Friday, January 3, 2014

Vài Lời Giới Thiệu và Đề Nghị về GNU-Linux

Khi Tôi dùng Gnu-Linux Ubuntu khoảng vài năm trước đây do một số bạn bè giới thiệu, cũng như bao nhiêu kẻ vô tâm khác, Tôi đã không lưu tâm tìm hiểu. Chỉ dùng vì sự tò mò kỹ thuật. Sau sự vụ NSA, và đặc biệt từ bài viết Cryptology của Jullian Assange, và sau đó theo dõi buổi thuyết trình của Richard Matthew Stallman, người xướng lập phong trào tự do của GNU-  tôi mới lưu tâm tìm hiểu sâu hơn và nhận ra cả một triết thuyết và tiến trình nền tảng chính trị đã được phát động từ năm 1983. Triết thuyết Thông Tin Tự Do, Chủ Quyền Cá Nhân và Tương Quan Công Chúng được đặt làm nền tảng cho tiến trình này. Phần căn bản Nhân Chủ đã trình bày trong bài giới thiệu trước. Bài viết giới thiệu này chỉ nêu lên những kinh nghiệm thực tiễn để những độc giả quan tâm có cơ hội xét nghiệm theo nhu cầu cá nhân. Đây là kinh nghiệm bản thân về KIẾN THỨC BAO LA, nếu không lưu tâm, sẽ trở thành kém cõi lầm lạc, và DÙ KHỞI ĐẦU CHẬM TRỄ, CÒN HƠN KHÔNG BAO GIỜ!




Hiện nay, Gnu-Linux đã có đến trên dưới một ngàn bộ điều hành (OS) GỌI LÀ DISTROS. Gnu-Linux là bộ điều hành chính, các ứng liệu khác tùy vào nhu cầu, những người sử dụng có trình độ hoặc nhóm nghiên cứu sẽ tự nguyện viết ra đáp ứng. Hoàn toàn tự do, tự nguyện, không ràng huộc giới hạn hay dấu diếm mưu toan lợi, quyền.

Những Khiếm Khuyết- "Bất Tiện"

-Một trong những điểm không được ưa chuộng của LinUx là nguyên tắc Đọc- Viết-Chờ của nó (Read-Write-Wait) khiến người dùng có cảm giác nó chậm hơn Windows.
-Linux, do nhiều người chưa đặt thêm nhu cầu, nên có nhiều chức năng như tải hồ sơ đa dạng hàng loạt (batch download) CHƯA ĐƯỢC viết cho Linux như Internet Download Manager..
- Một số nhu cầu cài đặt, điều chỉnh, chưa được giao diện hóa (GUI), cần người sử dụng viết ngữ lệnh (scripts-command lines). Nhưng nói chung tất cả các nhu cầu thông dụng khác đều đã giao diện hóa giống như MS Windows.

Ngoài những "bất tiện" trên, GNU Linux nói chung vượt trội hơn MS Windows và Apple Mac ở các lãnh vực khác.. như KHÔNG BỊ RÀNG BUỘC LUẬT LỆ, MIỄN PHÍ và KHÔNG BỊ ĐE DỌA HOẠI TÍN..V.V

Cá nhân Tôi, khởi đầu dùng Ubuntu, sau này Ubuntu có nỗ lực thương mại hóa viết ra bộ "UNITY", Tôi không thích nên không dùng nữa.

Tuy nhiên, Ubuntu là bộ được đa số sử dụng vì nó song hành, nếu chưa muốn nói là vượt qua hẳn cả Apple Mac và Microsoft Windows về nhiều mặt. Vì Ubuntu cạnh tranh để người sử dụng có đủ những thứ "tiện dụng" giải trí như MS Windows. Những ai chuyển từ Windows qua Ubunti hầu như không gặp bất cứ trở ngại lớn nào trừ việc lúng túng do "khác lạ" với thói quen trước đây đã có với MS Windows.  Facebook, Paltalk, Skype v.v đều tương tích rất tốt. Nhưng phải chịu nhiều quảng cáo trực tiếp, đột nhập thông tin riêng tư  từ các công ty bảo trợ như Amazon v.v

Hiện nay Tôi dùng 4 loại Linux Distros cho 4 máy khác nhau, để thử nghiệm và tìm lỗi (bugs) và thông báo giúp cho cộng đồng Linux.

Bộ thứ nhất là Kubuntu, có nền tảng là Ubuntu, được một nhóm khai triển thêm đặt giao diện KDE làm nền và gỡ hẳn UNITY đi.. (Linux mở rộng tự do như thế đấy .. Nếu quí vị có khả năng viết bản lệnh tu sửa hay thay đổi, đặt tên khác cho vui- xin cứ tự tiện- không có ai, điều luật nào cột buộc ngăn cấm quí vị)

Bộ thứ hai, Mageia, do nhóm Pháp thực hiện, rất chuyên môn và trang nhã. Thích hợp cho những ai kỹ lưỡng , không ham mê giải trí, chuyên tâm vào công việc chuyên biệt.

Bộ thú 3, là Mint, có gốc là Red Hat- Fedora, được đơn giản gọn nhẹ đi cho thích hợp với một số người sử dụng.

Bộ thứ tư, là bộ Tôi thích nhất, và dùng trong máy chính hàng ngày, bộ FEDORA 20... Có gốc từ Red Hat, cải tiến trang nhã và đa dạng cho các bộ giao diện khác nhau (desktops) Gnome, KDE, LDE, v.v  tùy nhu cầu ý thích và độ mạnh của từng máy...nhưng vẫn giữ nguyên lý tự do... Tôi dùng không thấy trở ngại gì.

Theo KINH NGHIỆM, Nếu quí vị muốn dùng thử nghiệm, xin lưu ý những ĐIỂM THEN CHỐT sau đây:

Gnu-Linux, KHÔNG CẦN MÁY MỚI, MẠNH.
Gnu-Linux KHÔNG CẦN PHẢI CÀI ĐẶT 64bits để tận dụng lượng bộ nhớ hơn 3G RAMS...

Vì vậy những ai trong quí vị không thích kỹ thuật- chỉ nên dùng bộ 32bits cho dễ dãi điều hành và tương tích.

1- Nếu có thể được, nên dùng một máy riêng biệt cho GNU LINUX. Sau một đôi tuần nếu đã quen và thấy thích hợp, sẽ chuyển các hồ sơ phim ảnh v.v riêng, từ MSwindows qua sau.. Thường chỉ cần một tuần chú tâm dùng là đã thuần thục.

2-Trong trường hợp không dư thừa máy, và vẫn còn một số công việc buộc phải dùng MS Windows-  Qui vị vẫn cứ an toàn dùng chung với Ms Windows (dual boot) trong một máy.

Như vậy, khi gặp trở ngại, qui vị có thể trực tiếp sao chép từ MS Windows, hoặc khởi động máy trở lại MS Windows để hoàn tất công viêc..

Đây chỉ là theo KINH NGHIỆM CHỦ QUAN CÁ NHÂN của Tôi.

Quí vị có thể còn tìm ra nhiều điều thú vị và thích hợp hơn nữa trong gần 1000 bộ Gnu-Linux khác mà Tôi chưa biết đến. Tôi dùng Gnu-Fedora rất thoải mái và đã trút hết được những bực mình khi dùng MSWindows từ trước đến nay.

Chỉ có một điều cần nói, là Tôi phải cảm tạ Edward Snwoden, Julian Assange đã gián tiếp mở trí cho Tôi về lãnh vực dùng GNu-Linux này- và nhu cầu MẬT MÃ HÓA các thông tin riêng của Tôi (Encryption- Cryptology) Kiến thức và kinh nghiệm mà chính Glenn Greenwald khi may mắn gặp được Snowden mới hiểu và học thêm.

Đặc biệt cảm tạ Richard Matthew Stallman, và hàng trăm ngàn những con người yêu tự do khắp thế giới ĐÃ và ĐANG đóng góp cho GNU-Linux tự nguyện vô vi lợi- trong tinh thần Vô Lợi Hiến Tác.

Sự kiện trên dưới 1000 bản GNU-Distro đang tiếp tục được cải tiến hàng ngày từ hơn 30 năm qua, bởi hàng trăm ngàn, hàng triệu con người tự nguyện phi lợi nhuận , đã chứng tỏ hùng hôn  LẬP LUẬN  rằng TIẾN BỘ CẠNH TRANH chỉ CÓ khi có sự KHÍCH LỆ của LỢI NHUẬN  là SAI. Ngay cả MS Windows cũng phải dựa vào công trình sáng tạo của "chùa miễn phí"  Assembly, C, C++ Apple Machintos cũng không ngoại lệ... nhưng cả hai nhóm lợi nhuận này đã lạm dụng độc quyền và đoạt lợi hàng ngàn tỉ mỹ kim cho đến nay bằng cách tận dụng "pháp luật" nhà nước bảo vệ để ngăn chặn cạnh tranh sáng tạo của nhhững người khác và đặt người sử dụng vào tình trạng nô lệ, mất tự do, và mất quyền riêng tư.

GNU-LINUX và những chuyên gia "trẻ" đã minh chứng, tâm lực phục vụ yêu tự do, yêu nhân bản, đã thúc đẩy sáng tạo, cạnh tranh phi lợi nhuận để đạt đến chí thiện. Pasteur đã thực hiện, và cả nhân loại này hưởng thành quả, và bọn thương buôn dựa vào đó làm giầu;  Nicholas Tesla đã minh chứng qua các công trình, đặc biệt điện AC, mà ngày nay chúng ta đang dùng nhưng phải trả hàng ngàn tỉ cho các "công ty" độc quyền khai thác thành quả của Nicholas Tesla- và hàng triệu chuyên gia trẻ trong  cộng đồng GNU- Hàng triệu các trang mạng độc lập, các cây bút , ký giả độc lập cũng đã và đang chứng minh hùng hồn rõ rệt rằng cạnh tranh, đạt đến phẩm chất tối đa KHÔNG CẦN LỢI NHUẬN THÚC ĐẨY- Nó cần NHÂN TÂM và NHẬN THỨC GIÁ TRỊ TỰ THÂN - tất cả đang hiện diện ở thế kỷ này và tương lai đang đến.

Tôi cũng chỉ là một người đi sau, học lỏm thêm mà thôi.

NKPTC

The rise of GNU/Linux-powered mobile OSes in 2013

http://www.muktware.com/wp-content/uploads/2013/11/firefox-os-phone.jpg
There’s no such thing as a saturated market — not at least for gadgets. And in the world of gadgets, there’s one field that happens to be a hot battlefield: MOBILE OPERATING SYSTEMS.
While Blackberry and Microsoft have been struggling to break through the Android-iOS duopoly, they find they are not the only ones in the race. Three new OSes are here to challenge the norms and redefine the word “smart”. This post talks about what these new GNU/Linux powered players have in store for us.
Firefox OS
App Ecosystem: HTML5
The Trump Card: Already being eyed by giants like Huawei and Foxconn
The goal of Firefox OS is not to attract the users away from other platforms but to make life easier for app developers (and consequently for users) by bridging the gap between different platforms.
All apps for Firefox OS are coded in HTML5 and CSS3, which means that web developers can easily port their webapps to Firefox OS without having to learn another programming language. Giants like Wikipedia, Twitter, Soundcloud and Cut The Rope already have their official apps ready and working on Firefox OS.
What’s more, any platforms (yes, even PC’s) which can run Firefox browser, can run most of its apps out of the box. For instance, Android users can already access the Firefox Marketplace by simply installing the Firefox browser, and it might come to other platforms as well.
Ubuntu Touch
App Ecosystem: QtQuick and HTML5
The Trump Card: Makes your work easier by seamless integration across devices
In the very beginning of 2013, Mark Shuttleworth stunned everyone with the announcement of Ubuntu Touch OS, which promised seamless convergence among all kinds of devices. The concept of Ubuntu Touch is to provide a fullblown OS for PC’s and TV’s right from your smartphone.
Ubuntu Touch features a buttonless UI to navigate around the system. The absence of buttons is filled by gestures, in that a swipe from each of the four edges performs a specific task.
In July-August this year, Canonical started a crowdfunding campaign aiming to raise a whopping $32 million, so that they could make their own smartphone, the Ubuntu Edge, with hardware specs that paralleled those of an average laptop. However, the campaign ended in a bittersweet situation, in that it collected only $12.8 million, which is the highest crowdfund ever received in history: but a failure is still a failure. The Ubuntu Edge won’t happen, and Canonical will have to rely on other OEM’s to manufacture Ubuntu devices.
Sailfish OS
App Ecosystem: QtQuick
The Trump Card: Supports most Android apps out of the box
Despite being a new company, Jolla is not to be considered a minnow. Earlier this year, Jolla started taking preorders for their first device, also called Jolla, and guess what? They sold out. Towards the end of the year, the Jolla was launched in Europe, and received positive reviews.
Jolla introduces a unique design, where the theme of your phone can change based on the backplate (“The Other Half” as they call it) you use. This is done by an NFC tag embedded inside The Other Half.
Sailfish OS runs on the Mer core and is based on the code of the now abandoned MeeGo project. It has a refreshing UI, and like Ubuntu Touch, the focus here is on swipe-based interaction rather than touch-based. The fact that it can run Android apps, gives it quite a jumpstart above its competitors.
What next?
While each of the above OSes tries to do something new, it is hard to tell which one people will accept and who will bite the dust. Moreover, we are yet to see what they have to offer at CES and MWC in early 2014. It will be interesting to see who succeeds in making a mark in the cutthroat competition of mobile OSes.

No comments:

Post a Comment