Từ khi có những tư tưởng tiến bộ của những cá nhân đơn lẻ, và qua thời gian vận động quần chúng đi đến những cao trào đấu tranh dân quyền và nhân quyền, quyền phụ nữ, đặc biệt là từ tiền bán thế kỷ thứ 20 đến nay, nhiều xã hội đã thay đổi hoàn toàn, như Bắc Âu, và nhiều xã hội Âu Châu..
Những qui lệ, phong tục, truyền thống, nhân danh “bản sắc văn hóa” mà trong đó mang tính chất đàn áp, cưỡng chế, nộ lệ đặc biệt là đối với phụ nữ đã gần như bị triệt tiêu. Vai trò vị trí “truyền thống” của phụ nữ đã hoàn toàn thay đổi. Quan điểm xác định vị trí của con cái tương quan với quyền , bổn phận và trách nhiệm cha mẹ cũng đổi thay về hướng tự do và nhân bản hơn.
Điều đáng buồn là những tư tưởng và giá trị tiến bộ này cũng mới chỉ được khoảng ¼ các xã hội nhân loại thực hiện. Nhưng ngay trong số ¼ xã hội tiến bộ đó, vẫn còn những “nỗ lực” phản tiến bộ, cố gắng trì kéo “bản sắc” khiến những thảm cảnh đã xảy ra.
Tại Úc, vào ngày quốc tế phụ nữ mùng 8-Tháng 3-2012, bà tổng toàn quyền Quentin Bryce , đọc diễn văn giữa hàng ngàn phụ nữ Úc từ mọi sắc dân, y phục đa dạng, đã tập trung nhấn mạnh vào tệ nạn phụ nữ vẫn bị đối xử như nô lệ khắp nơi trên thế giới, và vẫn tồn tại ngay tại Úc.
Theo cô Najeeba Wazefadost, phát ngôn viên và người vận động nhân quyền của cộng đồng A Phú hãn tại Úc cho biết thì phần lớn phụ nữ các sắc dân tham dự đều biết là tệ nạn nô lệ, đàn áp, coi thường phụ nữ theo tập tục văn hóa nhân danh gìn giữ “bản sắc” đang xảy ra trong gia đình, cộng đồng của họ. Nhưng vì quan niệm lạc hậu thiển cận về danh dự cộng đồng, danh dự “dân tộc” , họ chấp nhận câm lặng và nói dối, tất cả được dấu kín sau những nụ cười, trong những bộ “sắc phục truyền thống” rực rỡ đa dạng ..
Chương trình Four Corner vừa mở cuộc điều tra về tệ nạn này, và đang vận động quần chúng và quốc hội đưa ra những đạo luật xếp những “nếp văn hóa” mang tính bán khai này vào vòng tội phạm. Cuộc điều tra khởi đi từ những cô gái thuộc gia đình có gốc Parkistan, Ấn Độ, đã bị cha mẹ lừa dối và cài bẫy để ép gả con mình cho họ hàng theo truyền thống văn hóa. Thậm chí còn hăm dọa và đánh đập nếu như con cái không chấp hành. Có nhũng trường hợp, cả cha lẫn mẹ, lẫn anh trai, đã mướn sát thủ để giết con gái, em gái mình để “bảo vệ danh dự và truyền thống văn hóa” trong cộng đồng.
Nhưng thật may mắn, nhũng cô gái nạn nhân này, đã can đảm vượt qua được sự đe dọa của gia đình, của tự ái “bản sắc dân tộc”, họ đã cất tiếng tố cáo. Họ gặp gỡ giới chức và báo chí để đưa vấn đề ra ánh sáng văn minh của công luận, để vừa cúu bản thân họ, vừa cúu những nạn nhân còn đang trong bóng tối, và ngăn chặn sự tàn bạo bán khai này xảy ra trong tương lai cho những cô gái khác.
Thảm cảnh cho thấy những người “con” can đảm này, đã vượt qua những “cấm kỵ văn hóa”, những “cấm kỵ đạo lý cổ truyền”, để buộc phải “tố cáo cha mẹ” với pháp luật để tự bảo vệ chinh bản thận và chị em của mình, khỏi sự sát hại chà đạp, của sự tàn bạo bất nhân của chính cha mẹ mình, gia đình mình, nhân danh “gìn giữ bản sắc đậm đà, truyền thống văn hóa!
Những cô gái nạn nhân này, qua ý chí, tự tin, và được các tổ chức xã hội tiến bộ giúp sức, đã tiếp tục vừa đấu tranh vừa sinh hoạt học tập. Trong 4 nạn nhân bị gia đình ruồng bỏ vì chống lại “truyền thống dân tộc”. Một người đã thành tiến sĩ, một ngừoi thạc sĩ, và hai ngừoi kia vừa tốt nghiệp cử nhân. Ngược lại với sự đe dọa của cha mẹ “chống văn hóa truyền thống” sẽ chẳng ra hồn người v.v Họ tưoi vui , tự tin vào chính khả năng bản thân, chứ không dựa vào “bản sắc văn hóa”- họ thành công và sống tự do, độc lập và hạnh phúc.
Bài học từ những thảm cảnh trên, cho chúng ta một nhận định có xác chứng, rằng Gia Đình hay Đất Nước chỉ là những định chế vô tâm tư do chính chúng ta đặt ra, tạo thành, không có bản chất tự nhiên đẹp như từng được tuyên truyền nhồi sọ hàng ngàn năm. Những định chế này nó chỉ tốt đẹp KHI CHÍNH CHÚNG TA NHỮNG THÀNH VIÊN TẠO THÀNH NÓ có NHẬN THỨC CAO và TỐT ĐẸP. Những nhận thức cao, tiến bộ , tốt đẹp sẽ kiến tạo và khiến những định chế này vận hành đúng chức năng chúng ta đã đặt ra cho nó. Nghĩa là, khi hội đủ những điều kiện căn bản không thể thiếu. Những điều kiện đó là nền tảng nhân bản, tôn trọng tự do của cá nhân con người. Từ nền tảng này nó khai triển và thể hiện chức năng tạo hạnh phúc và bảo vệ giá trị Con Người cho tất cả các thành viên một cách bình đẵng và trong sáng. Ngược lại nó sẽ là nơi tù ngục và sẽ không chỉ làm cản trở trì kéo sức tiến bộ phát triển, mà còn đe dọa hủy hoại hạnh phúc của cá nhân và cả toàn xã hội.
Gia đình không thể là mái ấm hạnh phúc khi cha mẹ vừa vô trách nhiệm vừa dùng quyền bạo hành với con cái. Khi gia đình đánh mất hoặc không thực hiện chức năng tỏa tình thương yêu, nỗ lực đùm bọc, và trân trọng trìu mến con cái. Gia đình tự nhiên là tù ngục. Đất nước cũng vậy, khi định chế này không thực hiện chức năng bảo vệ quyền tự do của công dân, không tạo điều kiện hạnh phúc, đùm bọc trân trọng chủ quyền của công dân, nó tự nhiên là địa ngục trần gian. Lúc đó, những ai chưa nhận thức, sẽ tiếp tục sống chịu đựng nhẫn nhịn. Những ai thức tỉnh hiểu biết, ngừoi ta sẽ tố cáo nó, đối kháng nó, từ bỏ nó, hoặc đấu tranh thay đổi nó.
Giá trị Đời sống, Nhân phẩm là TRÊN HẾT.
NKPTC
Độc giả có thể xem toàn bộ cuộc phóng sự điều tra này tại lien kết: http://www.abc.net.au/4corners/stories/2012/03/29/3466537.htm
What happens when young, educated, Australian-born girls are forced into unwanted marriages - often with relatives overseas?
Samia was just seventeen when her father announced he was taking her on a holiday overseas. But this was a holiday with a difference. Back in the family's village in rural Pakistan, Samia watched in horror as the local Imam walked in ready to conduct her marriage to her first cousin - without her consent. With pressure from her extended family, she was given papers to sign and threatened.Returning to Australia, Samia sought help from local religious authorities in Sydney - but they ignored her and told her to accept the marriage.
For the first time young women, the victims of forced marriages, are speaking out - without disguise and despite the risks of backlash from their communities. Are these women entitled to the same protection as other Australian girls?
The Government thinks so; in fact they are so concerned they are introducing criminal legislation to ban forced marriage. However, outspoken members of Australian migrant communities say it is their responsibility to stop the practice and the men who enforce it.
It's not only women who experience force or coercion to push them into marriage. It happens to men too, often with disastrous consequences. Reporter Sarah Ferguson tells the story of one young woman who agrees to marry a man chosen by her family. What she doesn't know until after the marriage is that he married her under duress. The relationship then descends into a spiral of alcohol and violence.
No comments:
Post a Comment