia. Nền CÔNG LÝ bao gồm hai khía cạnh TƯ PHÁP và CÔNG PHÁP.
1- CÔNG PHÁP bao gồm những tranh tụng liên can đến HIẾN PHÁP, HÀNH CHÍNH CÔNG CỘNG và HÌNH SỰ.. Như những kiên tụng giữa chinh phủ và những đối tượng cá nhân, công ty, hội đoàn v.v liên can, hoặc các vụ việc lien can tài sản công cộng- hoăc hình án sát nhân v.v
2- TƯ PHÁP : hay DÂN LUẬT-và  Luật tiền lệ- BAO GỒM Những vụ kiện tụng giũa các cá nhân, tư nhân, hội đoàn công ty tư nhân, tranh tụng giao kéo , khế ước, v.v là THUỘC TƯ PHÁP.
Quyền CÔNG LÝ với chức năng chính là DIỄN GIẢI LUẬT PHÁP và CÁCH THẾ ỨNG DỤNG LUẬT , nhưng không có chức năng LÀM LUẬT như QUỐC HỘI LẬP PHÁP hoặc Thì hành LUẬT PHÁP, như CHÍNH PHỦ ( tuy nhiên các nước theo hệ thống dân luật tiền lệ (common law) NHƯ Anh Quốc, Úc, Canada, v,v các chánh án nhỏ, cấp địa phương thường tạo những “luật”  theo  tiền lệ nhỏ -chiếu theo LUẬT hoặc phong tục tập quán- trong những trường hợp TƯ PHÁP, tố tụng, tư nhân, gọi là DÂN LUẬT TIỀN LỆ,- Vì đa số Nguyên Lý Nguồn của Luật dựa vào TIỀN LỆ  (common law)-  khác với hệ thống Luật Dân Sự -(Civil Law) – nơi hầu như TẤT CẢ  nguyên lý nguồn của LUẬT LỆ đã được điển chế, hệ thống hóa  - nhưng tất cả vẫn không đi ngoài HIẾN PHÁP) *(Tham khảo phần phụ chú)

HỆ THỐNG CẤP BẬC và PHÁP QUYỀN

CẤP cao nhất là CHÁNH ÁN TỐI CAO PHÁP VIỆN với chức năng hay PHÁP QUYỀN (quyền hạn được HIẾN PHÁP Qui định) (JURIDICTION) của TÒA ÁN TỐI CAO- là CHUYÊN BIỆT diễn giải HIẾN PHÁP khi có tranh luận về VI HIẾN hoặc kết quả TRANH TỤNG BẦU CỬ HÀNH PHÁP- QUỐC HỘI v.v (như vụ bầu cử tổng thống giữa BUSH và GORE năm 2000)
Các cấp còn lại là các TÒA ÁN, được ĐIỀU HÀNH BỔ NHIỆM do một BỘ TRƯỞNG CÔNG LÝ trách nhiệm- Tùy mỗi quốc gia, chức vụ này có tên gọi khác nhau- Chức vụ BỘ TRƯỞNG CÔNG LÝ này có trách nhiệm CỐ VẤN PHÁP LÝ CHO CHÍNH PHỦ, xem chính phủ khi hành xử ra sắc lệnh, sắc luật v.v có vi phạm luật, hay VI HIẾN hay không? - và BỔ NHIỆM CÁC CHÁNH ÁN ĐỊA PHƯƠNG- nơi chánh án có PHÁP QUYỀN –trách nhiệm diễn giải, và cách thế ứng dụng LUẬT QUỐC GIA -
Và LUẬT QUỐC GIA là do QUỐC HỘI SOẠN THẢO BAN HÀNH (phần lớn qua chữ ký của Hành Pháp) – và Quốc Hội Ban hành các ĐẠO LUẬT phải dựa vào NHỮNG NGUYÊN LÝ và TIÊU CHÍ của HIẾN PHÁP.. Nếu KHÔNG , đạo LUẬT sẽ VI HIẾN và sẽ bị bác bỏ và vô hiệu hóa.

HIẾN PHÁP dân chủ là do NGƯỜI DÂN ĐỒNG THUẬN CHẤP NHẬN ĐẶT RA những Nguyên Lý (principles) GIÁ TRỊ XÃ HỘI , (Social values) CÔNG LÝ NHÂN BẢN (Humanity Justice) chung của xã hội–Thường là qua TIÊN TRÌNH SOẠN THẢO của QUỐC HỘI HAY ỦY BAN LẬP HIẾN- rồi sau đó phải được QUẦN CHÚNG chấp thuận qua cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý với ít nhất ¾ hay 75% dân chúng bỏ phiếu thuận, thi BẢN HIẾN PHÁP MỚI CHÍNH THỨC BAN HÀNH và có HIỆU LỰC… Và tử đó TẤT CẢ LUẬT PHÁP CÔNG LÝ đều phải chiếu theo nhũng NGUYÊN LÝ, TIÊU CHÍ TỪ TRONG bản HIẾN PHÁP này mà hình thành.. Tất cả các QUYỀN HẠN của cả BA QUYỀN PHÂN LẬP cũng phải qui chiếu theo bản HIẾN PHÁP này mà HÀNH XỬ TƯƠNG QUAN và ĐỐI TRỌNG NHAU.
Và chỉ có NGỪOI DÂN MỚI CÓ QUYỀN SỬA ĐỔI hoặc HỦY BỎ HIẾN PHÁP.. Nghĩa là bất cứ ý kiến đề nghị TU CHÍNH HIẾN PHÁP nào đều phải qua một cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý với kết quả có ¾ (75%) quần chúng đồng ý mói đuợc thực hiện.. (Nguyên tắc và nguyên lý này luôn luôn được ghi rõ ràng trong HIẾN PHÁP dân chủ)
Vì CÔNG LÝ ( hay tư pháp) có nền tảng từ DÂN CHỦ, từ giá trị xã hội mà NGỪOI DÂN ĐỒNG THUẬN TÔN TRỌNG, cho nên trong các TÒA ÁN- khi xử những vụ quan trọng như sát nhân, bồi thuờng thiệt hại v.,v NGHI CAN đều phải  được xét xử bởi một NHÂN DÂN BỒI THẨM ĐOÀN , để phản ảnh đúng GIÁ TRỊ QUẦN CHÚNG XÃ HỘI, mà không có tính chủ quan từ chính phủ -(Nguyên tắc và nguyên lý này luôn luôn được ghi rõ ràng trong HIẾN PHÁP dân chủ - như một DÂN QUYỀN HIẾN ĐỊNH)
- Nhân Dân Bồi Thẩm Đoàn (Jury) gồm nhũng CÔNG DÂN BÌNH THƯỜNG- thay nhau trách nhiệm  theo nguyên tắc bắt thăm để phục vụ Bồi Thẩm Đoàn trong một thời gian-  Chánh án chỉ giữ vai trò giải thích luật, nguyên tắc nghị án, ngyuên lý CÔNG LÝ, và làm trọng tài trong phiên tòa tranh luận  nghị án. Phán quyết cuối cùng, và đôi khi cả ĐỊNH ÁN (định bản án, phạt và bồi thường như thế nào)  nằm trong tay của NHÂN DÂN BỒI THẨM ĐOÀN..

NHÂN CHỦ (có bổ xung, điều chỉnh 16-03-2012) nkptc

No comments:

Post a Comment